Giáo án Ngữ văn lớp 10 Tiết 80 - Đọc văn: Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ (tiếp)

1.Mục tiêu:

 a.Về kiến thức: - Cảm nhận được tâm trạng cô đơn, sầu muộn của người chinh phụ trong tình cảnh lẻ loi khi chồng đi chinh chiến; thấy được tiếng nói tố cáo chiến tranh phong kiến và đề cao hạnh phúc lứa đôi.

 - Thấy được sự tài hoa, tinh tế trong nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật.

 b.Về kĩ năng: Đọc - hiểu, tiếp cận thể loại ngâm khúc.

 c.Về thái độ: biết đồng cảm sâu sắc với nỗi đau buồn của con người.

2.Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:

 a.Chuẩn bị của giáo viên: SGK, SGV Ngữ văn 10 (tập 2); hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng Ngữ văn 10; bài soạn; bài giảng Powerpoit.

 b.Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 10 (tập 2); đọc thuộc lòng diễn cảm đoạn thơ; tìm hiểu thêm về thể ngâm khúc; bài soạn.

3.Tiến trình bài học:

 *Ổn định tổ chức: 10A1:

 10A2:

 10A3:

 a.Kiểm tra: vở soạn.

 b.Nội dung bài mới:

 *Giới thiệu bài mới: GV củng cố nội dung của tiết học thứ nhất, slide 13.

 * Nội dung bài mới:

 

doc3 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1114 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn lớp 10 Tiết 80 - Đọc văn: Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ (tiếp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy 10A1: 10A2: 10A3: Tiết 80 - Đọc văn: Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ (tiếp) (Trích Chinh Phụ ngâm) Nguyên tác chữ Hán: Đặng Trần Côn Bản diễn Nôm: Đoàn Thị Điểm. 1.Mục tiêu: a.Về kiến thức: - Cảm nhận được tâm trạng cô đơn, sầu muộn của người chinh phụ trong tình cảnh lẻ loi khi chồng đi chinh chiến; thấy được tiếng nói tố cáo chiến tranh phong kiến và đề cao hạnh phúc lứa đôi. - Thấy được sự tài hoa, tinh tế trong nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật. b.Về kĩ năng: Đọc - hiểu, tiếp cận thể loại ngâm khúc. c.Về thái độ: biết đồng cảm sâu sắc với nỗi đau buồn của con người. 2.Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: a.Chuẩn bị của giáo viên: SGK, SGV Ngữ văn 10 (tập 2); hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng Ngữ văn 10; bài soạn; bài giảng Powerpoit. b.Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 10 (tập 2); đọc thuộc lòng diễn cảm đoạn thơ; tìm hiểu thêm về thể ngâm khúc; bài soạn. 3.Tiến trình bài học: *ổn định tổ chức: 10A1: 10A2: 10A3: a.Kiểm tra: vở soạn. b.Nội dung bài mới: *Giới thiệu bài mới: GV củng cố nội dung của tiết học thứ nhất, slide 13. * Nội dung bài mới: Hoạt động của gv & hs Nội dung chính *Hoạt động 1: Tìm hiểu văn bản (tiếp) - GV hỏi: + Để diễn tả tâm trạng buồn rầu, thương nhớ và cô đơn của người chinh phụ, tác giả và người dịch tiếp tục vận dụng biện pháp nghệ thuật nào? + Hãy tìm và phân tích các chi tiết ngoại cảnh có tác dụng diễn tả nỗi cô đơn của người chinh phụ?. + Những hành động “gượng đốt hương”, “gượng soi gương”, “gượng gảy đàn” nói lên điều gì? + Những hình ảnh “sắt cầm”, “dây uyên”, “phím loan” có ý nghĩa gì? + Hãy tóm lược nội dung của đoạn thơ trên? HS trình bày, GV chuẩn xác. *Hoạt động 2: tìm hiểu 8 câu cuối - GVdẫn dắt: 8 câu sau lời thơ lại chuyển sang độc thoại nội tâm, trực tiếp bày tỏ nỗi lòng chinh phụ với hình ảnh chinh phu tràn ngập trong tâm tưởng nàng. Theo diễn biến tâm trạng, người chinh phụ tất yếu cuối cũng sẽ lại gửi tất cả nỗi niềm thương nhớ đến nơi chồng- nơi chinh phu đang chinh chiến tận nơi nào thăm thẳm xa xôi. - GV hỏi: + Không gian đuợc miêu tả ở đoạn thơ này có gì đặc biệt? (tính chất của không gian? qua nhhững hình ảnh thiên nhiên nào?) + Người chinh phụ mượn không gian đó gợi tả điều gì? + Khái quát lại tâm trạng của chinh phụ trong 8 câu này? *Hoạt động 3: Tổng kết - HS đọc ghi nhớ SGK (88) - GV hỏi: ý nghĩa tư tưởng của đoạn trích là gì? HS trả lời, GV chốt. I.Tiểu dẫn II.Đọc – hiểu văn bản: 1.Đọc: 2.Tìm hiểu văn bản: a.Tám câu đầu. b.Tám câu tiếp: - Âm thanh: tiếng gà “eo óc”: báo hiệu canh năm, cho thấy người vợ trẻ xa chồng đã thao thức suốt cả đêm. - Hình ảnh: “bóng cây hoè” ngoài sân ngắn rồi dài. - Các từ láy: “eo óc”, “phất phơ”, “đằng đẵng”, “dằng dặc”: cộng hưởng với nhau để bộc lộ cảm nhận về nỗi cô đơn. - Biện pháp so sánh: “như niên”, “tựa miền biển xa”-> cụ thể hoá mỗi sầu dằng dặc. -> Thời gian của xa cách và nhớ thương- thời gian tâm trạng -một khắc, một giờ dài như một năm. -> Dùng cảnh vật thiên nhiên, tự nhiên để diễn tả tâm trạng, dùng cái khách quan để tả cái chủ quan vẫn là biện pháp quen thuộc của văn chương trữ tình trung đại. - Hành động: “gượng” - “đốt hương”, “soi gương”, “gảy đàn” -> cố gắng, gượng gạo duy trì nếp quen cho vợi bớt nỗi niềm. -> xung đột giữa lí trí và tình cảm: + “gượng đốt” >< “lòng đà mê mải” + “gượng soi” >< “lệ lại châu chan” + “gượng gảy” >< “kinh đứt, ngại chùng” - Hình ảnh: “sắt cầm”, “dây uyên”, “phím loan” -> hình ảnh ẩn dụ tượng trưng mang tính ước lệ báo hiệu những điều không may mắn của đôi lứa đang xa nhau. -> Nỗi sầu muộn triền miên, không những không được giải toả mà còn nặng nề hơn. ] Tâm trạng của người chinh phụ: cô đơn lẻ loi, rối bời, nhung nhớ đến ngẩn ngơ, buồn sầu triền miên đến mê sảng. c.Tám câu cuối: - Không gian được mở rộng: + “Gió đông”: ngọn gió mùa xuân trong lành, thể hiện niềm tin tưởng, hi vọng. + “Non Yên: " ước lệ chỉ miền núi non biên ải xa xôi. + Hình ảnh đường lên trời xa vời. " Các biện pháp tu từ: câu hỏi tu từ, điệp ngữ vòng tròn (non Yên, trời) thể hiện không gian vô tận ngăn cách hai người. - Nỗi nhớ: + “thăm thẳm” “bằng trời” " hình ảnh so sánh cả về thời gian và không gian. + “đau đáu”" nỗi nhớ thường trực không lúc nào nguôi trong tâm tưởng. " Ngầm ý so sánh với nỗi nhớ không nguôi, không tính đếm được của chinh phụ. - Cảm nhận của người chinh phụ: + Cảnh buồn, lòng người thiết tha. + bằng mọi giác quan: “sương đượm” (thị giác), “tiếng trùng” (thính giác), “mưa phun” (vừa thị giác, vừa thính giác) "Tả cảnh ngụ tình " khái quát, triết lí thành quy luật: Cảnh buồn người cũng không vui. " cảnh và tình người có sự đồng điệu. ]Độc thoại nội tâm thể hiện tâm trạng: khát khao sự đồng cảm của chinh phu nơi biên ải nhưng vô vọng, sầu nhớ da diết, triền miên. III. Tổng kết: * Ghi nhớ: SGK (88) * ý nghĩa tư tưởng của đoạn trích: + Đồng cảm với khao khát hạnh phúc lứa đôi của người phụ nữ. + Gián tiếp lên án chiến tranh phong kiến phi nghĩa. " Giá trị nhân văn và nhân đạo sâu sắc. c.Củng cố, luyện tập: Trình bày mạch tự tình của văn bản? Câu hỏi: Trình bày mạch tự tình của văn bản “Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ” trích “Chinh phụ ngâm” ? Đáp án: Chinh phu đi chinh chiến. Người chinh phụ ngóng chồng hết đi lại, buông rèm rồi lại cuốn rèm chờ ngóng tin chồng. Bên ngoài chẳng thấy một chút hơi tin. Trong phòng chỉ có ngon đèn mờ tỏ. Nhớ chồng, chinh phụ ngóng cả năm canh đến khi gà eo óc gáy sáng, chờ dằng dặc cả ngày dài phất phơ tán hoè rủ bóng. Thời gian cơ hồ đằng đẵng. Chinh phụ gắng gượng làm những việc nữ công hàng ngày nhưng đều không thoát khỏi cảm giác lo lắng, phấp phỏng. Người chinh phụ nảy ra ý định nhờ ngọn gió đông chuyển nỗi nhớ và sự chờ đợi thuỷ chung đến cho chồng. Cảnh vật buồn bã, còn lòng người thì đau đớn. d.Hướng dẫn học bài: - Học thuộc lòng, diễn cảm đoạn trích “Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ” - Tìm và phân tích tác dụng của các từ láy trong đoạn trích “Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ”. - Chuẩn bị bài “Lập dàn ý bài văn nghị luận”.

File đính kèm:

  • doctinh canh le loi cua nguoi chinh phu tiet 2.doc