Giáo án Ngữ văn lớp 10

Cầm bộ sách này trong tay, bạn đọc chớ nên vội chờ đợi một công trình nghiên cứu. Truyện cười nước ta có nhiều, lâu nay cũng đã có một số sách ra đời, trong đó có khá nhiều trang tiểu luận. Nhưng phải thành thật nhận rằng những gì đã làm được, đã công bố hầu như chưa đáp ứng sự trông chờ. Ở từng lĩnh vực, có thể đã có những ý kiến xác đáng, những kiến giải hợp lý, nhưng nhìn theo tổng thể, thì dù sao chúng ta cũng chưa có đủ những tư liệu cần thiết. Một kho tàng truyện cười vẫn là một lời vẫy gọi thiết tha.

Về phía chúng tôi, chúng tôi rất mong muốn đáp ứng lời vẫy gọi ấy. Chúng tôi cho rằng trước khi có một chuyên đề về cái cười Việt nam, thì hãy tập hợp cho phong phú các chuyện cười. Muốn cho đầy đủ thì quả là khó khăn, và cũng chưa biết đến bao giờ mới đạt được. Nhưng cũng không nên biết từng phần từng mảng mà ta đã vội đưa ra lý luận. Bản thân chúng tôi rất say sưa với tiếng cười Việt nam, nhưng chúng tôi vẫn bằng lòng hàng chục năm nay với sự thu góp ban đầu.

 

doc167 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1114 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn lớp 10, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
S­u tÇm vµ biªn so¹n: HCL A. TRUYỆN CƯỜI VIỆT NAM Tác giả: Vũ Ngọc Khánh Nhà xuất bản văn hóa - thông tin phát hành năm 1995 Lời nói đầu Cầm bộ sách này trong tay, bạn đọc chớ nên vội chờ đợi một công trình nghiên cứu. Truyện cười nước ta có nhiều, lâu nay cũng đã có một số sách ra đời, trong đó có khá nhiều trang tiểu luận. Nhưng phải thành thật nhận rằng những gì đã làm được, đã công bố hầu như chưa đáp ứng sự trông chờ. Ở từng lĩnh vực, có thể đã có những ý kiến xác đáng, những kiến giải hợp lý, nhưng nhìn theo tổng thể, thì dù sao chúng ta cũng chưa có đủ những tư liệu cần thiết. Một kho tàng truyện cười vẫn là một lời vẫy gọi thiết tha. Về phía chúng tôi, chúng tôi rất mong muốn đáp ứng lời vẫy gọi ấy. Chúng tôi cho rằng trước khi có một chuyên đề về cái cười Việt nam, thì hãy tập hợp cho phong phú các chuyện cười. Muốn cho đầy đủ thì quả là khó khăn, và cũng chưa biết đến bao giờ mới đạt được. Nhưng cũng không nên biết từng phần từng mảng mà ta đã vội đưa ra lý luận. Bản thân chúng tôi rất say sưa với tiếng cười Việt nam, nhưng chúng tôi vẫn bằng lòng hàng chục năm nay với sự thu góp ban đầu. 1. Kiện trời Một thầy lại về hưu trí. Có người anh em họ nghèo túng, tưởng thầy giàu đến hỏi vay tiền. Thầy nói: -Tôi tính hay rượu được đồng nào uống hết. Chú bảo tôi làm đơn đi kiện thì tôi làm cho, chú vay tiền thì tôi không có. Người kia nói: -Tôi nhờ bác làm hộ cái đơn kiện trời, tôi ăn ở hiền lành mà sao phải bần cùng mãi. Thầy lại lấy giấy viết ngay, rồi đốt đi để kiện trời (theo phong tục ngày trước , văn, sứ tâu quỉ thần đều phải đốt đi thì quỉ thần mới nhận được). Trời thấy đơn, nổi giận lôi đình hôm sau sai Đại thánh xuống bắt người kiện. Tôi, thổ công báo mộng cho người kiện biết: " mai, trời sai Đại thánh bắt mày đấy ". Người kia sợ lắm, sáng sớm đến nói ngay cho thầy lại nghe. Thầy bảo: -Chú cứ về dọn rượu ra, ta cùng đánh chén, còn công việc đó để mặc tôi. Người kia biện rượu ra về, thầy lại uống hết. Thấy Đại thánh đến ngõ, thầy nói to: -Đại thánh đánh trời, còn không có tội, huống chi ta. Đại thánh sợ bỏ chạy. Hôm sau, Trời tức quá sai lão tử xuống bắt. Thổ công lại báo mộng cho người kiện biết. Người kia lại nói với thầy lại. Thầy nói: -Chú lại về dọn rượu ra, không việc gì mà sợ. Lúc Lão tử đến ngõ, thầy nói to: -Lão Tử ở trong bụng mẹ bảy mươi năm còn không có tội, huống chi ta. Lão Tử sợ chạy mất. Hôm sau, trời sai Phật ba xuống bắt. Thổ công lại báo mộng cho người kiện biết. Người kia lại nói với thầy lại. Thầy nói: -Chú về mua rượu , tôi sang ngay. Lúc Phật bà tới ngõ, thầy lại nói to: -Phật bà trái ý bố mẹ, không lấy chồng, còn không có tội , huống chi ta. Phật bà chạy mất. Hôm sau trời sai Lục đinh, Lục giáp xuống bắt. Thổ công lại báo mộng cho người kiện biết. Người kia lại nói với thầy lại. Thầy nói: -Lần này chú mua thật nhiều rượu vào, uống xong tôi sẽ đi thay cho chú. Lục đinh, Lục giáp đến bắt thầy giải lên Thiên đình. Trời truyền quỉ sứ đi mua nghìn quan tiền dầu, để bỏ thầy lại vào vạc nấu. Thầy lại nói với quỉ sứ: -Năm trăm quan cũng đủ chết tôi rồi, còn năm trăm thì anh em để đấy mua đồ nhắm rượu giải phiền, vì anh em làm việc quan khó nhọc. Quỉ sứ nghe êm tai, mua ngay rượu thịt cùng uống no say, nằm bất tỉnh nhân sự. Thầy lại vào tâu trời: -Tội tôi phải mua một nghìn quan tiền dầu mà nấu mới đáng, chứ năm trăm quan thì nhẹ quá. Trời nói: -Trẫm đã truyền lệnh bảo mua một nghìn quan rồi mà. Thầy lại nói: -Bẩm quả chỉ có năm trăm quan thôi ạ ! Trời ra xem, thấy chỉ có năm trăm quan. Giận lắm, nói: -Ở thiên đình còn có kẻ làm bậy, huống chi ở dương thế. Tha nó về. 2. Diêm Vương thèm ăn thịt Trên dương thế, có một con lợn bị đem ra giết thịt. Hồn nó về kêu với diêm vương. Diêm vương hỏi: -Nỗi oan ức của nhà ngươi như thế nào, hãy nói rõ đầu đuôi nghe ! -Dạ ! Họ bắt tôi làm thịt ! -Được rồi, hãy khai rõ ràng. Họ làm thịt như thế nào? -Dạ, trước hết họ trói tôi lại, đè ngửa ra chọc tiết. Xong, họ đổ nước sôi lên mình tôi, cạo lông. -Rồi sao nữa ! -Cạo sạch rồi họ mổ ra, thịt tôi xẻ ra từng mảnh, chặt nhỏ bỏ vào rổ. Rồi thì... họ bắt chảo đổ mỡ vào, phi hành cho thơm, thêm muối mắm xào lên... -Thôi ! Thôi... Đừng nói nữa mà tao thèm! 3. Đi tu phải tội Ngày xưa có một ông sư và một con đĩ chết xuống âm phủ. Vua Diêm vương đem ra tra hỏi, nếu ai không có tội thì tha, lại cho hóa kiếp làm người, nếu ai có tội thì bắt bỏ ngục hay bắt đầu thai làm súc vật. Khi Diêm vương hỏi thì đĩ tâu : -Lúc tôi còn sống, tôi chỉ mua vui cho người ta, ai buồn bực điều gì, đến tôi thì quên hết. Hỏi ông sư, ông tâu: -Lúc tôi còn sống, tôi chỉ cứu nhân độ thế. Hễ ai ốm đau, tôi làm chay tụng niệm cho họ khỏi chết. Vua Diêm vương phán: -À, thằng này là của không vừa, chỉ ăn không có nói, dối trên lừa dưới. Ai đến số chết thì ta mới sai quỉ sứ đi bắt, thế mà nó dám cầu nguyện cho họ khỏi chết, cưỡng lại mệnh ta, khoe khoang với người đời lên mặt cứu nhân độ thế. Quỉ sứ đâu ! Đem giam nó vào ngục, rồi sau này hãy cho làm kiếp chó ! Và chỉ vào con đĩ: -Còn con kia chỉ mua vui cho người ta, xét ra không có tội gì cho lên làm kiếp người! Ông sư tức quá phàn nàn: -Đi tu phải tội, làm đĩ được phúc ! 4. Xin Đại vương đình lại cho một đêm Ngày nọ, quỉ sứ bắt ba hồn trên dương gian về nộp cho Diêm vương. Diêm vương phán hỏi: -Chúng bay khi còn sống làm nghề gì? Hồn tên trộm tâu: -Tôi nghèo lắm, không của mà bố thí, nên phải thí công: đêm nào cũng phải đi xem nhà ai bỏ quên cái gì thì đem cất giấu cho họ. Diêm vương khen: -Ngươi chịu khó với đời, cho ngươi đầu thai làm quan lơn". Hỏi hồn gái đĩ, nó cũng tâu: -Tôi từ nhỏ đến lớn, không có chồng, nhưng tính lại hay thương những người đàn ông góa bụa. Ai đến tôi cũng tiếp đãi như chồng ! Diêm vương khen: -Ngươi thật có lòng nhân đức, cho ngươi đầu thai làm bà lớn. Diêm vương hỏi đến hồn thầy thuốc thì hồn nói: -Tôi không có lòng "nhân đức" được như hai hồn kia. Chỉ biết rằng ở trên dương thế, tôi cứu chữa được nhiều người khỏi bệnh. Diêm vương nổi giận mắng: -Vậy ra khi ta sai quỉ Vô thường lên dương gian bắt hồn về thì chính mi đã cản lại mệnh ta ! Đem bỏ vạc dầu ! -Hồn thầy thuốc quì lạy, vừa khóc vừa tâu: -Xin đại vương đình lại cho một đêm, để tôi về mách con trai tôi đi ăn trộm, con gái tôi đi làm đĩ, chớ làm chuyện phúc đức mà bị bỏ vào vạc dầu ! 5. Bẩm chó cả Nhà nho nọ thấy quan lại tham nhũng, trong lòng rất khinh. Một hôm các quan đến nhà chơi, trong số đó có mấy bạn đồng song thuở trước. Ông ta bảo người nhà dọn rượu thết. Người nhà bưng mâm lên, ông ta đứng dậy thưa: -Chả mấy khi rồng đến nhà tôm, các ngài có bụng yêu nhà nho thanh bạch đến chơi, có chén rượu nhạt xin các ngài chiếu cố cho. Các quan cầm đũa, gắp mấy món. Các quan ăn thấy ngon miệng , liền khề khà hỏi: -Đây dĩa gì, kia bát gì? Nhà nho thong thả nói: -Đây là chó, kia cũng là chó, bẩm toàn chó cả. 6. Bẩm toàn gạo, muối Một quan huyện ăn tiền rất bẫm, với dân rất tàn nhẫn. Có giấy đổi quan đi nơi khác. Đợi mãi chẳng thấy ma nào lên tống tiễn cả, bà huyện gọi nha lại trách : -Dân tình ở đây sao mà bạc thế ! Quan phụ mẫu sắp đổi đi nơi khác mà chẳng thấy đứa nào lên tiễn chân cả. Nha lại thưa: -Bẩm bà lớn, cả làng huyện đã sắp sẵn đồ lễ tiễn quan rồi đấy ạ ! Bà huyện mừng rỡ hỏi: -Họ lễ gì thế các thầy ! Nha lại ân cần thưa: -Bẩm toàn gạo, muối. 7. Mất trộm bò Một người vừa mới tậu được con bò. Tối đi ngủ, anh ta chốt chuồng bò cẩn thận rồi lại đặt cái chỏng ngay lối ra vào mà nằm ngủ. Ấy thế mà ban đêm, kẻ trộm vẫn dắt mất bò của anh ta. Xót ruột, anh ta trình quan: -Bẩm quan, chắc là chúng nó dắt bò chui qua chõng con nằm mà đi ra. Quan nghe nói vô lý quá bật cười : -Con bò chứ có phải con chó, con mèo đâu mà chui qua gầm chõng! -Dạ, bẩm quan, thế thì chúng nó dắt bò của con chui qua lối nào ạ? Sáng dậy cái chõng con nằm vẫn để y nguyên ở chỗ cũ chắn lối ra vào kia mà ! -Đồ ngốc! Mày ngủ say, chúng nó khiêng chõng mày nằm ra một bên, dắt bò ra rồi lại khiêng về chỗ cũ... Người kia vỡ lẽ nói: -À, thế ra quan thông đồng với bọn trộm, nên mới tỏ tường được như thế chứ ! 8. Trung thần nghĩa sĩ cả Nhà vua vi hành (vi hành là cải trang thành dân để đi dò xét dân tình) gặp một ông lão đang cày ngoài đồng. Nhà vua đứng lại hỏi thăm về ruộng nương, lúa má, rồi lân la hỏi đến chính sự, tư cách quan địa hạt thế nào. Ông lão nói: -Ối chà! Các quan ở đây đều là những bậc trung thần nghĩa sĩ cả. Nhà vua hỏi: -Làm sao mà lão biết? Ông lão đáp: -Tôi xem hát xưa nay, thấy những vai nịnh như Đổng Trác, Tào Tháo đều mặt trắng mà các quan ở đây, tôi chưa thấy ông nào mặt trắng như thế bao giờ ! Ông nào cùng mặt mũi hồng hào béo tốt cả ! 9. Cứ bảo tuổi sửu có được không? Đồn rằng có một ông huyện rất thanh liêm, không ăn của đút bao giờ. Bà huyện thấy tính chồng như vậy cũng không dám nhận lễ của ai. Có làng nọ muốn nhờ quan huyện bênh cho được kiện, nhưng mang lễ vật gì đến, quan cũng gạt đi hết. Họ mới tìm cách đút lót với bà huyện. Bà huyện cũng chối đây đẩy : -Nhà tôi thanh liêm lắm, tôi mà nhận của các ông thì mươi, mười lăm năm sau, ông ấy biết ông ấy vẫn còn rầy rà tôi cơ đấy ! Dân làng năn nỉ mãi, bà nể tình mới bày cách : -Quan huyện nhà tôi tuổi tí (tí là tuổi chuột, sửu là tuổi trâu). Dân làng đã có ý như vậy, thì hãy về đúc một con chuột bạc đến đây, rồi tôi thử cố nói giùm cho, họa may được chăng ! Dân làng nghe lời, về đúc một con chuột cống thật to, ruột đặc, toàn bằng bạc, đem đến. Một hôm, ông huyện trông thấy con chuột bạc, mới hỏi ở đâu ra, bà huyện đem đầu đuôi câu chuyện kể lại. Nghe xong, ông huyện mắng: -Sao mà ngốc vậy! Lại đi bảo là tuổi "tí" ! Cứ bảo là tuổi "sửu " có được không? 10. Quan lớn mua vàng Theo lệ ngày xưa, ai làm quan thì mua món gì cũng chỉ phải trả nửa giá tiền, trừ mua vàng phải trả đủ. Một hôm quan nọ vừa đến nhận chức, bảo hiệu bán vàng đem hai lạng đến bán cho ngài. Chủ hiệu vàng nghe tiếng quan dữ như cọp, mới bẩm: -Vàng mỗi lạng giá sáu chục đồng, song quan lớn thì trả một nữa cũng được. Quan cầm hai lạng vàng xem, rồi ung dung bỏ một lạng vào túi. Chủ hiệu tưởng quan chỉ mua có một lạng, còn lạng kia trả lại, nên khi quan vào nhà trong, anh ta vẫn đứng đấy đợi trả tiền. Hồi lâu quan ra thấy vậy mới hỏi: -Mua bán xong rồi còn đứng đấy làm gì? Chủ hiệu vàng đáp: -Con chờ quan lớn trả tiền cho. Quan bảo: -Tiền trả rồi còn đòi gì nữa? Chủ hiệu vàng đáp: -Hai lạng, quan trả một lạng, lấy một lạng. Quan nổi giận: -Nhà ngươi lạ thật ! Nhà ngươi bảo ta trả một nữa cũng được. Ta mua hai lạng, nhưng chỉ lấy một, trả lại một, chẳng phải là ta đã trả một nữa là gì ! 11. Trả ơn con lợn Có hai anh em kết nghĩa đèn sách. Một anh gặp may thi đỗ, ra làm quan, liền trở mặt. Bạn đến thăm nhiều lần, lần nào cũng cho người ra bảo, khi thì ngài giấc, ngài ngơi, khi thì ngài bận công việc không tiếp. Năm bảy phen như thế, anh này giận lắm. Một hôm, anh ta mua một con lợn, quay vàng, để lên mâm bưng tới. Lính lệ vào bẩm, một lát trở ra, niềm nở mời vào. Vào đến nơi, quan chào vồn vã rồi sai lính lệ mang trầu ra mời. Anh ta cầm lấy miếng trầu, đút vào miệng con lợn, vái nó mấy vái mà rằng: -Tao trả ơn mày ! Nhờ mày tao mới lọt vào cửa quan để nhìn lại bạn cũ ! 12. Hai kiểu áo Một ông quan lớn đến thợ may may một cái áo thật sang để tiếp khách. Biết quan xưa nay nổi tiếng luồn cúi quan trên, hách dịch với dân, người thợ may hỏi: -Xin quan lớn cho biết ngài may chiếc áo để tiếp ai ạ? Quan chạm lòng tự ái cau mày lại: -Nhà ngươi muốn biết như thế để làm gì? Người thợ may liền đáp: -Thưa ngài, con hỏi để may cho vừa. Nếu ngài mặc hầu quan trên thì vạt đằng trước phải may ngắn đi dăm tấc. Còn nếu ngài mặc để tiếp dân, thì vạt đằng sau phải may ngắn lại. Quan ngẫm nghĩ một hồi, gật gù cho là chí lí, truyền: -Thế thì nhà ngươi may cho ta cả hai kiểu. 13. Đánh quân ngũ sách Ngũ sách là tên một con bài tổ tôm Lính huyện đi tuần đêm, bắt được đám tổ tôm. Sáng hôm sau đem lên công đường để tân công. Quan chưa biết việc gì, cứ bảo nọc ra đánh. Lính cầm roi hỏi: -Bẩm quan đánh bao nhiêu ạ? Quan đang dở ngủ dở thức mơ màng đến quân bài đánh cho cụ thượng lúc gà gáy, bảo: -Đánh quân ngũ sách ! 14. Dân giần quan Có hai anh lính hầu hạ quan lâu ngày, thấy quan đã ác lại hay ăn tiền, ai có việc vào cửa quan là y như bị đánh đập tàn tệ, đến lúc xì tiền ra mới thôi. Một hôm, rỗi rãi, hai anh ngồi kháo chuyện với nhau nói xấc quan. Một anh bảo: -Ác thế thì có ngày dân nó quật lại cho mà xem. Quan quán quạn chi quàn quan Dân dấn dận chi dần dân Quan là quan, quan quàn quan Dân là dân, dân giần quan Chẳng ngờ, quan đi qua nghe được, trợn mắt hỏi: -Bay nói gì thế? Anh kia nói chữa: -Bẩm quan, con bảo : Quan quản dân, dân..... cần quan. Không có quan thì ai cai trị dân. 15. Tri kỷ Một ông quan võ tính thích thơ nôm. Ở cạnh nhà, có một anh chỉ khéo tán ăn. Hễ làm được bài thơ nào, ông quan võ thường gọi anh ta sang đọc cho nghe, anh ta tán tụng khen hay. Thế là lại cho ăn uống. Một hôm, quan cho gọi anh ta sang chơi. Lúc ngồi ăn quan nói: -Tôi mới làm được một cái chuồng chim ở sau vườn, nhân nghĩ được một bài tứ tuyệt, đọc bác nghe, xem có được không? -Dạ xin ngài cứ đọc. Ông quan võ vừa gật gù vừa ngâm: Bốn cột chênh vênh đứng giữa trời. Đứa thì bay bổng đứa bay khơi. Ngày sau nó đẻ ra con cháu. Nướng chả băm viên, đánh chén hơi. Anh kia nức nở khen: -Hay lắm, xin ngài đọc lại từng câu cho tôi được thưởng thức hết cái hay của bài thơ. Quan đọc lại: -Bốn cọc chênh vênh đứng giữa trời. Anh kia tán: -Hay ! Tôi nghiệm như câu này, có lẽ ngài sẽ làm đến quan tứ trụ (tứ trụ: bốn vị quan to trong triều. Nịnh khéo ở chỗ là bốn cột tức là tứ trụ ) Quan đọc lại: -Đứa thì bay bổng đứa bay khơi. Anh kia tán: -Ngài còn thăng quan chưa biết đến đâu ! Quan đọc đến câu: Ngày sau nó đẻ ra con cháu Anh kia tán: -Hay tuyệt ! Con cháu ngài còn vô số. Quan đọc tiếp. Anh kia ngập ngừng rồi lại khen: -Hay quá ! Cảnh ngài về sau tha hồ mà phong lưu phú quí ! Ông quan võ, mũi nở bằng cái thúng, đắc chí, rung đùi, rót rượu mời anh kia và bảo: -Thơ tôi được cái tự nhiên. Bây giờ nhân có thi hứng, tôi làm thử một bài tức cảnh nữa, anh nghe xem thế nào nhé ! -Bẩm, thế thì hân hạnh quá ! Quan nhìn chung quanh, trông thấy con chó, làm luôn bài thơ rằng: Chẳng phải voi, chẳng phải trâu, Ấy là con chó cán gâu gâu, Khi ngủ với nhau thì phải đứng Cả đời không ăn một miếng trầu Anh kia gật gù khen hay. Hai người mời nhau uống trà tàu, rồi anh kia cũng xin họa một bài: Quanh quanh đằng đít lại đằng đầu Hễ thấy ai vào cắn gâu gâu Ăn hết của thơm cùng của thối Trăm năm chẳng được chén trà tàu. 16. Quan đối với "chó" Một hôm quan huyện Thạch Thành qua bến đò Thạch gặp một thằng bé cắp sách đi học. Thằng bé nhìn quan vẻ lơ láo. Quan gọi lại bảo: -Mày đã cắp sách đi học, hẳn phải biết đối, bây giờ tao ra một vế, nếu mày đối được thì có thưởng mà không đối được thì tao sẽ đánh đòn vì tội vô lễ nghe chưa. Thằng bé nhơn nhơn gật đầu. Quan bèn đọc: -Quan huyện Thạch sang bến đò Thạch. Thằng bé gãi đầu gãi tai: -Bẩm quan....có cho phép thì con mới dám nói ! Quan giục: -Cứ đối xem ! Thằng bé bây giờ mới mạnh bạo đọc: -Con chó vàng ăn cục c... vàng. 17. Thần bia trả nghĩa Có một ông lãnh binh, lúc nào bên lưng cũng đeo khẩu súng kè kè, nhưng lại bắn rất tồi. Có cái bia sau nhà, đứng cách mấy sải tay mà tập mãi vẫn chưa bắn được phát nào tin. Chẳng may cho quan, bắn chưa thạo thì đã có lệnh gọi ra đánh giặc. Vừa ra trận buổi đầu đã thua, quan bỏ mặc quân lính đấy, chạy thoát thân. Nhưng giặc đuổi riết, cố bắt cho được. Quan sắp đến đường cùng, bỗng có một vị thần ở đâu hiện ra, cõng quan chạy vào rừng. Vào đến giữa rừng, quan biết mình đã chạy thoát, mới hoàn hồn hỏi vị thần kia: -Xin cho biết người ở đâu? Chẳng hay vì sao lại có lòng tốt mà cứu tôi như vậy? Vị thần trả lời: -Ta là thần bia ở trong vườn nhà ông. Trong bấy nhiêu năm nay ở nhà ông, nhờ ông có lòng nhân đức nên mới sống được tới ngày nay. Cảm cái ơn ấy, hôm nay ông lâm nạn, tôi cứu ông để trả nghĩa vậy. 18. Quan sợ ai Ông quan nọ hống hách hay đánh người, tưởng chừng như không ai to hơn mình nữa. Một hôm, trời mưa, quan rỗi việc bắt chuyện với anh lính hầu cho qua thì giờ. Anh lính hầu mới thủ thỉ hỏi, có vẻ nịnh: -Bẩm, từ khi ra làm việc, quan có sợ ai không? Quan vuốt râu nói: -Ta làm quan chỉ sợ đấng minh quân thôi. -Bẩm, thế ông vua ngày nay có phải là đấng minh quân không ạ? -Thằng này hỏi hay chửa? Không phải là minh quân sao lại làm được vua? -Bẩm vua có sợ ai không ạ? -Vua là thiên tử, còn sợ ai nữa? Anh lính ngẫm nghĩ một lúc rồi thưa: -Bẩm con tưởng thiên tử là con trời thì còn phải sợ trời chứ ạ! -Ừ thì sợ trời, nhưng trời thì không sợ ai cả. -Bẩm, con tưởng trời thì phải sợ mây, mây có thể che kín trời. Nghe nói cũng có lý, quan bèn hỏi gặn: -Thế mày bảo mây có sợ ai không? -Bẩm mây sợ gió, gió thổi bạt mây. -Thế gió sợ ai? -Bẩm gió sợ sức tường, tường cản gió lại. -Bức tường sợ ai? -Bức tường sợ chuột cống, chuột cống khoét đổ tường. -Chuột cống sợ ai? -Chuột cống sợ mèo. -Mèo sợ ai? -Mèo sợ chó. -Chó sợ ai? -Bẩm chó mà cắn càn thì có ngày người ta vác gậy đánh chết ạ! 19. Quan thị và quan võ xỏ nhau Quan võ ghét quan thị, trông thấy quan thị mới đặt một vế câu đối xỏ. Thị vào hầu, thị đứng thị trông Thị cũng muốn, thị không có ấy Bốn chữ THỊ ở đây có bốn nghĩa và được giải thích ngay, chữ thị đầu là hầu hạ, chữ thị thứ hai là trông, chữ thị thứ ba là muốn, chữ thị thứ tư là ấy. Quan thị tức quá đối lại : Vũ cậy mạnh, vũ ra vũ mưa Vũ gặp mưa, vũ ướt cả lông Bốn chữ VŨ cũng có bốn nghĩa và được giải thích ngay như bốn chữ thị ở vế trên. Hai bên đối nhau đều giỏi cả. Thật là kẻ tám lạng, người nửa cân. 20. Diệu kế Một quan võ có tính sợ vợ. Một hôm, đang cầm cự với giặc ở biên thùy, bỗng nghe tin mật báo là phu nhân đang ở sau lưng xốc tới để hỏi tội quan về việc quan đem nàng hầu đi theo, quan bèn triệu ban tham mưu lại vấn kế. Kẻ đưa thế này, người bày mưu nọ, quan đều thấy không ổn. Bỗng một viên quân sư, vốn dòng râu quặp, tiến lại tâu rằng: -Trước mặt, địch quân như gió bão, sau lưng phu quân như nước lũ. Song lọt vào tay giặc không nguy bằng lọt vào tay phu nhân. Chỉ có nước tướng quân hàng giặc, để thoát khỏi tay phu nhân là hay hơn cả. Quan vỗ đùi khen: -Diệu kế ! Tuyệt diệu kế ! 21. Yết thị Ngoài đường không có đèn. Tối đến, quan Phủ doãn (quan đứng đầu tỉnh có kinh đô) đi vấp phải người ta, lấy làm giận lắm. Sáng mai, quan ra yết thị: "Ai đi đêm phải cầm đèn ". Đêm hôm ấy, quan đi, lại vấp phải một người. Quan quở: -Ngươi không đọc yết thị à? Người kia đáp: -Bẩm, có đọc. -Thế sao ngươi không cầm đèn? -Bẩm có, tôi có đèn. -Thế sao trong đèn không có cắm nến? -Bẩm trong yết thị chỉ thấy nói cầm đèn, chớ không nói cắm nến. Quan phủ doãn về, sáng hôm sau lại ra yết thị : "Ai đi đêm phải cầm đèn, trong đèn phải có cắm nến" Đêm hôm ấy, quan đi, lại vấp phải một người. Quan lại quở: -Đi đêm sao không có đèn, có nến? Người kia đáp: -Bẩm tôi có đủ đèn đủ nến ạ ! -Thế sao ngươi không thắp nến? -Bẩm, vì trong yết thị không thấy nói thắp nến. Quan Phủ doãn về, sáng hôm sau lại ra yết thị: "Ai đi đêm phải cầm đèn, trong đèn phải có nến, nến thì phải thắp" Nhưng một hôm, nửa đêm, quan đi, lại vấp phải một người có đèn, có nến, nhưng nến đã thắp hết rồi. Quan lại quở: Người kia nói: -Bẩm, trong yết thị không thấy nói hết cây nến này, phải tiếp cây nến khác ạ !!! 22. Bức thư lạ Có anh lính đi xa, nhân có bạn ghé thăm, nhờ bạn đem về cho vợ ở nhà trăm quan tiền và một bức thư. Giữa đường, anh bạn tò mò giở thư ra xem, không thấy biên số tiền gửi bao nhiêu cả, chỉ thấy vẽ bốn con chó, một cái hình bát quái, hai con dê và một cái chũm choẹ nên nảy ra ý ăn bớt. Về đến nơi, anh ta chỉ giao cho vợ bạn bức thư và bốn chục quan thôi. Người vợ xem thư biết thiếu tiền, nên lên quan nhờ phân xử. Quan hỏi: -Chồng mày gửi người ta bốn mươi quan tiền, người ta mang về đưa tận tay cho, còn kiện nỗi gì? Người vợ đáp: -Bẩm quan lớn, anh ta ăn bớt ạ ! Chồng con gởi cho những một trăm quan kia ạ ! -Sao mày biết? -Bẩm quan lớn, thư chồng con viết rành rành ra đấy, xin quan xem thư, sẽ rõ ! Quan giở bức thư quái gở kia ra xem, không hiểu gì cả, liền hỏi: -Thế là thế nào? Bức thư không có chữ nghĩa gì cả, sao mày lại biết chồng mày gởi một trăm quan? -Bẩm quan lớn, chồng con biên rõ ràng ra đấy. Bốn con chó là tứ cẩu, cẩu là cửu, tứ cẩu tam thập lục, là ba mươi sáu. Bát quái có tám cạnh, bát bát vị chi lục thập tứ, là sáu mươi tư. Sáu mươi tư với ba mươi sáu, chả là một trăm quan đó sao? Quan cho phải, bắt anh kia trả lại số tiền. Nhưng ngài còn hỏi chị kia : -Thế còn hai con dê và cái chũm choẹ kia là ý thế nào? Chị ta sượng sùng không nói. Quan hỏi mãi mới thưa: -Đấy là nhà con vẽ đùa. -Đùa thế là có ý gì, phải nói ra. -Bẩm quan lớn, hai con dê và cái chũm choẹ là nhà con muốn hẹn con rằng, đến tết Trùng dương (Trùng dương nghĩa đen là hai con dê, ngày 9 tháng 9 gọi là Trùng dương hay Trùng cửu) thì nhà con sẽ về thăm nhà để đánh chũm choẹ với nhau đấy ạ! 23. Bố mày! Đã chết với tao chưa! Một hôm, nhà có giỗ vợ vừa làm cỗ xong, đặt lên bàn thờ thì một con ruồi đến đậu ngay lên dĩa thịt. Chị vợ vội kêu lên: -Thôi chết tôi rồi ! Mâm cơm cúng ông bà mà anh không coi cẩn thận để ruồi nó đậu vào, làm uế tạp mất rồi ! Anh chồng nghe thế, giận con ruồi lắm, nghĩ bụng: Hai vợ chồng lòng thành làm được mâm cơm mà con ruồi nó làm ô uế, giờ có cúng, ông bà cũng không về hưởng nữa, liền lên huyện kêu: -Bẩm lạy quan lớn, chúng tôi vất vả quanh năm, hôm nay mới làm được mâm cơm cúng ông bà, thế mà con ruồi nó sà vào, làm ô uế cả. Xin quan lớn xử cho con được nhờ. Quan nghe xong bảo: -Tao cho phép mày từ rày hễ thấy nó bất kỳ ở đâu, cứ đánh cho chết ! Quan vừa nói buông lời, thì có một con ruồi đậu ngay trên má quan. Anh kia trông thấy, mím môi, giang tay tát bốp vào mặt quan và chửi: -Bố mày ! Đã chết với tao chưa? 24. Tài nói láo Xưa, có một anh rất rành về khoa nói láo. Những câu chuyện anh ta bịa ra thần tình, khéo léo đến nỗi nhiều người đã biết tính anh ta rồi mà vẫn mắc lừa. Nhờ cái tài ấy, anh ta nổi tiếng khắp vùng. Tiếng đồn đến tai quan. Một hôm, quan đòi anh ta đến nha môn, chỉ vào chồng tiền và một cây roi song to tướng để trên bàn: -Ta nghe đồn anh nói láo tài lắm, lâu nay thiên hạ bị anh lừa nhiều rồi. Bây giờ anh hãy bịa ra một câu chuyện gì lừa được ta thì ta thưởng cho ba mươi quan tiền. Trái lại, anh không lừa nổi ta, thì sẵn chiếc roi song kia, ta cho anh ba chục roi. Anh nói láo nghe xong, gãi đầu gãi tai bẩm: -Lạy quan lớn, đèn trời soi xét. Quả bấy lâu nay con mắc tiếng oan, con có nói láo bao giờ đâu ạ ! Nguyên con có ông tằng tổ đời xưa đi sứ bên tàu, đem về được một bộ sách nói toàn chuyện lạ, con xem thấy hay hay, đem kể lại, nhưng chẳng ai tin, cứ bảo rằng con nói láo... Câu trả lời gợi tính tò mò của quan. Quan liền bảo: -Thế à? Vậy anh có thể cho ta mượn xem được không? -Trăm lạy quan lớn. Ngài xá cho, vì..... con làm gì có sách ấy! Con nói láo đấy mà ! Bấy giờ quan mới ngã ngửa người ra. 25. Thi nói khoác Một hôm được nghỉ, bốn quan họp nhau đánh chén. Nhân lúc cao hứng liền mở cuộc thi nói khoác. Quan thứ nhất nói: -Tôi còn nhớ, ngày tôi trọng nhậm ở huyện nọ, tôi được trông thấy một con trâu to lắm, nó liếm một cái mất cả một sào mạ ! Quan thứ hai nói: -Thế đã thấy gì làm lạ. Tôi còn trông thấy một sợi dây thừng to gấp mười cái cột đình làng này ! Quan thứ ba nói: -Tôi đã từng thấy một chiếc cầu dài lắm, đứng đầu này không thể nào trông thấy đầu kia. Chỉ biết rằng có hai bố con nhà nọ, kẻ ở bên này, người ở bờ bên kia, mà chẳng bao giờ gặp nhau được. Lúc ông bố chết, người con nghe tin, vội vã sang đưa đám ma. Nhưng khi đi qua cầu sang đến nơi thì đã đoạn tang được ba năm rồi. Đến lượt quan thứ tư: -Thế kể đã ghê đấy ! Nhưng tôi lại còn trông thấy một cây cao khiếp lắm. Cứ biết rằng trứng chim ở ngọn cây rơi xuống mới đến nữa chừng, chim đã nở đủ lông đủ cánh và đã bay đi rồi. Quan thứ ba hiểu ý, cây ấy dùng để làm cái cầu mình nói, đành chịu thua. Bốn ông quan đắc chí, cười ha hả. Bỗng có tiếng thét thật to làm các quan giật bắn người: -Đồ nói láo cả ! Lính đâu? Trói cổ chúng nó lại cho ta ! Các quan sợ run cầm cập, ngơ ngác nhìn trước nhìn sau xem ai, thì té ra là tên lính hầu. Lúc ấy, các quan mới lên giọng : -Thằng kia mày định trói ai thế? -Bẩm quan, con thấy các quan thi nhau nói khoác thì con cũng nói khoác chơi đấy ạ ! 26. Có con giun đất Quan tuần rậm râu, ngồi ăn cơm với quan án không râu. Có hạt cơm dính vào râu quan tuần, anh lính hầu quan tuần vội bẩm: -Bẩm cụ lớn trong bộ râu cụ lớn có hòn ngọc minh châu. Quan tuần thủng thẳng vuốt râu để cho hạt cơm rơi xuống. Quan án về nhà, bảo anh lính hầu mình: -Đấy mà xem ! Lính bên quan tuần khôn ngoan thế đấy ! Giá mà mày học được như nó thì có phải tao cũng được mát mặt không? Cách mấy hôm sau, quan tuần mời quan án ăn cơm. Có sợi bún dính vào mép quan án, anh lính hầu quan án trông thấy vội bẩm : -Bẩm quan lớn, trên mép cụ lớn có con g

File đính kèm:

  • docTac pham van hoc dan gian Viet Nam suu tam.doc