A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS:
- Hiểu rõ khái niệm ca dao, nội dung tiếng hát than thân và tiếng hát yêu thương, tình nghĩa của người bình dân qua một số bài ca dao tiêu biểu với những đặc điểm nghệ thuật riêng.
- Đồng cảm với người lao động và yêu quý những sáng tác của họ, học tập lối sống có tình có nghĩa của người xưa.
B. PHƯƠNG PHÁP: Kết hợp đọc sáng tạo, gợi tìm với trao đổi, thảo luận, trả lời câu hỏi .
C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức lớp.
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Lời vào bài mới: Nếu truyện cổ tích gieo vào lòng ta niềm tin cái thiện sẽ chiến thắng cái ác, rằng người ở hiền nhất định sẽ gặp lành, thì ca dao giúp ta hiểu được đời sống tư tưởng, tình cảm của người bình dân xưa.Ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa là một bộ phận phong phú nhất trong kho tàng VHDG, nó phản ánh đầy đủ những sắc thái, những cung bậc khác nhau trong đời sống tâm hồn người VN với những đặc trưng nghệ thuật rất đặc thù.
3 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 8055 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn lớp 10 Tiết 26-27: Ca dao than thân yêu thương tình nghĩa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 26-27: ca dao than thân yêu thương tình nghĩa
A. Mục tiêu cần đạt: Giúp HS:
- Hiểu rõ khái niệm ca dao, nội dung tiếng hát than thân và tiếng hát yêu thương, tình nghĩa của người bình dân qua một số bài ca dao tiêu biểu với những đặc điểm nghệ thuật riêng.
- Đồng cảm với người lao động và yêu quý những sáng tác của họ, học tập lối sống có tình có nghĩa của người xưa.
B. Phương pháp: Kết hợp đọc sáng tạo, gợi tìm với trao đổi, thảo luận, trả lời câu hỏi .
C. Tiến trình dạy học:
1. ổn định tổ chức lớp.
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Lời vào bài mới: Nếu truyện cổ tích gieo vào lòng ta niềm tin cái thiện sẽ chiến thắng cái ác, rằng người ở hiền nhất định sẽ gặp lành, thì ca dao giúp ta hiểu được đời sống tư tưởng, tình cảm của người bình dân xưa.Ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa là một bộ phận phong phú nhất trong kho tàng VHDG, nó phản ánh đầy đủ những sắc thái, những cung bậc khác nhau trong đời sống tâm hồn người VN với những đặc trưng nghệ thuật rất đặc thù.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Yêu cầu cần đạt
HĐ1: HD đọc hiểu mục tiểu dẫn:
GVyêu cầu 1 HS đọc.
- Cho biết KN ca dao?
- Phân loại?
- Đặc trưng NT?
HĐ2: đọc-hiểu chi tiết:
yêu cầu HS đọc cả 6 bài vói giọng điệu phù hợp, chú ý cách ngắt nhịp, điệp từ, hô ngữ
- GV nhận xét cách đọc, kết quả đọc.
- Có thể chia 6 bài ca dao trên theo chủ đề như thế nào?
- Điểm chung và riêng trong 2 bài ca dao đầu là gì?
- H/ả tấm lụa đào gợi cho em những liên tưởng gì về số phận NPN?
- H/ả củ ấu gai gợi liên tưởng gì? Từ ai ơi...biểu lộ thái độ, tâm trạng gì của cô gái?
Bài 3:
- Câu mở đầu có khác gì 2 bài trên?
- Tâm trạng của chàng trai được thể hiện qua những chi tiết nghệ thuật nào?
- H/ả MT, MT, SH, SM gợi lên ý niệm gì?
- Đọc kỹ chú thích và phân tích vẻ đẹp của câu cuối ?
Bài 4:
- Bài ca dao đã dùng BPNT nào để diễn tả t/c nhớ thương của người con gái? phủ pháp đó đã tạo được hiệu quả nghệ thuật như thế nào?
- Hai câu cuối cùng giãi bày tâm trạng gì?
Bài 5:
- Phát hiện cái vô lý mà có lý trong bài ca dao?
- Liên hệ với h/ả chiếc cầu khác trong ca dao tình yêu để làm rõ vẻ đẹp độc đáo của h/ả chiếc cầu dải yếm?
- Tại sao nói cầu dải yếm là h/tượng độc đáo và lãng mạn nhất?
Bài 6:
- Cho biết ý nghĩa biểu tượng và giá trị biểu cảm của muối và gừng trong bài 6?
- Tìm thêm một số câu ca khác có sử dụng h/ả này để minh họa?
HĐ 3: Hướng dẫn tổng kết
HS đọc và trả lời câu hỏi.
Bài 1,2: tiếng hát than thân của NPN.
- Bài 3,4, 5, 6: tiếng hát yêu thương tình nghĩa: tình yêu, nỗi nhớ thương, ước mơ, tình nghĩa vợ chồng.
- Nét chung: cùng mô típ, NT so sánh, ẩn dụ.
- Nét riêng: mỗi h/ả so sánh ẩn dụ có ý nghĩa khác nhau, gợi lên muôn ngàn nỗi khổ khác nhau của NPN.
- Củ ấu gai bề ngoài xấu xí, đen đủi nhưng phẩm chất bên trong thì thật tuyệt vời.
- Ai ơi...: lời mời gọi da diết, đáng thương. Ngậm ngùi xót xa cho thân phận không may.
- Câu mở đầu: dùng lối đưa đẩy, gợi cảm hứng. Trèo...: sự vô lý nhưng d/đạt trạng thái tâm hồn chàng trai: chua xót đến ngẩn ngơ.
- Ai làm...lời trách móc, oán giận người chia rẽ t/y.
- Hỏi khế để bộc lộ lòng mình, khế chua - hay lòng chua xót: lời than da diết, thấm thía.
- H/ả ẩn dụ chỉ sự cách trở của đôi ta, chẳng bao giờ được gặp nhau.
- Vẻ đẹp của tình yêu đích thực, của tình yêu chung thủy, mãnh liệt, dù tình duyên không thành nhưng nghĩa tình thì mãi mãi không phai.
- Nhân hóa(khăn, đèn); hoán dụ(mắt); điệp ngữ.
- Nỗi nhớ bồn chồn, ngẩn ngơ, tỏa trong không gian- đằng đẳng với thời gian- vời vợi lặn vào tiềm thức.
- Tâm trạng lo âu: tâm trạng chung của NPN ngày xưa: yêu tha thiết nhưng luôn lo sợ cho hạnh phúc bấp bênh.
- Dải yếm: vật thân thiết gần gũi của người con gái trở thành chiếc cầu tình yêu mà cô gái chủ động mời mọc, vượt qua ràng buộc của lễ giáo PK.
- Muối - gừng: tượng trưng cho sự gắn bó, tình cảm thủy chung của người Việt.
HS minh họa
I/Tìm hiểu chung về ca dao:
1/ Khái niệm: ca dao là những sáng tác trữ tình dân gian, phản ánh đời sống tâm hồn của người bình dân.
2/ Phân loại theo nội dung chủ đề:
- Ca dao than thân.
- Ca dao yêu thương tình nghĩa.
- Ca dao hài hước, trào phúng.
3/ Đặc trưng nghệ thuật:
- Thể thơ lục bát hoặc lục bát biến thể.
- Ngôn ngữ gần gũi, giản dị, giàu h/ả so sánh , ẩn dụ.
- Diễn đạt bằng 1 số công thức đậm sắc thái dân gian.
II/ Đọc- hiểu chi tiết:
1/ Bài 1-2: Thân phận NPN.
- Điểm chung:
+ Mở đầu: mô típ “ thân em” : chỉ cuộc đời số phận NPN trong XHPK.
+ Tự khẳng định sắc đẹp, phẩm hạnh của mình.
+ NT so sánh, ẩn dụ.
Nét riêng:
+ Tấm lụa đào - giữa chợ: khác chi món hàng, số phận bấp bênh, phụ thuộc, trông chờ vào sự may rủi, không tự mình quyết định hạnh phúc của mình.
+ Củ ấu gai: trongtrắng >< ngoài đen: nỗi niềm cay đắng, ngậm ngùi, xót xa cho thân phận bởi giá trị thực, bản chất bên trong không được ai biết đến, hoăc có khi bị lãng quên.
2/ Bài 3-6: Tiếng hát yêu thương, nghĩa tình.
a/ Bài 3: Tình yêu đôi lứa bị dang dở nên đau đớn, chua xót. Càng xa cách càng nhớ thương, đợi chờ.
b/ Bài 4:Nỗi niềm thương nhớ người yêu của cô gái.
- 6 câu đầu:NT nhân hóa, hoán dụ( khăn, đèn, mắt) +điệp ngữ: thương nhớ ai.”.: nỗi niềm nhớ thương bộc lộ kín đáo mà sâu sắc, mãnh liệt
- 2 câu cuối: niềm lo âu:lo sợ cho hạnh phúc bấp bênh.
c/ Bài 5: ước muốn gặp gỡ yêu thương.
HTcầu dải yếm: là HT đặc sắc, độc đáo và lãng mạn nhất- cầu tình yêu- niềm mong ước của cô gái thật táo bạo, mãnh liệt.
d/Bài6: Gắn bó, thủy chung trong tình nghĩa vợ chồng, trong tình yêu đôi lứa.Tình người có trải qua mặn mà cay đắng mới sâu đậm vững bền.
III/HD tổng kết bài học:
1/ Nội dung: nỗi niềm chua xót, đắng cay và t/cảm yêu thương, chung thủy của người bình dân được bộc chân tình, sâu sắc.
2/ Nghệ thuật: dùng các mô típ nghệ thuật- h/ảnh biểu tượng, lối so sánh, ẩn dụ...
4. Củng cố:
5. Dặn dò:
Soạn bài Đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết.
File đính kèm:
- tiet 2627 ca dao.doc