Giáo án Ngữ văn lớp 10 Đọc văn- Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ

A. Mục đích yêu cầu

- Học sinh nắm được khái quát về tác phẩm Chinh phụ ngâm, Giá tri nội dung và giá trị nghệ thuật của tác phẩm. Đánh giá được đóng góp của tác phẩm với nền văn học Trung đại Việt Nam thế kỉ XVIII

- Hiểu được nỗi đau khổ của người chinh phụ bắt nguồn từ cảnh cô đơn khi người chinh phụ phải ra trận vắng nhà. Qua đó nắm được ý nghĩa đề cao hạnh phúc lứa đôi của tác phẩm.

- Về nghệ thuật, nắm được nghệ thuật miêu tả nội tâm của đoạn trích.

B. Phương tiện thực hiện và cách thức tiến hành

 1. Phương tiện thực hiện

- Sách giáo khoa, sách giáo viên, các tài liệu tham khảo

- Thiết kế bài giảng, bảng phụ

2. Cách thức tiến hành

- Giáo viên tổ chức giờ học theo phương pháp phát vấn, giáo viên dặt câu hỏi học sinh trả lời, gợi tìm kết hợp với các hình thức trao đổi thảo luận.

C. Tiến trình dạy học

1. Ổn định lớp và kiểm tra bài cũ (5 phút)

Câu hỏi: Em hãy phân tích nhân vật Trương Phi? Em thấy nhân vật này là người như thế nào?

Gợi ý: Sống ngay thẳng, trung thành, tiết nghĩa, biết bảo vệ cái đúng, cái tốt, ghét ác như thù, sống trọng tình trọng nghĩa nên không thể chấp nhận bội nghĩa .

Thẳng thắn nói là làm, không chấp nhận quanh co lắt léo. Nhưng quá nóng nảy dẫn đến lỗ mãng, thô bạo

Qua hành động và tính cách của nhân vật em rút ra được bài học gì cho cuộc sống?

Gợi ý: Sống thẳng thắn trung thực, cương trực. hãy sống vì nghĩa lớn, không nên hèn nhát, dễ gục ngã trước thử thách, không nên nóng nảy quá mà mất sáng suốt.

 

doc7 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 4672 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn lớp 10 Đọc văn- Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THPT NGÔ QUYỀN Ngày soạn: 18-2-2009 GVHD: THÂN ĐỨC VÂN Ngày dạy : SVTH: VĂN THỊ HÀ VÂN Lớp dạy : 10/10 Đọc văn TÌNH CẢNH LẺ LOI CỦA NGƯỜI CHINH PHỤ (Trích Chinh phụ ngâm) Nguyên tác chữ Hán: Đặng Trần Côn Bản diễn Nôm: Đoàn Thị Điểm (2 Tiết ) A. Mục đích yêu cầu - Học sinh nắm được khái quát về tác phẩm Chinh phụ ngâm, Giá tri nội dung và giá trị nghệ thuật của tác phẩm. Đánh giá được đóng góp của tác phẩm với nền văn học Trung đại Việt Nam thế kỉ XVIII - Hiểu được nỗi đau khổ của người chinh phụ bắt nguồn từ cảnh cô đơn khi người chinh phụ phải ra trận vắng nhà. Qua đó nắm được ý nghĩa đề cao hạnh phúc lứa đôi của tác phẩm. - Về nghệ thuật, nắm được nghệ thuật miêu tả nội tâm của đoạn trích. B. Phương tiện thực hiện và cách thức tiến hành 1. Phương tiện thực hiện - Sách giáo khoa, sách giáo viên, các tài liệu tham khảo - Thiết kế bài giảng, bảng phụ 2. Cách thức tiến hành - Giáo viên tổ chức giờ học theo phương pháp phát vấn, giáo viên dặt câu hỏi học sinh trả lời, gợi tìm kết hợp với các hình thức trao đổi thảo luận. C. Tiến trình dạy học 1. Ổn định lớp và kiểm tra bài cũ (5 phút) Câu hỏi: Em hãy phân tích nhân vật Trương Phi? Em thấy nhân vật này là người như thế nào? Gợi ý: Sống ngay thẳng, trung thành, tiết nghĩa, biết bảo vệ cái đúng, cái tốt, ghét ác như thù, sống trọng tình trọng nghĩa nên không thể chấp nhận bội nghĩa . Thẳng thắn nói là làm, không chấp nhận quanh co lắt léo. Nhưng quá nóng nảy dẫn đến lỗ mãng, thô bạo Qua hành động và tính cách của nhân vật em rút ra được bài học gì cho cuộc sống? Gợi ý: Sống thẳng thắn trung thực, cương trực. hãy sống vì nghĩa lớn, không nên hèn nhát, dễ gục ngã trước thử thách, không nên nóng nảy quá mà mất sáng suốt. ô Những năm bốn mươi của thế kỉ XVIII chế độ phong kiến Việt Nam bước vào cơn hấp hối "chính sự hư hỏng, thuế khóa nặng nề", khắp nơi nhân dân vùng lên khởi nghĩa. Để đàn áp lại các phong trào của quần chúng chúa Trịnh lúc bấy giờ đã tiến hành nhiều cuộc đánh dẹp. Khắp nơi trên đất nước ta là cảnh chiến tranh, chết chóc, li tan. Là người sinh ra lớn lên và chứng kiến tận mắt thời buổi loạn li hơn ai hết Đặng Trần Côn thấu hiểu nỗi thống khổ mà nhân dân ta đang phải gánh chịu. Lấy đề tài nỗi đau của người Chinh phụ nhớ chồng ông đã viết nên tác phẩm Chinh phụ ngâm ghi dấu ấn đậm nét trên văn đàn văn học Trung đại Việt Nam. Văn bản chữ Hán của ông đã được dịch giả Đoàn Thị Điểm diễn Nôm. Để hiểu hơn về cảnh ngộ của người dân nói chung và những người phụ nữ có chồng ra trận thời bấy giờ hôm nay cô và các em sẽ đi vào tìm hiểu đoạn trích "Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ" Trích Chinh phụ ngâm của tác giả Đặng Trần Côn. Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt Hoạt động 1: Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu về tác giả, tác phẩm và đoạn trích. TT1: Giáo viên gọi học sinh đọc mục tiểu dẫn trong SGK và nêu câu hỏi: - Học sinh đọc bài - Giáo viên nhận xét cách đọc CH: Qua phần bạn vừa đọc và chuẩn bị ở nhà em nào cho cô biết vài nét về tác giả Đặng Trần Côn? Bản dịch chữ Nôm hay nhất hiện hành là của ai? Có gì khác bản nguyên tác? Cho biết vài nét về tác giả của bản dịch chữ Nôm? - Học sinh trả lời - GV đánh giá tổng kết lại CH: Dựa vào tiểu dẫn hãy giới thiệu về hoàn cảnh sáng tác, thể thơ và giá tri nội dung và nghệ thuật của tác phẩm “Chinh phụ ngâm” - Học sinh trả lời - GV đánh giá tổng kết lại CH: Qua việc chuẩn bị bài ở nhà em nào có thể cho cô biết xuất xứ và bố cục của đoạn trích? . Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu đoạn trích. TT1: Giáo viên đọc mẫu 1 lần, gọi học sinh đọc lại. - Học sinh đọc bài - Giáo viên nhận xét cách đọc CH1: Trong hai câu thơ đầu hình ảnh người chinh phụ hiện lên qua những hành động nào? Những hành động đó thể hiện tâm trạng gì? - Học sinh suy nghĩ trả lời - Giáo viên nhận xét, khái quát lại CH: Tả đèn có tác dụng gì? - Học sinh suy nghĩ trả lời - Giáo viên nhận xét, khái quát lại CH: Em có biết, có nhớ bài ca dao, bài thơ nào tả ngọn đèn? - Học sinh suy nghĩ trả lời - Giáo viên nhận xét, khái quát lại Tiết 2 CH: Trong tám câu tiếp xuất hiện hình ảnh gì? Em có ấn tượng như thể nào về hình ảnh ấy? - Học sinh suy nghĩ trả lời - Giáo viên nhận xét, khái quát lại Ch: Những hình ảnh ấy còn cho thấy điều gì nữa? - Học sinh suy nghĩ trả lời - Giáo viên nhận xét, khái quát lại CH1: 4 câu thơ tiếp theo tả hành động hay tâm trạng của người chinh phụ? - Học sinh thảo luận theo nhóm và đại diện nhóm trình bày ý kiến - Giáo viên nhận xét, tổng kết TT: GV gọi học sinh đọc tám câu thơ tiếp và đặt câu hỏi: CH: Đại ý của câu thơ này là gì? - HS trả lời - Giáo viên nhận xét CH: Người chinh phụ bây giờ được đặt trong không gian như thế nào? - Hình ảnh gió đông có dụng ý gì? - Địa danh Non Yên là ở đâu? Được nhắc đến với dụng ý gì? CH: Nỗi nhớ chồng của người chinh phụ ngày càng chồng chất và cụ thể hơn, vậy nó được khắc họa rõ nét ở những câu thơ nào? Được diễn tả bằng những hình ảnh cụ thể nào? CH: Trong câu thơ này có bản chép Nhớ chàng đằng đẵng đường lên bằng trời em có suy nghĩ gì về sự khác biệt này? Theo em sử dụng từ nào thì hợp lí và có ấn tượng hơn? - Học sinh thảo luận theo nhóm và đại diện nhóm trình bày ý kiến - Giáo viên nhận xét, tổng kết CH: Cảnh buồn người thiết tha lòng Cành cây sương đượm tiếng trùng mưa phu. Em có nhận xét gì về hai câu thơ trên? Nó gợi cho ta nhớ đến câu thơ nào trong Truyện Kiều của Đại thi hào Nguyễn Du? CH: Em có nhận xét gì về cảnh thiên nhiên trong hai khổ cuối? Hãy nêu dụng ý nghệ thuật của tác giả? - Học sinh suy nghĩ trả lời - Giáo viên nhận xét, khái quát lại CH: Hai khổ thơ cuối tâm trạng của người chinh phụ có gì khác so với hai câu trên?   - Học sinh thảo luận trình bày ý kiến - Giáo viên nhận xét, tổng kết. CH: Vì sao người chinh phụ đau khổ? - Học sinh suy nghĩ trả lời - Giáo viên nhận xét, khái quát lại Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh tổng kết. CH: Chinh phụ ngâm nói chung là đoạn trích này nói riêng được khẳng định là giàu giá trị nhân văn, nhân đạo? Em có đồng ý với ý kiến đó không? Vì sao? - Học sinh suy nghĩ trả lời - Giáo viên nhận xét, khái quát lại I. Giới thiệu chung 1. Tác giả và dịch giả a. Đặng Trần Côn - Sống vào thế kỷ XVIII - là người thông minh học giỏi., đã từng làm quan trong một thời gian dài. b. Đoàn Thị Điểm - Là người phụ nữ toàn bích toàn diện - Có tài năng, lấy chồng rất muộn năm 37 tuổi. Bà còn là tác giả của Truyền kì tân phả viết bằng chữ Hán. 2. Tác phẩm Chinh Phụ Ngâm + Hoàn cảnh sáng tác: Khoảng đầu thế kỷ XVIII, nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân mở ra. Triều đình cất quân đánh dẹp, nhiều trai tráng phải từ giã người thân ra trận. Cảm động trước nỗi khổ đau mất mát của con người, nhất là những người vợ lính trong chuyện tranh, ĐTC đã viết “Chinh phụ ngâm” + Thể thơ: Trường đoản cú + Nội dung: * Sự oán ghét chuyện tranh phi nghĩa * Tâm trạng khao khát tình yêu hạnh phúc lứa đôi một đề tài ít được chú ý tới trong thời điểm bấy giờ. + Nghệ thuật: Bút pháp tự sự và trữ tình 3. Đoạn trích a, Xuất xứ: trích trong Chinh phụ ngâm từ câu 193 đến câu 216 b, Bố cục: Chia làm 3 đoạn nhỏ - Đoạn 1: từ câu 1 đên câu 16: nỗi cô đơn ciuả người chinh phị trong cảnh lẻ loi, cảm giác về thời gian chờ đợi, cố tìm cách giải khuây nhưng không được. - Đoạn 2: từ câu 17 đến câu 28: nối nhơ người chồng ở xa, cảnh khiến lòng thêm ảm đạm. - Đoạn3: Thể hiện tâm trạng người chinh phụ ở đâu, lúc nào, làm gì cũng chỉ gặp lại mình. II. Phân tích 1, Tâm trạng buồn, cô đơn, lẻ loi, khát khao hạnh phúc lứa đôi a, Tám câu thơ đầu - Nàng khắc khoải chờ chồng + Đi đi lại lại trong hiên vắng + Hết rủ rèm xuống lại cuốn rèm lên -> Những hành động lặp đi lặp lại diễn tả sự tù túng, bế tắc của chinh phụ - Nàng trách móc con chim thước chẳng báo tin - Tin tức chồng không hề có trong phòng, người chinh phụ chỉ còn biết làm bạn với ngọn đèn. - Đêm đêm người thiếu phụ ngồi bên ngọn đèn cho đến khi bấc cháy rụi thành than hồng rực như hoa -> không gian mênh mông, sự cô đơn trầm lặng của con người - Hình ảnh ngọn đèn, hoa đèn gợi cho người đọc nhớ đến ngọn đèn không tắt trong người thiếu nữ ở bài ca dao đèn thương nhớ ai mà đèn không tắt -> nỗi nhớ da diết, dằng dặc b, Tám câu thơ tiếp - Bên ngoài phòng, không gian càng thêm hoang vắng, tịch mịnh: + Gà gáy 5 canh + Cây hòe phất phơ rủ bóng -> Sự vắng vẻ như bủa vây người chinh phụ, khiến nàng càng buồn -> Người thiếu phụ xa chồng đã thao thức suốt cả năm canh. - Người chinh phụ gắng gượng để thoát khỏi nỗi cô đơn, đau khổ bằng những hành động đốt hương, soi gương, gảy đàn. Nhưng: + Đốt hương – hồn “mê mải” + Soi gương – “lệ lại châu chan” + Gảy đàn – sợ dây đứt, phím chùng (điềm gở) -> Nàng không thoát được nỗi cô đơn mà lại càng thêm đau khổ. Tiểu kết: Như vậy mười sáu câu thơ đầu là tâm trạng cô đơn, ngóng trông khắc khoải và ngày càng sâu đậm , da diết khi người chồng đi chiến trận nơi xa không biết khi nào trở về. 2. Tâm trạng nhớ thương triền miên, da diết + Tâm trạng nhớ thương triền miên, da diết + Không gian mênh mông rộng lớn: núi non, bầu trời. - Gió Đông: Gió xuân tươi mát, làm dịu đi cảnh vật và lòng người - Non Yên: địa danh nơi chồng mình chinh chiến => Nỗi nhớ nhung của người chinh phụ không biết giải bày cùng ai đành nhờ gió Đông đem theo hơi ấm của tình yêu thương đến với chồng nơi Non Yên - Hình ảnh gió đông và Non yên mang tính ước lệ gợi nên không gian rộng lớn và khoảng cách xa xôi muôn trùng giưa chinh phu và chinh phụ -> Khoảng cách đó càng nhân lên nỗi nhớ mong da diết, khắc khoải của người chinh phụ - Tâm trạng người chinh phụ được diễn tả một cách trực tiếp. - Thăm thẳm: Nỗi nhớ kéo dài vô tận và được cụ thể bằng hình ảnh so sánh đường lên bằng trời. - Đau đáu: Nỗi nhớ cứ chà đi xát lại, xâu xé tâm can người chinh phụ => Hai từ thăm thẳm và đau đáu gợi lên một nỗi nhớ nhung da diết khôn nguôi, một nỗi nhớ nhung luôn canh cánh trong lòng. Nó diễn tả chân thực nỗi nhớ nhung của người chinh phụ. - Cảnh buồn-> con người cũng buồn - Gặp gỡ giữa hai tác giả CPN và TK "cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu - Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ" => Sự hòa đồng giữa thiên nhiên và tâm trạng con người - Thiên nhiên khốc liệt và dữ dội hơn, có tác dụng miêu tả tâm trạng người vợ lính một cách ấn tượng. + Sương, tuyết…=> biểu trưng cho sự xa cách + Cưa, bổ…=> chà xát tâm can người chinh phụ Tiểu kết: Đoạn thơ là nỗi nhớ chồng da diết đang dày xé tâm can người chinh phụ 3. Nỗi niềm khát khao hạnh phúc lứa đôi + Chữ “thốc” rất mạnh đánh dấu sự chuyển sang một tâm trạng mới ở người chinh phụ. + Cảnh hoa nguyệt giao hoà khiến long người rạo rực khao khát hạnh phúc + Dãi, lồng -> sự âu yếm lứa đôi gần gũi Tiểu kết: Khổ thơ cuối thể hiện sức sống mãnh liệt khát khao hạnh phúc lứa đôi trong lòng người chinh phụ 4. Nguyên nhân người chinh phụ đau khổ - Lo lắng cho sự an nguy của chồng mơi chiến trận - Tuổi trẻ qua đi vội vã , hạnh phúc và tình yêu sẽ mất -> Khao khát hạnh phúc lứa đôi - Niềm tin vào tương lai mỏng manh mờ nhạt III. Tổng kết 1. Nội dung - Bằng sự đồng cảm, sẻ chia nỗi niềm khát khao hạnh phúc lứa đôi của người phụ nữ tác giả khẳng định được giá trị nhân văn nhân đạo sâu sắc của khúc ngâm. - Gián tiếp phê phán chiển tranh phong kiến phi nghĩa chia rẽ tình cảm gia đình, gây nên bi kịch cho cuộc sống con người. 2. Nghệ thuật - Miêu tả diễn biến tâm trạng đặc sắc - Tiếng nói độc thoại mang giá trị nhân văn cao cả - xây dựng hình tượng nhân vật, cử chỉ, hành động, qua các điệp ngữ, điệp từ, ẩn dụ tượng trưng và câu hỏi tu từ. D. Củng cố và dặn dò: 1. Củng cố: Có ý kiến cho rằng cảm hứng chủ đạo của Chinh phụ ngâm là ca ngợi sự đảm dang, chung thủy của người chinh phụ, em có nghĩ như vậy không? Vì sao? * Bài tập nâng cao Gợi ý: - dịch vừa sát nghĩa vừa sáng tạo vì những hình ảnh so sánh đều giữu được, ý tứ vẫn trung thành với nguyên tác nhưng từ hai câu thơ đoản cú đã chuyển thành hai câu song thất hoàn hảo. - Tác giả thêm từ láy để miêu tả cụ thể hơn -> Phù hợp với thơ tiếng Việt 2. Dặn dò: - Học bài cũ, học thuộc lòng đoạn trích - Chuẩn bị bài Đề văn nghị luận Đà Nẵng, ngày 24 tháng 2 năm 2009 BCĐTTSP GVHD SVTH LÊ HƯỜNG THÂN ĐỨC VÂN VĂN THI HÀ VÂN

File đính kèm:

  • docTinh canh le loi cua nguoi chinh phu .doc