Giáo án Ngữ văn lớp 10 Tiết 77- Nỗi thương mình ( trích - truyện kiều -)

A . Mục tiêu bài học

1 . Về kiến thức : giúp HS.

 - Hiểu được Kiều, một thiếu nữ tài sắc, tâm hồn trong trắng đã bị xã hội phong kiến xô đẩy vào cảnh ngộ nghiệt ngã - buộc phải chấp nhận thân phận kĩ nữ tiếp khách làng chơi. Qua đó thấy được chủ nghĩa nhân văn sâu sắc của tác giả thông cảm, trân trọng đối với nhân vật.

- Hiểu được Thuý Kiều là người có ý thức rất cao về phẩm giá của bản thân, nỗi niềm thương thân tủi phận sâu sắc của nhân vật phản ánh sự chuyển biến trong ý thức về cá nhân của con người trong văn học Trung Đại.

 - Nắm được nghệ thuật ngôn từ của Nguyễn Du trong việc tả tình, cảnh cũng như nội tâm của nhân vật.

2 . Về kĩ năng :giúp HS

- Biết phương pháp phân tích một bài thơ trữ tình , hình tượng thơ và ý thơ để phân tích dòng cảm xúc của chủ thể trữ tình .

- Biết phân tích ngôn ngữ và nghệ thuật của bài thơ .

3. Về tư tưởng :

- Giáo dục cho HS biết trân trọng, cảm thông, chia sẻ đối với con người có số phận bất hạnh.

B . Phương tiện:

 - Giáo viên: SGK, SBT, giáo án, máy chiếu

 - Học sinh: SGK, SBT, vở ghi bài, vở soạn bài

C . Phương pháp dạy học :

- Hướng dẫn HS đọc hiểu văn bản: đọc, so sánh đối chiếu giữa phiên âm, dịch nghĩa, dịch thơ.

- Kết hợp các thao tác: phát vấn diễn giảng, đọc biểu cảm, thảo luận nhóm .

 

doc9 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1088 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn lớp 10 Tiết 77- Nỗi thương mình ( trích - truyện kiều -), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án đọc văn Tiết 77 Nỗi thương mình ( Trích - truyện kiều -) -Nguyễn Du- A . Mục tiêu bài học 1 . Về kiến thức : giúp HS. - Hiểu được Kiều, một thiếu nữ tài sắc, tâm hồn trong trắng đã bị xã hội phong kiến xô đẩy vào cảnh ngộ nghiệt ngã - buộc phải chấp nhận thân phận kĩ nữ tiếp khách làng chơi. Qua đó thấy được chủ nghĩa nhân văn sâu sắc của tác giả thông cảm, trân trọng đối với nhân vật. - Hiểu được Thuý Kiều là người có ý thức rất cao về phẩm giá của bản thân, nỗi niềm thương thân tủi phận sâu sắc của nhân vật phản ánh sự chuyển biến trong ý thức về cá nhân của con người trong văn học Trung Đại. - Nắm được nghệ thuật ngôn từ của Nguyễn Du trong việc tả tình, cảnh cũng như nội tâm của nhân vật. 2 . Về kĩ năng :giúp HS - Biết phương pháp phân tích một bài thơ trữ tình , hình tượng thơ và ý thơ để phân tích dòng cảm xúc của chủ thể trữ tình . - Biết phân tích ngôn ngữ và nghệ thuật của bài thơ . 3. Về tư tưởng : - Giáo dục cho HS biết trân trọng, cảm thông, chia sẻ đối với con người có số phận bất hạnh. B . Phương tiện: - Giáo viên: SGK, SBT, giáo án, máy chiếu - Học sinh: SGK, SBT, vở ghi bài, vở soạn bài C . Phương pháp dạy học : - Hướng dẫn HS đọc hiểu văn bản: đọc, so sánh đối chiếu giữa phiên âm, dịch nghĩa, dịch thơ. - Kết hợp các thao tác: phát vấn diễn giảng, đọc biểu cảm, thảo luận nhóm .... D. Tiến trình và tổ chức bài học. 1. ổn định lớp. 2 . Kiểm tra bài cũ. - đọc thuộc lòng đoạn trích “Trao duyên” - Nêu nội dung nghệ thuật đoạn trích. 3 . Bài mới : * Lời vào bài : Đương thời và nhiều thập kỉ sau không phải người nào cũng đồng cảm , thương xót nàng Kiều nhất là đoạn đời nàng phải làm kĩ nữ. Nguyễn Công Trứ từng lên án : “ Đoạn trường cho đáng kiếp tà dâm” Nhưng đó lại là điều đặc sắc và đáng khâm phục ở thiên tài và tấm lòng của Nguyễn Du. Ông đã lấy nhân vật kĩ nữ để làm nhân vật trung tâm của mình. Hơn thế nữa ông còn đồng cảm ca ngợi nàng Kiều. Trong những ngày buộc phải ê chề tiếp khách theo lệnh Tú Bà tâm trạng nàng ra sao chúng ta hãy tìm hiểu qua đoạn trích. Hoạt động của thày và trò Yêu cầu cần đạt HS : đọc tiểu dẫn GV hỏi: Nêu vị trí đoạn trích? HS: dựa vào tiểu dẫn nêu vị trí của đoạn trích GV hướng dẫn đọc đúng diễn cảm giọng điệu chậm xót xa ngậm ngùi HS đọc diễn cảm đoạn trích GV nhận xét HS xem chú thích từ khó ở chân trang GV hỏi: Đoạn trích trên chia làm mấy phần? Cho biết nội dung của từng phần? HS dựa vào bài soạn trả lời GV khẳng định lại ( có nhiều cách chia bố cục, hướng dẫn HS tìm hiểu đoạn trích theo cách của mình) GV nói: Đoạn thơ đầu có 2 nội dung + cảnh sống ở lầu xanh + tâm trạng của Kiều trong cảnh sống đó. GV hỏi :Cảnh sống ở lầu xanh được thể hiện qua những câu thơ nào ? HS phát hiện 4 câu đầu GV hỏi: Tác giả đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào để miêu tả cảnh sống đó? Tác dụng? HS trả lời- ý kiến HS khác GV nhận xét,bổ sung, khẳng định. GV giảng bình Nguyễn Du thật tài tình trong việc sử dụng ngôn ngữ miêu tả. Ông chỉ tả cảnh chứ không tả người nhưng bao nhiêu gương mặt của khách làng chơi- những kẻ lắm tiền, háo sắc vẫn hiện ra với những cuộc chơi trác táng, những trận cười khả ố và ta còn thấy cả bóng dáng của người kĩ nữ buộc phải tiếp khách làng chơi Trong đoạn thơ, tác giả sử dụng nhiều hình ảnh ước lệ tượng trưng, lấy hình ảnh đẹp và cổ để thi vị hóa hiện thực cuộc sống chốn lầu xanh nhờ thế những cảnh sống ở lầu xanh không trở thành dung tục mà vẫn hết sức chân thực. Điều này cho thấy tấm lòng trân trọng cảm thông của Nguyễn Du đối với hoàn cảnh sống của nàng Kiều. GV chiếu tiểu kết. GV chuyển ý: Phải sống trong hoàn cảnh đó, tâm trạng của con người sẽ ra sao. Đoạn thơ tiếp theo có sự chuyển đổi lời kể, ngôi kể rất tự nhiên từ khách quan sang chủ quan như chính Kiều đang bày tỏ nỗi lòng mình vậy. HS đọc lại 8 câu thơ tiếp theo GV dẫn dắt “ Khi tỉnh rượu....thương mình xót xa” Hai câu có tính chất mở đầu tâm sự: thời điểm Kiều đối diện với chính lòng mình . GV hỏi: 1/ Khoảng thời gian Kiều có thể bộc lộ tâm trạag? ( Nhóm 1 ) 2/ Nhận xét nhịp điệu hai câu thơ( có gì khác so với thơ lục bát bình thường) và tác dụng? ( Nhóm 2) 3/ Nhận xét cách dùng từ ngữ trong câu thơ thứ hai? ( Nhóm 3) HS thảo luận nhóm( 3 phút) HS đại diện nhóm trình bày Các nhóm nhận xét chéo GV nhận xét, khẳng định lại GV giảng bình Nỗi niềm đau đớn không được san sẻ cùng ai chỉ mình mình biết, mình mình hay khiến cho niềm tâm sự càng u uất xót xa trong lòng. Nó thể hiện ý thức thương mình thật sâu sắc. Điều này có ý nghĩa rất mới mẻ trong VHTĐ, con người không chỉ biết hi sinh nhẫn nhục cam chịu mà đã có ý thức về phẩm giá , nhân cách và quyền sống cá nhân. Tư tưởng này như luồng gió mới thổi trong thơ trung đại để nó thắp lên ngọn lửa lòng trong thơ Hồ Xuân Hương, Cao Bá Quát...Thương mình còn là cơ sở để thương người. GV đọc 4 câu thơ tiếp theo và hỏi: Nhận xét về cách dùng từ và các BPNT được sử dụng trong 4 câu thơ? HS trả lời, ý kiến HS khác GV nhận xét, khẳng định GV giải thích cụm từ “ dày gió dạn sương” và so sánh cụm từ “ bướm lả ong lơi” với “bướm chán ong chường” để HS cảm nhận rõ hơn tâm trạng của Kiều GV hướng dẫn tìm hiểu 2 câu cuối đoạn 1 để thấy được tâm trạng của Kiều trước cuộc sống ở lầu xanh. GV nêu tiểu kết GV chuyển ý Tâm trạng và thái độ của Kiều tiếp tục được thể hiện trong đoạn thơ cuối HS đọc lại 8 câu cuối GV hỏi: Tác giả đã miêu tả cảnh đẹp và thú vui ở lầu xanh như thế nào? HS trả lời GV giải thích: hình ảnh ước lệ + Cảnh Gió: mùa hè Hoa: mùa xuân Tuyết: mùa đông Trăng: mùa thu + Thú vui Cầm- đánh đàn Kì- chơi cờ Thi- làm thơ - Hoạ- vẽ tranh GV nhận xét, khẳng định GV hỏi: Tại sao tác giả lại viết “Cảnh nào cảnh…..vui đâu bao giờ? Thái độ của Kiều qua cảnh và các thú vui ở lầu xanh như thế nào ? HS trả lời GV nhận xét, bổ sung, khẳng định GV hỏi: Nhận xét về cách dùng từ và BPNT trong câu thơ cuối? HS trả lời GV nhận xét, khẳng định GV giảng, bình, liên hệ Có thể nói Nguyễn Du viết Kiều như có máu rỏ trên đầu ngọn bút, nước mắt thấm qua trang giấy. Có vậy ông mới thấu hiểu tâm sự của Kiều. Nguyễn Du như hóa thân vào nàng Kiều để tâm sự với bạn đọc từ mấy mươi thế kỉ nay- một con người phải sống giữa bùn nhơ, ô trọc, giữa nhơ nhớp cuộc sống chốn lầu xanh vẫn sáng lên vẻ đẹp nhân phẩm người phụ nữ. Trong tột cùng đau khổ vẫn ý thức sâu sắc về phẩm giá và luôn khao khát một cuộc sống trắng trong đúng là “gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn” GV nêu tiểu kết HS khái quát nội dung nghệ thuật của đoạn trích GV khẳng định lại. HS: đọc to phần ghi nhớ/SGK Củng cố: - HS làm bài tập - GV nhận xét cho điểm Dặn dò I. Tìm hiểu chung . 1. Vị trí. - “Nỗi thương mình” bắt đầu từ câu 1229 đến câu 1248 trong truyện Kiều 2. Bố cục: 2 phần + Phần I: “Từ đầu..... có xuân là gì” (12 câu đầu) Cảnh sống ở lầu xanh và tâm trạng của Kiều trong cảnh sống ấy + Phần II :Đoạn còn lại( 8 câu cuối) Thái độ của Kiều trước cảnh và thú vui ở lầu xanh. II. Đọc – hiểu văn bản 1/ Phần1: 12 câu thơ đầu a/ 4 câu đầu Cảnh sống ở lầu xanh. * Nguyễn Du sử dụng BPNT : + Thành ngữ chéo “bướm lả ong lơi” + Hình ảnh ước lệ : “bướm”, “ong”. + Điển cố, điển tích: “Tống Ngọc”; “Trường Khanh”; “Lá gió cành chim” + Đối: Bướm lả >< ong lơi Sớm đưa >< tối tìm Bốn câu thơ đầu tả cảnh sống chốn lầu xanh: dâm loạn, xô bồ, trác táng .Đồng thời thể hiện thái độ trân trọng cảm thông của tác giả đối với nàng Kiều. b/ 8 câu thơ tiếp Tâm trạng của Kiều trong cảnh sống đó. Khi tỉnh rượu / lúc tàn canh, Giật mình/mình lại thương mình/xótxa. - Thời gian: + khi tỉnh rượu ( hết khách) + lúc tàn canh ( gần sáng) => Khoảnh khắc hiếm hoi Kiều được là mình, ngẫm nghĩ lại hoàn cảnh sống của bản thân mình. - Nhịp câu thơ từ từ như sự tiến triển của thời gian(3/3) đến câu sau thì nhịp thơ không đều nữa ( 2/4/2) âm điệu nặng nề nó diễn tả nỗi đau đớn xót xa khi nhận ra thân xác bị dày vò. - Từ “mình” lặp lại ba lần, Các từ “giật mình”, “thương mình”, xót xa” => cân thơ ngập tràn tâm trạng, nỗi niềm thương thân xót phận, tâm trạng bàng hoàng, thảng thốt trước sự thay đổi thân phận: từ một thiều nữ tài sắc trở thành gái lầu xanh. Khi sao phong gấm rủ là , Giờ sao tan tác như hoa giữa đường. Mặt sao dày gió dạn sương, Thân sao bướm chán ong chường bấy thân. Quá khứ -> Phong gấm rủ là ( 1 câu) => đẹp êm đềm hạnh phúc nay chỉ còn trong tiếc nuối Hiện tại -> Tan tác như hoa giữa đường -> Mặt dày gió dạn sương -> Thân bướm chán ong chường (3 câu) => thân xác bị dày vò phũ phàng nghiệt ngã -> BPNT đối: quá khứ êm đềm hạnh phúc bao nhiêu thì hiện tại bị vùi dập đau xót bấy nhiêu - Hư từ “sao” + hình thức để hỏi + vừa bộc lộ cảm xúc + đặt trong hình thức đối: Khi sao >< giờ sao Mặt sao >< thân sao + lặp liên tiếp trong 4 câu thơ có cùng cấu trúc -> Nhịp thơ dằn xuống, giọng thơ đay đả chua xót thể hiện tâm trạng chán chường mệt mỏi, bẽ bàng tủi hổ dằn vặt đến nhức nhối của Kiều. Đoạn thơ là lời độc thoại nội tâm diễn tả tâm trạng của Kiều dù sống trong nhơ nhớp ô nhục của chốn lầu xanh vẫn luôn ý thức về thân phận và nhân phẩm của mình. 2/ Phần 2 : 8 câu cuối Thái độ của Kiều trước cảnh và thú vui ở lầu xanh. Đòi phen gió tựa hoa kề Nửa rèm tuyết ngậm bốn bề trăng thâu Đòi phen nét vẽ câu thơ Cung cầm trong nguyệt nước cờ dưới hoa - Cảnh thiên nhiên bốn mùa có phong, hoa, tuyết, nguyệt - Thú vui có đủ: cầm, kì, thi, họa => tất cả đều tao nhã, thanh cao nhưng chỉ là vẻ bề ngoài để che đậy cuộc sống nhơ nhớp bên trong. Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ? Vui là vui gượng kẻo là Ai tri âm đó mặn mà với ai ? - Qui luật tâm lí: người buồn, cảnh buồn -> nghệ thuật tả cảnh ngụ tình - Thái độ Vui gượng : gượng gạo, miễn cưỡng -> Kiều thơ ơ với tất cả nên chỉ vui gượng để chiều khách chứ đâu có mặn mà gì Kiều phải sống không thật với lòng mình . - Đại từ phiếm chỉ ai, câu hỏi tu từ => Thể hiện khát vọng mong được đồng cảm chia sẻ với hoàn cảnh sống của mình. -> lời tâm sự của chính tác giả mong tìm sự đồng cảm với những ngưới có hoàn cảnh sống như Kiều. Tám câu cuối thể hiện nỗi niềm thương thân xót phận, ý thức về nhân phẩm bị chà đạp và khát vọng được đồng cảm chia sẻ của Kiều. III. Tổng kết 1. Nội dung - Thúy Kiều một phụ nữ có phẩm chất, nhân cách cao đẹp. Xã hội đưa đẩy dồn ép vào cảnh sông ô nhục với bao quằn quại đau đớn. - Tấm lòng nhân đạo cao cả của Nguyễn Du sự cảm thông trân trọng - Giám tiếp tố cáo XHPK đã vùi dập những người tài sắc như Kiều 2. Nghệ thuật -- Nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ bậc thầy Các BPNT đặc biệt là phép đối. nhằm khắc hoạ tâm trạng nhân vật IV. Luyện tập Bài tập trắc nghiệm a/ Vấn đề cơ bản được đặt ra trong đoạn trích “Nỗi thương mình” là gì? A/ Nỗi xót xa ai oán vì nhân phẩm bị chà đạp. B/ Vấn đề tình yêu đôI lứa. C/ Quyền sống của con người. D/ Nỗi cô đơn, tuyệt vọng của con người. b/ Tác giả đã sử dụng bút pháp nghệ thuật chủ yếu nào trong đoạn trích. A/ Bút pháp tả thực. B/ Bút pháp ước lệ. C/ Cả bút pháp tả thực và ước lệ. D/ Cả 3 phương án đều sai. c/ Những biện pháp nghệ thuật nào được Nguyễn Du sử dụng trong đoạn trích? A. Hình ảnh ước lệ, thành ngữ và đối xứng B. Hình ảnh ước lệ, điệp từ, thành ngữ và đối xứng C. Điệp từ, thành ngữ, đối xứng D. Hình ảnh cụ thể, thành ngữ và đối xứng * Hướng dẫn về nhà: - thuộc ghi nhớ - thuộc lòng đoạn trích - Chuyển ngôi kể, lời kể sang ngôi kể thứ 3 ( 16 câu cuối) thành văn xuôi với các câu mở đầu: “ Kiều nghĩ…..Nàng nhớ lại…..Kiều cho rằng” - Nỗi thương mình có ý nghĩa mới mẻ như thế nào đối với VHTĐ - Soạn bài: Chí khí anh hùng

File đính kèm:

  • doctiet 77 Noi thuong minh.doc
Giáo án liên quan