Giáo án Ngữ văn lớp 10 Tiết 1,2- đọc văn tổng quan văn học Việt Nam (tiết 1)

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC

I. Mức độ cần đạt

 - Thấy được hai bộ phận hợp thành của văn học Việt Nam: văn học dân gian và văn học viết;

 - Nắm được một cách khái quát tiến trình phát triển của văn học viết;

 - Hiểu được những nộ dung thể hiện con người Việt Nam trong văn học.

 II. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng.

1. Kiến thức.

 Những bộ phận hượp thành, tiến trình phát triển của văn học Việt Nam và tư tưởng, tình cảm của người Việt Nam trong văn học.

2. Kĩ năng.

 Nhận diện được nền văn học dân tộc, nêu được các thời kì lớn và các giai đoạn cụ thể trong các thời kì phát triển của văn học dân tộc.

B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN

- SGK, SGV, Thiết kế bài học, TL chuẩn KT,KN Ngữ văn 10 CB, TLTK, .

C. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH

Dạy học nêu vấn đề kết hợp các hình thức trao đổi, thảo luận, trả lời câu hỏi, .

D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

1. Ổn định tổ chức

2. Kiểm tra bài cũ

3. Bài mới

C1:

Trong trường kì lịch sử, nhân dân Việt Nam đã sáng tạo nên nhiều giá trị vật chất và tinh thần to lớn, trong đó có nền văn học được hình thành và phát triển khá sớm. Vượt qua nhiều thở thách khắc nghiệt của lịch sử (đặc biệt là nạn ngoại xâm với âm mưu đồng hóa của bọn xâm lược), nền văn học Việt Nam vẫn phát triển mạnh mẽ, phong phú có bản sắc riêng, chứng tỏ một sức sống bền bỉ mãnh liệt. Trên dải đất Việt Nam, từ bao đời nay, nhiều dân tộc anh em đã gắn bó sâu sắc để bảo vệ, xây dựng đất nước và vun đắp nền văn hiến. Các dân tộc anh em cùng góp phần tạo nên nền văn học của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.

C2

 

doc7 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1427 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn lớp 10 Tiết 1,2- đọc văn tổng quan văn học Việt Nam (tiết 1), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 1,2 Đọc văn TỔNG QUAN VĂN HỌC VIỆT NAM (Tiết 1) Ngày soạn: 10/8/2012 Ngày giảng: 20/8/2012 A. MỤC TIÊU BÀI HỌC I. Mức độ cần đạt - Thấy được hai bộ phận hợp thành của văn học Việt Nam: văn học dân gian và văn học viết; - Nắm được một cách khái quát tiến trình phát triển của văn học viết; - Hiểu được những nộ dung thể hiện con người Việt Nam trong văn học. II. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng. 1. Kiến thức. Những bộ phận hượp thành, tiến trình phát triển của văn học Việt Nam và tư tưởng, tình cảm của người Việt Nam trong văn học. 2. Kĩ năng. Nhận diện được nền văn học dân tộc, nêu được các thời kì lớn và các giai đoạn cụ thể trong các thời kì phát triển của văn học dân tộc. B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN - SGK, SGV, Thiết kế bài học, TL chuẩn KT,KN Ngữ văn 10 CB, TLTK,…. C. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH Dạy học nêu vấn đề kết hợp các hình thức trao đổi, thảo luận, trả lời câu hỏi,…. D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ 3. Bài mới C1: Trong trường kì lịch sử, nhân dân Việt Nam đã sáng tạo nên nhiều giá trị vật chất và tinh thần to lớn, trong đó có nền văn học được hình thành và phát triển khá sớm. Vượt qua nhiều thở thách khắc nghiệt của lịch sử (đặc biệt là nạn ngoại xâm với âm mưu đồng hóa của bọn xâm lược), nền văn học Việt Nam vẫn phát triển mạnh mẽ, phong phú có bản sắc riêng, chứng tỏ một sức sống bền bỉ mãnh liệt. Trên dải đất Việt Nam, từ bao đời nay, nhiều dân tộc anh em đã gắn bó sâu sắc để bảo vệ, xây dựng đất nước và vun đắp nền văn hiến. Các dân tộc anh em cùng góp phần tạo nên nền văn học của cộng đồng các dân tộc Việt Nam. C2 Vieät Nam vôùi haøng ngaøn naêm vaên hieán laø moät nöôùc coù söï phaùt trieån maïnh vaø thu ñöôïc nhieàu thaønh töïu ôû moïi maët, ñaëc bieät ôû lónh vöïc vaên hoaù, maø noøng coát laø vaên hoïc giöõ moät vai troø quan troïng song haønh vôùi lòch söû phaùt trieån cuûa ñaát nöôùc. Quaù trình phaùt trieån ñoù ñaõ gaët haùi ñöôïc nhöõng tinh hoa gì, hoâm nay toâi seõ giôùi thieäu cho caùc em roõ hôn. Hoạt động của Gv và HS Nội dung cần đạt BS HĐ 1: HD HS tìm hiểu các bộ phận hợp thành của VHVN I. Các bộ phận hợp thành của văn học Việt Nam. Gồm hai bộ phận lớn là văn học dân gian và văn học viết. Hai bộ phận này có quan hệ mật thiết với nhau Thao tác 1: Tìn hiểu VHDG - E hiểu thế nào là VHDG? - Các thể loại chủ yếu của VHDG? - Em hãy nêu đặc trưng tiêu biểu của VHDG? - Nêu vị trí của VHDG? 1. Văn học dân gian - Là những sáng tác tập thể và truyền miệng của nhân dân lao động, ra đời từ xa xưa và phát triển cho đến ngày nay. - Các thể loại chủ yếu: thần thoại, sử thi, truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn, truyện cười, tục ngữ, câu đố, vè, truyện thơ, chèo. - Đặc trưng tiêu biểu: tính truyền miệng, tính tập thể. Những đặc trưng đó làm cho VHVN luôn gắn bó với các sinh hoạt khác nhau của đời sống cộng đồng. - Vị trí: VHDG có vai trò và vị trí rất quan trọng, nó tác động to lớn đối với sự hình thành và phát triển của văn học viết từ nội dung đến hình thức. Thao tác 2: Tìn hiểu VHV - Em hiểu thế nào là VHV? - Hãy nêu vị trí của VHV? 2. Văn học viết - Là sáng tác của trí thức, được ghi lại bằng chữ viết. ® Tác phẩm vănhọc là sáng tạo của cá nhân, mang dấu ấn của tác giả. Ra đời từ thế kỉ X. - Vị trí: đóng vai trò chủ đạo và thể hiện những nét chính của diện mạo nền văn học dân tộc - Các loại chữ viết để sáng tác văn học? a. Chữ viết của văn học Việt Nam - Về cơ bản được viết bằng chữ Hán, chữ Nôm và chữ quốc ngữ + Chữ Hán là văn tự của người Hán. Người Việt đọc theo cách của mình gọi là cách đọc Hán Việt. VH viết Việt Nam khởi đầu được viết bằng chữ Hán. + Chữ Nôm là chữ viết cổ của người Việt, dựa vào chữ Hán sáng tạo ra. Chữ Nôm ra đời sớm, nhưng văn học Nôm phải đến thế kỉ XIII mới xuất hiện + Chữ quốc ngữ là thứ chữ sử dụng chữ La tinh để ghi âm tiếng Việt. Ở đầu thế kỉ XX, một số tác giả sáng tác vănhọc bằng chữ Hán, chữ Nôm và tiếng Pháp. Song về cơ bản, VHVN từ thế kỉ XX trở đi là nền văn học viết bằng chữ quốc ngữ. Cả văn học chữ Nôm và văn học chữ quốc ngữ đều là văn học viết bằng tiếng Việt Em hãy nêu hệ thống thể loại của VHV VN? b. Hệ thống thể loại của văn học viết - Văn học trung đại (từ thế kỉ XX đến hết XIX) + Trong văn học chữ Hán có 3 nhóm thể loại chủ yếu là văn xuôi (truyện, kí, tiểu thuyết chương hồi,..) thơ (thơ cổ phong, thơ Đường luật, từ khúc,...) văn biền ngẫu (hình thức trung gian giữa thơ và văn xuôi, được dùng nhiều trong thể phú, cáo, văn tế,...) + Trong văn học chữ Nôm phần lớn là thơ (thơ Nôm đường luật, truyện thơ, ngâm khúc, hát nói,...) và văn biền ngẫu. - Văn học hiện đại (từ đầu thế kỉ XX đến nay): loại hình và thể loại có ranh giới rõ rệt hơn: Tự sự (tiểu thuyết, truyện ngắn, kí), trữ tình (thơ, trường ca), kịch (kịch nói, kịch thơ,...) HĐ 2: HD HS tìm hiểu quá trình phát triển của VHV VN - Trình bày khái quá trình phát triển của văn học viết Việt Nam? II. Quá trình phát triển của văn học viết Việt Nam Nhìn tổng quát, văn học Việt Nam đã trải qua ba thời kì lớn: - Văn học từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX (văn học trung đại) - Văn học từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám 1945 - Văn học từ sau Cách mạng tháng Tám 1945 đến hết thế kỉ XX (Hai thời kì sau gọi là văn học hiện đại ) TT1: Tìm hiểu Văn học từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX (văn học trung đại) - Văn học trung đại chủ yếu viết bằng văn tự gì? Ban đầu văn học VN viết bằng chữ gì? Nó tồn tại và phát triển đến khi nào? Chữ Hán có vai trò như thế nào? Thành tựu chủ yếu? Kể tên một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu? Văn học chữ Nôm xuất hiện thừ khi nào? Sự xuất hiện của văn học tiếng Việt bằng chữ Nôm có ý nghĩa gì? Chữ Nôm ra đời có vai trò như thế nào? Thành thựu chủ yếu của văn học chữ Nôm? 1. Văn học từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX (văn học trung đại) Văn học trung đại Việt Nam được viết bằng chữ Hán và chữ Nôm * Văn học chữ Hán: ban đầu văn học Việt Nam được viết bằng chữ Hán. Văn học chữ Hán tồn tại và phát triển cho tới cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX. - Vai trò: + Chữ Hán trở thành công cụ rất quan trọng để người Vn tiếp nhận những học thuyết lớn của phương Đông như: Nho giáo, Phật giáo, tư tưởng Lão - Trang. + Thông thạo Hán học, các nhà văn nhà thơ VN đã tiếp nhận một phần quan trọng trong hệthống thể loại và thi pháp văn học cổ – trung đại trung Quốc. - Thành tựu: thơ văn yêu nước và thơ văn thời Lý – Trần; một số thể loại văn xuôi như truyền kì , kí sự, tiểu thuyết chương hồi có giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc. - Tác giả, tác phẩm tiêu biểu: Nam quốc sơn hà (Lí Thường Kiệt); Hịch tướng sĩ (Tràn Quốc Tuấn); Cáo bình Ngô (Nguyễn Trãi); Truyền kì mạn lục (Nguyễn Dữ); Truyện Kiều (Nguyễn Du)... * Văn học chữ Nôm: - Văn học viết bằng chữ Nôm xuất hiện ở thế kỉ XIII và phát triển mạnh ở thế kỉ Xv, đạt đến đỉnh cao ở thế kỉ XVIII. - Ý nghĩa: Sự xuất hiện của văn học tiếng Việt bằng chữ Nôm là sự vận động tất yếu của nền văn học dân tộc, đáp ứng nhu cầu phản ánh hiện thực và diễn tả đời sống tâm hồn của người VN. Đó là bằng chứng hùng hồn cho ý chí xây dựng nền văn hiến độc lập của dân tộc ta. - Vai trò: + Nhờ có chữ Nôm mà các thể thơ dân tộc như lục bát, song thất lục bát,... đã được sử dụng để sáng tác truyện thơ Nôm, ngâm khúc, hát nói. + Nhờ có chữ Nôm ghi âm tiếng Việt mà sáng tác của các nhà văn, nhà thơ có thể dễ dàng đến được với nhân dân lao động. - Thành tựu: + các nhà văn, nhà thơ đã tiếp thu một cách sáng tạo để có thơ Nôm Đường luật của Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan,... Rất hiếm thấy văn xuôi bằng chữ Nôm. + Sự phát triển của văn học chữ Nôm gắn liền với sự trưởng thành của những truyền thống lớn nhất của VHTĐ như lòng yêu nước, tinh thần nhân đạo và tính hiện thực, đồng thời phản ánh quá trình dân tộc hoá và dân chủ hoá của VHTĐ TT2: Tìm hiểu Văn học từ đầu thế kỉ XX đến hết thế kỉ XX (văn học hiện đại) - Về lịch sử xã hội nước ta giai đoạn này có những nét gì đáng lưu ý, ảnh hưởng tới sự phát triển của văn học? Văn học thời kì này viết bằng thứ chữ gì? Sự đổi mới ấy đã làm cho nền văn học này có sự khác biệt như thế nào so với văn học trung đại? Câu hỏi gợi ý: Về tác giả? Về đời sống văn học? Về thể loại? Về thi pháp? Sau khi cách mạng tháng 8 thành công, văn học thay đổi thế nào? Về LLST? Nền văn học lúc này phát triển dưới sự lãnh đạo của ai? Thành tựu đặc biệt quan trọng của nền văn học VH thế kỉ XX thuộc về dòng văn học nào? Văn học thời kì này đã đạt được những thành tựu như thế nào về mặt thể loại? Sau khi đất nước thống nhất, đặc biệt từ năm 1986 văn học có diện mào thế nào? Văn học tập trung phản ánh điều gì? Đề tài chính của văn học giai đoạn này? 2. Văn học từ đầu thế kỉ XX đến hết thế kỉ XX (văn học hiện đại) * Đầu thế kỉ XX: - Văn học có sự giao lưu rộng hơn. Những luồng tư tưởng tiến bộ được truyền bá từ châu Âu đã làm thay đổi nhận thức, cách cảm, cách nghĩ và cả cách nói của con người Việt. - Chủ yếu viết bằng chữ quốc ngữ. - Sự đổi mới khiến cho văn học hiện đại có một số điểm khác biệt so với văn học trung đại: + Về tác giả: đã xuất hiện đội ngũ nhà văn, nhà thơ chuyên nghiệp. + Về đời sống văn học: nhờ có báo chí và kĩ thuật in ấn hiện đại mà tác phẩm văn học đi vào đời sống nhanh hơn; sôi động hơn, năng động hơn... + Về thể loại: thơ mới, tiểu thuyết, kịch nói...dần thay thế hệ thống thể loại cũ + Về thi pháp: hệ thống thi pháp mới dần thay thế hệ thống thi pháp cũ, đề cao cá tính sáng tạo, đề cao "cái tôi" cá nhân * Từ sau CMT8: đã mở ra một thời kì mới trong tiến trình VHVN thế kỉ XX. Biểu hiện: - Lực lượng sáng tác: đông đảo, hùng hậu, đa dạng: đa số các nhà văn, nhà thơ nổi tiếng trong giai đoạn 30 – 45 đã đi theo CM, cống hiến tài năng và sức lực cho sự nghiệp văn học cách mạng của dân tộc. Một thế hệ nhà văn, nhà thơ vừa là nghệ sĩ, vừa là chiến sĩ trẻ tuổi trưởng thành cùng cách mạng, đem lại sức sống trẻ trung cho văn học cách mạng. - Nền văn học mới phát triển dưới sự lãnh đạo toàn diện của Đảng Cộng sản Việt Nam. - Thành tựu chủ yếu thuộc về dòng văn học yêu nước cách mạng, gắn liền với công cuộc giải phóng dân tộc vĩ đại. - Về thể loại văn học: đa dạng, phong phú: tiếp tục phát triển thơ, văn xuôi quốc ngữ. Cong cuộc hiện đại hoá thơ, kịch, tiểu thuyết, truyện ngắn đã đạt được nhiều thành tựu to lớn. Thơ mới, tiểu thuyết Tự lực văn đoàn, văn xuôi hiện thực trước cách mạng, tiếp đó là thành thựu thơ kháng chiến chống Pháp, thơ, tiểu thuyết, truyện ngắn, bút kí trong kháng chiến chống Mĩ, là những hiện tượng lớn của VHVN thế kỉ XX. * Đất nước thống nhất, đặc biệt công cuộc đổi mới từ năm 1986 văn học hiện đại bước vào một giai đoạn phát triển mới: - Văn học phản ánh trung thực và sâu sắc công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; phản ánh tâm tư tình, cảm của con người VN trước những vấn đề mới mẻ của thời mở cửa, hội nhập quốc tế hết sức sôi độngvà phức tạp. - Đề tài: 2 mảng đề tài mới là: đề tài lịch sử, đặc biệt là đề tài về chiến tranh chống Pháp vf chống Mĩ hào hùng với những suy ngẫm về các bài học có thể rút ra do độ lùi thời gian.; đề tài về cuộc sống và con người Vn đươcng đại trong bối cảnh xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN: nền dân chủ, pháp quyền XHCN. HĐ 3: Củng cố -Các bộ phận hợp thành của văn học Việt Nam? Quá trình phát triển của văn học Việt Nam? - Mục đích của việc học văn học Việt Nam?Ngày soạn: 6/8/2010 HĐ 4: Dặn dò: - Học bài cũ - Đọc và tiếp tục soạn bài “Tổng quan văn học Việt Nam” (tiết 2) RÚT KINH NGHIỆM ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

File đính kèm:

  • docT1 Tong quan VHVN T1 moi.doc