Mục tiêu bài học:
Học xong người học có khả năng:
- Hiểu được nội dung và biện pháp nghệ thuật chính của truyện;
- Biết cách đọc và hiểu một số truyện cổ tích thần kì, nhận biết một số truyện cổ tích thần kì qua đặc trựng thể loại;
- Có được tình yêu đối với người lao động, củng cố niềm tin vào sự chiến thắng của cái thiện, chính nghĩa trong cuộc sống.
I. ỔN ĐỊNH LỚP: Thời gian: 2 phút
- Số học sinh vắng: .Tên:
.
II. KIỂM TRA BÀI CŨ: Thời gian: 5 phút
Câu hỏi kiểm tra: Qua việc tìm hiểu đoạn trích Rama buộc tội, anh (chị) thấy nhân dân Ấn Độ xưa quan niệm như thế nào về nhà vua – anh hùng và người phụ nữ lí tưởng?
5 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 18400 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn lớp 10 Tấm cám (truyện cổ tích), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN SỐ:
Thời gian thực hiện:……..…
Lớp:…………………………..
Số giờ đã giảng:……………
Thực hiện ngày:………...……
Tên bài: TẤM CÁM
(Truyện cổ tích)
Mục tiêu bài học:
Học xong người học có khả năng:
- Hiểu được nội dung và biện pháp nghệ thuật chính của truyện;
- Biết cách đọc và hiểu một số truyện cổ tích thần kì, nhận biết một số truyện cổ tích thần kì qua đặc trựng thể loại;
- Có được tình yêu đối với người lao động, củng cố niềm tin vào sự chiến thắng của cái thiện, chính nghĩa trong cuộc sống.
I. ỔN ĐỊNH LỚP: Thời gian: 2 phút
- Số học sinh vắng:…………………………….Tên:……………………………
………………………………………………………………………………………….
II. KIỂM TRA BÀI CŨ: Thời gian: 5 phút
Câu hỏi kiểm tra: Qua việc tìm hiểu đoạn trích Rama buộc tội, anh (chị) thấy nhân dân Ấn Độ xưa quan niệm như thế nào về nhà vua – anh hùng và người phụ nữ lí tưởng?
Dự kiến học sinh kiểm tra:……………………………………………….……...
Tên
………….
………….
………….
………….
………….
………….
Điểm
………….
………….
………….
………….
………….
………….
III. GIẢNG BÀI MỚI: Thời gian: 80 phút
- Đồ dùng và phương tiện dạy học: SGK, SGV, Giáo án, phấn, bảng.
Hoạt động của GV - HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu chung về thể loại truyện cổ tích thần kì
GV: Em hãy đọc phần tiểu dẫn và cho biết đặc điểm và giá trị của truyện cổ tich thần kì?
HS: Đọc và trả lời
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh đọc hiểu văn bản.
GV: Tấm sống trong một hoàn cảnh như thế nào?
HS: Suy nghĩ trả lời
Gv: Qua những sự việc xảy ra trong thời gian Tấm sống cùng với mẹ con Cám, em có nhận xét gì về các nhân vật Tấm, mẹ con Cám, bụt?
HS: Suy nghĩ, trả lời
GV: Tấm trở thành hoàng hậu nhờ sự kiện gì? Chi tiết này có ý nghĩa như thế nào?
HS: suy nghĩ, trả lời
GV: Em hãy kể lại những lần hoá thân của cô Tấm?
HS: Đọc, lịêt kê, kể lại
GV: Các nhân vật bộc lộ mình như thế nào qua các sự kiện đó?
HS: Suy nghĩ và trả lời
GV: Trên con đường giành và giữ hạnh phúc của cô Tấm, yếu tố thần kì có hiện diện nữa không?
HS: Suy nghĩ và trả lời.
GV: Ý nghĩa của những lần hoá thân của Tấm?
HS: Thảo luận nhóm và trả lời.
GV: Hình thức hoá thân cuối cùng của Tấm có điều gì đặc biệt? Em có suy nghĩ gì về hình thức hoá thân đó?
HS: Suy nghĩ và trả lời
GV: Em có đồng tình với cách làm của Tấm không?
HS: Thảo luận nhóm và trình bày ý kiến.
GV: Tổng hợp ý kiến của HS và nhận xét chung.
Hoạt động 4: Hướng dẫn HS củng cố kiến thức.
GV: Em hãy cho biết chủ đề và những đặc sắc nghệ thuật của Tấm Cám?
HS: Suy nghĩ, thảo luận và trả lời.
GV: Tổng kết chung.
I. Thể loại truyện cổ tích thần kì
1. Đặc điểm
- Có sự tham gia của các yếu tố thần kì vào tiến trình phát triển của câu chuyện (bụt, tiên, những vật có phép màu)
- Nhân vật chính là những con người bình thường nhưng bất hạnh trải qua nhiều hoạn nạn mới được hưởng hạnh phúc.
2. Giá trị
Thể hiện ước mơ của nhân dân lao động về hạnh phúc gia đình, về lẽ công bằng xã hội, về phẩm chất và năng lực tuyệt vời của con người
II. Đọc hiểu
(Theo diễn biến cuộc đời cô Tấm)
1.Thân phân Tấm và con đường đi đến hạnh phúc của cô.
- Mồ côi, sống với dì ghẻ và em gái cùng cha khác mẹ là Cám
- Luôn bị hai mẹ con Cám hành hạ, lừa gạt:
+ Bắt tép - Cám lừa - Bụt/Cá bống
+ Chăn trâu - Mẹ con Cám giết bống - Bụt/xương bống
+ Xem hội - Mẹ con Cám bắt nhặt thóc - Bụt/ trang phục
═> Tấm bất hạnh, yếu đuối, bị hắt hủi, hành hạ, lừa gạt. Đồng thời cô cũng là một cô gái chăm chỉ, ngoan hiền, khao khát được vui chơi và được hưởng hạnh phúc.
═> Mẹ con Cám: độc ác, nhẫn tâm, đố kị nhưng lại có miệng lưỡi ngon ngọt.
═> Nhân vật bụt là một yếu tố thần kì, luôn có mặt giúp đỡ cô khi cô gặp bất hạnh, khó khăn. Đó là sự thể hiện ước mơ của nhân dân về công bằng xã hội.
- Tấm trở thành hoàng hậu - Chi tiết chiếc giầy đánh rơi
+ Là chi tiết tiêu biểu mang hàm ý so sánh Tấm và Cám (Đề cao Tấm với phần thưởng là ngôi vị hoàng hậu)
+ Là chi tiết cầu nối, mở màn cho hàng loạt sự kiện vèe sau của truyện.
2.Quá trình đấu tranh giành và giữ hạnh phúc của cô Tấm
a. Sự hoá thân
* Những lần hoá thân:
Sau khi Tấm thành hoàng hậu, mẹ con Cám vẫn rắp tâm hãm hại cô ═> Cô hoá thân hết lần này đến lần khác:
- Hoá thành chim vàng anh
- Hoá thành cây xoan đào
- Hoá thành “linh hồn” khung cửi
- Hoá thành quả thị
═> Nhận xét:
- Tấm đã trưởng thành hơn, từ bị động chuyển thành chủ động: Sau mỗi lần bị hãm hại, Tấm lại hoá thân sang kiếp khác để mắng rủa, tố cáo tội ác kẻ thù.
- Sự độc ác của mẹ con Cám được đẩy đến tận cùng, sự bất hạnh của Tấm cũng được đẩy lên đến đỉnh điểm. Điều này liên quan đến kiểu nhân vật chức năng trong truyện cổ tích (Nhân vật mà sự tồn tại của nó chỉ nhằm thực hiện một số chức năng trong truyện và trong việc phản ánh đời sống. Nhân vật đảm nhận chức năng nguyên phiến, bất biến, biểu tượng cho từng hạng người: thiện (Tấm) – ác (mẹ con Cám), giàu – nghèo)
- Trên con đường giành và giữ hạnh phúc của cô Tấm, bụt không xuất hiện nữa nhưng yếu tố thần kì vẫn luôn hiện diện. Yếu tố đó đã hoá thân vào trong sự bất tử của cô Tấm.
* Ý nghĩa nhữg lần hoá thân của cô Tấm:
- Chứng minh sức sống mãnh liệt của nhân vật.
- Thể hiện triết lí: “ở hiền gặp lành trong quan niệm của nhân dân”
- Phản ánh quan niệm và mơ ước thực tế về hạnh phúc của người lao động: Hạnh phúc không phải ở kiếp sau mà phải tìm và giữ nó ở kiếp này → có sự cải biến của nhân dân về quan điểm của đạo phật (Đạo phật với thuyết “luân hồi nghiệp báo” cho rằng con người chịu đau khổ từ kiếp trước thì kiếp sau sẽ được hưởng hạnh phúc ở cõi niết bàn cực lạc. Với nhân dân lao động Việt Nam: hạnh phúc ngay trong thực tại, nơi cuộc đời trần thế)
* Hình thức hoá thân cuối cùng của cô Tấm: quả thị. Từ trong quả thị ấy, Tấm bước ra, càng xinh đẹp hơn xưa.
- Đây là chi tiết phổ biến trong các truyện cổ tích thần kì Việt Nam (Sọ Dừa, Lấy vợ cóc…)
- Thể hiện quan niệm mang tính tâm linh của người xưa: người có thể thành vật, vật có thể thành người.
- Mang quan niệm của dân gian về một nội dung đẹp ẩn sau một hình thức bình thường, thậm chí là thô kệch.
═> Là chi tiết mang tính thẩm mĩ cao gắn với hình ảnh miếng trầu têm cánh phượng (kết nối Tấm và nhà vua) đã mang lại cho truyện một ý nghĩa nhân văn cao cả và một hương vị dân tộc đậm đà.
b. Sự trả thù của Tấm
- Ý kiến 1: đồng tình
- Ý kiến 2: Không đồng tình (Mâu thuẫn với bản chất hiền lành, làm giảm vẻ thuần khiết của nhân vật)
═> Tấm là nhân vật chức năng nên cô phải “hoàn thành” nhiệm vụ mà tác giả dân gian đã trao cho mình: trừng phạt cái ác, để những người bất hạnh như cô có được một hạnh phúc trọn vẹn. Cô đã lừa Cám, để Cám tự hại mình, để dì ghẻ tức mà chết.
═> Kết thúc truyện thể hiện rõ triết lí dân gian “ác giả ác báo”, phù hợp với mong ước của nhân dân về sự ban thưởng với người tốt và sự trừng phạt kẻ ác, gắn liền với nhu câu trả thù của người bị áp bức bóc lột. Đây là chiến thắng tất yếu của cái thiện, của lòng nhân đạo và lạc quan của dân gian xưa.
III. Tổng kết
1. Chủ đề
Sức sống và sự trỗi dậy mạnh mẽ của con người trước sự dập vùi, tấn công của lực lượng thù địch. Đó là sức mạnh thiện thắng ác qua cuộc đấu tranh không khoan nhượng đến cùng.
Chiến thắng ấy thể hiện ước mơ và tinh thần lạc quan của nhân dân.
2. Nghệ thuật
- Cốt truyện li kì hấp dẫn có sự tham gia của các yếu tố thần kì.
- Có sự đan xen với văn vần.
- Nằm trong kiểu truyện dân gian quen thuộc trên thế giới (Lọ Lem – Pháp, Nàng tro bếp - Đức, Nàng Diệp Hạn – Trung Quốc…) nhưng Tấm Cám là truyện cổ tích đậm đà bản sắc của dân tộc Việt Nam:
+ Bức tranh thiên nhiên gần gũi, quen thuộc với cây cau, giếng nước…
+ Phong tục sinh hoạt: mò cua bắt tép, hội làng… đặc biệt là hình ảnh lá trầu têm cánh phượng.
+ Nét riêng về phẩm chất cô Tấm, đặc sắc của các yếu tố thần kì → sức hấp dẫn riêng của truyện.
IV. CÂU HỎI BÀI TẬP: Thời gian: 3 phút
Nội dung
Hình thức thực hiện
Bài tập: Nêu khái niệm, vai trò của nhân vật chức năng trong truyện cổ tích? Chứng minh qua Tấm Cám?
Bài tập về nhà
V. TỰ RÚT KINH NGHIỆM:( Chuận bị, tổ chức, thực hiện)
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
TRƯỞNG BAN/TRƯỞNG TỔ BỘ MÔN
(Ký duyệt)
Ngày…….tháng…….năm 2008
Chữ ký giáo viên
Phạm Thị Hoài
File đính kèm:
- Tam Cam(2).doc