A. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
Giúp học sinh:
- Hiểu được ý nghĩa những mâu thuẫn, xung đột và những biến hoá của Tấm trong truyện.
- Hiểu được giá trị nghệ thuật của tác phẩm.
B. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: SGK, SGV, thiết kế bài giảng, giáo án.
C. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH:
Giáo viên tổ chức giờ học, giờ dạy, theo cách kết hợp các phương pháp: đọc sáng tao, gợi tìm, trao đổi thảo luận, trả lời câu hỏi.
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ:
a. Qua đoạn trích “Rama buộc tội” nhân dân Ấn Độ quan niệm như thế nào về nhà vua anh hùng và người phụ nữ lý tưởng.
b. So sánh hành động của nàng Xita và Vũ Nương, từ đó rút ra những điểm giống và khác nhau giữa hai người?
c. Thê nào là truyện cổ tích thần kỳ?Nêu những đặc điểm quan trọng của thể loại truyện dân gian này?
3. Bài mới.
4 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1542 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn lớp 10 Tiết 19 – 20 đọc văn: tấm cám, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày 12/10/2007
Tiết 19 – 20
Người soạn: Phan Thị Hường Đọc Văn: Tấm Cám
Yêu cầu cần đạt:
Giúp học sinh:
Hiểu được ý nghĩa những mâu thuẫn, xung đột và những biến hoá của Tấm trong truyện.
Hiểu được giá trị nghệ thuật của tác phẩm.
Phương tiện dạy học: SGK, SGV, thiết kế bài giảng, giáo án.
Cách thức tiến hành:
Giáo viên tổ chức giờ học, giờ dạy, theo cách kết hợp các phương pháp: đọc sáng tao, gợi tìm, trao đổi thảo luận, trả lời câu hỏi.
Tiến trình dạy học:
ổn định tổ chức.
Kiểm tra bài cũ:
Qua đoạn trích “Rama buộc tội” nhân dân ấn Độ quan niệm như thế nào về nhà vua anh hùng và người phụ nữ lý tưởng.
So sánh hành động của nàng Xita và Vũ Nương, từ đó rút ra những điểm giống và khác nhau giữa hai người?
Thê nào là truyện cổ tích thần kỳ?Nêu những đặc điểm quan trọng của thể loại truyện dân gian này?
Bài mới.
Hoạt động giáo viên và học sinh
Yêu cầu cần đạt
GV:Truyện cổ tích có mấy loại, đó là những loại nào? Mỗi loại lấy một vài truyện để minh hoạ.
HS: Tìm và trả lời.
GV: Loại truyện nào tiêu biểu nhất? Những yếu tố đặc trưng nào giúp ta phân biệt Truyện cổ tích thần kỳ với hai loại cổ tích trên? Nhân vật chính của Truyện cổ tích thần kỳ thường là những con người như thế nào?
GV: Truyện Tấm Cám và nhân vật Tấm đã ảnh hưởng như thế nào đối với chúng ta (sâu rộng trong đời sống nhân dân ở mọi lĩnh vực nghệ thuật: chèo, cải lương, nhạc hoạ, thơ.
HS: Kể theo tranh.
GV: Qua việc đọc kể em thấy tác phẩm có thể chia làm mấy phần?
GV: Điểm cốt lõi của truyện Tấm Cám phản ánh điều gi?
HS: Trả lời.
GV: Đọc toàn bộ câu chuyện em có cảm nhận gì về vẻ đẹp của cô Tấm? Từ xưa nhân dân ta thường so sánh cô Tấm với những người như thế nào?
HS: Trả lời.
GV: Tìm – phân tích những chi tiết để làm nổi bật cuộc đời và thân phận của Tấm?
HS: Trả lời.
GV: Để làm nổi bật số phận bất hạnh của Tấm, dân gian đã đặt Tấm bên cạnh nhân vật nào?(GV giải thích mối quan hệ dì ghẻ – con chồng bằng ca dao, tục ngữ).
GV: Qua cách kể chuyện, ta cảm nhận được thái độ gì của dân gian trong cách kể về nỗi khổ của Tấm.
HS: Trả lời.
GV: Vậy nỗi khổ cực của Tấm bắt nguồn từ đâu? Mẹ con Cám là người như thế nào?
HS: Tìm chi tiết trả lời.
GV: Mâu thuẫn giữa cô Tấm và mẹ con nhà Cám phản ánh mâu thuẫn gì của xã hội.?
GV: Nhân dân ta đã giải quyết mâu thuẫn và xung đột trên theo hướng nào ?
GV: Dân gian đã đưa Tấm đến hạnh phúc bằng cách nào ? Con đường dẫn đến hạnh phúc của Tấm được miêu tả thế nào?
HS: Tìm chi tiết để miêu tả.
GV: Em có suy nghĩ gì về con đường dẫn đến hạnh phúc của Tâm? hạnh phúc ấy cho em cảm nhân gì về cách nhìn cách suy nghĩ, quan niệm của ông cha ta?
Tác giả dân gian ta đã gửi gắm triết lí gì qua cuộc đời số phận của cô Tấm?
Dẫn dắt: Từ một cô gái mồ côi, Tấm trở thành HH. Đến đây có thể một câu truyện hoàn chỉnh với kết thúc có hậu, song truyện không dừng lại ở kết thúc phổ biến đó mà mở ra một hướng khác. Đó là cuộc đấu tranh không khoan nhượng để bảo vệ hạnh phúc.
GV: Cô Tấm đã trải qua mấy kiếp hồi sinh ?
Em có nhận xét gì về tính cách của cô Tấm trước khi làm hoàng hậu, khi vào cung làm hoàng hậu và cô Tấm sau những lần tái sinh? Qua đó nhân dân ta muốn khẳng định điều gi?
GV: Những vật mà Tấm tái sinh là những hình ảnh như thế nào? Tại sao dân gian ta không để Tấm tái sinh thầnh tiên, bụt cho ss?
GV: Tại sao, dân gian ta để Tấm tái sinh nhiều lần đến thế?
GV: Các yếu tố kỳ ảo đóng vai trò khác nhau như thế nào ?
HS: Liệt kê và chỉ ra vai trò của các yếu tố thần kỳ
GV: Sự trở về của Tấm ở cuối truyện nói lên những quan niệm gì của nhân dân về hạnh phúc và công bằng xã hội?
GV: Tấm trả thù mẹ con Cám ở cuối truyện rất tàn nhẫn. Có ý kiến cho rằng Tấm đã đánh mất vẻ đẹp vốn hiền lành, dịu dàng của mình. ý kiến các em như thế nào?
HS thảo luận
GV: Cách kết thúc có hậu thể hiện ý nghĩa gi? Qua đó em thấy tâm hồn của nhân dân lao động như thế nào?
Tôi yêu truyện cổ nước tôi
Vừa nhân hậu lại tuyệt vời sâu xa.
GV: Qua phân tích văn bản em hãy rút ra chủ đề của truyện Tấm Cám.
HS: Trả lời.
GV: Truyện đã để lại cho em những bài học gi?
I. Tiểu dẫn:
- Truyện cổ tích có ba loại: cổ tích loài vật,cổ tích thần kỳ, cổ tích sinh hoạt.
- Truyện cổ tích thần kỳ: +yếu tố thần kỳ
+ ước mơ của nhân dân.
+ Nhân vật chính: là những con người có số phận bất hạnh như người em út, người mồcôi, người có hình dạng xấu xí…
ị cổ tích thần kỳ là những hư cấu về một hiện thực chỉ có trong ước mơ.
II. Đọc hiểu:
1. Tóm tắt tác phẩm(theo tranh):
2. Bố cục:3 phần:
Phần mở truyện từ “ngày xửa…việc nặng” là phần giới thiệu các nhân vật chính và hoàn cảnh truyện.
Phần thân truyện: “Một hôm … về cùng”, phần nêu diễn biến câu chuyện. Chia làm hai đoạn: + Tấm ở với dì ghẻ – Cám cho đến khi làm hoàng hậu.
+ Tấm bị giết và hoá thân…
Phần kết truyện: Tấm trở lại thành người trả thù Cám ị kết cấu phổ biến của Truyện cổ tích thần kỳ :
* Có thể chia làm hai phần:
Phần 1: Từ đầu … “đến ở đâu ra mà đẹp thế”: thân phận người con côi bất hạnh và con đường dẫn tới hạnh phúc.
Phần 2: Phần còn lại: cuộc đấu tranh gian nan quyết liệt để giữ gìn hạnh phúc.
3. Đọc hiểu cụ thể:
a. Cuộc đời, số phận bất hạnh và con đường vươn tới hạnh phúc của cô Tấm.
Cuộc đời – số phận bất hạnh.
Tấm – hiện thân của cái thiện (chăm chỉ, hiền lành, cả tin). Một vẻ đẹp giản dị, gần gũi theo quan niệm của nhân dân.
Là người vô cùng bất hạnh:
+ Mồ côi mẹ từ nhỏ (mô tip quen thuộc).
+ Cha chết phải ở với dì ghẻ.
+ Phải làm lụng suốt ngày đêm.
Tấm được đặt trong thể đối sánh với Cám (con dì ghẻ) ị Tấm là hiện thân của cuộc đời bị đày đoạ, tước đoạt, chịu nhiều thiệt thòi trong xã hội phân chia giai cấp hà khắc (là hình ảnh tiêu biểu cho số phận những con người nhỏ bé trong xã hội).
à thái độ cảm thương chia sẻ. Dân gian không chỉ đồng cảm mà còn vạch rõ lý giải nỗi khổ của Tấm bắt nguồn từ đâu.
- Trực tiếp gây ra nỗi khổ cho Tấm là mẹ con Cám .
+ Lừa trút hết giỏ tép của Tấm để giành yếm đỏ (tước đoạt ước mơ nhỏ bé của Tấm).
+ Lén lút giết Bống.
+ Trộn thóc với gạo nhằm dập tắt niềm vui được giao cảm với đời của Tấm ị mẹ con Cám là những người độc ác tham, là hiện thân cái ác ngày càng lộ liễu đáng sợ.
* Mâu thuẫn: giữa Tấm và mẹ con Cám là mâu thuẫn trong gia đình, qua đó phản ánh sâu sắc mâu thuẫn xã hội, mâu thuẫn giai cấp.
* Hướng giải quyết mâu thuẫn của nhân dân ta theo quan điểm : ở hiền gặp lành, thiện thắng ác.
Con đường dẫn đến hạnh phúc của cô Tấm.
- Bằng các yếu tố thần kỳ (ông Bụt) xuất hiện để thực hiện con đường đó.
ị Như vậy, dù phải trải qua bao nhiêu khó khăn vất vả thì cuối cùng Tấm cũng được hưởng hạnh phúc à cái nhìn nhân ái, công bằng của nhân dân. Tác giả dân gian đã đứng về phía những con người bất hạnh mà nêu cao ước mơ của họ, làm dịu đi cuộc sống vốn đắng chát của người lao động bằng một thế giới tốt đẹp hơn ị Lòng nhân đạo.
* Những triết lý sâu xa
- Hạnh phúc chỉ có ở những con người hiền lành, chăm chỉ, lương thiện.
- Con đường dẫn đến hạnh phúc không đơn giản, đó là sự cố gắng, sự đấu tranh quyết liệt để tạo dựng và giữ gìn hạnh phúc. Và không được lúc nào mất nhiều hy vọng, lạc quan.
ị ẩn sâu bên trong là khát vọng ngàn đời về một cuộc sống hạnh phúc của ông cha ta ị cổ tích là nhưng giấc mơ đẹp.
b. Cuộc đấu tranh gian nan, quyết liệt.
- Tấm trải qua 4 kiếp tái sinh: Tấm bị giết à chim vàng anh à Xoan đào à khung cửu à quả thị à cô Tấm gặp lại vua.
Trước kia Tấm hiền lành yếu đuối, cả tin, bị độngà qua những lần tái sinh Tấm mỗi lúc mỗi mạnh mẽ, cứng cỏi và quyết liệt. Tấm phải tự đứng dậy đấu tranh trực diện để giành lại hạnh phúc, ý thức phản kháng ngày càng cao à khẳng định muốn có hạnh phúc con người phải tự giành – giữ lấy.
+ Hình ảnh khung cửi, cây xoan, quả thị…là những vật rất bình dị, thân thương trong cuộc sống dân giã. Đây là hình tượng đẹp tạo ấn tượng thẩm mĩ cho truyện.
+ Tấm không tái sinh thành Tiên, thành Phật, cho thoát kiếp đau khổ mà nàng chỉ gửi gắm linh hồn vào những vật bình dị, thân thương trong cuộc sống đời thường ( ... ) à niềm khát khao sống, khát khao hạnh phúc rất thiết thực và mạnh mẽ của nhân dân ta.
Đối với Tấm được sống hạnh phúc trần thế mới thực đáng quý (cái nhìn hiện thực hơn của nhân dân).
+ Việc để cho cô Tấm phải chịu 4 lần hoá thân à cốt truyện dài hơn, nhiều tình tiết hơn à cho ta thấy cuộc chiến đấu để giành lại quyền sống và hạnh phúc của cô Tấm là vô cùng gian nan, sự đày đoạ mà Tấm phải chịu cũng đã đến tận cùng (bị tước đoạt cả hạnh phúc lẫn tính mạng) và vì thế cho nên cuộc đấu tranh để giành và giữ hạnh phúc của cô Tấm là vô cùng quyết liệt, không khoan nhượng.
* Yếu tố kỳ ảo : Làm nên vẻ đẹp của truyện cổ tích Tấm Cám. ở phần 1, những vật trợ giúp ... đều do Bụt mang đến cho Tấm. ở phần 2 các yếu tố thần kỳ (vàng anh, xoan đào, khung cửi ... ) không thay Tấm đấu tranh, chỉ là những vật cô Tấm tìm tới gửi linh hồn để trở về đấu tranh quyết liệt với kẻ thù giành lại hạnh phúc. Cuộc đấu tranh trực diện hơn, nhất là chi tiết cuối cùng
* Sự trở lại làm người của Tấm ị Quan niệm “ở hiền gặp lành” và ước mơ của nhân dân về hạnh phúc rất thực tế.
- Cái chết của Cám là thảm hại, nhưng đáng đời.
+ Tự Cám tìm đến cái chết vì tham lam.
+ Thể hiện cuộc đấu tranh XH gay gắt triệt để, cái xấu, cái ác đã bị tiêu diệt, thực hiện đúng lẽ công bằng của xã hội, theo quan niệm "ác giả, ác báo, ở hiền gặp lành.
- Kết thúc có hậu góp phần làm sáng tỏ hơn chủ đề tư tưởng của truyện à thể hiện ước mơ đổi đời của nhân dân lao động.
à thể hiện ước mơ về lẽ công bằng xã hội. Những người bị áp bức bóc lột như Tấm, những người hiền lành như bà cụ hàng nước đều được hưởng hạnh phúc.
Qua đó ta thấy tâm hồn lãng mạn, lạc quan, yêu đời nhân hậu của nhân dân ta khi sáng tạo truyện cổ tích "Trong truyện cổ tích nhân dân lao động không hề biết đến bi quan ".
iii. luyện tập và củng cố
1. Chủ đề: Thể hiện ước mơ của nhân dân ta “ở hiền gặp lành”, “ác giả ác báo”. Ước mơ hạnh phúc cho những con người nhỏ bé bất hạnh trong xã hội bất công.
2. Bài học:
- Phải biết đồng cảm sâu sắc với số phận bất hạnh của con người.
- Phải có ý thức đấu tranh để giành và bảo vệ hạnh phúc.
- Sống phải có ước mơ vươn tới cuộc sống tốt đẹp, có tinh thần lạc quan yêu đời.
3. Dặn dò:
- Tóm tắt truyện.
- Học thuộc phần ghi nhớ SGK.
- Cảm nhận của em về sức sống của cô Tấm.
- Soạn bài Tam đại con gà - Nhưng nó phải bằng hai mày
File đính kèm:
- Tiet 19 20 Tam Cam.doc