Mục tiêu bai học:
Học xong người học có khả năng:
- Hiểu được thái dộ phê phán, giễu cợt của nhân dân với các nhân vật trong truyện;
- Hiểu được đặc trưng thể loại của truyện cười;
- Từ bài học rút ra trong truyện, tự rèn giũa bản thân mình.
I. ỔN ĐỊNH LỚP: Thời gian: 2 phút
- Số học sinh vắng: .Tên: .
II. KIỂM TRA BÀI CŨ: Thời gian: 5 phút
Câu hỏi: Thế nào là hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ? Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ (chứng minh qua văn bản "Khái quát văn học dân gian")?
Dự kiến sinh viên kiểm tra:
Tên
Điểm
III. GIẢNG BÀI MỚI: Thời gian: 35 phút
- Đồ dùng và phương tiện dạy học: SGK, SGV, Giáo án, phấn, bảng.
3 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 7805 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn lớp 10 Khái quát văn học dân gian Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN SỐ:
Thời gian thực hiện: 1 tiết
Lớp:………….…………………
Số giờ đă giảng:
Thực hiện ngày:………….……..
Tên bài: KHÁI QUÁT VĂN HỌC DÂN GIAN VIỆT NAM
Mục tiêu bai học:
Học xong người học có khả năng:
- Hiểu được thái dộ phê phán, giễu cợt của nhân dân với các nhân vật trong truyện;
- Hiểu được đặc trưng thể loại của truyện cười;
- Từ bài học rút ra trong truyện, tự rèn giũa bản thân mình.
I. ỔN ĐỊNH LỚP: Thời gian: 2 phút
- Số học sinh vắng:…………………………….Tên:…………………………..
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
II. KIỂM TRA BÀI CŨ: Thời gian: 5 phút
Câu hỏi: Thế nào là hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ? Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ (chứng minh qua văn bản "Khái quát văn học dân gian")?
Dự kiến sinh viên kiểm tra:
Tên
………………
………………
………………
………………
Điểm
………………
………………
………………
………………
III. GIẢNG BÀI MỚI: Thời gian: 35 phút
- Đồ dùng và phương tiện dạy học: SGK, SGV, Giáo án, phấn, bảng.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu những đặc trưng cơ bản của truyện cười.
GV: Truyền miệng là gì? Có mấy cách truyền miệng tác phẩm văn học dân gian? Quá trình truyền miệng tác phẩm VHDG được thực hiện thtông qua hoạt động nào?
HS: Suy nghĩ và trả lời
GV chốt lại vấn đề
GV: Vì sao nói tác phẩm VHDG lại có tính tập thể? Cơ chế của sáng tác tập thể đó là gì?
HS: Suy nghĩ và trả lời
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu hệ thống thể loại của VHDG
Phần này SGk đã trình bày rất rõ ràng. GV chủ yếu giới thiệu khái quát và yêu cầu HS tự học ở nhà
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS tìm hiểu những giá trị cơ bản của VHDG
GV: Tri thức trong VHDG bao gồm những lĩnh vực nào? Đặc điểm của tri thức dân gian?
HS: Suy nghĩ và trả lời
GV: Giá trị giáo dục của VHDG thể hiện ở những khía cạnh cụ thể nào?
HS: Suy nghĩ và trả lời
Phần này là kiến thức khó, GV sử dụng phương pháp thuyết giảng diễn giải kiến thức. Có thể cho HS lấy một số ví dụ minh
I. Giới thiệu chung
1. Tính truyền miệng
- Truyền miệng là sự ghi nhớ theo kiểu nhập tâm và phổ biến bằng lời nói hoặc bằng trình diễn cho người khác nghe, xem
- Truyền miệng tác phẩm văn học dân gian:
+ Truyền miệng theo không gian: Sự di chuyển tác phẩm từ nơi này đến nơi khác
+ Truyền miệng theo thời gian: Sự di chuyển tác phẩm từ đời này sang đời khác
- Quá trình truyền miệng được thực hiện thông qua diễn xướng dân gian:
+ Diễn xướng dân gian là hình thức trình bày tác phẩm một cách tổng hợp
+ Các hình thức của diễn xướng: kể, hát, diễn tác phẩm văn học dân gian
→ Truyền miệng là phương thức lưu truyền tác phẩm duy nhất và tất yếu khi chưa có chữ viết. Đây là đặc tính cơ bản hàng đầu của VHDG
2. Tính tập thể
- Tác phẩm VHDG là sáng tác của nhiều người, không biết ai là tác giả và tác giả đầu tiên là ai/
- Cơ chế của sáng tác tập thể:
Trong quá trình sinh hoạt, lao động cộng đồng, ai đó có cảm hứng bật ra một câu ca hoặc kể một câu chuyện. Mọi người khen hay và thêm bớt, sửa chữa. Trong quá trình truyền miệng, tác phẩm văn học dân gian được gia công hoàn chỉnh và trở thành tài sản chung của cộng đồng.
* Tính truyền miệng và tính tập thể là những đặc trưng cơ bản, xuyên suốt quá trình sáng tạo và lưu truyền tác phẩm VHDG, thể hện sự gắn bó mật thiết của văn học dân gian với đời sống cộng đồng.
II. Hệ thống thể loại của văn học dân gian Việt Nam
1. Thần thoại
2. Sử thi
3. Truyền thuyết
4. Cổ tích
5. Truyện ngụ ngôn
6.Truyện cười
7. Tục ngữ
8. Câu đố
9. Ca dao
10. Vè
11. Truyện thơ
12. Chèo
III. Những giá trị cơ bản của văn học dân gian
1. Giá trị nhận thức
- Tri thức trong văn học dân gian thuộc đủ mọi lĩnh vực của đời sống: tự nhiên, xã hội và con người
- Đặc điểm của tri thức dân gian:
+ Là kinh nghiêm lâu đời được đúc kết từ thực tiễn
+ Được trình bày bằng ngôn ngữ nghệ thuật giàu sức hấp dẫn, có sức sống lâu bền với thời gian
+ Thể hiện quan điểm và trình độ nhận thức của nhân dân nên có phần khác biệt với quan diểm và nhận thức của giai cấp thống trị cùng thời
VD: Con vua thì lại làm vua
Con vua thất thế lại ra quét chùa
2, Giá trị giáo dục
- Giáo dục tinh thần nhân đạo và lạc quan
+ Yêu thương đồng loại
+ Đấu tranh để bảo vệ và giải phóng con người.
+ Niềm tin vào chính nghĩa, vào cái thiện
- Góp phần hình thành những phẩm chất tốt đẹp cho con người
3. Giá trị thẩm mĩ
- Khi chưa có văn học viết, VHDG đóng vai trò chủ đạo. Khi có văn học viết, VHDG là nguồn nuôi dưỡng văn học viết, phát triển song song với văn học viết.
- Tác phẩm VHDG trở thành mẫu mực nghệ thuật cho người đời sau truyền tụng và học tập (các nhà văn học tập nhiều ở VHDG)
IV. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP: Thời gian: 3 phút
Nội dung
Hình thức thực hiện
Bài tập : Lập bảng hệ thống thể loại văn học dân gian theo các tiêu mục: tên thể loại - khái niệm - ví dụ
Bài tập về nhà
V. TỰ RÚT KINH NGHIỆM ( chuẩn bị tổ chức thực hiện)
……………………………………...…..…………………………………….......…………………………………………...…….………………………………………………………………………………….…………………………………...………………
TRƯỞNG BAN/TRƯỞNG TỔ MÔN
(Ký duyệt)
Ngày tháng năm 2008
Chữ ký giáo viên
File đính kèm:
- Tam dai con ga nhung no phai bang hai may.doc