Giáo án Ngữ văn lớp 10 Tiết 68- Đọc thêm- Thái sư Trần Thủ Độ ( Ngô Sĩ Liên)

A. Mục tiêu bài học

 Qua bài giảng, nhằm giúp HS:

 1. Hiểu được nhân cách chính trực, chí công vô tư, biết lắng nghe và khuyến khích cấp dưới giữ vững phép nước của Trần Thủ Độ, qua đó càng thêm tự hào về truyền thống của cha ông.

 2. Nắm được lối viết kết hợp sử biên niên và tự sự của Ngô Sĩ Liên

B. Phương tiện thực hiện

 - SGK, SGV

 - Thiết kế bài giảng

 - Để học tốt

C. Cách thức tiến hành

 - Đọc hiểu

 - Đàm thoại phát vấn

 - Thảo luận

D. Tiến trình giờ giảng

 1. ổn đinh

 2. KTBC

 Chân dung nhân vật lịch sử, danh tiếng anh hùng Trần Hưng Đạo được miêu tả qua những chi tiết nào? Qua đó em có nhận xét gì về nhân vật này?

 3. GTBM

 4. Hoạt động dạy học

 

doc4 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2045 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn lớp 10 Tiết 68- Đọc thêm- Thái sư Trần Thủ Độ ( Ngô Sĩ Liên), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 68. Đọc thêm thái sư trần thủ độ (Ngô Sĩ Liên) Ngày soạn: 18.02.08 Ngày giảng: ........02.08 Lớp giảng: 10B1, B5 Sĩ số: A. Mục tiêu bài học Qua bài giảng, nhằm giúp HS: 1. Hiểu được nhân cách chính trực, chí công vô tư, biết lắng nghe và khuyến khích cấp dưới giữ vững phép nước của Trần Thủ Độ, qua đó càng thêm tự hào về truyền thống của cha ông. 2. Nắm được lối viết kết hợp sử biên niên và tự sự của Ngô Sĩ Liên B. Phương tiện thực hiện - SGK, SGV - Thiết kế bài giảng - Để học tốt C. Cách thức tiến hành - Đọc hiểu - Đàm thoại phát vấn - Thảo luận D. Tiến trình giờ giảng 1. ổn đinh 2. KTBC Chân dung nhân vật lịch sử, danh tiếng anh hùng Trần Hưng Đạo được miêu tả qua những chi tiết nào? Qua đó em có nhận xét gì về nhân vật này? 3. GTBM 4. Hoạt động dạy học Hoạt động của Thầy và Trò Yêu cầu cần đạt GV gọi HS đọc và nhận xét cách đọc của HS GV yêu cầu HS đọc phần chú thích chân SGK GV: nhân cách của Trần Thủ Độ được bbộc lộ qua những tình huống nào? HS: được bộc lộ qua 4 tình huống GV: em có nhận xét gì về cách xử lí của ông trong tình huống này? Qua cách xử lí đó chứng tỏ Trần Thủ Độ là con người như thế nào? HS: cách xử lí bất ngờ. Một con người thẳng thắn GV: đó là tình huống nào? HS tìm chi tiết GV ghi bảng GV: Trần Thủ Độ đã xử lí thế nào? HS: sai đi bắt tên quan hiệu GV: cách xử lí của Trần Thủ Độ để lại cho em ấn tượng gì? HS: khâm phục GV: tình huống này diễn ra như thế nào? HS: có người chạy chức GV: qua tình huống này em thấy ông là con người như thế nào? HS: chí công vô tư GV: đó là tình huống nào? HS tìm chi tiết GV ghi bảng GV: Qua các tình huống trên, em có nhận xét gì về bản lĩnh và nhân cách của Trần Thủ Độ? HS: một con người thẳng thắn, cầu thị GV: Nhận xét gì về nghệ thuật kể chuyện và khắc hoạ hình tượng nhân vật của văn bản? HS: giàu kịch tính GV: yêu cầu HS làm bài tập theo yêu cầu SGK GV: qua 4 tình huống chuyện, tác giả kết luận như thế nào về Thủ Độ? Nhận xét của em về hình tượng nhân vật này? I. Khái quát về văn bản 1. Đọc 2. Giải nghĩa từ khó II. Đọc hiểu văn bản 1. Nhân cách của Trần Thủ Độ a. Tình huống 1 - Có người hặc tội chuyên quyền của ông đối với vua nhưng ông không biện bạch cho bản thân, không tỏ lòng oán thù, tìm cách trừng trị mà còn công nhận, thưởng cho người dũng cảm vạch tội lỗi của mình -> Cách xử lí: trái với lẽ thường, bất ngờ, thể hiện tính cách trung thực, thẳng thắn nhận lỗi của Trần Thủ Độ. => Ông là con người công minh, phục thiện và bản lĩnh. b. Tình huống 2 - Linh từ Quốc Mẫu khóc và mách vì tên quan hiệu ngăn không cho đi qua thềm cấm - Trần Thủ Độ sai người đi bắt tên quan hiệu về, hỏi sự thật, rồi khen thưởng. -> Là con người chí công vô tư, tôn trọng pháp luật không thiên vị. c. Tình huống 3. - Có người chạy chọt nhờ Linh từ Quốc Mẫu xin cho làm chức câu đương, Trần Thủ Độ yêu cầu phải chặt 1 ngón chân để phân biệt với những người khác do xứng đáng mà được cử. -> Ông là con người chí công vô tư, kiên quyết trừng trị nạn chạy chức, chạy quyền, đút lót hối lộ, dựa dầm thân thích, giữ công bằng của pháp luật. d. Tình huống 4 - Vua muốn phong chức tướng cho An Quốc, anh của Trần Thủ Độ - Trần Thủ Độ đã thẳng thắn trình bày: chỉ nên lựa chọn người giỏi nhất có thể là anh mình hoặc mình. -> ông là con người luôn đặt việc công lên trên, không tư lợi gây bè kéo cánh. => Trần Thủ Độ: thẳng thắn, cầu thị, độ lượng, nghiêm minh, chí công vô tư, luôn đặt việc nước lên trên, không tư lợi cho bản thân và gia đình. 2. Đặc sắc nghệ thuật - Xây dựng những tình huống giàu kịch tính - Lựa chọn những chi tiết đắt giá -> Câu chuyện ngắn nhưng đều có n hững xung đột đi đến cao trào và được giải quyết bất ngờ, thú vị cho người đọc. Qua đó người đọc tự rút ra những ý nghĩa sâu sắc và hình dung rõ nét chân dung nhân vật. III. Luyện tập 1. Bài tập 1 - Đặt tên truyện cho 4 tình huống đã thể hiện nhân cách của Thủ Độ: + Tình huống 1: Xử người hặc tội mình + Tình huống 2: Bắt tên quân hiệu + Tình huống 3: Cái giá chức câu đương + Tình huống 4: An Quốc hay thần? 2. Bài tập 2 - Thủ Độ tuy làm tể tướng mà phàm công việc không việc gì không để ý, vid thế mà giúp nên nghiệp vương, giữ được tiếng tốt cho đến chết - Thủ Độ: vị quan đầu triều gương mẫu xứng đáng là chỗ dựa của quốc gia avf đáp ứng được lòng tin cậy của nhân dân. 5. Củng cố và dặn dò Soạn bài: Phương pháp thuyết minh

File đính kèm:

  • doctiet 68.doc