Giáo án Ngữ văn 11 Tuần 3 tiết 9- Thương vợ ( tú xương )

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

 1/ Kiến thức

 - Hình ảnh người vợ tảo tần, đảm đang, giàu đức hi sinh và ân tình sâu nặng cùng tiếng cười tự trào của Tú Xương.

 - Phong cách Tú Xương: cảm xúc chân thành, lời thơ giản dị mà sâu sắc, kết hợp giữa trữ tình và trào phúng.

 2/Kĩ năng

 - Đọc - hiểu thơ trữ tình theo đặc trưng thể loại.

 - Phân tích, bình giảng thơ.

 3/ Thái độ

 Hiểu được vẻ đẹp tâm hồn của nhà thơ qua tình cảm chân thành mà ông dành cho người vợ của mình.

B. CHUẨN BỊ BÀI HỌC

 1/ Giáo viên

 - Phương pháp: Dạy học theo hình thức giảng giải, phát vấn, chia nhóm thảo luận. Kết hợp đọc hiểu văn bản với các phương pháp gợi mở nêu vấn đề, thuyết giảng.

 - Phương tiện: Giáo án, SGV, SGK, sách bài tập, sách chuẩn kiến thức kĩ năng môn Ngữ văn THPT lớp 11 Chuẩn bị đồ dùng dạy học, tranh ảnh về tác giả Tú Xương và làng quê Vị Xuyên – Quê hương của tác giả.

 2/ Học sinh

 - SGK, học bài cũ.

 - Đọc bài và soạn bài đầy đủ.

C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

 1/ Ổn định lớp

 2/ Kiểm tra bài cũ

 * Câu hỏi:

 - Đọc thuộc lòng bài thơ Thu điếu của Nguyễn Khuyến? (5 điểm)

 - Em hãy phân tích để làm rõ "tình thu" của bài thơ?

 * Trả lời

 - Nhan đề: “Câu cá mùa thu” là một cái cớ để bộc lộ tâm tình.

 - Cảm nhận cảnh thu:

 + Vẻ đẹp bình yên dân dã.

 + Quan sát bằng thị giác, cảm nhận bằng tất cả các giác quan.

 Tâm hồn nhạy cảm. Tấm lòng yêu quê hương, gắn bó sâu sắc với quê hương vùng nông thôn Việt Nam.

 

doc14 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 4397 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 11 Tuần 3 tiết 9- Thương vợ ( tú xương ), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 3 Ngày soạn: 10/08/202012 Tiết 9 THƯƠNG VỢ ( Tú Xương ) I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1/ Kiến thức - Hình ảnh người vợ tảo tần, đảm đang, giàu đức hi sinh và ân tình sâu nặng cùng tiếng cười tự trào của Tú Xương. - Phong cách Tú Xương: cảm xúc chân thành, lời thơ giản dị mà sâu sắc, kết hợp giữa trữ tình và trào phúng. 2/Kĩ năng - Đọc - hiểu thơ trữ tình theo đặc trưng thể loại. - Phân tích, bình giảng thơ. 3/ Thái độ Hiểu được vẻ đẹp tâm hồn của nhà thơ qua tình cảm chân thành mà ông dành cho người vợ của mình. B. CHUẨN BỊ BÀI HỌC 1/ Giáo viên - Phương pháp: Dạy học theo hình thức giảng giải, phát vấn, chia nhóm thảo luận. Kết hợp đọc hiểu văn bản với các phương pháp gợi mở nêu vấn đề, thuyết giảng. - Phương tiện: Giáo án, SGV, SGK, sách bài tập, sách chuẩn kiến thức kĩ năng môn Ngữ văn THPT lớp 11 …Chuẩn bị đồ dùng dạy học, tranh ảnh về tác giả Tú Xương và làng quê Vị Xuyên – Quê hương của tác giả. 2/ Học sinh - SGK, học bài cũ. - Đọc bài và soạn bài đầy đủ. C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1/ Ổn định lớp 2/ Kiểm tra bài cũ * Câu hỏi: - Đọc thuộc lòng bài thơ Thu điếu của Nguyễn Khuyến? (5 điểm) - Em hãy phân tích để làm rõ "tình thu" của bài thơ? * Trả lời - Nhan đề: “Câu cá mùa thu” là một cái cớ để bộc lộ tâm tình. - Cảm nhận cảnh thu: + Vẻ đẹp bình yên dân dã. + Quan sát bằng thị giác, cảm nhận bằng tất cả các giác quan. à Tâm hồn nhạy cảm. Tấm lòng yêu quê hương, gắn bó sâu sắc với quê hương vùng nông thôn Việt Nam. - Không gian thu: vắng, lạnh, tĩnh à tâm hồn thi nhân cũng lạnh lẽo, vắng lặng và cô quạnh. - Hai câu cuối: + Câu cá: thư thế bất động + Tiếng động nhỏ: giật mình. (Bị đánh thức không yên tĩnh) à tâm sự u hoài thời thế. 3/ Bài mới Hoạt động của Gv và Hs Nội dung cần đạt * Hoạt động 1: Tìm hiểu chung - Dựa vào Tiểu dẫn, hãy cho biết vài nét khái quát những nét chính về tác giả Lê Hữu Trác? + Hs trả lời. + Gv chốt ý. - Sự nghiệp của Tú Xương có gì đặc biệt? - Nêu hiểu biết của em về bài Thương vợ. * Hoạt động 2: Đọc – hiểu văn bản - Gv hướng dẫn Hs cách đọc. Yêu cầu đọc bài thơ với giọng xót xa, thương cảm. Hai câu luận đọc với giọng ngậm ngùi. Hai câu kết đọc với giọng mạnh mẽ hơn. + Gv đọc mẫu. + Hs đọc bài. - Hãy phát hiện các từ chỉ không gian, thời gian, địa điểm, nghề nghiệp của bà Tú trong hai câu đầu. Ấn tượng mà các từ ngữ đó gợi ra trong lòng người đọc. - Nuôi đủ là nuôi như thế nào? Em nhận xét như thế nào về cách đếm con, đếm chồng của ông Tú? - Trật tự ở hai câu thực có gì đặc biệt? Hình ảnh thân cò làm em liên tưởng đến những câu ca dao nào? - Em hãy so sánh hình ảnh người phụ nữ trong ca dao xưa và hình ảnh bà Tú? - Thông qua bốn câu đầu em thấy được những phẩm chất tốt đẹp nào của bà Tú? - Hs trả lời. - Gv chốt. - Hs tự ghi vào vở. I. TÌM HIỂU CHUNG 1/ Tác giả a. Cuộc đời - Trần Tế Xương ( 1870 – 1907 ) - Quê: làng Vị Xuyên – Mĩ Lộc – Nam Định. - Cuộc đời Tú Xương gắn với bi kịch thi cử “Tám khoa chưa khỏi phạm trường quy” b. Sự nghiệp - Với trên 100 bài thơ ( chủ yếu là thơ Nôm ) gồm nhiều thể thơ và thể loại khác nhau. - Sáng tác gồm hai mảng : trữ tình và trào phúng. -“Ông hoàng thơ Nôm” 2/ Tác phẩm - Thương vợ là một trong những bài thơ hay và cảm động nhất của ông viết về bà Tú. - Thể thơ : thất ngôn bát cú Đường luật. II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN 1/ Hình ảnh bà Tú a. Hai câu đầu Quanh năm buôn bán ở mom sông - Thời gian: quanh năm. Thời gian tuần hoàn, vòng tròn, khép kín, triền miên liên tục từ ngày này qua ngày khác, năm này qua năm khác. - Không gian: mom sông à chênh vênh, ghập ghềnh, hiểm nguy, bất trắc -Nghề nghiệp: buôn bán => Lời giới thiệu khéo léo, có nhiều sức gợi làm nổi bật sự tần tảo, vất vả trong công việc của bà Tú. Nuôi đủ năm con với một chồng Nuôi đủ: đầy đủ cái ăn, cái mặc không thừa, không thiếu - Cách diễn đạt: một chồng = năm con à Tú Xương đặt mình ngang hàng với con, xem mình là một gánh nặng, kẻ ăn bám => Lời thơ hóm hỉnh, đùa vui mà lại dằn vặt, chua xót ở bên trong vừa làm nổi bật sự đảm đang đồng thời thể hiện sự trân trọng công ơn vợ của ông Tú. b. Hai câu thực Lặn lội thân cò khi quãng vắng Eo sèo mặt nước buổi đò đông à đảo ngữ, đối, từ láy: nhấn mạnh sự vất vả, tần tảo của bà Tú. - Thân cò: mượn hình ảnh trong ca dao xưa à sự mảnh mai, yếu đuối, thân phận tội nghiệp. - Từ láy: “lặn lội” ànỗi vất vả ngược xuôi; “eo sèo”à chợ đông đúc, bon chen, lời qua tiếng lại Khi quãng vắng >< Buổi đò đông à đối Vắng vẻ >< đông đúc à Khắc họa sự nguy hiểm, đảm đang lam lũ của bà Tú. è Bốn câu đầu đã phần nào khắc họa được những phẩm chất tốt đẹp của bà Tú, sự đảm đang, tảo tần, vất vả nuôi chồng, nuôi con. 4. Củng cố - Nắm được những nét đẹp trong bức chân dung nhân vật bà Tú. 5. Dặn dò - Học thuộc lòng bài thơ. - Phân tích bốn câu còn lại để hoàn thiện chân dung bà Tú và hiểu rõ tâm sự của Tú Xương. -----------------------------------------fõe------------------------------------------ Ngày soạn: 10/08/2012 Tiết 10 THƯƠNG VỢ (tt) I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1/ Kiến thức - Hình ảnh người vợ tảo tần, đảm đang, giàu đức hi sinh và ân tình sâu nặng cùng tiếng cười tự trào của Tú Xương. - Phong cách Tú Xương: cảm xúc chân thành, lời thơ giản dị mà sâu sắc, kết hợp giữa trữ tình và trào phúng. 2/Kĩ năng - Đọc - hiểu thơ trữ tình theo đặc trưng thể loại. - Phân tích, bình giảng thơ. 3/ Thái độ Hiểu được vẻ đẹp tâm hồn của nhà thơ qua tình cảm chân thành mà ông dành cho người vợ của mình. B. CHUẨN BỊ BÀI HỌC 1/ Giáo viên - Phương pháp: Dạy học theo hình thức giảng giải, phát vấn, chia nhóm thảo luận. Kết hợp đọc hiểu văn bản với các phương pháp gợi mở nêu vấn đề, thuyết giảng. - Phương tiện: Giáo án, SGV, SGK, sách bài tập, sách chuẩn kiến thức kĩ năng môn Ngữ văn THPT lớp 11 …Chuẩn bị đồ dùng dạy học, tranh ảnh về tác giả Tú Xương và làng quê Vị Xuyên – Quê hương của tác giả. 2/ Học sinh - SGK, học bài cũ. - Đọc bài và soạn bài đầy đủ. C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1/ Ổn định lớp 2/ Kiểm tra bài cũ * Câu hỏi: - Đọc thuộc lòng bài thơ "Thương vợ" của Tú Xương? (5 điểm) - Phân tích hai câu đầu của bài thơ? (5 điểm) * Trả lời Quanh năm buôn bán ở mom sông - Thời gian: quanh năm. Thời gian tuần hoàn, vòng tròn, khép kín, triền miên liên tục từ ngày này qua ngày khác, năm này qua năm khác. - Không gian: mom sông à chênh vênh, ghập ghềnh, hiểm nguy, bất trắc - Nghề nghiệp: buôn bán => Lời giới thiệu khéo léo, có nhiều sức gợi làm nổi bật sự tần tảo, vất vả trong công việc của bà Tú. Nuôi đủ năm con với một chồng Nuôi đủ: đầy đủ cái ăn, cái mặc; không thừa, không thiếu. - Cách diễn đạt: một chồng = năm con à Tú Xương đặt mình ngang hàng với con, xem mình là một gánh nặng, kẻ ăn bám => Lời thơ hóm hỉnh, đùa vui mà lại dằn vặt, chua xót ở bên trong vừa làm nổi bật sự đảm đang đồng thời thể hiện sự trân trọng công ơn vợ của ông Tú. 3/ Bài mới * Dẫn nhập Ở tiết trước, với việc tìm hiểu hai câu đầu, chúng ta đã phần nào biết được đôi nét về hình ảnh bà Tú, về công việc của bà, về sự đảm đang tảo tần của bà... Để hoàn thiện bức chân dung bà Tú và để thấu hiểu nỗi lòng của ông Tú, chúng ta sẽ tìm hiểu những câu còn lại của bài ở tiết học này Hoạt động của Gv và Hs Nội dung cần đạt * Hoạt động 1: Tìm hiểu chung * Hoạt động 2: Đọc - hiểu văn bản - Gv yêu cầu Hs nhắc lại những kiến thức đã học ở tiết trước. - “ một duyên hai nợ”, “năm nắng mười mưa” có ý nghĩa gì? - Hai câu thơ đầu cho ta biết điều gì về đức tính của bà Tú? - Em có nhận xét như thế nào về bức chân dung bà Tú mà Tú Xương đã khắc họa? - Gv yêu cầu Hs đọc lại 6 câu đầu bài thơ. - Hs đọc. - Nếu không thương vợ Tú Xương có thể gợi tả chân thực và cảm động về bà Tú trong cuộc sống mưu sinh vất vả ấy không? - Nhà thơ đã thể hiện một tấm lòng như thế nào với người vợ của mình? - Hai câu cuối là một tiếng chửi theo em ở đây Tú Xương chửi ai? - Gv nói thêm cho Hs hiểu thêm về những tập tục lạc hậu của chế độ phong kiến. - Hai câu thơ có đơn thuần chỉ là tiếng chửi không ? - Hs suy nghĩ trả lời. * Hoạt động 3: Tổng kết. - Em hãy khái quát lại những giá trị nghệ thuật đặc sắc trong bài thơ? - Giá trị nội dung của “Thương vợ” I. TÌM HIỂU CHUNG 1/ Tác giả 2/ Tác phẩm II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN 1/ Hình ảnh bà Tú “Một duyên hai nợ âu đành phận Năm nắng mười mưa dám quản công.” à Sử dụng sáng tạo thành ngữ. - “một duyên hai nợ” “năm nắng mười mưa”. à Hạnh phúc ít mà vất vả thì nhiều. “âu đành phận”: chua chát của cuộc đời. dịu ngọt, đáng yêu của người vợ thảo hiền. à Đức hy sinh, lòng vị tha cao cả của bà Tú.Vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam. => Bằng sáu câu thơ đầu Tú Xương đã dựng lên bức chân dung bà Tú – một người yêu chồng, thương con tiêu biểu cho người phụ nữ Việt Nam tảo tần, đảm đang, giàu đức hy sinh. 2/ Tâm sự của ông Tú * Qua 6 câu thơ đầu - Gợi tả chân thực hình ảnh bà Tú (lặn lội, eo sèo quanh năm…) à tấm lòng, thấu hiểu những vất vả, bon chen mà người vợ phải trải qua. - Thái độ tri ân chịu ơn vợ à lối nói tự trào. - Tự trách mình à tự xem mình là một gánh nặng, một cái nợ cho bà Tú. à Tấm lòng yêu thương, tri ân với người vợ tảo tần sớm khuya. * Hai câu cuối “Cha mẹ thói đời ăn ở bạc Có chồng hờ hững cũng như không” - Chửi “thói đời” à nếp quen đáng chê trách mặc nhiên cứ được công nhận và chấp nhận, tập tục phong kiến. - Chửi mình à vô tích sự, ăn bám vợ là gánh nặng của vợ. - Đằng sau tiếng chửi là giọt nước mắt ăn năn, đau khổ. à Tú Xương nhận lỗi về mình, day dứt khi thấy mình không giúp được gì cho gia đình, thể hiện sự cảm thông, tình yêu thương quý trọng của nhà thơ, đó là nhân cách tâm hồn của nhà thơ. III. TỔNG KẾT 1/ Nghệ thuật Vận dụng sáng tạo, nhuần nhuyễn hình ảnh ngôn ngữ văn học dân gian. Sử dụng những từ ngữ và hình ảnh chọn lọc. 2/ Nội dung “Thương vợ” đã dựng lên một cách chân thực hình ảnh bà Tú – người vợ hiền, đảm đang giàu đức hy sinh đồng thời cũng thể hiện được những tâm tư, tình cảm của Tú Xương dành cho vợ. 4/ Củng cố - Vẻ đẹp chân dung nhân vật bà Tú. - Tình cảm của Tú Xương dành cho vợ. 5/ Dặn dò - Phân tích sự vận dụng sáng tạo hình ảnh, ngôn ngữ văn học dân gian trong bài thơ. - Tìm thêm một số những bài thơ Tú Xương viết về bà Tú. - Soạn bài đọc thêm “Vịnh khoa thi hương” + Đọc văn bản. + Tìm hiểu về chế độ thi cử dưới thời của Tú Xương. + Trả lời những câu hỏi gợi ý Sgk. -----------------------------------------fõe------------------------------------------ Ngày soạn : 14/08/11 TC3 ĐỌC THÊM: VỊNH KHOA THI HƯƠNG (Trần Tế Xương) A. MỤC TIÊU BÀI HỌC Cảm nhận được tiếng cười châm biếm chua chát của nhà thơ, thái độ xót xa tủi nhục của người trí thức Nho học trước cảnh mất nước. Cách sử dụng từ ngữ kết hợp với câu thơ giàu hình ảnh, âm thanh. 1/ Kiến thức Sự xáo trộn của trường thi: quang cảch trường thi nhếch nhác, nhốn nháo, ô hợp và thái độ của nhà thơ. Lựa chọn hình ảnh, âm thanh, từ ngữ tạo sắc thái trào lộng. 2/ Kĩ năng Đọc-hiểu thơ trữ tình theo đặc trưng thể loại. Rèn luyện kĩ năng cảm thụ, phân tích thơ. 3/ Thái độ Có thái độ cảm thông với thân phận những sĩ tử đi thi trong xã hội thực dân nửa phong kiến. Có ý thức trách nhiệm trong việc học hành, thi cử để đem kiến thức phục vụ đất nước,ï nhân dân. B. CHUẨN BỊ BÀI HỌC 1/ Giáo viên: - Phương pháp :Thuyết trình, nêu vấn đề, giảng giải, hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi… - Phương tiện: Soạn giáo án, SGV, SGK, sách bài tập, sách chuẩn kiến thức kĩ năng môn Ngữ văn THPT lớp 11… 2/ Học sinh - Học bài cũ, làm bài tập đầy đủ. - Đọc bài và soạn bài đầy đủ. C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1/ Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số 2/ Kiểm tra bài cũ Câu hỏi: Phân tích vẻ đẹp của mùa thu vùng đồng bằng Bắc Bộ và tâm sự thời thế của Nguyễn Khuyến thể hiện qua bài “Câu cá mùa thu” ? 3/ Bài mới: Dẫn nhập: Tác phẩm châm biếm và phản ánh chế độ thi cử vô nghĩa dưới thời thực dân phong kiến, bày tỏ lòng thông cảm vô hạn đối với thân phận nhục nhã của kẻ sĩ trong buổi mất nước, nhà tan. Âm thầm mong ước một sự thay đổi, một xã hội tốt đẹp hơn. Đó là sự đổ vỡ, sa sút nghiêm trong trong lí tưởng nho giáo trong bối cảnh xã hội thực dân nửa phong kiến. Đó là cơ sở của sự tự trào. Nỗi nhục nhã, ê chề của sĩ tử nước ta giữa cảnh trường thi dưới ách thực dân. Thấy được những đặc sắc trong nghệ thuật trào phúng của Tế Xương. Hoạt động của Gv và Hs Nội dung cần đạt * Hoạt động 1: Tìm hiểu chung Hs đọc văn bản. Gv nhận xét lưu ý Hs cách đọc - Bố cục bài thơ? Học sinh đọc bài thơ Bố cục: 3 phần: Mở bài: 2 câu đầu à Giới thiệu lí do cách tổ chức trường thi – giọng kể. Thân bài: 4 câu giữa à Quang cảnh trường thi – giọng hài hước, trào lộng. + Kết bài: 2 câu cuối à Những suy tư về cảnh trường thi – giọng trữ tình. - Thái độ tác giả? - Nêu chủ đề - Nhận xét về nghệ thuật và nội dung? Hoàn cảnh ra đời tác phẩm : Vịnh khoa thi hương ? Chủ đề ? Tổng kết về nội dung, Nghệ thuật trào phúng, đặc sắc của bài thơ ? => Hai câu đối ngẫu à Nổi bật cảnh tượng hết sức khôi hài của một trường thi à Xã hội hỗn tạp, nhỡ nhàng của xã hội đương thời. * Hoạt động 2: Đọc – hiểu văn bản - Hai câu đầu có điều gì lưu ý? - “Nhà nước” nhằm chỉ điều gì? - Từ “lẫn” có dụng ý gì? - Tác giả nói tới đối tượng nào? - Chế độ khoa cử mạt vận thời kỳ đầu thuộc địa Pháp. Hình ảnh câu 5 – Câu 6 gợi suy nghĩ gì? (Lưu ý: Đối Lọng > < mụ đầm). - Hs tiếp tục trao đổi suy nghĩ, phân tích sự sáng tạo của Tú xương - Em hãy miêu tả cảnh bát nháo trốn trường thi? Chế độ thi cử? Hình ảnh bọn thực dân? - Hình ảnh sĩ tử và quan trường được tác giả miêu tả như thế nào ? - Hình ảnh bọn thực dân làm cho cảnh trường thi vẫn giữ được vẻ hào nhoáng, bề ngoài nhưng thật chất thì như thế nào? - Theo em tác giả muốn gửi gắm điều gì thông qua hai câu thơ cuối? Thái độ ấy bộc lộ tình cảm gì của tác giả? * Hoạt động 3: Tổng kết Gi áo viên hướng dẫn hs tổng kết giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ I. TÌM HIỂU CHUNG - Hoàn cảnh ra đời tác phẩm: Năm 1897, tại trường thi Hà Nam vợ chồng toàn quyền Pháp đã tới dự lễ xướng danh. Đây là nỗi nhục đối với các trí thức Việt Nam. Là một nhà nho, Tú Xương cảm thấy cay đắng và phẫn uất mà viết lên bài thơ này. - Nội dung: Tác phẩm đã vẽ lên một cách sinh động tình trạng suy đồi của Nho học thời ấy cùng những cảnh chướng tai gai mắt lúc chế độ thực dân nửa phong kiến bắt đầu được xác lập ở đất nước ta. Tác phẩm thể hiện sâu sắc nỗi cay đắng của sĩ tử trong một đất nước nô lệ bằng nghệ thuật trào phúng. - Bố cục: 3 phần II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN 1/ Hai câu đầu: Sự xáo trộn của trường thi *Chế độ thi cử: Đó là khoa thi ba năm nhà nước mới mở một lần, cho thấy tính trang trọng, nghiêm túc. Nhưng người thi lại lẫn lộn, hỗn loạn: thí sinh trường Nam Định thi “lẫn” , không phải thi cùng với thí sinh ở Hà Nội. Tác giả không dùng từ "cùng" mà dùng từ lẫn để diễn tả cảnh lộn xộn đó. - Nhà nước – ba năm – một khoa à Giới thiệu đặc điểm của kỳ thi một cách khéo léo à Quy định bình thường của lệ thi cử điều bất bình thường: Mất chủ quyền của dân tộc. - Trường Nam – thi lẫn – Trường Hà à Diễn tả khéo léo cái tính chất hỗn tạp, láo nháo à Việc thi cử qua loa, hình thức không được quan tâm, coi trọng. 2/ Bốn câu tiếp: Cảnh trường thi nhốn nháo, ô hợp. - Qua giọng kể, tác giả đã vẽ lên bức tranh hiện thực xã hội đương thời: Lôi – sĩ tử – đeo lọ, ậm ọe – quan trường – thét loa à Sử dụng từ láy, từ ngữ có tính tạo hình, đảo ngữ à Tư cách, tư thế của những kể tiêu biểu cho tứ thức xã hội, mỉa mai thực chất, chân tướng của đám quan trường. Nhấn mạnh vào sự nhốn nháo ô hợp của trường thi. *Hình ảnh sĩ tử và quan trường: 2 câu tiếp. Và hình ảnh những sĩ tử đi thi hiện lên thật thảm hại, nhếch nhách, không xứng danh là học trò thánh hiền: tính từ "lôi thôi" lên đầu câu và cụm từ "vai đeo lọ" để nhấn mạnh vào điều đó. Ngay cả quan trường là những người vốn cần phải đạo mạo, trang nghiêm thì giờ đây cũng trở thành tầm thường. Tiếng thét loa không còn dõng dạc, mạnh mẽ mà thay bằng lời ậm ẹo, giống như trẻ con tập nói. *Hình ảnh bọn thực dân: Khung cảnh trường thi vẫn giữ được vẻ hào nhoáng bề ngoài: cờ, lọng cắm rợp trời. Nhưng thực chất thì mục rỗng, lố bịch vì cảnh đó bày ra để đón lũ giặc cướp nước, đó là tên quan xứ và mụ đầm Tây. Cảnh chướng tai gai mắt. - Tác giả đem đối "lọng cắm rợp trời" - một hình ảnh đẹp đẽ, huy hoàng với "váy lê quét đất" , một hình ảnh tầm thường, xấu xa. Cảnh thật trớ trêu và ô nhục. 3/ Hai câu cuối: Thức tỉnh các sĩ tử và nỗi nhục mất nước. - Nhân tài đất Bắc à Tầng lớp trí thức. - Ngoảnh cổ – trông lại nước nhà à Thức tỉnh nỗi nhục mất nước. Sử dụng câu nghi vấn à Hỏi người hỏi, chính mình nghẹn ngào, phẫn uất trước nỗi nhục người dân bị mất nước, nỗi xót xa, tủi nhục thể hiện tấm lòng, ý thức, trách nhiệm đối với đất nước. * Thái độ của tác giả: Kêu gọi, thức tỉnh nhân tài đất Bắc nói riêng và nhân tài đất Việt nói chung - những người đại diện cho nền học vấn truyền thống, niềm tự hào của quốc gia. Giờ họ ở đâu, làm gì, tại sao lại làm ngơ trước cảnh nhục nhã: trường thi vốn là nơi trang nghiêm, bộ mặt của tri thức, nhân tài dân tộc. Vậy mà giờ lại để cho lũ giặc cướp nước ngang nhiên xuất hiện như thượng khách. III. TỔNG KẾT 1/ Nghệ thụât: Lựa chọn từ ngữ, hình ảnh, âm thanh, đảo trật tự cú pháp; Nhân vật trữ tình tự bộc lộ nhận thức, sự hài hước châm biếm.Nghệ thuật trào phúng, đặc sắc. Tiếp thu sáng tạo ngôn ngữ ca dao dân ca và thành ngữ , phong cách vừa ân tình vừa hóm hỉnh. 2/ Nội dung: Thể hiện cảnh trường thi nhố nhăng, vừa hài, vừa bi của đất nước mất chủ quyền. Phản ánh mối mâu thuẫn của kẻ sĩ muốn thi thố tài năng thực sự với thực tế vô nghĩa của khoa cử à nỗi đau của con người ý thức trách nhiệm đối với đất nước. uag cuûa doøng soâng vaø nhöõng chieán coâng hieån haùch ôû ñaâyùcâng oanh lieät nhaát trong lòch söû d 4/ Hướng dẫn tự học a. Bài cũ - Học thuộc lòng bài thơ. - Phân tích bài thơ b. Bài mới - Soạn bài "Khóc Dương Khuê" + Đọc bài thơ + Đọc tư liệu để tìm hiểu tình bạn giữa Dương Khuê và Nguyễn Khuyến -----------------------------------------fõe------------------------------------------ Ngày soạn: 16/10/202012 Tiết 11 TỪ NGÔN NGỮ CHUNG ĐẾN LỜI NÓI CÁ NHÂN (Tiếp theo) A. MỤC TIÊU BÀI HỌC - Hiểu được mối quan hệ giữa ngôn ngữ chung của xã hội và lời nói riêng của cá nhân, những biểu hiện của cái chung trong ngôn ngữ xã hội và cái riêng trong lời nói cá nhân. - Nhận diện được những đơn vị ngôn ngữ chung và những quy tắc ngôn ngữ chung, phát hiện và phân tích nét riêng, sáng tạo của cá nhân trong lời nói, biết sử dụng ngôn ngữ một cách sáng tạo khi cần thiết. 1/ Kiến thức : Nắm được biểu hiện của cái chung trong ngôn ngữ xã hội và cái riêng trong lời nói của cá nhân, mối tương quan giữa chúng. 2/ Kĩ năng: Nâng cao năng lực lĩnh hội những nét riêng trong ngôn ngữ của cá nhân, nhất là của các nhà văn có uy tín. Đồng thời rèn luyện để hình thành và nâng cao năng lực sáng tạo của cá nhân, biết phát huy phong cách cá nhân khi sử dụng ngôn ngữ chung. 3/ Thái độ: Có ý thức sử dụng lời nói cá nhân phù hợp với yêu cầu chung của xã hội. Có ý thức tôn trọng những quy tắc ngôn ngữ chung của xã hội, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc. B. CHUẨN BỊ BÀI HỌC 1/ Giáo viên - Phương pháp: Phân tích, nêu câu hỏi, thuyết giảng, tái hiện, so sánh, gợi dẫn. - Phương tiện: Giáo án, SGV, SGK, sách bài tập, sách chuẩn kiến thức kĩ năng THPT lớp 11 ... 2/ Học sinh - Học bài cũ làm bài tập đầy đủ. - Đọc SGK, SBT và các tài liệu tham khảo để củng cố kiến thức đã học, soạn bài và chuẩn bị bài mới. - Xem trước các bài tập SGK. C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1/ Ổn định lớp 2/ Kiểm tra bài cũ Câu hỏi: Tính riêng của lời nói cá nhân được biểu lộ ở các phương diện nào? Lấy ví dụ minh họa cụ thể từng phương diện đó? 3/ Bài mới * Dẫn nhập: Ngôn ngữ là sản phẩm chung của xã hội nhưng lời nói lại là sản phẩm riêng của từng cá nhân. Tuy nhiên, giữa ngôn ngôn ngữ và lời nói cá nhân lại có mối quan hệ hai chiều, tác động, bổ sung lẫn nhau. Để hiểu rõ mối quan hệ này chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu tiết 2 của bài “Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân” Hoạt động của Gv và Hs Nội dung cần đạt * Hoạt động 3: Quan hệ giữa lời nói chung và ngôn ngữ cá nhân - Gv yêu cầu Hs nhắc lại những kiến thức đã học ở tiết trước. Ngôn ngữ là gì ? Lời nói cá nhân là gì? Những phương diện biểu hiện tính chung của ngôn ngữ và tính riêng của lời nói cá nhân. - Gv viết Vd lên bảng. - Hs chép và đọc Vd. - Em hãy xét từ “mặt trời” trong những ví dụ sau. + Hs làm việc theo nhóm. + Đại diện nhóm trình bày. + Gv đánh giá, bổ sung. - Ngôn ngữ chung có vai trò như thế nào đối với lời nói cá nhân? - Đối với ngôn ngữ chung của xã hội, lời nói cá nhân có tác dụng như thế nào? - Hs trả lời. - Gv hướng dẫn Hs tóm tắt nội dung đã học bằng sơ đồ. - Hs vẽ sơ đồ. * Hoạt động 4: Luyện tập - Gv yêu cầu Hs hoàn thành các bài tập trong SGK - Gv yêu cầu Hs đọc câu thơ. Xác định nghĩa của từ "nách" được dùng trong câu thơ? Gía trị biểu cảm? - Từ "xuân" ở mỗi câu thơ được hiểu như thế nào? - Gv gọi Hs đọc yêu cầu bài tập 4. (SGK/Tr36) - Phân tích cấu tạo của những từ in đậm. - Hãy lấy ví dụ theo những quy tắc cấu tạo đó. - Gv hướng dẫn Hs làm bài vào vở. - Hs làm bài - Gv nhận xét, chữa bài. III. QUAN HỆ GIỮA LỜI NÓI CHUNG VÀ NGÔN NGỮ CÁ NHÂN 1/ Xét VD: (a) “Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ Mặt trời chân lí chói qua tim” (b) “Mặt trời xuống biển như hòn lửa Sóng đã cài then đêm sập cửa” (c) “Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi Mặt trời của mẹ thì nằm trên lưng” * Xét từ “mặt trời trong những VD trên: - Mặt trời (a): lí tưởng cách mạng. - Mặt trời (b): nghĩa gốc, nhân hóa. - Mặt trời (c): nghĩa gốc là đưa con, niềm hạnh phúc, niềm tin, hi vọng của mẹ… à mặt trời (b): ngôn ngữ chung. Mặt trời (a),(c): ngôn ngữ cá nhân. 2/ Kết luận Ngôn ngữ chung là cơ sở Sản sinh lời nói cá nhân Lĩnh hội nội dung lời nói Lời nói cá nhân là thực tế sinh động, hiện thực hóa yếu tố chung , vừa sáng tạo chuyển đổi làm ngôn ngữ phát triển IV. LUYỆN TẬP Bài tập 1 (SGK/35) - Nách à vị trí giao giữa hai bức tườngà nghĩa chuyển dựa trên sự giống nhau về vị trí trên cơ thể người và trên sự vật. Bài tập 2 (SGK/36) - Xuân: mùa xuân, tuổi xuân. - Xuân: Vẻ đẹp của người con gái trẻ tuổi. - Xuân: men say nồng của rượu ngon, sức sống dồi dào và tình bạn thắm thiết. - Xuân: mùa xuân. - Xuân: Sức sống mới, sự thịnh vượng, giàu có… Bài tập 4 (SGK/Tr36) a. “mọn mằn” Được cá nhân tạo ra khi dựa vào tiếng mọn với nghĩa nhỏ đến mức không đáng kể. - Quy tắc cấu tạo: + Tạo từ láy hai tiếng, lặp phụ âm đầu. + Tiếng gốc đặt trước, tiếng láy đặt sau. + Đổi vần thành ăn đối với tiếng láy. à “mọn mằn” : nhỏ nhặt, tầm thường, không đáng kể. b. giỏi giắn: - Được tạo ra trên cơ sở từ giỏi. - Quy tắc cấu tạo: + Tạo từ láy hai tiếng, lặp phụ âm đầu “gi”. + Tiếng gốc đặt trước, tiếng láy đặt sau. + Đổi vần thành “ăn” đối với tiếng láy. à giỏi giắn: rất giỏi, sắc thái biểu cảm rất được mến mộ. c. nội soi - Hai tiếng có sẵn. - Động từ chính đi sau, phụ âm từ bổ sung ý nghĩa được đặt trước. 4/ Củng cố - Hiểu rõ được mối quan hệ giữa ngôn ngữ chung và lời nói cá nhân. - Làm rõ câu nói sau: Thông qua lời nói cá nhân, những “hạt ngọc ngôn ngữ mới nhất” ra đời góp phần làm phong phú thêm ngôn ngữ chung, thúc đẩy ngôn ngữ chung phát triển. 5/ Dặn dò - Hoàn thiện phần bài tập Sgk. - Ôn tập để chuẩn bị cho bài viết số 1: Ôn tập các kiến thức về văn nghị luận xã hội đã học ở lớp 10. -----------------------------------------fõe------------------------------------------ Ngày soạn: 16/08/202012 Tiết 12 ÔN TẬP BÀI VIẾT SỐ 1 A. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1/ Kiến thức Củng cố kiến thức và kĩ năng về văn nghị luận đã học ở lớp dưới. 2/ Kĩ năng Biết cách viết bài văn nghị luận có nội dung gần gũi với thực tế đời sống và học tập của học sinh phổ thông. 3/ Thái độ Có tinh thần ôn luyện, chuẩn bị kĩ càng trước tiết kiểm tra. B. CHUẨN BỊ BÀI HỌC 1/ Giáo viên - Phương pháp: Phân tích, nêu câu hỏi, thuyết giảng, tái hiện, so sánh, gợi dẫn. - Phương tiện: Giáo án, SGV, SGK, sách bài tập, sách chuẩn kiến thức kĩ năng THPT lớp 2012 , một số sách văn mẫu... 2/ Học sinh Sgk, vở ghi chép. C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1/ Ổn định lớp 2/ Bài mới Hoạt động của Gv và Hs Nội dung cần đạt * Hoạt động 1: Ôn tập kiến thức văn nghị luận xã hội - Thế nào là một bài văn nghị luận xã hội? - Lấy ví dụ về một vài đề văn nghị luận xã hội. - Những yêu cầu nào khi làm dạng văn này? * Hoạt động 2: Ôn t

File đính kèm:

  • docgiao an ngu van lop 11 tuan 3.doc