Giáo án Ngữ văn lớp 10 Tiết 8,9- Đọc văn chiến thắng mtao mxây ( trích đăm săn – sử thi tây nguyên)

A - MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT

 - Hiểu được cuộc chiến đấu vì danh dự, hạnh phúc và sự thịnh vượng của cộng đồng là lẽ sống và niềm vui của người anh hùng thời xưa ;

 - Thấy được nghệ thuật miêu tả, xây dựng nhân vật, sử dụng ngôn từ và các biện pháp nghệ thuật thường dùng trong sử thi anh hùng qua đoạn trích.

B - TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG

1. Kiến thức

- Vẻ đẹp của người anh hùng sử thi Đăm Săn : trọng danh dự, gắn bó với hạnh phúc gia đình và thiết tha với cuộc sống bình yên, phồn thịnh của cộng đồng được thể hiện qua cảnh chiến đấu và chiến thắng kẻ thù.

- Đặc điểm nghệ thuật tiêu biểu của thể loại sử thi anh hùng (lưu ý phân biệt với sử thi thần thoại) : xây dựng thành công nhân vật anh hùng sử thi ; ngôn ngữ trang trọng, giàu hình ảnh, nhịp điệu ; phép so sánh, phóng đại.

2. Kĩ năng

- Đọc (kể) diễn cảm tác phẩm sử thi.

- Phân tích văn bản sử thi theo đặc trưng thể loại.

 

C-CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN :

- Tự nhận thức về mục đích chiến đấu cao cả của Đăm Săn và vị trí, sức cảm hoá của nhân dân đối với cộng đồng.

- Giao tiếp, trình bày suy nghĩ/ý tưởng, cảm nhận của cá nhân về vẻ đẹp của người anh hùng chiến trận theo đặc trưng của sử thi anh hùng.

- Tư duy sáng tạo : trình bày cảm nhận của cá nhân về mục đích chiến đấu ca cả của người anh hùng.

D. PHƯƠNG PHÁP/KỸ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG :

- Suy nghĩ, thảo luận cặp đôi, chia sẻ ý kiến về động cơ hành động của Đăm Săn, về việc tại sao Đăm Săn lại có sức thuyết phục đối với dân làng của Mtao-Mxay.

- Thảo luận nhóm , trao đổi về những đặc điểm của sử thi anh hùng qua hình tượng Đam Săn.

 

doc3 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 3358 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn lớp 10 Tiết 8,9- Đọc văn chiến thắng mtao mxây ( trích đăm săn – sử thi tây nguyên), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 8,9 Đọc văn CHIẾN THẮNG MTAO MXÂY ( Trích Đăm Săn – sử thi Tây Nguyên) A - MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT - Hiểu được cuộc chiến đấu vì danh dự, hạnh phúc và sự thịnh vượng của cộng đồng là lẽ sống và niềm vui của người anh hùng thời xưa ; - Thấy được nghệ thuật miêu tả, xây dựng nhân vật, sử dụng ngôn từ và các biện pháp nghệ thuật thường dùng trong sử thi anh hùng qua đoạn trích. B - TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG 1. Kiến thức - Vẻ đẹp của người anh hùng sử thi Đăm Săn : trọng danh dự, gắn bó với hạnh phúc gia đình và thiết tha với cuộc sống bình yên, phồn thịnh của cộng đồng được thể hiện qua cảnh chiến đấu và chiến thắng kẻ thù. - Đặc điểm nghệ thuật tiêu biểu của thể loại sử thi anh hùng (lưu ý phân biệt với sử thi thần thoại) : xây dựng thành công nhân vật anh hùng sử thi ; ngôn ngữ trang trọng, giàu hình ảnh, nhịp điệu ; phép so sánh, phóng đại. 2. Kĩ năng - Đọc (kể) diễn cảm tác phẩm sử thi. - Phân tích văn bản sử thi theo đặc trưng thể loại. C-CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN : - Tự nhận thức về mục đích chiến đấu cao cả của Đăm Săn và vị trí, sức cảm hoá của nhân dân đối với cộng đồng. - Giao tiếp, trình bày suy nghĩ/ý tưởng, cảm nhận của cá nhân về vẻ đẹp của người anh hùng chiến trận theo đặc trưng của sử thi anh hùng. - Tư duy sáng tạo : trình bày cảm nhận của cá nhân về mục đích chiến đấu ca cả của người anh hùng. D. PHƯƠNG PHÁP/KỸ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG : - Suy nghĩ, thảo luận cặp đôi, chia sẻ ý kiến về động cơ hành động của Đăm Săn, về việc tại sao Đăm Săn lại có sức thuyết phục đối với dân làng của Mtao-Mxay. - Thảo luận nhóm , trao đổi về những đặc điểm của sử thi anh hùng qua hình tượng Đam Săn. E-CHUẨN BỊ : I-Công việc chính: 1-Giáo viên: 2-Học sinh: II-Nội dung tích hợp: Tích hợp với Làm văn ở bài văn bản ( tiếp theo ) G-TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC I-Ổn định: II-Kiểm tra: Các đặc trưng cơ bản của VHDG? Hệ thồng thể loại VHDG ? Cho ví dụ. Những giá trị cơ bản của VHDG? III-Bài mới : *Giới thiệu bài: Nếu người Kinh tự hào vì có nguồn ca dao, tục ngữ phong phú; người Thái có truyện thơ Tiễn dặn người yêu làm say đắm lòng người; người Mường trong những dịp lễ hội hay đám tang ma lại thả hồn mình theo những lới hát mo Đẻ đất đẻ nước;...thì đồng bào Tây Nguyên cũng có những đêm ko ngủ, thao thức nghe các già làng kể khan sử thi Đăm Săn bên ngọn lửa thiêng nơi nhà Rông. Hôm nay, chúng ta cùng tìm hiểu về sử thi này qua đoạn trích Chiến thắng Mtao Mxây. HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ YÊU CẦU CẦN ĐẠT HOẠT ĐỘNG 1 (Giới thiệu chung về sử thi và sử thi Đăm Săn) @GV nêu lại định nghĩa về sử thi (quy mô lớn: dài hàng nghìn, vạn câu. Ngôn ngữ có vần, nhịp. Hình tượng nghệ thuật hoành tráng, hào hùng. *HS tóm tắt nội dung sử thi Đăm Săn. @GV nhấn mạnh lại cốt truyện theo các sự kiện chính. *Hướng dẫn đọc *HS đọc phân vai, giáo viên nhận xét cách đọc và kết quả đọc. @GV lưu ý về cấu trúc và bố cục đoạn trích ( gồm lời người kể chuyện và lời thoại của các nhân vật trực tiếp . Các đoạn nhỏ: Tả cảnh nhà Mtao Mxây ( thách đấu), tả trận đánh giữa hai người), … HOẠT ĐỘNG 2: Hhướng dẫn đọc-hiểu chi tiết -Trong trận đánh nhau với tù trưởng Sắt, nhân vật Đăm Săn được kể – tả qua những chặng - bước nào? @Trong trận chiến đấu và chiến thắng luôn thấy sự đối lập giữa Đăm Săn và Mtao Mxây. Vậy sự đối lập ấy được thể hiện cụ thể như thế nào và nhằm mục đích gì? Chúng ta sẽ lập bảng đối chiếu, so sánh giữa hai nhân vật này. -Những lời nói của Đăm Săn khi đến chân cầu thang nhà Mtao Mxây nhằm mục đích gì, chứng tỏ điều gì? Tại sao người sáng tác không tả chân dung Đăm Săn mà lại tả hình dáng của Mtao Mxây trước? -Qua những lời nói và hành động của Mtao Mxây, em thấy hắn là một tù trưởng như thế nào ? -Cảnh hai người múa khiên được đối lập như thế nào? Vì sao Đăm Săn không múa trước mà cứ khích để Mtao Mxây múa trước? Theo em, tài nghệ của Mtao Mxây có đúng như lời hắn tự khoe hay không ? -Chi tiết ông Trời vạch kế cho Đăm Săn nói lên điều gì? ( sự gần gũi giữa con người và thần linh ). -Nhận xét chung về cuộc chiến đấu và chiến thắng của Đăm Săn. HOẠT ĐỘNG 3: Hướng dẫn tổng kết và luyện tập *HS đọc và trình bày lại cách hiểu của bản thân về nội dung của đoạn trích. *Ghi nhớ ( trang 36 ) A-TÌM HIỂU CHUNG: I-Xuất xứ (SGK) II-Tóm tắt TP (SGK) B-ĐỌC HIỂU VĂN BẢN: I-Hình tượng Đăm Săn trong trận chiến đấu với Mtao Mxây Đăm Săn Mtao Mxây a-Đến tận chân cầu thang khiêu chiến (chủ động) -Dùng những lời nói khích, dụ Mxây ra khỏi nhà, xuống đất đánh nhau tay đôi với mình ( thách đọ dao, dọa phá sàn, đốt nhà, không thèm đánh trộm lúc Mxây đang đi,… -> thái độ tự tin, đường hoàng). -Dụ được kẻ thù quyết đấu với mình. => tư thế hiên ngang, đĩnh đạc, làm chủ cuộc giao đấu, hành động đàng hoàng, không thèm đánh lén. b-Cảnh múa khiên trước trận đấu thể hiện sức khỏe, tài năng và vẻ đẹp dũng sĩ. -Khích thách Mxây múa trước -Nhìn rõ tài nghệ kẻ thù, tự tin -Múa khiên vừa khỏe vừa đẹp ( vượt đồi tranh. Đồi lồ ô, chạy vun vút … ) -Nhai được miếng trầu của vợ- nàng Hơ Nhị, sức khỏe càng tăng gấp bội, múa khiên càng mạnh, càng đẹp ( như bão lốc ) -Đâm vào người Mxây nhưng không thủng. Thấm mệt, vừa chạy vừa ngủ. c-Trong giấc mơ, được Trời mách kế dùng chày mòn ném vào vành tai kẻ thù là được. -Bùng tỉnh, làm theo, đuổi Mxâyquanh chuồng lợn, dồn Mxây đến ngã lăn quay ra đất. -Hỏi tội cướp vợ, giết chết Mxây. -Nhà giàu có, rộng rãi, sang trọng ( hình ảnh cụ thể: đầu sàn đẽo hình trăng, đầu cầu thang đẽo hình chim ngói,…) -Hình dáng dữ tợn và hung hãn ( đầu như đầu cú, gươm óng ánh như cầu vồng – so sánh độc đáo), tần ngần, do dự, mỗi bước mỗi đắn đo, bị động, sợ hãi trước Đăm Săn, =>bản chất xấu xa, tham lam, ích kỷ và hèn nhát. +Sau đó lấy lại sự tự tin, -> khoe khoang “có cậu ta học cậu. Có bác, ta học bác…” +Múa khiên như trò chơi, khiên kêu lạch xạch như quả mướp khô ( so sánh độc đáo), tự xem mình là tướng quen đánh trăm trận, quen xéo nát đất – chủ quan, ngạo mạn. +Bước cao bước thấp, chém trượt khoeo chân kẻ thù,… +Chạy, vừa chạy vừa chống đỡ. -Giáp sắt trở thành vô dụng vì chày mòn ném vào vành tai ( chỗ hiểm ). -Vùng chạy cùng đường, ngã lăn quay ra đất. -Giả dối cầu xin tha mạng. -Bị giết. II-Hình tượng Đăm Săn trong tiệc mừng chiến thắng -Tự hào, tự tin, vì sức mạnh , vì sự giàu có của thị tộc mình. Chàng thể hiện niềm vui lớn sau chiến thắng ( ra lệnh nổi nhiều loại cồng chiêng lớn, mở tiệc to … ) -Hình ảnh Đăm Săn được miêu tả bằng cái nhìn đầy ngưỡng mộ của nhân dân, từ bên dưới nhìn lên sùng kính, tự hào. Đó là vẻ đẹp và sức mạnh của người anh hùng, thể hiện sức mạnh của cả thị tộc, sự thống nhất và niềm tin của cả cộng đồng. III-TỔNG KẾT : 1-Những tình cảm cao cả nhất thôi thúc Đăm Săn chiến đấu và chiến thắng kẻ thù: Trọng danh dự, gắn bó hạnh phúc gia đình , thiết tha với cuộc sống bình yên, hạnh phúc của thị tộc. 2-Nghệ thuật sử thi: giọng điệu trang trọng, chậm rãi, cụ thể: sử dụng phép so sánh, phóng đại, liệt kê, trùng điệp là những đặc điểm nổi bật. IV-DẶN DÒ -Bài cũ: Tìm hiểu kỹ câu hỏi phần luyện tập. -Bài mới: Học tiếp: Văn bản V-RÚT KINH NGHIỆM

File đính kèm:

  • docTiet 8 Ngu van 10 co tich hop kN song.doc