Giáo án Ngữ văn: Chuyện chức phán sự đền tản viên (tản viên từ phán sự lục – trích truyền kì mạn lục)

I. Mức độ cần đạt

- Thấy được tấm gương dũng cảm, trọng công lí, chống gian tà của Ngô Tử Văn và qua đó thấy được tinh thần yêu nước của người trí thức nước Việt ;

 - Thấy được nghệ thuật kể chuyện sinh động, hấp dẫn của tác giả.

II. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng

1. Kiến thức

- Một số đặc trưng cơ bản của thể loại truyền kì.

- Vẻ đẹp của nhân vật Ngô Tử Văn – đại đại diện cho người trí thức nước Việt dũng cảm, kiên cường, yêu chính nghĩa, trọng công lí và có tinh thần dân tộc mạnh mẽ.

- Niềm tin chính nghĩa luôn thắng gian tà và lời nhắn nhủ : phải đấu tranh đến cùng để tiêu diệt cái ác, cái xấu.

- Cốt truyện giàu kịch tính ; kết cấu truyện chặt chẽ, lô gích ; cách dẫn chuyện khéo léo, kể chuyện linh hoạt ; miêu tả sinh động, hấp dẫn.

2. Kĩ năng

 - Đọc, tóm tắt một tác phẩm tự sự.

 - Phân tích nhân vật trong truyện truyền kì.

3. Nhận thức

 Yêu chính nghĩa và niềm tự hào về người trí thức nước Việt.

III. Phương pháp và phương tiện

1. Phương pháp: trả lời câu hỏi trong SGK, thảo luận nhóm, gợi tìm, diễn giảng.

2. Phương tiện: SGK, SGV, thiết kế bài giảng, hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kĩ năng môn Ngữ văn 10 .

 

doc12 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2605 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn: Chuyện chức phán sự đền tản viên (tản viên từ phán sự lục – trích truyền kì mạn lục), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN GIẢNG DẠY Trường: THPT Chuyên Lý Tự Trọng Họ và tên GSh: Trần Thị Nga Mã số: 6095717 Lớp: 10A1 Môn: Ngữ văn Họ và tên GVHD: Huỳnh Hiếu Hạnh Tiết thứ: 1 Ngày: 15/03/2013 CHUYỆN CHỨC PHÁN SỰ ĐỀN TẢN VIÊN (Tản Viên từ phán sự lục – trích Truyền kì mạn lục) Nguyễn Dữ I. Mức độ cần đạt - Thấy được tấm gương dũng cảm, trọng công lí, chống gian tà của Ngô Tử Văn và qua đó thấy được tinh thần yêu nước của người trí thức nước Việt ; - Thấy được nghệ thuật kể chuyện sinh động, hấp dẫn của tác giả. II. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng 1. Kiến thức - Một số đặc trưng cơ bản của thể loại truyền kì. - Vẻ đẹp của nhân vật Ngô Tử Văn – đại đại diện cho người trí thức nước Việt dũng cảm, kiên cường, yêu chính nghĩa, trọng công lí và có tinh thần dân tộc mạnh mẽ. - Niềm tin chính nghĩa luôn thắng gian tà và lời nhắn nhủ : phải đấu tranh đến cùng để tiêu diệt cái ác, cái xấu. - Cốt truyện giàu kịch tính ; kết cấu truyện chặt chẽ, lô gích ; cách dẫn chuyện khéo léo, kể chuyện linh hoạt ; miêu tả sinh động, hấp dẫn. 2. Kĩ năng - Đọc, tóm tắt một tác phẩm tự sự. - Phân tích nhân vật trong truyện truyền kì. 3. Nhận thức Yêu chính nghĩa và niềm tự hào về người trí thức nước Việt. III. Phương pháp và phương tiện 1. Phương pháp: trả lời câu hỏi trong SGK, thảo luận nhóm, gợi tìm, diễn giảng. 2. Phương tiện: SGK, SGV, thiết kế bài giảng, hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kĩ năng môn Ngữ văn 10 . IV. Nội dung và tiến trình lên lớp Tiết 1 1.Ổn định lớp (1 phút) 2. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra bài cũ. 3. Giới thiệu bài mới (1 phút) Trong chương trình Ngữ văn lớp 9 – THCS, các em đã được học tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương, một trong hai mươi câu chuyện trong Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ. Hôm nay, chúng ta lại tìm hiểu một câu chuyện nữa trong tập truyện kí đó của ông. Đó là Chuyện chức phán sự đền Tản Viên, một tác phẩm ca ngợi những tu sĩ, trí thức khảng khái, chính trực vì nghĩa lớn chống gian tà. Đồng thời qua lớp vỏ của yếu tố kì ảo, chúng ta cũng phần nào thấu hiểu được hiện thực lịch sử đương thời. 4. Dạy bài mới: Thời gian Nội dung lưu bảng Hoạt động của GV Hoạt động của HS 5 phút 2 phút 2 phút 20 phút 15 phút (hết tiết 1) 10 phút 10 phút 5 phút 10 phút 6 phút I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả: (SGK trang 55). 2. Tác phẩm a) Thể loại: (SGK trang 55). b) Tác phẩm - Tác phẩm rút ra từ Truyền kì mạn lục – một “thiên cổ kì bút”. - Viết bằng chữ Hán. - Ra đời vào nửa đầu thế kỉ XVI. - Gồm 20 câu chuyện. II. Đọc – hiểu văn bản 1. Đọc. 2. Bố cục: 4 đoạn. - Đoạn 1: “Ngô Tử Văn... không còn gì cả” à Giới thiệu nhân vật Ngô Tử Văn. - Đoạn 2: “Đốt đền xong... khó lòng thoát nạn” à Sự việc đốt đền và cuộc gặp gỡ của Ngô Tử Văn với tên giặc họ Thôi và Thổ công. - Đoạn 3: “Tử Văn vâng lời... không bệnh mà mất” à Cuộc xử kiện dưới âm phủ, Ngô Tử Văn được tiến cử làm quan phán sự đền Tản Viên. - Đoạn 4: Còn lại à Cuộc gặp gỡ tình cờ giữa Ngô Tử Văn và người quen cũ + lời bình của tác giả. 3. Tìm hiểu văn bản a) Nhân vật Ngô Tử Văn ­ Cương trực yêu chính nghĩa: - Là người rất khảng khái “thấy sự gian tà thì không chịu được” à đốt đền trừ hại cho dân. => Ngô Tử Văn là người đại diện cho chính nghĩa. - Sẵn sàng nhận chức phán sự đền Tản Viên để thực hiện công lí. ­ Dũng cảm, kiên cường: - Không run sợ trước lời đe dọa của hồn ma tướng giặc, vạch mặt tên hung thần. - Cãi lại quỷ và tên hung thần họ Thôi à dùng lời lẽ “ cứng cỏi không chịu nhún nhường” để tâu trình lên Diêm Vương. ­ Giàu tinh thần dân tộc: - Đấu tranh đến cùng để diệt trừ hồn ma tên tướng giặc, làm sáng tỏ nỗi oan và phục hồi danh vị cho Thổ thần nước Việt. => Chiến thắng của Ngô Tử Văn – một kẻ sĩ nước Việt – là sự khẳng định chân lí “chính” sẽ thắng “tà” và thể hiện tinh thần dân tộc mạnh mẽ, quyết tâm đấu tranh đến cùng để bảo vệ công lí và chính nghĩa. b) Ngụ ý của tác phẩm: - Vạch trần bản chất xảo quyệt, hung ác của hồn ma tướng giặc họ Thôi. - Phơi bày thực trạng bất công, thối nát của xã hội đương thời. - Nhắn nhủ hãy đấu tranh đến cùng chống lại cái ác, cái xấu. c) Lời bình cuối truyện => Đề cao bản lĩnh của kẻ sĩ. III. Tổng Kết 1. Nghệ thuật: - Xây dựng cốt truyện giàu kịch tính, kết cấu chặt chẽ. - Dẫn dắt truyện khéo léo, nhiều chi tiết công phu, giàu tính biểu tượng. - Cách kể chuyện và miêu tả sinh động, hấp dẫn,... - Sử dụng nhiều yếu tố kì ảo, nhưng vẫn mang những nét hiện thực. b) Ý nghĩa của văn bản à Đề cao những người trung thực, ngay thẳng, giàu tinh thần dân tộc đồng thời khẳng định niềm tin vào công lí, chính nghĩa của nhân dân ta. IV. Luyện tập - Gọi HS đọc phần tiểu dẫn. ? Nêu nét chính về tác giả Nguyễn Dữ ? Em hiểu như thế nào về thể loại truyền kì. ? Nêu vài nét về tác phẩm. ? Tìm bố cục của tác phẩm và nêu ý chính của từng đoạn. - Chia lớp thành 3 nhóm, mỗi nhóm đóng kịch một đoạn trong tác phẩm và nêu ý nghĩa của đoạn trích đó. - GV nhận xét và cho điểm nhóm diễn tốt nhất. ? Nhân vật Ngô Tử Văn được giới thiệu như thế nào? ? Cách giới thiệu như vậy có tác dụng gì. ? Vì sao Ngô Tử Văn quyết định đốt đền. ? Hành động đốt đền thể hiện điều gì. ? Chia lớp thành 4 nhóm thảo luận câu hỏi trong 5 phút: Tử Văn đốt đền như thế nào? Ý nghĩa của việc làm ấy? - GV gọi bất kì HS nào trả lời. - GV nhận xét, bổ sung: Cách làm công việc ghê gớm khiến mọi người “lắc đầu, lè lưỡi, lo sợ thay cho chàng” vừa cẩn trọng, vừa công khai, đàng hoàng, quyết liệt. Chàng tự tin vào hành động chính nghĩa của mình, tỏ thái độ chân thành, trong sạch của mình mong được trời đồng tình, ủng hộ. ? Tính cách cương trực, yêu chính nghĩa của Ngô Tử Văn còn được thể hiện như thế nào trong tác phẩm? ? Chức quan phán sự là chức quan như thế nào? ? Ngô Tử Văn nhận được chức quan phán sự, sự việc này nói lên điều gì. ? Tên bách hộ họ Thôi được tác giả miêu tả như thế nào. - GV: Như vậy, tà đã đội lốt chính, ác lại nhân danh thiện để cao giọng giảng giải đạo đức. Bởi lẽ, lúc sống, y đã theo chân Mộc Thạnh xâm lược đất nước ta, tàn hại dân ta. Khi bị bỏ xác nơi chiến trường, y lại tiếp tục đánh đuổi, chiếm đền của Thổ thần, tác oai tác quái. Y tự lật tẩy bản chất xảo trá, quen thói lọc lừa, cậy thế làm càn, tham lam, hung ác. ? Thái độ của hắn với Ngô Tử Văn ra sao. - GV : Với sự miêu tả của tác giả,tên bách hộ họ Thôi chính là đại diện cho quân xâm lược phương Bắc,đại diện cho thế lực gian ác. - Chia lớp thành 2 nhóm thảo luận trong 5 phút. Yêu cầu: Lập bảng so sánh theo mẫu (cuộc xử kiện dưới âm phủ) - GV 2 nhóm lên bảng ghi câu trả lời. - GV nhận xét, sửa chữa. - Cho HS xem bảng so sánh (Phụ lục 1) ? Trong cuộc chiến với cái ác, Ngô Tử Văn không hề đơn thương độc mã mà được sự trợ giúp của Thổ Công. ? Nhân vật Thổ Công xuất hiện với mục đích gì. ? Diêm Vương đóng vai trò như thế nào trong cuộc xử kiện. ? Qua việc xây dựng tình huống Diêm Vương bị lừa gạt dẫn dẫn đến sự phán quyết hồ đồ đối với Ngô Tử Văn và qua lời trách của Diêm Vương với các phán quan, tác giả muốn tố cáo điều gì? ? Cuộc xử kiện dưới âm phủ nói lên điều gì. ? Ý nghĩa lời bình kết thúc tác phẩm. ? Tác giả sử dụng những biện pháp nghệ thuật gì trong tác phẩm. ? Truyện truyền kỳ sử dụng các yếu tố kỳ ảo để thể hiện cốt lõi hiện thực. Em hãy chỉ ra các yếu tố kỳ ảo và ý nghĩa hiện thực của chúng? ? Nêu ý nghĩa của văn bản? - GV gọi HS đọc ghi nhớ SGK HS đọc HS trả lời: - Không rõ năm sinh và năm mất. - Sống vào khoảng thế kỉ XVI. - Quê quán: xã Đỗ Tùng – huyện Trường Tân ( nay thuộc huyện Thanh Miện – Hải Dương). - Xuất thân trong gia đình khoa bảng. - Từng đi thi và đã ra làm quan nhưng không bao lâu thì lui về ẩn dật. HS trả lời: - Là một thể văn xuôi tự sự thời trung đại, có thể xen thơ ca, các lời bình luận của tác giả hoặc người khác ở cuối mỗi truyện. - Phản ánh hiện thực qua những yếu tố kì lạ, hoang đường. - Viết bằng chữ Hán. HS trả lời. HS trả lời HS diễn kịch. HS trả lời: - Tên chữ (tự): Ngô Tử Văn. Tên tục: Soạn. - Quê quán: người huyện Yên Dũng, đất Lạng Giang. - Tính tình: khảng khái, nóng nảy. - Phẩm chất: cương trực, dũng cảm, trọng công lí. HS trả lời. - Tác dụng: gây ấn tượng cho người đọc về nhân vật người trí thức. Giúp người đọc hiểu những tính cách cơ bản của nhân vật chính. HS trả lời: - Tử Văn đốt đền vì tức giận, không chịu được cảnh yêu tà tác oai tác quái hại dân. HS trả lời. - Dũng cảm, lo cho sự an nguy của dân lành, sẵn sàng tuyên chiến với cái ác. HS trả lời: - Tắm rửa sạch sẽ, khấn vái thần linh trước khi đốt đền - Ý nghĩa : + Thể hiện sự khảng khái, chính trực, dũng cảm muốn vì dân trừ hại của kẻ sĩ. + Thể hiện tinh thần dân tộc mạnh mẽ qua việc diệt trừ hồn tên tướng giặc xâm lược hung bạo, bảo vệ Thổ thần nước Việt... + Sự trong sáng, ngay thẳng, có hiểu biết và tôn kính đối với thần linh. HS trả lời: - Sẵn sàng nhận chức phán sự đền Tản Viên để thực hiện công lí. HS trả lời: - Quan phán sự: chức quan coi việc xử án ngày xưa (xem xét các vụ kiện tụng, giúp việc cho người xử án), là chức quan thực hiện công lí. HS trả lời: - Là một phần thưởng xứng đáng. - Khích lệ mọi người dũng cảm đấu tranh chống cái ác, bảo vệ công lí. HS trả lời - Đầu đội mũ trụ, khôi ngô, cao lớn, quần áo giống người phương Bắc à Đại diện cho thế lực xâm lược phương Bắc. HS trả lời - Mạo danh cư sĩ, hăm dọa, tức giận, thề độc, buộc tội à xảo trá, gian manh. HS thảo luận HS lên bảng. HS trả lời - Giúp đỡ Ngô Tử Văn và đòi lại công lí. HS trả lời - Diêm Vương là bậc chí tôn ở âm phủ là vị quan tòa xử kiện, là người cầm cán cân công lí. HS trả lời - Tố cáo thánh thần quan lại ở cõi âm: Các đền miếu tham của đút bênh vực cho tên tướng giặc, Diêm Vương bị che mắt, thật giả lẫn lộn, quan lại lộn xộn rối ren (Ngô Tử Văn : “Sao mà nhiều thần quá vậy”?) HS trả lời - Vạch trần bộ mặt gian tà, quan liêu của không ít kể đương quyền “quen dùng chước dối lừa, thích làm trò thảm ngược”. - Lên án thói tham nhũng của một bộ phận quan lại đương thời “vì tham của đút” mà bênh vực cho kẻ gian tà, khiến “rễ ác mọc lan, khó lòng lay động”, người tốt bị hàm oan còn kẻ gian tà được hưởng phú quý. - Thể hiện niềm tin của con người thời trung đại: bên cạnh cõi trần còn có một thế giới khác là âm phủ, nơi con người sau khi chết sẽ phải đến để nhận sự phán xét và thưởng phạt về những việc làm của mình khi còn sống. - Thể hiện khát vọng công lí chưa thực hiện được trong cuộc sống trần thế của người xưa. - Nhằm đẩy xung đột kịch tính của truyện đến cao trào để nhân vật chính Tử Văn có dịp bộc lộ bản lĩnh, khí phách của mình. - Có ý nghĩa khuyên răn con người nên sống và hành động thế nào cho đúng đắn, hợp lẽ phải, tránh làm điều ác. - Nhận xét của tác giả về nhân vật NTV và sự việc thể hiện tính cách - Gửi gắm niềm tin, ước mơ vào chính nghĩa,t hể hiện nềm tự hào đối với kẻ sĩ đất Việt. => Đề cao bản lĩnh của kẻ sĩ. HS trả lời - Kể chuyện thần linh (Thổ công, đức thánh Tản Viên). - Kể chuyện ma quỷ (Diêm Vương, hồn ma, bọn quỷ xứ). - Đốt đền xong Tử Văn phát bệnh, quỷ sứ bắt Tử Văn đi. - Tử Văn về đến nhà mới biết mình chết hai ngày... à Ý nghĩa: + Lôi cuốn người đọc. + Phản ánh hiện thực (phản ánh cuộc xâm lược của quân phương Bắc, xã hội rối ren, cái xấu, cái ác trong xã hội đương thời). HS trả lời. HS đọc 5. Củng cố, luyện tập (2 phút) - Nhắc lại tính cách nhân vật Ngô Tử Văn, rút ra thể loại của thể loại truyền kì. - Hướng dẫn HS làm bài tập về nhà: Bài tập 2 SGK trang 61. 6. Hướng dẫn HS học bài và chuẩn bị bài mới (2 phút) * Bài cũ: - Học thuộc lí thuyết. - Làm bài tập còn lại ở SGK. * Bài mới: - Chuẩn bị bài Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ (trích Chinh phụ ngâm). Giáo viên hướng dẫn Ngày soạn: 11/03/2013 Ngày duyệt Người soạn Chữ kí Huỳnh Hiếu Hạnh Trần Thị Nga PHỤ LỤC 1 Cuộc xử kiện dưới âm phủ Cảnh xử kiện Hồn ma tên bách hộ họ Thôi Diêm Vương Tử Văn Lần I - Kiện Tử Văn ở Minh Ti - Tiếp tục vu vạ và cãi nhau với Tử Văn Quát mắng Tử Văn, bênh vực hồn ma - Không run sợ, kêu oan và tâu trình lại sự việc bằng lời lẽ cứng cỏi - Cãi nhau với hồn ma Lần II Đổi giọng nhân nghĩa - Sinh nghi - Cử người đến đền Tản Viên lấy chứng thực Đề nghị Diêm Vương đến đền Tản Viên xác minh Kết quả Bị trừng phạt, nhét khẩu gỗ vào miệng, nhốt vào ngục Cửu U Mắng quan lại cõi âm, trừng phạt hồn ma và ban thưởng cho Tử Văn Nhận chức phán sự đền Tản Viên

File đính kèm:

  • docchuyen chuc phan su den Tan VIEN.doc