I. Mục tiêu cần đạt
1. Mục tiêu về kiến thức
- Giúp HS nhớ được khái niệm và hiểu được phong cách ngôn ngữ nghệ thuật với những đặc trưng cơ bản của nó.
- Giúp học sinh vận dụng kiến thức về phong cách ngôn ngữ nghệ thuật để làm tốt một số bài tập có liên quan.
- Phân biệt được phong cách ngôn ngữ nghệ thuật với những phong cách ngôn ngữ khác.
- Phải tích hợp được bài dạy với những kiến thức có liên quan về văn học, tiếng việt đã học hoặc kiến thức trong đời sống.
2. Mục tiêu kĩ năng
- Rèn cho học sinh kĩ năng tự nghiên cứu, tự học tập và tư duy sáng tạo trong học về phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.
- Rèn luyện cho HS kĩ năng phân tích, thẩm bình và sử dụng ngôn ngữ theo phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.
3. Mục tiêu thái độ
- Hiểu và trân trọng những giá trị, ý nghĩa của những tác phẩm nghệ thuật
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên:
- Soạn giáo án, thiết kế power point, chuẩn bị một số đoạn văn có sử dụng phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.
- Tư liệu: sách giáo viên, tài liệu tham khảo, các hình ảnh, tư liệu liên quan đến bài giảng.
2. Học sinh:
- Soạn bài theo câu hỏi trong sách giáo khoa.
9 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 9298 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn lớp 10 Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Soạn giáo án
Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật
I. Mục tiêu cần đạt
1. Mục tiêu về kiến thức
- Giúp HS nhớ được khái niệm và hiểu được phong cách ngôn ngữ nghệ thuật với những đặc trưng cơ bản của nó.
- Giúp học sinh vận dụng kiến thức về phong cách ngôn ngữ nghệ thuật để làm tốt một số bài tập có liên quan.
- Phân biệt được phong cách ngôn ngữ nghệ thuật với những phong cách ngôn ngữ khác.
- Phải tích hợp được bài dạy với những kiến thức có liên quan về văn học, tiếng việt đã học hoặc kiến thức trong đời sống.
2. Mục tiêu kĩ năng
- Rèn cho học sinh kĩ năng tự nghiên cứu, tự học tập và tư duy sáng tạo trong học về phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.
- Rèn luyện cho HS kĩ năng phân tích, thẩm bình và sử dụng ngôn ngữ theo phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.
3. Mục tiêu thái độ
- Hiểu và trân trọng những giá trị, ý nghĩa của những tác phẩm nghệ thuật
II. Chuẩn bị
Giáo viên:
Soạn giáo án, thiết kế power point, chuẩn bị một số đoạn văn có sử dụng phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.
Tư liệu: sách giáo viên, tài liệu tham khảo, các hình ảnh, tư liệu liên quan đến bài giảng.
Học sinh:
- r c¶ m¾t: gîng ®Ó thøc khuya chót n÷a.
- An ngñ, dÆn víi chÞ ®¸nh thøc.
Soạn bài theo câu hỏi trong sách giáo khoa.
Đọc bài trước ở nhà, ghi những vấn đề khó hiểu để hỏi giáo viên hoặc thảo luận trên lớp…
III. Thiết kế giáo án
Hoạt động của GV-HS
Mục tiêu cần đạt
Hoạt động 1: GV kiểm tra bài cũ và dẫn dắt vào bài mới
- HS được gọi lên bảng để trả lời câu hỏi
- GV dẫn dắt vào bài mới
Dẫn dắt: Ngôn ngữ là phương tiện tư duy và giao tiếp quan trọng bậc nhất của con người. Hay nói cách khác, tư duy và giao tiếp bằng ngôn ngữ là hai thuộc tính đặc thù chỉ con người mới có, nó là bằng chứng để phân biệt thế giới loài người và thế giới loài vật. Đồng thời, với hai chức năng trên, ngôn ngữ còn là công cụ để xây dựng hình tượng nghệ thuật văn chương (Vì vậy người ta thường nói “ Văn chương là nghệ thuật ngôn từ”); công cụ lưu giữ hình tượng trong tư duy hình tượng của con người, công cụ “khuân chuyển” hình tượng từ tác phẩm sang đối tượng tiếp nhận (dạy và học trong nhà trường)…
Với tư cách là công cụ xây dựng hình tượng nghệ thuật văn chương, chúng ta có Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật. Vậy, phong cách ngôn ngữ nghệ thuật là gì?
Hoạt động 2: Tìm hiểu chung về ngôn ngữ nghệ thuật
- GV yêu cầu HS tìm hiểu mục I trong SGK và trả lời các câu hỏi sau:
1. Ngôn ngữ nghệ thuật là gì?
2. Có mấy loại ngôn ngữ nghệ thuật?
3. Ngôn ngữ nghệ thuật thực hiện chức năng gì?
- HS trao đổi thảo luận và trả lời câu hỏi
1. Ngôn ngữ nghệ thuật là ngôn ngữ gợi hình, gợi cảm được dùng trong văn bản nghệ thuật.
Ngôn ngữ nghệ thuật còn được dùng trong trong lời nói hàng ngày và cả trong văn bản thuộc các phong cách ngôn ngữ khác. Chẳng hạn, trong văn bản chính luận, để cho lí lẽ và lập luận có sức thuyết phục, lay động lòng người, người viết vẫn có lúc dùng những từ ngữ và viết những câu văn có tính hình tượng cụ thể và giàu sức biểu cảm.
Ví dụ: “ Chúng lập ra nhà tù nhiều hơn trường học. Chúng thẳng tay chém giết những người yêu nước thương nòi của ta. Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong bể máu”.
2. Có 3 loại phong cách ngôn ngữ nghệ thuật:
- Ngôn ngữ tự sự trong truyện, tiểu thuyết, bút kí, kí sự, phóng sự...
- Ngôn ngữ thơ trong ca dao, vè, thơ (nhiều thể loại khác nhau)...
- Ngôn ngữ sân khấu trong kịch, chèo, tuồng...
3. Ngôn ngữ nghệ thuật không chỉ thực hiện chức năng cung cấp thông tin mà điều quan trọng là nó thực hiện chức năng thẩm mĩ: biểu hiện cái đẹp và khơi gợi, nuôi dưỡng cảm xúc thẩm mĩ ở người nghe, người đọc.
Hoạt động 3: Tìm hiểu đặc trưng của phong cách ngôn ngữ nghệ thuật
- GV yêu cầu HS tìm hiểu các mục II.1, II.2, II.3 trong SGK để tiến hành thảo luận
- GV chia lớp thành 3 nhóm để tiến hành thảo luận:
+ Nhóm 1: Tính hình tượng là gì?
+ Nhóm 2: Tính truyền cảm là gì?
+ Nhóm 3: nh cá thể hoá là gi?
- HS chia thành các nhóm để tiến hành thảo luận sôi nổi
- GV tổng kết lại ý kiến của cá nhóm và bổ sung, nhận xét, giải thích rõ hơn cho HS hiểu.
- GV chỉ định HS đọc chậm dãi, rõ phần ghi nhớ trong SGK.
HS thảo luận và ghi kết quả vào phiếu học tập 1 được GV phát
- GV nhận xét và đánh giá
Tuy ngôn ngữ nghệ thuật được sử dụng đa dạng về thể loại, phong phú về màu sắc, biến hoá về cá tính sáng tạo nhưng đều thống nhất ở 3 đặc trưng cơ bản : Tính hình tượng, tính truyền cảm và tính cá thể hoá. Các đặc trưng này làm nên phong cách ngôn ngữ nghệ thuật
1. Tính hình tượng
- Tính hình tượng là đặc trưng cơ bản của phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.
- Tính hình tượng thể hiện ở cách diễn đạt thông qua một hệ thống các hình ảnh, màu sắc, biểu tượng... để người đọc dùng tri thức, vốn sống của mình liên tưởng, suy nghĩ và rút ra những bài học nhân sinh nhất định.
- Ví dụ: Bài ca dao sau:
“Trong đầm gì đẹp bằng sen
Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng
Nhị vàng bông trắng lá xanh
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”
Chúng ta thấy thông qua một loạt hình ảnh lá xanh, bông trắng, nhị vàng… người đọc thấy nổi lên hình tượng “sen” với ý nghĩa là bản lĩnh của cái Đẹp: ngay trong môi trường xấu nhưng nó vẫn không bị tha hoá.
- Để tạo ra tính hình tượng của ngôn ngữ, người viết thường dùng rất nhiều biện pháp tu từ: so sánh, ẩn dụ, nói giảm, nói tránh… Nhũng phép tu từ này được dùng sáng tạo, hoặc đơn lẻ hoặc phối hợp với nhau.
Ví dụ:
“Ta đi tới trên đường ta bước tiếp
Rắn như thép, vững như đồng”
- Tính hình tượng làm cho ngôn ngữ nghệ thuật trở nên đa nghĩa. Các từ ngữ trong văn bản nghệ thuật được cải tạo về chức năng, tức là từ chức năng thông tin trong giao tiếp xã hội chuyển sang chức năng thẩm mĩ.
Ví dụ:
“Thuyền về có nhớ bến chăng
Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền”
- Tính đa nghĩa của ngôn ngữ nghệ thuật cũng liên quan chặt chẽ với tính hàm xúc: lời ít mà ý sâu xa, rộng lớn. Người viết chỉ dùng vài câu (thậm chí thay đổi một vài từ) mà có thể gợi ra những hình tượng khác nhau: hình tượng bánh trôi nước - hình tượng người phụ nữ tốt đẹp trong cảnh “ba chìm bảy nổi”
HS thảo luận và ghi kết quả vào phiếu học tập 2 được GV phát
- GV nhận xét và đánh giá
2. Tính truyền cảm
- Tính truyền cảm trong ngôn ngữ nghệ thuật thể hiện ở chỗ làm cho người đọc cùng vui, buồn, yêu thích, căm giận, tự hào…như chính người viết. Sức mạnh của ngôn ngữ nghệ thuật là tạo ra sự đồng cảm sâu sắc giữa người viết và người đọc.
- Năng lực gợi cảm xúc của ngôn ngữ nghệ thuật có được là nhờ sự lựa chọn ngôn ngữ để miêu tả, bình giá đối tượng khách quan (truyện và kịch) và tâm trạng chủ quan (thơ trữ tình). Ngôn ngữ thơ thường giàu hình ảnh, có khả năng gợi ra những cảm xúc tinh tế của con người.
Ví dụ:
“Gió đưa cây cải về trời
Rau răm ở lại chịu lời đắng cay”
(Ca dao)
“Khi tỉnh rượu lúc tàn canh
Giật mình, mình lại thương mình xót xa”
(Nguyễn Du)
- Văn xuôi, văn nghệ cũng rất dồi dào cảm xúc. Đó là sự phối hợp nhuần nhuyễn giữa ngôn ngữ tự sự, miêu tả với biểu cảm; phối hợp giữa các biện pháp lặp từ vựng, lặp cú pháp để tạo nên nhịp điệu, tiết tấu cho câu văn.
Ví dụ :
« Bàn tay nhỏ của em ta cũng trở thành vũ khí. Bộ ngực nở nang của người yêu ta cũng trở thành vũ khí. Tấm thân còm cõi của mẹ ta cũng trở thành vũ khí...Tất cả đều gieo tan rã và cái chết lên đầu giặc »- Nguyễn Trung Thành
HS thảo luận và ghi kết quả vào phiếu học tập 3 được GV phát
- GV nhận xét và đánh giá
3. Tính cá thể hoá
- Tính cá thể hoá được thê hiện ở khả năng vận dụng các phương tiện diễn đạt chung (ngữ âm, từ vựng, cú pháp,...) của cộng đồng vào việc xây dựng hình tượng nghệ thuật của mỗi nhà văn, nhà thơ. Sáng tạo nghệ thuật là một quá trình hoạt động mang tính cá nhân, nghĩa là không ai giống ai, mà ngay cả đối với một nghệ sĩ cũng không cho phép lặp lại ngay cả bản thân mình.
Mỗi nhà văn, nhà thơ có nguồn gốc xuất thân, hoàn cảnh sống, nghề nghiệp, trình độ riêng...nên tạo thành những cái « tạng » riêng cho từng người, chi phối cách thức sáng tạo của mỗi nhà văn. Những yếu tố trên xuất hiện đều đặn trong tác phẩm của họ và dần dần ổn định thành một thuộc tính phong cách của người nghệ sĩ. Xét cho cùng, thiên nhiên và cuộc sống trong tác phẩm nghệ thuật là thiên nhiên và cuộc sống của tâm trạng; nó là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan, gửi gắm thông điệp của nhà văn trong đó.
Ví dụ :
Cùng viết đề tài nông thôn Việt Nam trước cách mạng tháng Tám, nhưng Nam Cao, Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan... lại có những cách quan sát, miêu tả, lí giải khác nhau, bằng cách vận dụng các phương tiện diễn đạt cũng khác nhau và do đó thông điệp mà họ gửi gắm cho người đọc cũng có những tác động tâm lí và tình cảm khác nhau.
- Tính cá thể hoá còn được thể hiện ở vẻ riêng trong lời nói của từng nhân vật trong tác phẩm nghệ thuật.
Ví dụ :
Lời nói của Chí Phèo khác lời nói của Bá Kiến, lời nói của chị Dậu khác lời nói của lí trưởng, lời nói của Lãm khác lời nói của Nguỵêt.
- Tính cá thể hoá cũng thể hiện nét riêng trong cách diễn đạt từng sự việc, từng hình ảnh, từng tình huống khác nhau trong tác phẩm.
Ví dụ :
Cùng tả « trăng » nhưng « hồn vía » của trăng cũng rất khác nhau :
+ Trăng sáng, trăng xa, trăng rộng quá. (Xuân Diệu)
+ Ta nằm trên vũng đọng vàng khô.( Hàn Mặc Tử)
+ Vầng trăng vằng vặc giữa trời.( Nguyễn Du)
Nhiều khi ngay trong một tác phẩm, hình tượng cũng được hiện lên với những nét vẽ khác nhau. Chẳng hạn, trong « Truyện Kiều »- Nguyễn Du ở những tình huống khác nhau thì « trăng » cũng có những « bộ mặt tinh thần khác nhau » :
+ « Vầng trăng vằng vặc giữa trời
Đinh ninh hai miệng một lời song song »
+ « Tuần trăng khuyết, đĩa dầu hao
Mặt ngơ ngẩn mặt, lòng ngao ngán lòng»
+ « Vầng trăng ai sẻ làm đôi
Nửa in gối chiếc, nửa soi dặm đường »
- Tính cá thể hoá tạo cho ngôn ngữ nghệ thuật những sáng tạo mới lạ không trùng lặp
Hoạt động 4 : Củng cố kiến thức
- GV tóm lại kiến thức một lần nữa và nhấn mạnh vào những điểm quan trọng.
- GV trả lời những thắc mắc sau khi học xong bài học của HS
- HS có thể hỏi lại GV những ý chưa hiểu.
- Ngôn ngữ nghệ thuật là ngôn ngữ dùng chủ yếu trong các tác phẩm văn chương, không chỉ có chức năng thông tin mà còn thoả mãn nhu cầu thẩm mĩ của con người. Nó là ngôn ngữ được tổ chức. xắp xếp, lựa chọn, tinh luyện từ ngôn ngữ thông thường và đạt được giá trị nghệ thuật - thẩm mĩ.
- Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật có ba đặc trưng cơ bản : tính hình tượng, tính cá thể và tính truyền cảm.
Hoạt động 5 : Luyện tập
- GV hướng dẫn HS làm một số bài trong SGK
- HS làm bài tập trên lớp theo sự hướng dẫn của GV.
- Kết thúc tiết học, GV giao nhiệm vụ bài tập về nhà và chuẩn bị bài mới cho HS.
Bài 1 : Những phép tu từ thường được sử dụng để tạo ra tính hình tượng cho ngôn ngữ nghệ thuật là :
-So sánh :
“Sống trong cát, chết vùi trong cát
Những trái tim như ngọc sáng ngời”
(Tố Hữu)
- Ẩn dụ:
“ Tiếc thay hạt gạo trắng ngần
Đã vo nước đục, lại vần than rơm”
(Ca dao)
- Hoán dụ:
“ Cả làng quê, đường phố - Cả lớn nhỏ, gái trai – Đám càng đi, càng dài – Càng dài, càng đông mãi”.
(Thanh Hải)
Bài 2:
a. Nhật kí trong tù canh cánh một tấm lòng nhớ nước
canh cánh: thường trực và day dứt, trăn trở, băn khoăn.
b. Ta tha thiết tự do dân tộc – Không chỉ vì một dải đất riêng – Kê đã rắc trên mình ta thuốc độc - Giết màu xanh cả Trái Đất thiêng.
- rắc: hành động đáng căm giận
- giết: hành vi tội ác mù quáng
Nhận xét: dùng các từ như trên không chỉ gọi đúng tâm trạng, miêu tả đúng hành vi, mà còn bày tỏ được thái độ, tình cảm của người viết.
File đính kèm:
- Phong cach ngon ngu nghe thuat(4).doc