A. MỤC TIÊU: Giúp HS
1. Kiến thức: Hiểu được ảnh hưởng của hoàn cảnh XH và các nhân tố thuộc cuộc đời riêng đối với sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Du, nắm vững những đặc điểm chính trong sự nghiệp sáng tác và những đặc trưng cơ bản về nội dung, nghệ thuật của thơ văn ông.
2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng đọc hiểu một tác gia văn học, .
3. Thái độ: Có thái độ yêu mến trân trọng tài năng và đồng cảm với cuộc đời đầy thăng trầm của đại thi hào Nguyễn Du.
B. CHUẨN BỊ BÀI HỌC: Đọc sáng tạo- phân tích- thảo luận.
1. Giáo viên
1.1. Dự kiến bp tổ chức hs hoạt động để hiểu bài học:
GV tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp các phương pháp đọc sáng tạo, gợi tìm; kết hợp với các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi.
1.2. Phương tiện:
Sgk. Giáo án, đọc tài liệu tham khảo.
2. Học sinh:
Chủ động tìm hiểu soạn bài học qua các câu hỏi sgk và những định hướng của giáo viên ở tiết trước.
C. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1. Ổn định lớp- kiểm tra sĩ số:
2. Kiểm tra bài cũ: Kể tên những đoạn trích trong “Truyện Kiều” của N Du mà em đã học trong chương trình cấp 2? Đọc thuộc một đoạn khoảng 8-10 dòng mà em thích.
3. Nội dung bài mới:
a. Đặt vấn đề:
b. Triển khai bài dạy:
5 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 6938 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn lớp 10 Tiết 82- Đọc văn TRUYỆN KIỀU (Phần 1: Tác giả Nguyễn Du), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày 16/3/2011
Tiết 82
Đọc văn
TRUYỆN KIỀU
(Phần 1: Tác giả Nguyễn Du)
A. MỤC TIÊU: Giúp HS
1. Kiến thức: Hiểu được ảnh hưởng của hoàn cảnh XH và các nhân tố thuộc cuộc đời riêng đối với sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Du, nắm vững những đặc điểm chính trong sự nghiệp sáng tác và những đặc trưng cơ bản về nội dung, nghệ thuật của thơ văn ông.
2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng đọc hiểu một tác gia văn học, .
3. Thái độ: Có thái độ yêu mến trân trọng tài năng và đồng cảm với cuộc đời đầy thăng trầm của đại thi hào Nguyễn Du.
B. CHUẨN BỊ BÀI HỌC: Đọc sáng tạo- phân tích- thảo luận.
1. Giáo viên
1.1. Dự kiến bp tổ chức hs hoạt động để hiểu bài học:
GV tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp các phương pháp đọc sáng tạo, gợi tìm; kết hợp với các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi.
1.2. Phương tiện:
Sgk. Giáo án, đọc tài liệu tham khảo.
2. Học sinh:
Chủ động tìm hiểu soạn bài học qua các câu hỏi sgk và những định hướng của giáo viên ở tiết trước.
C. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1. Ổn định lớp- kiểm tra sĩ số:
2. Kiểm tra bài cũ: Kể tên những đoạn trích trong “Truyện Kiều” của N Du mà em đã học trong chương trình cấp 2? Đọc thuộc một đoạn khoảng 8-10 dòng mà em thích.
3. Nội dung bài mới:
a. Đặt vấn đề:
b. Triển khai bài dạy:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
Hđ1: Tìm hiểu cuộc đời của ND
I. Cuộc đời(1765- 1820)
- GV: Những nhân tố nào tạo nên thiên tài Nguyễn Du?
* Tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên
- Hãy cho biết ảnh hưởng của nhân tố thời đại và gia đình, quê hươngđối với sáng tác của ND?
- Số phận con người bị chà đạp nghiêm trọng.
- Đời sống nhân dân cực khổ.
* Thời đại: Cuối thế kỉ 18-đầu 19: Thời đại bão táp của lịch sử
- Số phận con người bị chà đạp nghiêm trọng
Ä Một thời đại lịch sử đầy biến động đã tác động mạnh mẽ đến nhận thức, tư tưởng và tình cảm của Nguyễn Du.
* Quê hương và gia đình:
- Sinh ra trong một gia đình đại quý tộc(Họ Nguyễn – Tiên Điền- NX-HT), có truyền thống khoa bảng và văn hóa văn học.
(Bao giờ Ngàn Hồng hết cây
Sông Rum hết nước, họ này hết quan)
-> Có điều kiện học tập, năng khiếu văn học nẩy nở và sớm phát triển.
- Quê nội Hà Tĩnh - là vùng quê địa linh nhân kiệt, có truyền thống văn hoá, văn nghệ.
- Quê ngoại: Bắc Ninh - Quê hương của những làn điệu dân ca quan họ ngọt ngào, say đắm lòng người mà Nguyễn Du ít nhiều được thừa hưởng qua lời ru của mẹ.
->Tiếp nhận tinh hoa văn hóa của nhiều vùng quê khác nhau
Khái quát những nét chính về con người Nguyễn Du?
* Con người.
- Học giỏi, thông minh, có tầm nhìn rộng
-Cuộc đời nhiều thăng trầm
+ Hiểu sâu sắc về đời sống của giai cấp quý tộc, thân phận của người ca nhi, kỉ nữ
+ Vốn sống phong phú, đb hiểu sâu sắc về đời sống khổ cục của nhân dân, yêu thương những người nghèo khổ
-> Trái tim nhân ái
+ Am hiểu ngôn ngữ nghệ thuật dân gian
+ Tiếp xúc với nền văn hóa lớn (TQ), nâng cao tư tưởng về xh và thân phận con người.
- 1965: Danh nhân văn hóa thế giới.
-> Học vấn uyên bác và tấm lòng nhân đạo
=> Đại thi hào dân tộc
- Hãy nêu những thành tựu văn học tiêu biểu của Nguyễn Du?
- Nhận xét thành tựu văn học của ông?
+ Đồ sộ và có giá trị với mọi thời đại
- Kể tên những bài thơ chữ Hán của NDu mà em biết?
+ Đọc TT kí
+ Sở kiến hành
+ Thái Bình mại giả ca
+ Long Thành cầm giả ca.
+ Tác phẩm nào là tiêu biểu nhất cho sáng tác của NDu?
Em biết gì về Truyện Kiều?
II. Sự nghiệp sáng tác.
1. Các sáng tác chính:
a. Sáng tác bằng chữ Hán
* Thanh Hiên thi tập (78 bài) → Trước khi ra làm quan cho nhà Nguyễn
* Nam trung tạp ngâm(40 bài) → Khi làm quan ở Huế và Quảng Bình.
* Bắc hành tạp lục (131bài) → Đi sứ Trung Quốc: Đạt giá trị cao nhất trong toàn bộ thơ chữ Hán
b. Sáng tác bằng chữ Nôm.
* Văn chiêu hồn (văn tế thập loại chúng sinh).
* Truyện Kiều
- Nguồn gốc:
Từ cốt truyện “Kim Vân Kiều Truyện” của Thâm Tâm Tài Nhân, với nt bậc thầy, lòng nhân đạo bao la ND đã tạo nên một kiệt tác văn chương bất hủ.
-> Sáng tạo
- Nhan đề: Đoạn trường tân thanh
->Khúc ca mới đứt ruột
- ND: Giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo.
+ Tiếng khóc cho số phận con người: Khóc cho ty trong trắng, chân thành tan vở, khóc cho nhân phẩm bị chà đạp
+ Lời tố cáo mạnh mẽ đanh thép: thế lực đen tối trong xhpk, phanh phui sức mạnh làm tha hóa của đồng tiền
+ Bài ca tình yêu và tự do, công lí
TK là bài tình ca đẩm nước mắt, Mối tình Kim –Kiều là mối tình đẹp nhất văn học VN(Lê Trí Viễn).
- NT:
+ Xây dựng nhân vật: 2 tuyến nhân vật: chính diện và phản diện xd khác nhau
+ NT kể chuyện
+ Nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ:
- Dung lượng: 3254 câu thơ lục bát.
- Là kiệt tác của văn học trung đại Việt Nam
=>Tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Du “ND viết TK như có máu thấm đầu ngòi bút”
=> Sáng tác thể hiện tư tưởng, tình cảm và nhân cách của N Du.
Nội dung nổi bật nhất trong những sáng tác của ND là gì? Hãy phân tích dẫn chứng để làm rõ?
Rằng hồng nhan tự thủa xưa
Cái điều bạc mệnh có chừa ai đâu
Nỗi niềm xưa nghĩ mà đau
Dẫu lìa ngó ý còn vương tơ lòng
Em có nhận xét gì về những con người này?
Lấy dẫn cứng để chứng minh?
Em có nhận xét gì về những biểu hiện chữ tình đó?
Những sáng tác của ND còn thể hiện giá trị nd gì nữa?
Chỉ ra những đặc điểm về nghệ thuật trong sáng tác của ND? lấy vd cm?
2. Một vài đặc điểm nội dung và nghệ thuật thơ văn Nguyễn Du:
a. Đặc điểm nội dung:
* Đề cao chữ tình: tình đời, tình người thiết tha, sâu nặng.
- Đồng cảm sâu sắc với cuộc sống của con người Đạm Tiên, Thúy Kiều, Tiểu Thanh, người ca nữ Long Thành, những ca nhi, kĩ nữ...)
+ Người ăn mày:
Một mẹ cùng ba con
Lê la bên đường nọ
Đứa bé ôm trong lòng
Đứa lớn tay mang giỏ
Trong giỏ đựng những gì
Mớ rau lẫn tấm cám
Nửa ngày bụng vẫn không
(Những điều trông thấy)
+ Đạm Tiên
.Nổi danh tài sắc một thì
Xôn xao ngoài ngõ thiếu gì yến anh
Kiếp hồng nhan có mong manh
Nữa chừng xuân thoắt gãy cành thiên hương
. Người mà đến thế thì thôi
Đời phồn hoa cũng là đời bỏ đi
+ Thúy Kiều
. Hết nạn nọ đến nạ kia
Thanh lâu hai lượt thanh y hai lần
. Đau đớn thay phận đàn bà
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung
+ Ông lão hát rong mù ở đất Long Thành
Miệng sùi nước bọt, tay mỏi rã rờiNgồi xuống, xếp đàn, nói rằng hát đã xongHết lòng hết sức đàn gần một trống canhVậy mà chỉ được năm sáu đồng
+ Người kĩ nữ
Cũng có kẻ lỡ làng một tiếtLiều tuổi xanh bán nguyệt buôn hoaNgẩn ngơ khi trở về giàAi chồng con nấy biết là cậy ai.Sống đã chịu một đời phiền nãoThác lại nhờ hớp cháo lá đaĐau đớn thay phận đàn bàKiếp sinh ra thế biết là tại đâu!
+ Tất cả những con người đau khổ trong thế gian này đều có chỗ đứng trong sáng tác của ND
-> Những con người nhỏ bé, bất hạnh, người phụ nữ
-> Tình thương yêu con người.
- Tố cáo xã hội phong kiến: Bất công, tàn bạo(Phản chiêu hồn, sở kiến hành, truyện Kiều)
+ Hậu thế nhân nhân giai Thượng Quan
Đại địa xứ xứ giai Mịch La
+ Mẹ con người ăn mày đói khát và bọn quan lại ăn uống no nê, thừa mứa
Ai vẻ bức tranh này
Dâng lên nhà vua rõ.
+ Trong tay đã sẵn đồng tiền
Dẫu lòng đổi trắng thay đen khó gì
+ Một ngày lại thói sai nha
Làm cho khốc hại chẳng qua vì tiền
- Ca ngợi vẻ đẹp của con người, ca ngợi tình yêu tự do, đề cao quyền sống và hạnh phúc của con người
+ Vẻ đẹp của Từ Hải:
Râu hùm hàm én mày ngài
Vai năm tấc rộng thân mười thước cao
Đường đường một đấng anh hào
Côn quyền hơn sức lược thao gồm tài.
Đội trời đạp đất ở đời
Họ Từ tên Hải vốn người Việt Đông
+ vẻ đẹp của Kim Trọng, Thúy Kiều, Thúy Vân...
+ Tình yêu tự do
Cửa ngoài vội rủ rèm the
Xăm xăm băng lối vườn khuya một mình
Nàng rằng khoảng vắng đêm trường
Vì hoa nên phải đánh đường tìm hoa
(Truyện Kiều)
=> Giá trị nhân đạo, sâu sắc, mới mẻ: là người đầu tiên trong VHTĐ VN đặt vấn đề về người phụ nữ tài hoa nhưng bạc mệnh-> Xh cần trân trọng những giá trị tinh thần.
=> Là tác giả tiêu biểu cho trào lưu nhân đạo chủ nghĩa trong văn học cuối TKXVIII đầu TK XIX.
* Giá trị hiện thực: Phản ánh hiện thực xhpk bất công, số phận khổ đau của con người
b. Nghệ thuật:
- Thể thơ:
+ Thơ chữ Hán : Thành công ở sử dụng nhuần nhuyễn các thể thơ như :ngũ ngôn cổ thi, ngũ ngôn luật, thất ngôn luật, ca, hành.
VD: ĐTTK, Văn chiêu hồn, TB mại giả ca.
+ Thơ chữ Nôm: Tìm về với thể thơ dân tộc: thơ lục bát (TK)
- Ngôn ngữ: Trau dồi ngôn ngữ vh dân tộc,
+ Kết hợp ngôn ngữ bình dân và bác học.
+ Trong sáng, giàu giá trị biểu cảm
g góp phần làm cho tiếng nói dân tộc thêm giàu đẹp.
- Nghệ thuật xây dựng nhân vật và miêu tả nội tâm nhân vật tài tình.
- Ý nghĩa của bài học đối với bản thân?
+ Biết được những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác
+ Biết cách tìm hiểu một tác gia văn học.
4.Củng cố: Vì sao Nguyễn du được gọi là đại thi hào dân tộc, thiên tài dân tộc, là danh nhân văn hóa thế giới?
5. Dặn dò: học và soạn bài phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.
File đính kèm:
- thao giang Truyen Kieu.doc