I . MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1.Về kiến thức
+ Kiến thức chung:
Giúp HS: Nắm được những kiến thức chung nhất, tổng quát nhất về hai bộ phận của văn học Việt Nam (văn học dân gian và văn học viết) và quá trình phát triển của văn học Việt Nam (văn học trung đại và văn học hiện đại).
- Nắm được một cách khái quát tiến trình phát triển của văn học viết Việt Nam.
- Hiểu được những nội dung thể hiện con người Việt Nam trong văn học.
+ Kiến thức trọng tâm: Những bộ phận hợp thành, tiến trình phát triển của văn học Việt Nam và tư tưởng, tình cảm của người Việt Nam trong văn học.
2.Về kĩ năng
Nhận diện được nền văn học dân tộc, nêu được các thời kì lớn và các giai đoạn cụ thể trong các thời kì phát triển của văn học dân tộc
3.Về tư tưởng:
- Bồi dưỡng niềm tự hào về truyền thống văn hoá của dân tộc qua di sản văn học được học. Từ đó có lòng say mê với văn học Việt Nam
II . ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- SGK Ngữ văn 10 tập 1
- SGV Ngữ văn 10 tập 1
- Thiết kế bài giảng
- Các tài liệu tham khảo
217 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 930 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn lớp 10 - Năm học 2012 - 2013, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
Tiết 1+ 2 Ngµy d¹y :
TỔNG QUAN VĂN HỌC VIỆT NAM
I . MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1.Về kiến thức
+ Kiến thức chung:
Giúp HS: Nắm được những kiến thức chung nhất, tổng quát nhất về hai bộ phận của văn học Việt Nam (văn học dân gian và văn học viết) và quá trình phát triển của văn học Việt Nam (văn học trung đại và văn học hiện đại).
- Nắm được một cách khái quát tiến trình phát triển của văn học viết Việt Nam.
- Hiểu được những nội dung thể hiện con người Việt Nam trong văn học.
+ Kiến thức trọng tâm: Những bộ phận hợp thành, tiến trình phát triển của văn học Việt Nam và tư tưởng, tình cảm của người Việt Nam trong văn học.
2.Về kĩ năng
Nhận diện được nền văn học dân tộc, nêu được các thời kì lớn và các giai đoạn cụ thể trong các thời kì phát triển của văn học dân tộc
3.Về tư tưởng:
- Bồi dưỡng niềm tự hào về truyền thống văn hoá của dân tộc qua di sản văn học được học. Từ đó có lòng say mê với văn học Việt Nam
II . ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- SGK Ngữ văn 10 tập 1
- SGV Ngữ văn 10 tập 1
- Thiết kế bài giảng
- Các tài liệu tham khảo
III . PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
GV tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp giữa nêu vấn đề và trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Bước 1: Ổn định tổ chức (Kiểm tra sĩ số)
Bước 2: Kiểm tra bài cũ
Bước 3: Nội dung bài mới
Lời vào bài:
Lịch sử văn học của bất cứ dân tộc nào đều là lịch sử của tâm hồn dân tộc ấy. Để nhận thức được những nét lớn về văn học nước nhà, chúng ta tìm hiểu bài tổng quan văn học Việt Nam.
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA
GV VÀ HS
NỘI DUNG KIẾN THỨC
Gọi HS đọc phần I SGK
Văn học Việt Nam có mấy bộ phận? Là những bộ phận nào?
Văn học dân gian là sáng tác của ai? Các thể loại của văn học dân gian?
Đặc trưng tiêu biểu của văn học dân gian?
Văn học viết do ai sáng tác? Xuất hiện từ khi nào?
Văn học Việt Nam từ xưa đến nay về cơ bản được viết bằng những văn tự nào?
Em hãy kể tên một số thể loại của văn học viết Việt Nam?
Trình bày quá trình phát triển của văn học viết Việt Nam?
Văn học trung đại chủ yếu viết bằng văn tự gì? Nội dung chủ yếu của văn học giai đoạn này? Kể tên một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu?
Về lịch sử xã hội nước ta giai đoạn này có những nét gì đáng lưu ý, ảnh hưởng tới sự phát triển của văn học?
Em hãy nêu những tác giả tiêu biểu của văn học giai đoạn này?
Mối quan hệ giữa con người với thế giới tự nhiên được thể hiện như thế nào?
(GV gơị ý cho HS căn cứ vào SGK để phát hiện ra những nét cơ bản về mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên thể hiện trong văn học
Mối quan hệ giữa con người với quốc gia, dân tộc được thể hiện như thế nào?
Văn học Việt Nam đã phản ánh mối quan hệ xã hội như thế nào?
Văn học đã phản ánh ý thức bản thân như thế nào?
Qua bài học em có nhận xét chung thế nào về Văn học Việt nam?
Mục đích của việc học văn học Việt Nam?
Lập bảng sơ đồ nội dung bài học.
I. CÁC BỘ PHẬN HỢP THÀNH CỦA VĂN HỌC VIỆT NAM.
Gồm hai bộ phận lớn là văn học dân gian và văn học viết. Hai bộ phận này có quan hệ mật thiết với nhau
1. Văn học dân gian
- Là những sáng tác của nhân dân được truyền miệng từ đời này qua đời khác, phản ánh tư tưởng, tình cảm của nhân dân
- Các thể loại chủ yếu: thần thoại, sử thi, truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn, truyện cười, tục ngữ, câu đố, vè, truyện thơ, chèo.
- Tính truyền miệng, tính tập thể và gắn bó với các sinh hoạt khác trong đời sống cộng đồng
2. Văn học viết
- Là sáng tác của trí thức, được ghi lại bằng chữ viết. Ra đời từ thế kỉ X
a. Chữ viết của văn học Việt Nam
- Về cơ bản được viết bằng chữ Hán, chữ Nôm và chữ quốc ngữ
Chữ Hán là văn tự của người Hán. Người Việt đọc theo cách của mình gọi là cách đọc Hán Việt. Chữ Nôm dựa vào chữ Hán sáng tạo ra. Chữ quốc ngữ là thứ chữ sử dụng chữ La tinh để sáng tạo ra.
b. Hệ thống thể loại của văn học viết
- Văn học trung đại:
+ Chữ Hán chủ yếu là văn xuôi, thơ, văn biền ngẫu.
+ Chữ Nôm phần lớn là thơ và văn biền ngẫu.
- Văn học hiện đại:Tự sự, trữ tình, kịch
II. QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA VĂN HỌC VIẾT VIỆT NAM
Nhìn tổng quát, văn học Việt Nam đã trải qua ba thời kì lớn:
- Văn học từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX (văn học trung đại)
- Văn học từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám 1945
- Văn học từ sau Cách mạng tháng Tám 1945 đến hết thế kỉ XX
( Hai thời kì sau gọi là văn học hiện đại )
1. Văn học trung đại (văn học từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX)
- Văn học trung đại Việt Nam được viết bằng chữ Hán và chữ Nôm
_ Nội dung chủ yếu là cảm hứng yêu nước và cảm hứng nhân đạo và hiện thực
- Tác giả, tác phẩm tiêu biểu:
Nam quốc sơn hà (Lí Thường Kiệt); Hịch tướng sĩ (Tràn Quốc Tuấn); Cáo bình Ngô (Nguyễn Trãi); Truyền kì mạn lục (Nguyễn Dữ); Truyện Kiều (Nguyễn Du)...
2. Văn học hiện đại (văn học từ đầu thế kỉ XX đến hết thế kỉ XX)
- Văn học có sự giao lưu rộng hơn. Những luồng tư tưởng tiến bộ được truyền bá từ châu Âu đã làm thay đổi nhận thức, cách cảm, cách nghĩ và cả cách nói của con người Việt.
- Sự đổi mới khiến cho văn học hiện đại có một số điểm khác biệt so với văn học trung đại:
+ Về tác giả: đã xuất hiện đội ngũ nhà văn, nhà thơ chuyên nghiệp.
+ Về đời sống văn học: nhờ có báo chí và kĩ thuật in ấn hiện đại mà tác phẩm văn học đi vào đời sống nhanh hơn; sôi động hơn, năng động hơn...
+ Về thể loại: thơ mới, tiểu thuyết, kịch nói...dần thay thé hệ thống thể loại cũ
+ Về thi pháp: hệ thống thi pháp mới dần thay thế hệ thống thi pháp cũ, đề cao cá tính sáng tạo, đề cao "cái tôi" cá nhân
- Cách mạng tháng Tám đã mở ra một thời kì mới cho văn học nước nhà. Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mĩ, văn học luôn theo sát cuộc sống và phản ánh hiện thực cuộc sống của đất nước. Đó là những trang sử vẻ vang và hào hùng của dân tộc: sự nghiệp đấu tranh cách mạng và xây dựng cuộc sống mới
- Đất nước thống nhất, đặc biệt công cuộc đổi mới từ năm 1986 văn học hiện đại bước vào một giai đoạn phát triển mới. Văn học phản ánh công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội , sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Con người được phản ánh toàn diện hơn
- Nam Cao, Xuân Diệu, Chế Lan Viên, Tố Hữu, Nguyễn Tuân, Hồ Chí Minh, Nguyễn Khoa Điềm, Phạm Tiến Duật...
III. CON NGƯỜI VIỆT NAM QUA VĂN HỌC
Văn học là nhân học. Đối tượng trung tâm của văn học là con người. Nhưng không hề có con người trừu tượng mà chỉ có con người tồn tại trong bốn mối quan hệ cơ bản. Mối quan hệ này chi phối các nội dung chính của văn học, có ảnh hưởng đến việc xây dựng hình tượng văn học
1. Con ngươì Việt Nam trong thế giới tự nhiên
- Văn học dân gian với tư duy huyền thoại đã kể lại quá trình nhận thức, cải tạo, chinh phục của cha ông ta với thiên nhiên hoang dã để xây dựng cuộc sống tươi đẹp:
Sơn Tinh - Thuỷ Tinh kể về cuộc chiến chống lũ lụt
-Với con người thiên nhiên luôn là người bạn thân thiết. Từ tình yêu thiên nhiên hình thành các hình tượng nghệ thuật.
VD: + Hình ảnh ẩn dụ mận, đào trong ca dao ( Bây giờ mận mới hỏi đào - Vườn hồng đã có ai vào haychưa) để chỉ đôi thanh niên nam nữ trẻ trung...
+ Các hình tượng tùng, cúc, trúc, mai thường tượng trưng cho nhân cách cao thượng; các đề tài ngư, tiều, canh, mục thường thể hiện lí tưởng thanh cao ẩn dật, không màng danh lợi của nhà nho.
2. Con người Việt Nam trong quan hệ quốc gia, dân tộc
-Từ xa xưa con người Việt Nam đã có ý thức xây dựng quốc gia, dân tộc của mình. Sáng chắn bão giông, chiều ngăn nắng lửa. Vì vậy văn học Việt Nam có cảm hứng yêu nước xuyên suốt lịch sử văn học: Nam quốc sơn hà; Hịch tướng sỹ; Bình Ngô đại cáo; Tuyên ngôn độc lập... Nhiều tác phẩm của văn học yêu nước là những kiệt tác văn chương.
3. Con người Việt Nam trong quan hệ xã hội
-Xây dựng một xã hội tốt đẹp là ước muốn ngàn đời của dân tộc Việt Nam. Rất nhiều tác phẩm thể hiện ước mơ về một xã hội công bằng, tốt đẹp. Vì thế văn học đã lên tiếng tố cáo các thế lực chuyên quyền bạo ngược, thể hiện sự cảm thông chia sẻ với những con người đau khổ:
VD: Tấm Cám, Trạng Quỳnh, Chí Phèo...
- Cảm hứng xã hội sâu đậm là một tiền đề quan trọng cho sự hình thành chủ nghĩa hiện thực và chủ nghĩa nhân đạo trong văn học dân tộc
4. Con người Việt Nam và ý thức về bản thân
- Ý thức cá nhân thường thể hiện ở hai phương diện: thân và tâm luôn song song tồn tại nhưng không đồng nhất.
- Văn học Việt Nam đã ghi lại quá trình đấu tranh, lựa chọn để khẳng định một đạo lý làm người trong sự kết hài hoà giữa hai phương diện. Nhưng vì hoàn cảnh nhất định mà văn học có thể đề cao một trong hai mặt trên. Có lúc phải biết hy sinh cái tôi cá nhân vì cộng đồng. Nhưng cũng có lúc cái tôi cá nhân được đề cao.
IV. TỔNG KẾT
-Văn học Việt Nam có hai bộ phận lớn: văn học dân gian và văn học viết. Văn học viết Việt Nam gồm văn học trung đại và văn học hiện đại, phát triển qua ba thời kỳ, thể hiện chân thực, sâu sắc đời sống tư tưởng, tình cảm của con người Việt Nam.
IV. LUYỆN TẬP
Học văn học dân tộc là để tự bồi dưỡng nhân cách, đạo đức, tình cảm, quan niệm thẩm mĩ và trau dồi tiếng mẹ đẻ.
Văn học Việt Nam------------Tiến trình phát triển
| | |
Hai bộ phận hợp thành VHTĐ VHHĐ
/ \ | |
VHDG VH viết ( X-> hết XIX) (XX – nay)
Bước 4: Củng cố bài giảng
Gv: Khái quát lại nội dung đã học ở từng phần,nhấn mạnh ý cơ bản trong phần ghi nhớ như giáo án đã soạn.
Bước 5: Dặn dò
- Về nhà xem lại nội dung bài “ Tổng quát Văn học Việt Nam”
- Soạn bài: Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ
V> RÚT KINH NGHIỆM
...........................................
Tiết 3 Ngµy so¹n :
Ngµy d¹y :
HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾP BẰNG NGÔN NGỮ
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1.Về kiến thức
Kiến thức chung:
Giúp HS : Nắm được kiến thức cơ bản về hoạt động giao tiếp (HĐGT) bằng ngôn ngữ, về các nhân tố gioa tiếp (NTGT) (như nhân vật, hoàn cảnh, nội dung, mục đích, phương tiện, cách thức giao tiếp), về hai quá trình trong HĐGT.
Kiến thức trọng tâm:
- Khái niệm cơ bản về hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ.
- Hai quá trình trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ.
- Các nhân tố giao tiếp.
2.Về kĩ năng
- Rèn kĩ năng nhận biết và xác định đúng các NTGT trong một HĐGT, nâng cao năng lực giao tiếp khi nói, khi viết và năng lực phân tích, lĩnh hội khi giao tiếp.
3. Về tư tưởng
- Qua đó học sinh có thái độ và hành vi phù hợp trong HĐGT bằng ngôn ngữ và giao tiếp trong cuộc sống hàng ngày.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- SGK Ngữ văn 10 tập 1
- SGV Ngữ văn 10 tập 1
- Thiết kế bài giảng
- Các tài liệu tham khảo
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
- Nêu vấn đề + Thảo luận
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Bước 1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số
Bước 2. Kiểm tra bài cũ
Trình bày ngắn gọn quá trình phát triển văn học viết Việt Nam?
Bước 3. Nội dung bài mới
Lời vào bài: Trong cuộc sống hàng ngày, con người giao tiếp với nhau bằng phương tiện vô cùng quan trọng đó là ngôn ngữ. Không có ngôn ngữ thì không thể có kết quả cao của bất cứ hoàn cảnh giao tiếp nào. Bởi vì giao tiếp luôn luôn phụ thuộc vào hoàn cảnh và nhân vật giao tiếp. Để thấy được điều đó, chúng ta tìm hiểu bài hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ.
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
HS đọc văn bản và trả lời các câu hỏi trong SGK
HĐGT được văn bản ghi lại diễn ra giữa các nhân vật giao tiếp nào? Hai bên có cương vị và quan hệ với nhau như thế nào?
Các nhân vật giao tiếp lần lượt đổi vai cho nhau như thế nào? Người nói tiến hành những hành động cụ thể nào, còn người nghe thực hiện những hành động tương ứng nào?
HĐGT diễn ra trong hoàn cảnh nào? (Ở đâu? vào lúc nào? Khi đó nước ta có sự kiện lịch sử gì? )
HĐGT hướng vào nội dung gì?
Mục đích của cuộc giao tiếp (hội nghị) là gì ? Cuộc giao tiếp có đạt được mục đích đó không ?
Thông qua văn bản đó, hoạt động giao tiếp diễn ra giữa các nhân vật giao tiếp nào ? (Ai viết? Ai đọc? Đặc điểm của các nhân vật về lứa tuổi, vốn sống, trình độ hiểu biết, nghề nghiệp... ?)
Hoạt động giao tiếp đó được tiến hành trong những hoàn cảnh nào? (Hoàn cảnh có tổ chức, có kế hoạch của giáo dục nhà trường, hay là hoàn cảnh giao tiếp có tính ngẫu nhiên, tự phát hằng ngày...?)
Nội dung giao tiếp thông qua (văn bản đó) thuộc lĩnh vực nào? Về đề tài gì? Bao gồm những vấn đề cơ bản nào?
Hoạt động giao tiếp thông qua văn bản đó nhằm mục đích gì? (xét từ phía người viết và từ phía người đọc) ?
Phương tiện ngôn ngữ và cách tổ chức văn bản có gì nổi bật? (Dùng nhiều từ ngữ thuộc ngành khoa học nào? Văn bản có kết cấu rõ ràng với các đề mục lớn nhỏ thể hiện tính mạch lạc, chặt chẽ ra sao ?)
Thế nào là hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ? Hoạt động giao tiếp gồm mấy quá trình?
Các nhân tố của hoạt động giao tiếp?
HS: Đọc phần ghi nhớ (SGK)
GV: Dựa vào sách đưa ra câu hỏi :
Đọc câu ca dao sau và trả lời câu hỏi:
Ai ơi chớ bỏ ruộng hoang
Bao nhiêu tấc đất, tấc vàng bấy nhiêu.
- Đó là lời của ai nói với ai?
- Câu nói đó nói về vấn đề gì?
- Câu đó nhằm mục đích gì?
- Tác giả dân gian đã chọn cách nói như thế nào?
HS: Thảo luận – trả lời
I. THẾ NÀO LÀ HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾP BĂNG NGÔN NGỮ
1. Văn bản Hội nghị Diên Hồng
a) Diễn ra giữa vua nhà Trần và các bô lão. Vua là người lãnh đạo tối cao của đất nước, các bô lão là đại diện cho các tầng lớp nhân dân.
Các nhân vật giao tiếp ở đây có vị thế giao tiếp khác nhau, vì thế ngôn ngữ giao tiếp cũng có nét khác nhau: các từ xưng hô (bệ hạ), các từ thể hiện thái độ (xin, thưa), các câu hỏi tỉnh lược chủ ngữ trong giao tiếp trực diện...
b) Khi người nói (viết) tạo ra văn bản nhằm biểu đạt nội dung tư tưởng, tình cảm của mình, thì người nghe (đọc) tién hành các hoạt động nghe (đọc) để giải mã rồi lĩnh hội nội dung đó. Người nói và người nghe có thể đổi vai cho nhau. Như vậy, HĐGT có hai quá trình: tạo lập văn bản và lĩnh hội văn bản
c) Đất nước đang bị giặc ngoại xâm đe doạ, quân và dân nhà Trần phải cùng nhau bàn bạc để tìm ra sách lược đối phó. Địa điểm cụ thể là điện Diên Hồng. Rộng hơn nữa, đây là hoàn cảnh đất nước ta ở thời đại phong kiến có vua trị vì với mọi luật lệ và phong tục thời kì phong kiến.
d) Thảo luận về tình hình đất nước đang bị giặc ngoại xâm đe doạ và bàn bạc về sách lược đối phó. Nhà vua nêu ra những nét cơ bản nhất về tình hình đất nước và hỏi ý kiến các bô lão về cách đối phó. Các bô lão thể hiện quyết tâm đánh giặc, đồng thanh nhất trí rằng đánh là sách lược duy nhất
e) Bàn bạc để tìm ra và thống nhất sách lược đối phó với quân giặc. Cuộc giao tiếp đã đi đến sự thống nhất hành động, nghĩa là đã đạt được mục đích.
2.Văn bản Tổng quan văn học Việt Nam
- Nhân vật giao tiếp ở đây là tác giả SGK (người viết) và HS lớp 10 (người đọc). Người viết ở lứa tuổi cao hơn, có vốn sống, có trình độ hiểu biết (nhất là hiểu biết về văn học) cao hơn, có nghề nghiệp là nghiên cứu và giảng dạy văn học. Còn người đọc là HS lớp 10, trẻ tuổi hơn, có vốn sống và trình độ hiểu biết thấp hơn.
- HĐGT thông qua văn bản được tiến hành trong hoàn cảnh của nền giáo dục quốc dân, trong nhà trường (hoàn cảnh có tính quy thức)
- Nội dung giao tiếp thuộc lĩnh vực văn học, về đề tài Tổng quan văn học Việt Nam.
Nội dung giao tiếp bao gồm những vấn đề cơ bản (đã được nêu thành hệ thống đề mục trong văn bản) là :
+ Các bộ phận hợp thành của văn học Việt Nam
+ Quá trình phát triển của văn học viết Việt Nam
+ Con người Việt Nam qua văn học
- Mục đích giao tiếp thông qua văn bản :
+ Xét từ phía người viết : Trình bày một cách tổng quan một số vấn đề cơ bản về văn học Việt Nam cho học sinh lớp 10.
+ Xét từ phía người đọc : Thông qua việc đọc và học và đọc văn bản đó mà tiếp nhận và lĩnh hội những kiến thức cơ bản về văn học Việt Nam trong tiến trình lịch sử, đồng thời có thể rèn luyện và nâng cao các lỹ năng nhận thức, đánh giá các hiện tượng văn học, kỹ năng xây dựng và tạo lập văn bản.
- Phương tiện và cách thức giao tiếp :
+ Dùng một số lượng lớn các thuật ngữ văn học .
+ Các câu mang đặc điểm của văn bản khoa học : cấu tạo phức tạp, nhiều thành phần, nhiều vế nhưng mạch lạc, chặt chẽ.
+ Kết cấu của văn bản mạch lạc, rõ ràng ; có hệ thống đề mục lớn nhỏ ; có hệ thống luận điểm, dùng các chữ số hoặc chữ cái để dánh dấu các đề mục...
3. Tổng kết
- Hoạt động giao tiếp là hoạt động trao đổi thông tin của con người trong xã hội, được tiến hành chủ yếu bằng phương tiện ngôn ngữ (dạng nói hoặc dạng viết), nhằm thực hiện những mục đích về nhận thức, về tình cảm, về hành động,...
- Mỗi hoạt động giao tiếp gồm hai quá trình : tạo lập văn bản (do người nói, người viết thực hiện và lĩnh hội văn bản (do người nghe, người đọc thực hiện). Hai quá trình này diễn ra trong quan hệ tương tác.
- Trong hoạt động giao tiếp có sự chi phối của các nhân tố : nhân vật giao tiếp, hoàn cảnh giao tiếp, nội dung giao tiếp, mục đích giao tiếp, phương tiện và cách thức giao tiếp.
4. Luyện tập
Câu ca dao thể hiện :
- Lời của tác giả dân gian nói với tất cả mọi người, trước hết là với những người làm nghề nông.
- Nội dung: khuyên nhủ mọi người đừng bỏ ruộng hoang vì đất đai là tài sản quý ( như vàng).
- Mục đích : khuyên nhủ và kêu gọi mọi người chịu khó làm việc, đừng bỏ phí đất đai.
- Cách nói: rất chân tình ( khuyên nhủ, động viên).
Bước 4: Củng cố bài giảng
Qua bài học em hiểu hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ như thế nào?
GV: cho học sinh khái quát nội dung theo phần ghi nhớ(SGK)
Bước 5: Dặn dò
- Ôn lại nội dung bài học
- Soạn bài : Khái quát Văn học dân gian Việt Nam
V. RÚT KINH NGHIỆM
.....
Tiết 4 Ngµy so¹n:
Ngµy d¹y:
KHÁI QUÁT VĂN HỌC DÂN GIAN VIỆT NAM
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1.Về kiến thức
Kiến thức chung:
Giúp HS :Nắm được những nét khái quát về văn học dân gian cùng với những giá trị to lớn, nhiều mặt của bộ phận văn học này.
+ Kiến thức trọng tâm:
Đặc trưng cơ bản của văn học dân gian Việt Nam. Những thể loại chính của văn học dân gian.
2. Về kĩ năng
- Rèn kĩ năng nhận thức khái quát về văn học dân gian,có cái nhìn tổng quát về văn học dân gian Việt Nam.
3. Về tư tưởng
- Giáo dục tư tưởng đạo đức, thái độ trân trọng, phát huy đối với những di sản văn hoá dân gian ,từ đó học tập tốt hơn phần văn học dân gian trong chương trình.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- SGK Ngữ văn 10 tập 1
- SGV Ngữ văn 10 tập 1
-Thiết kế bài giảng
- Các tài liệu tham khảo
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
GV tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp giữa nêu vấn đề và trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Bước 1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số
Bước 2. Kiểm tra bài cũ: Thế nào là hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ? Hoạt động giao tiếp gồm mấy quá trình?. Các nhân tố của hoạt động giao tiếp?
Bước 3. Nội dung bài mới
Lời vào bài: Gv: - Đọc những câu thơ của Lâm Thị Mỹ Dạ:
Tôi yêu truyện cổ nước tôi
Vừa nhân hậu lại vừa tuyệt vời sâu xa
Thương người rồi mới thương ta
Yêu nhau cách mấy núi xa cũng tìm
Ở hiền thì lại gặp hiền
Người ngay lại gặp người tiên độ trì
Cho đến những câu ca dao này:
“Trên đồng cạn dưới đồng sâu
Chồng cày vợ cấy con trâu đi bừa”
Từ truyện cổ đến ca dao, dân ca tục ngữ, câu đối, sân khấu chèo, tuồng, cải lương. tất cả là biểu hiện cụ thể của VHDG. Để tìm hiểu rõ vấn đề này một cách có hệ thống, chúng ta cùng tìm hiểu văn bản khái quát VHDGVN.
T
G
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
- Hãy nêu những đặc điểm cơ bản của văn học dân gian?
- Hãy đọc một số câu thơ dân gian mà em thích và cho biết vì sao mà em lại nhớ, thích?
-GV đọc một số bài ca dao, hoặc nêu một vài câu chuyện:
" Hỡi cô tát nước...đổ đi"; ... truyện "Cây khế", “ Sọ Dừa”.
Thế nào là truyền miệng?
- Truyền miệng là phương thức như thế nào?
- Quá trình truyền miệng được thực hiện qua hình thức nào?
GV gọi một, hoặc vài em hát một làn điệu chèo, hoặc dân ca Quan họ.
- Em hiểu thế nào là tập thể?
Em hãy khái quát tính truyền miệng và tính tập thể?. Ngoài hai đặc trưng trên còn có đặc trưng nào khác?( Tính thực hành)
GV lấy ví dụ: điệu hò kéo lưới, hò giã gạo, hò chèo thuyền...
Văn học dân gian Việt Nam có những thể loại nào? Hãy định nghĩa ngắn gọn và nêu ví dụ về từng thể loại?
GV: chia nhóm,mỗi nhóm tìm hiểu và trình bày hiểu biết về hai thể loại (gv phân công cụ thể )
HS: Thảo luận – trả lời.
Tại sao văn học dân gian là kho tri thức?
Tính giáo dục của văn học dân gian được thể hiện như thế nào?
Tại sao nói VHDG có giá trị thẩm mĩ to lớn....?
Nêu ngắn gọn đặc trưng của văn học dân gian?
Giá trị của văn học dân gian?
GV: Em hãy kể lại một tác phẩm theo thể loại văn học dân gian( Truyện cổ tích,truyện truyền thuyết mà em biết?)
HS: Kể theo trí nhớ
GV: Nhận xét, bổ sung.
I. ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA VĂN HỌC DÂN GIAN
1. Văn học dân gian là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ truyền miệng (tính truyền miệng)
a. Văn học dân gian là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ
- Bất cứ một tác phẩm văn học nghệ thuật nào cũng được sáng tạo bằng ngôn ngữ.
- Những câu ca sao, những câu chuyện đó có: ngôn từ trau chuốt, có hình ảnh, để lại cảm xúc trong lòng người đọc. Có những câu chuyện theo suốt cuộc đời con người. Như vậy ta có thể kết luận:
Văn học dân gian là những tác phẩm nghệ thuật
ngôn từ.
b.Văn học dân gian tồn tại và phát triển nhờ truyền miệng
- Là sự ghi nhớ theo kiểu nhập tâm và phổ biến bằng lời nói hoặc bằng trình diễn cho người khác nghe, xem. Văn học dân gian khi được phổ biến lại, đã thông qua lăng kính chủ quan của người truyền tụng nên thường được sáng tạo thêm
- Truyền miệng theo không gian: là sự di chuyển tác phẩm từ nơi này sang nơi khác; truyền miệng theo thời gian: là sự bảo lưu tác phẩm từ đời này qua đời khác, từ thời đại này qua thời đại khác.
- Thông qua diễn xướng dân gian.Tham gia diễn xướng, ít là một, hai người, nhiều là cả một tập thể trong sinh hoạt văn hoá cộng đồng.
Các hình thức diễn xướng là nói, kể, hát, diễn tác phẩm văn học dân gian. Diễn xướng là hình thức trình bày tác phẩm một cách tổng hợp.
2. Văn học dân gian là sản phẩm của quá trình sáng tác tập thể (tính tập thể)
Văn học viết là sáng tác của cá nhân, còn văn học dân gian là kết quả của quá trình sáng tác tập thể.
- Hiểu theo nghĩa hẹp là một nhóm người, hiểu theo nghĩa rộng là một cộng đồng dân cư. Tập thể là tất cả mọi người, tác giả văn học dân gian chủ yếu là người bình dân.
- Tác phẩm VHDG là sản phẩm sáng tạo của nhiều người, không thể biết ai sáng tác, hoặc tác giả đầu tiên.
- > Tính truyền miệng và tính tập thể là những đặc trưng cơ bản, chi phối, xuyên suốt quá trình sáng tạo và lưu truyền tác phẩm văn học dân gian, thể hiện sự gắn bó mật thiết của văn học dân gian với các sinh hoạt khác nhau trong đời sống cộng đồng
+ Văn học dân gian đóng vai trò phối hợp hoạt động theo nhịp điệu của chính hoạt động đó ( hò chèo thuyền, hò kéo lưới, hò giã gạo...)
+ Văn học dân gian gây không khí để kích thích hoạt động, gợi cảm hứng cho người trong cuộc ( hát giao duyên, kể sử thi...)
II. HỆ THỐNG THỂ LOẠI CỦA VĂN HỌC DÂN GIAN VIỆT NAM
1. Thần thoại
Là những tác phẩm tự sự kể về các vị thần, nhằm giải thích tự nhiên, thể hiện khát vọng chinh phục thiên nhiên
Ví dụ: Sơn Tinh- Thuỷ Tinh; Thần trụ trời...
2. Sử thi
Là những tác phẩm tự sự có qui mô lớn, ngôn ngữ có vần nhịp, xây dựng những hình tượng nghệ thuật hoành tráng, hào hùng để kể về một hoặc nhiều biến cố lớn diễn ra trong đời sống cộng đồng của dân cư thời cổ đại
Ví dụ: Đẻ đất đẻ nước, Đăm Săn, Xinh Nhã...
3.Truyền thuyết
Những tác phẩm tự sự kể về sự kiện và nhân vật lịch sử (hoặc có liên quan đến lịch sử) theo xu hướng lí tưởng hoá
Ví dụ:Thánh Gióng, An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thuỷ...
4. Truyện cổ tích
Tác phẩm tự sự mà cốt truyện và hình tượng được hư cấu có chủ định, kể về số phận con người bình thường trong xã hội
Ví dụ:Tấm Cám; Cây khế;
5. Truyện ngụ ngôn
Tác phẩm tự sự ngắn, có kết cấu chặt chẽ, thông qua các ẩn dụ để kể về những sự việc có liên quan đến con người, từ đó nêu những bài học kinh nghiệm về cuộc sống hoặc nhân sinh
Ví dụ: Thỏ và Rùa; Đẽo cày giữa đường...
6. Truyện cười
Tác phẩm tự sự ngắn, có kết cấu chặt chẽ, kết thúc bất ngờ, kể về những sự việc xấu, trái tự nhiên, có tác dụng gây cười nhằm mục đích giải trí hoặc phê phán
Ví dụ: Cháy; Trạng Quỳnh; Trạng Lợn
7. Tục ngữ
Câu nói ngắn gọn, hàm súc, có hình ảnh, nhịp điệu, đúc kết kinh nghiệm thực tiễn.
Ví dụ: Ăn kỹ no lâu, cày sâu tốt lúa
Có công mài sắt, có ngày nên kim...
8. Câu đố
Bài văn vần hoặc câu nói có vần, mô tả vật đố bằng những hình ảnh, hình tượng khác lạ để người nghe tìm lời giải, nhằm mục đích giải trí, rèn luyện tư duy.
Ví dụ: Cây gì bé nhỏ
Hạt nó nuôi người
Tháng năm tháng mười
Cả làng đi gặt
9. Ca dao
Lời thơ trữ tình dân gian thường kết hợp với âm nhạc, diễn tả thế giới nội tâm của con người
Hỡi cô tát nước bên đàng
Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi?
10. Vè
Tác phẩm tự sự dân gian bằng văn vần, có lối kể mộc mạc về các sự việc, sự kiện thời sự của làng của nước
Ví dụ: Vè con voi
11. Truyện thơ
Tác phẩm tự sự dân gian bằng thơ, giầu chất trữ tình, phản ánh số phận và khát vọng của con người khi hạnh phúc và sự công bằng bị tước đoạt
Tiễn dặn người yêu, Thạch Sanh
12. Chèo
Tác phẩm sân khấu dân gian kết hợp các yếu tố trữ tình và trào lộng để vừa ca ngợi những tấm gương đạo đức, vừa phê phán, đả kích cái xấu trong xã hội
Quan âm thị Kính; Kim Nham...
III. NHỮNG GIÁ TRỊ CƠ BẢN CỦA VĂN HỌC DÂN GIAN VIỆT NAM
1. Văn học dân gian là kho tri thức vô cùng phong
File đính kèm:
- giao an ngu van lop 10.doc