Giáo án Ngữ văn lớp 10 Tiết 91 – Làm văn- Trả bài viết số 6

I/ Mục tiêu cần đạt

 Giúp học sinh:

1. Kiến thức:

- Nắm được kiến thức cơ bản về Trương Hán Siêu và bài phú sông Bạch Đằng.

- Nắm được kiến thức về thuyết minh một tác phẩm văn học.

2. Kĩ năng:

- Biết cách viết bài văn thuyết minh về một t/p văn học.

3. Thái độ: Cú ý thức lập dàn ý trước khi viết văn và sửa chữa những nhược điểm.

II/ Chuẩn bị của GV và HS

GV: SGK, SGV Ngữ văn 10 chuẩn, Thiết kế bài soạn, Chuẩn kiến thức kĩ năng, bài viết của h/s

HS: SGK, vở ghi, vở soạn

III/ Tiến trình dạy học

1. Kiểm tra bài cũ (5 phút):

Đọc thuộc đoạn trích Chí khí anh hùng? Nhận xét về vẻ đẹp của nhân vật Từ Hải?

2. Bài mới (36 phút):

 

doc14 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1277 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn lớp 10 Tiết 91 – Làm văn- Trả bài viết số 6, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng A4: Sĩ số: vắng: A5: Sĩ số: vắng: Tiết 91 – Làm văn Trả bài viết số 6 I/ Mục tiêu cần đạt Giúp học sinh: 1. Kiến thức: - Nắm được kiến thức cơ bản về Trương Hán Siêu và bài phú sông Bạch Đằng. - Nắm được kiến thức về thuyết minh một tác phẩm văn học. 2. Kĩ năng: - Biết cỏch viết bài văn thuyết minh về một t/p văn học. 3. Thái độ: Cú ý thức lập dàn ý trước khi viết văn và sửa chữa những nhược điểm. II/ Chuẩn bị của GV và HS GV: SGK, SGV Ngữ văn 10 chuẩn, Thiết kế bài soạn, Chuẩn kiến thức kĩ năng, bài viết của h/s HS: SGK, vở ghi, vở soạn III/ Tiến trình dạy học 1. Kiểm tra bài cũ (5 phút): Đọc thuộc đoạn trích Chí khí anh hùng? Nhận xét về vẻ đẹp của nhân vật Từ Hải? 2. Bài mới (36 phút): Hoạt động của thầy và trò Kiến thức cơ bản HĐ1 (16 phút): GV hướng dẫn h/s chưa lại đề bài số 6 HS: chép lại đề lên bảng GV: Em hãy xác định các yêu cầu của đề bài? HS: Làm việc cá nhân, trả lời. GV: Xác định các luận điểm, luận cứ có trong bài viết? HS: Thảo luận nhúm, cử đại diện trả lời, thời gian thảo luận 7 phỳt. HĐ2 (10 phút): Nhận xét GV: Nhận xét ưu khuyết điểm trong bài viết của h/s. Đọc dẫn minh hoạ những lỗi sai khi viết bài. HĐ3 (10 phút): Trả bài GV: Trả bài và giải đáp các thắc mắc của h/s nếu có Gọi và cho điểm vào sổ Thu lại bài 1. Chữa đề Đề bài: Viết bài thuyết minh về Trương Hán Siêu và bài Phú sông Bạch Đằng. a) Tìm hiểu đề - Thuyết minh: t/g và t/p. - Yờu cầu ND: Trương Hán Siêu và bài Phú sông Bạch Đằng. - TTLL: Tự sự, miêu tả biểu cảm, so sánh, định nghĩa ... - Phạm vi d/c: Phú sông Bạch Đằng. b) Lập dàn ý - LĐ1: Giới thiệu về Trương Hán Siêu - LĐ2: Giới thiệu về sông Bạch Đằng và thơ văn viết về sông Bạch Đằng. - LĐ3: Thuyết minh về bài Phú sông Bạch Đằng: + Thể phú: Phú cổ thể + Bố cục bài phú: + Nội dung: + Đoạn mở. + Đoạn giải thích. + Đoạn bình luận. + Đoạn kết. + Nghệ thuật: Cấu tứ: đơn giản mà hấp dẫn; Bố cục: chặt chẽ; Hình tượng nghệ thuật: sinh động, vừa gợi hình sắc trực tiếp vừa mang ý nghĩa khái quát, triết lí; Ngôn ngữ: trang trọng, hào sảng, lắng đọng, gợi cảm + Đánh giá giá trị của bài phú. 2. Nhận xột a) Ưu điểm - Về kĩ năng: đa phần h/s nhận diện đỳng và hiểu chủ ý của đề. Bố cục bài viết rừ ràng, dựng từ, đặt cõu, dựng đoạn đa phần đạt yờu cầu. - Về nội dung: Cỏc bài viết đó cố gắng làm rừ luận điểm. (GV: minh họa bằng một bài viết cú chất lượng) b) Khuyết điểm - Về kĩ năng: một số bài viết cũn mắc những lỗi khỏ sơ đẳng về chớnh tả. Nguyờn nhõn là do chưa rốn kĩ và để ý khi viết bài. - Về nội dung: một số bài viết chưa làm rừ được luận điểm do thiếu kiến thức, chưa nhỡn nhận vấn đề trờn cỏc phương diện. 3. Trả bài 3. Củng cố (3 phút): Kĩ năng phõn tớch đề, lập dàn ý. 4. Hướng dẫn học bài (1 phút): Viết lại đề bài số 6 Soạn Văn bản VH Ngày giảng A4: Sĩ số: vắng: A5: Sĩ số: vắng: Tiết 92 – Lí luận VH Văn bản văn học I/ Mục tiêu cần đạt Giúp học sinh: 1. Kiến thức: - Các tiêu chí chủ yếu của văn bản văn học. - Cấu trúc của văn bản văn học với các tầng ngôn từ, hình tượng, hàm nghĩa. 2. Kĩ năng: - Phân tích tác phẩm theo đặc trưng thể loại. - Cảm thụ tác phẩm có chiều sâu. 3. Thái độ: Cú ý thức vận dụng những kiến thức đã học để tìm hiểu tác phẩm văn học. II/ Chuẩn bị của GV và HS GV: SGK, SGV Ngữ văn 10 chuẩn, Thiết kế bài soạn, Chuẩn kiến thức kĩ năng. HS: SGK, vở ghi, vở soạn III/ Tiến trình dạy học 1. Kiểm tra bài cũ (3 phút): không thực hiện 2. Bài mới (41 phút): Hàng ngày, chúng ta được tiếp xúc, đọc nhiều loại văn bản: miêu tả, tự sự, thuyết minh, nghị luận,... trong đó, có 1 số văn bản được gọi là văn bản văn học (VBVH). Vậy VBVH là gì? Bài học hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu các tiêu chí để xác định. Hoạt động của thầy và trò Kiến thức cơ bản HĐ1(10 phút): Hướng dẫn tìm hiểu tiêu chí chủ yếu của VBVH HS đọc sgk. GV: Các tiêu chí nhận diện VBVH ngày nay là gì? HS theo dõi sgk trả lời. GVMR: VH là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan. Hiện thực khách quan đã được nhà văn nhận thức, tái tạo, nhào nặn, hư cấu theo nguyên tắc điển hình hóa để xây dựng hình tượng nghệ thuật. Thế giới VH là “thế giới tư tưởng, tình cảm nén chặt và luôn tiềm tàng khả năng bùng nổ cảm xúc”. HĐ2 (20 phút): Hướng dẫn tìm hiểu Cấu trúc của VBVH GV: Những yếu tố của tầng ngôn từ? HS: Làm việc cá nhân, trả lời. GV phân tích VD để h/s hiểu VD2: Sương nương theo trăng ngừng lưng trời Tương tư nâng lòng lên chơi vơi. (Xuân Diệu) " Hai câu thơ gồm nhiều thanh bằng " cảm giác chơi vơi, bâng khuâng khó hiểu của kẻ đang tương tư. GV: Tầng hình tượng của VBVH được tạo nên nhờ những yếu tố nào? VD? HS: Làm việc cá nhân, trả lời. GV: Tầng hàm nghĩa là gì? VD? HS: Làm việc cá nhân, trả lời. HĐ3 (5 phút): Hướng dẫn tìm hiểu Từ văn bản đến tác phẩm văn học GV: Hãy cho biết mối quan hệ giữa nhà văn, VBVH và người đọc? HĐ4 (6 phút): Luyện tập HS đọc và làm BT Gv nhận xét: “Nơi dựa” là bài thơ văn xuôi - bài thơ có ý thơ, ngôn từ có nhịp điệu, khác với ngôn từ văn xuôi thông thường. “Nơi dựa” thường chỉ những người vững mạnh mà những người yếu đuối có thể tựa nương, nhờ cậy. ở đây có sự đảo ngược: người mẹ trẻ khỏe lại “dựa” vào đứa con mới biết đi chập chững. Anh bộ đội dạn dày chiến trận lại “dựa” vào cụ già bước từng bước run rẩy trên đường... Hs đọc yêu cầu của sgk, suy nghĩ, trao đổi, trả lời. Gv nhận xét, bổ sung: + Giếng cạn: giếng đã bị vùi lấp, ko còn nuớc " hòn sỏi rơi vào lòng giếng cạn thì chẳng có tiếng vang gì. + Thời gian qua đi, những chiếc lá khô héo rụng dần " những mảnh nhỏ cuộc đời qua thế giới cũng xanh rồi héo úa như chiếc lá. GVgợi ý BT3 h/s làm ở nhà - Nơi sâu thẳm trong tâm hồn người đọc cũng là đối tuợng mà người viết tìm đến khai thác, diễn tả. Vì đối tượng chiếm lĩnh của văn học ko chỉ là hiện thực khách quan mà quan trọng hơn là tình cảm, tư tưởng của con người.: Văn học là nhân học”- khoa học về con người. Nhà văn tìm vào tâm hồn chính mình để hiểu hồn người. Đó là mối quan hệ tương thông và tương đồng. - Nhà văn ko nói hết, cạn lời, cạn ý để tạo cho người đọc cơ hội tái tạo lại, tưởng tượng thêm, suy nghĩ rộng hơn thế giới nghệ thuật được nói tới trong văn bản. I/ Tiêu chí chủ yếu củaVBVH 1. VBVH là những văn bản đi sâu phản ánh hiện thực khách quan và khám phá thế giới tình cảm và tư tưởng, thỏa mãn nhu cầu thẩm mĩ của con người. VD: Truyện Kiều -> Bức tranh XH thời PK: Thân phận người phụ nữ tài hoa bạc mệnh. VD2: Mời trầu – Hồ Xuân Hương 2. VBVH được xây dựng bằng ngôn từ nghệ thuật có tính hình tượng, tính thẩm mĩ cao, tính hàm súc, đa nghĩa. 3. VBVH được xây dựng theo 1 phương thức riêng- nói cụ thể hơn là mỗi VBVH đều thuộc về 1 thể loại nhất định và theo những quy ước, cách thức của thể loại đó. " Tuy nhiên VBVH ko chỉ là những biện pháp, những kĩ xảo ngôn từ mà là 1 sáng tạo tinh thần của nhà văn. VD: Xây dựng hình tượng Chí Phèo " Nam Cao khái quát hiện thực XH nông thôn VN trước cách mạng: 1 bộ phận cố nông cùng khổ để tồn tại đã sa vào con đường lưu manh hóa. II/ Cấu trúc của VBVH 1. Tầng ngôn từ- từ ngữ âm đến ngữ nghĩa - Ngữ nghĩa:+ Nghĩa tường minh, nghĩa đen VD: con chó sói, mùa xuân,... + Nghĩa hàm ẩn, nghĩa bóng VD: lòng lang dạ sói, tuổi xuân,... - Ngữ âm: VD1: Tài cao phận thấp chí khí uất Giang hồ mê chơi quên quê hương. (Tản Đà) " C1 nhiều thanh trắc" sự bế tắc, u uất của kẻ tài hoa, anh hùng ko gặp thời vận. C2 nhiều thanh bằng " cảm giác chơi vơi, phiêu bồng" sự buông xuôi, bất lực của con người. 2. Tầng hình tượng - Hình tượng được sáng tạo trong văn bản nhờ những chi tiết, cốt truyện, nhân vật, hoàn cảnh, tâm trạng (tùy quy mô văn bản và thể loại) mà có sự khác nhau. VD:+ Hình tượng cành mai (Cáo tật thị chúng- Mãn Giác thiền sư) biểu tượng cho sự sống tuần hoàn, sức sống mãnh liệt, niềm tin tưởng, lạc quan, yêu đời. + Hình tượng cây tùng (Tùng- Nguyễn Trãi) biểu tượng cho người quân tử... 3. Tầng hàm nghĩa - Là ý nghĩa ẩn kín, ý nghĩa tiềm tàng của văn bản. VD: Mẹ và quả (Nguyễn Khoa Điềm) “Một thứ quả non xanh” -> Con người chưa trưởng thành. Hình tượng hoa sen trong bài ca dao Trong đầm gì đẹp bằng sen -> ca ngợi chí khí giữ vững sự trong sạch của con người. III/ Từ văn bản đến tác phẩm văn học Nhà văn sáng tạo VBVH (hệ thống kí hiệu tồn tại khách quan) người đọc TPVH IV/ Luyện tập 1. Bài “Nơi dựa” a) Cấu trúc giống nhau- đối xứng nhau: Câu mở đầu và Câu kết. - Các nhân vật được trình bày cốt làm nổi bật tính tương phản. b) “Nơi dựa”- nghĩa hàm ẩn: nơi dựa tinh thần- nơi con người tìm thấy niềm vui và ý nghĩa cuộc sống. " Khuyên chúng ta: + Phải biết sống với tình yêuvới con cái, cha mẹ, những người bề trên. + Phải sống với niềm hi vọng về tương lai và lòng biết ơn quá khứ. 2. Bài thơ Thời gian (Văn Cao) a) Câu 1,2,3,4: Sức tàn phá của thời gian. - Chiếc lá- ẩn dụ chỉ đời người, sự sống. - Kỉ niệm của đời người theo thời gian- Tiếng hòn sỏi rơi vào lòng giếng cạn. - Câu thơ, bài hát " biểu tượng chỉ văn học nghệ thuật. - “Xanh” " Sự tồn tại bất tử. " tinh khôi, tươi trẻ. - “Đôi mắt em”- đôi mắt người yêu " biểu tượng chỉ kỉ niệm tình yêu. - “Giếng nước”: ko cạn " những điều trong mát ngọt lành. b) ý nghĩa bài thơ: Thời gian xóa nhòa tất cả, tàn phá cuộc đời con người, tàn phá sự sống. Nhưng chỉ có Văn học nghệ thuật và kỉ niệm về tình yêu là có sức sống lâu dài. 3. Bài thơ: Mình và ta (Chế Lan Viên) a) Mối quan hệ khăng khít giữa tác giả- bạn đọc: - Mình: bạn đọc. - Ta: người viết b) Ta gửi tro, mình nhen thành lửa cháy Gửi viên đá con, mình lại dựng nên thành. " Quá trình từ văn bản " tác phẩm văn học trong tâm trí người đọc. 3. Củng cố (3 phút): H/s đọc ghi nhớ, sgk 4. Hướng dẫn học bài (1 phút): Làm BT 3 Xem trước bài Thực hành các phép tu từ: phép điệp và phép đối. Ngày giảng A4: Sĩ số: vắng: A5: Sĩ số: vắng: Tiết 93 – Tiếng Việt Thực hành các phép tu từ: Phép điệp và phép đối I/ Mục tiêu cần đạt Giúp học sinh: 1. Kiến thức: - Kiến thức về phép điệp: phép tu từ lặp lại một yếu tố ngôn ngữ trong văn bản (âm, vần, từ, ngữ, câu, nhịp, kết cấu ngữ pháp,...) nhằm nhấn mạnh hoặc bộc lộ cảm xúc, hoặc tạo nên tính hình tượng cho ngôn ngữ nghệ thuật. - Kiến thức về phép đối: phép sắp xếp từ ngữ, cụm từ, câu văn sao cho cân xứng nhau về âm thanh, nhịp điệu, về đặc điểm ngữ pháp và ngữ nghĩa nhằm mục đích tạo ra một vẻ đẹp hoàn chỉnh, hài hòa trong diễn đạt, phục vụ cho một ý đồ nghệ thuật nhất định. 2. Kĩ năng: - Nhận diện, phân tích cấu tạo của phép điệp và phép đối. - Cảm thụ, lĩnh hội và phân tích hiệu quả nghệ thuật của hai phép tu từ trên. - Bước đầu biết sử dụng hai phép tu từ trên trong những ngữ cảnh cần thiết. 3. Thái độ: Cú ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, biết vận dụng những kiến thức đã học để tìm hiểu tác phẩm văn học. II/ Chuẩn bị của GV và HS GV: SGK, SGV Ngữ văn 10 chuẩn, Thiết kế bài soạn, Chuẩn kiến thức kĩ năng. HS: SGK, vở ghi, vở soạn III/ Tiến trình dạy học 1. Kiểm tra bài cũ (3 phút): Cấu trúc của VBVH? 2. Bài mới (38 phút): Phép điệp và phép đối là hai biện pháp tu từ quan trọng góp phần tăng hiệu quả biểu đạt của văn bản văn học. Hôm nay chúng ta sẽ làm các bài tập thực hành nhận diện và phân tích hiệu quả biểu đạt của chúng. Hoạt động của thầy và trò Kiến thức cơ bản HĐ1(15 phút): Hướng dẫn luyện tập về phép điệp GV: Yêu cầu hs đọc, thảo luận làm bài tập theo câu hỏi sgk GV nhận xét, bổ sung. GV: Từ việc tìm hiểu trên hãy rút ra nhận xét về Phép điệp? HS: làm việc cá nhân, trả lời. GV: gọi h/s làm bài tập 2 ý a, b ý c yêu cầu h/s làm ở nhà. HĐ2 (23 phút): Hướng dẫn luyện tập về phép đối GV: Yêu cầu hs đọc, thảo luận làm bài tập theo câu hỏi sgk GV nhận xét, bổ sung. GV: Thế nào là phép đối? HS: làm việc cá nhân, trả lời. HS thảo luận làm BT2 GV nhận xét, bổ sung. GVgợi ý BT3, HS trao đổi tìm VD I/ . Luyện tập về phép điệp 1. a) Ngữ liệu (1): “Nụ tầm xuân” - “Nụ” khác “hoa” " hai trạng thái khác nhau. - “Hoa cây này” " “hoa” " trạng thái khác. không xác định rõ “cây này” là cây nào. "Thay đổi hình ảnh " thay đổi ý nghĩa - Nhạc điệu thay đổi ở “nụ” (thanh trắc) " “hoa” (thanh bằng). => Việc lặp lại các cụm từ “chim vào lồng”, “cá mắc câu” có tác dụng: + Nhấn mạnh thực trạng bất khả kháng. + Không lặp lại " chưa rõ ý “không thể thoát được”. - Cách lặp “nụ tầm xuân” " sự phát triển của sự vật, sự việc theo quy luật. - Cách lặp “cá mắc câu”, “chim vào lồng” " tính bi kịch của tình thế không thể giải thoát. b) Ngữ liệu (2): Các câu đó chỉ có hiện tượng lặp từ, không phải phép điệp. Nó tạo tính đối xứng và nhịp điệu cho câu văn. c) Định nghĩa phép điệp: - Là biệp pháp tu từ lặp lại một yếu tố diễn đạt (vần, nhịp, từ, cụm từ, câu) nhằm nhấn mạnh, biểu đạt cảm xúc và ý nghĩa, có khả năng gợi hình tượng như trên. - Phân loại: điệp nối tiếp, điệp cách quãng, điệp vòng tròn (điệp ngữ chuyển tiếp). VD1: Khăn thương nhớ ai Khăn rơi xuống đất Khăn thương nhớ ai Khăn vắt lên vai. VD2: Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng Nhị vàng bông trắng lá xanh 2. a) VD điệp từ, điệp câu nhưng ko có giá trị tu từ: Con bò đang gặm cỏ. Con bò ngẩng đầu lên. Con bò rống ò ò... b) VD có phép điệp trong bài văn đã học Khi tỉnh rượu lúc tàn canh Giật mình mình lại thương mình xót xa (Nguyễn Du, Truyện Kiều) c) (làm ở nhà) II/ Luyện tập về phép đối 1. a) Ngữ liệu (1, 2): - Cách sắp xếp từ ngữ: có tính chất đối xứng, hài hòa về âm thanh, nhịp điệu. - Gắn kết bằng các từ trái nghĩa hoặc các từ cùng một trường nghĩa. - Vị trí các từ tạo ra sự đối xứng nhằm thỏa mãn nhu cầu thông tin và thẩm mỹ. b) Ngữ liệu 3: đối bổ sung . Ngữ liệu 4: đối xứng tương phản. c)+ Hịch tướng sĩ: “Ta thường tới bữa quên ăn ...”. + Bình Ngô đại cáo: “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân Quân điếu phạt trước lo trừ bạo”. + Truyện Kiều: “Vầng trăng ai xẻ làm đôi Nửa in gối chiếc nửa soi dặm trường”. d) Định nghĩa phép đối: Phép đối là cách sử dụng các từ ngữ tương đồng hoặc tương phản về ý nghĩa, sử dụng âm thanh, nhịp điệu,...để tạo ra những câu có sự cân xứng về cấu trúc, hài hòa về âm thanh và cộng hưởng về ý nghĩa. 2. a) Đối: tương phản giữa 2 vế: Thuốc đắng giã tật ợớ Sự thật mất lòng Nếu A thì B Nếu A thì C (C ợớ B) - Bán anh em xa, mua láng giềng gần. + “Bán”, “mua” thường dùng để chỉ việc “bán”, “mua” những vật chất cụ thể. + Nhưng ở đây là quan hệ tình cảm, tình nghĩa. Cách nói đó nhằm đề cao vai trò tình cảm xóm giềng và khuyên con người phải tỉnh táo trong quan hệ tình cảm. b) Tục ngữ: ngắn gọn, cô đúc, khái quát được những hiện tượng rộng. - Nhờ phép đối nên tục ngữ dễ nhớ, dễ thuộc và gần gũi với đời sống. 3. a) - Trên trời mây trắng như bông ở dưới cánh đồng bông trắng như mây. - Trên đồng cạn dưới đồng sâu Chồng cày vợ cấy con trâu đi bừa. b) – Tết đến, cả nhà vui như tết. - Xuân về, mọi người chào đón xuân. 3. Củng cố (3 phút): GV nhắc lại k/n phép điệp, phép đối 4. Hướng dẫn học bài (1 phút): - Sưu tầm ngữ liệu về phép điệp trong ca dao, trong các khẩu hiệu; Sưu tầm thêm ngữ liệu về phép đối trong thành ngữ, tục ngữ, thơ ca, văn biền ngẫu, câu đối,... - Xem trước bài ND và hình thức của VB VH. Ngày giảng A4: Sĩ số: vắng: A5: Sĩ số: vắng: Tiết 94 – Lí luận VH nội dung và hình thức của văn bản văn học I/ Mục tiêu cần đạt Giúp học sinh: 1. Kiến thức: - Các khái niệm về nội dung văn bản văn học: đề tài, chủ đề, tư tưởng của văn bản, cảm hứng nghệ thuật. - Các khái niệm về hình thức của văn bản văn học: ngôn từ, kết cấu, thể loại. 2. Kĩ năng: - Xác định được các khái niệm về nội dung và hình thức văn bản văn học khi đọc một truyện ngắn hay một bài thơ ngắn. - Cảm nhận có chiều sâu văn bản văn học. 3. Thái độ: Cú ý thức vận dụng những kiến thức đã học để tìm hiểu tác phẩm văn học. II/ Chuẩn bị của GV và HS GV: SGK, SGV Ngữ văn 10 chuẩn, Thiết kế bài soạn, Chuẩn kiến thức kĩ năng. HS: SGK, vở ghi, vở soạn III/ Tiến trình dạy học 1. Kiểm tra bài cũ (3 phút): Thế nào là phép điệp, phép đối? lấy VD minh hoạ? 2. Bài mới (38 phút): Ca dao VN có những câu nói đặc sắc về mối quan hệ giữa nội dung và hình thức: “Trông mặt mà bắt hình dong/ Con lợn có béo thì lòng mới ngon”, “Chim khôn kêu tiếng rảnh rang/ Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe”, “Đất rắn trồng cây khẳng khiu/ Những người thô tục nói điều phàm phu”... Mối quan hệ giữa nội dung và hình thức của VBVH cũng là mối quan hệ mật thiết, ko thể tách rời nhau. Nội dung được hiện thực hóa bằng một hình thức cụ thể và hình thức phải biểu hiện một nội dung nhất định. Hoạt động của thầy và trò Kiến thức cơ bản HĐ1(20 phút): Hướng dẫn tìm hiểu Các khái niệm của nội dung trong VBVH Hs đọc mục I,1 sgk. GV: Các yếu tố thuộc về mặt nội dung của VBVH? Giải thích ngắn gọn ý nghĩa của các yếu tố đó? HS: làm việc cá nhân, trả lời. GV: Chủ đề là gì? VD? HS: làm việc cá nhân, trả lời. GV: Em hiểu ntn về tư tưởng của văn bản? VD? HS: làm việc cá nhân, trả lời. GV: Cảm hứng nghệ thuật là gì? Nêu cảm hứng nghệ thuật của Truyện Kiều? HS: làm việc cá nhân, trả lời. HS đọc mục I,2 sgk. GV: Nêu các khái niệm thuộc về mặt hình thức của VBVH? Giải thích ngắn gọn ý nghĩa của các yếu tố đó? VD minh họa? HS: làm việc cá nhân, trả lời. Gv nhận xét, bổ sung, lưu ý: Giữa nội dung và hình thức có mối quan hệ biện chứng làm nên giá trị của VBVH. Ko có 1 “hình thức thuần túy” mà chỉ có “hình thức mang tính nội dung” và cũng ko có 1 “nội dung trần trụi” thoát li hình thức. HĐ2 (8 phút): Hướng dẫn tìm ý nghĩa của nội dung và hình thức VBVH GV: Vai trò của nội dung và hình thức trong VBVH? HS đọc sgk, suy nghĩ, trả lời. Gv nhận xét, bổ sung hoàn chỉnh. HĐ2 (10 phút): Luyện tập HS: thảo luận, phát biểu làm các bài tập. GV nhận xét, khẳng định đáp án. I/ Các khái niệm của nội dung và hình thức trong VBVH 1. Các khái niệm thuộc về mặt nội dung a) Đề tài: - Là lĩnh vực đời sống được nhà văn nhận thức, lựa chọn, khái quát, bình giá và thể hiện trong VB. VD:+ Đề tài người phụ nữ trong XHPK: Truyện Kiều (Nguyễn Du), Cung oán ngâm khúc (Nguyễn Gia Thiều),... + Đề tài người nông dân trước cách mạng: Lão Hạc, Chí Phèo (Nam Cao), Tắt đèn (Ngô Tất Tố),... b) Chủ đề: - Là vấn đề cơ bản được nêu ra trong văn bản. Nó là vấn đề được nhà văn quan tâm và thể hiện chiều sâu nhận thức của nhà văn đối với cuộc sống. VD: + Chủ đề của Truyện Kiều là vận mệnh của con người trong XHPK bất công tàn bạo. + Chủ đề của Chí Phèo là vấn đề người nông dân bị lưu manh hóa, phát hiện và khẳng định vẻ đẹp tâm hồn của người nông dân; tố cáo XHTD nửa PK chà đạp lên quyền sống của con người. c) Tư tưởng của văn bản: - Là sự lí giải đối với chủ đề đã nêu lên, là nhận thức của tác giả muốn trao đổi, nhắn gửi, đối thoại với người đọc. VD: Tư tưởng văn bản Truyện Kiều: + Tố cáo tất cả các thế lực bạo tàn chà đạp lên quyền sống của con người (quan lại, quý tộc, những kẻ buôn thịt bán người; thế lực đồng tiền). + Khát vọng tình yêu tự do. + Ước mơ công lí. + Tư tưởng định mệnh. d) Cảm hứng nghệ thuật: - Là nội dung chủ đạo của văn bản. Nó là trạng thái tâm hồn, những cảm xúc được thể hiện đậm đà, nhuần nhuyễn trong văn bản sẽ truyền cảm, hấp dẫn người đọc. Qua cảm hứng nghệ thuật, người đọc cảm nhận được tư tưởng, tình cảm của tác giả nêu lên trong văn bản. VD: Cảm hứng nghệ thuật của Truyện Kiều: + Tố cáo, lên án các thế lực bạo tàn. + Đồng cảm, xót thương trước những khổ đau của con người. + Yêu thương, trân trọng, ngợi ca những vẻ đẹp của con người. 2. Các khái niệm thuộc về mặt hình thức a) Ngôn từ: - Là yếu tố đầu tiên của VBVH. - Các chi tiết, sự việc, hiện tượng, nhân vật,... đều được xây dựng bằng ngôn từ. - Ngôn từ là cơ sở vật chất của VBVH, nhờ có chúng, ta mới lần lượt tìm hiểu được từng tầng nghĩa của VBVH. - Biểu hiện trong câu, hình ảnh, giọng điệuVB. - Ngôn từ trong mỗi VBVH cụ thể đều có cái chung mang tính quy ước của 1 cộng đồng dân tộc về cách dùng từ, đặt câu và diễn đạt...nhưng bao giờ cũng mang dấu ấn riêng của nhà văn (do khả năng và sở thích khác nhau) b) Kết cấu: Là sự sắp xếp, tổ chức các thành tố của văn bản thành 1 đơn vị thống nhất, hoàn chỉnh và có ý nghĩa. c) Thể loại: Là những quy tắc tổ chức văn bản thích hơp với nội dung văn bản: thơ, tiểu thuyết, kịch, trường ca,... II/ ý nghĩa quan trọng của nội dung và hình thức VBVH - Hình thức: ngôn từ, kết cấu, thể loại " là những yếu tố đầu tiên người đọc tiếp cận với VBVH. - Nội dung: đề tài, chủ đề, tư tưởng của văn bản, cảm hứng nghệ thuật, đặc biệt là 2 yếu tố sau là cái đọng lại trong lòng người đọc sau khi đọc tác phẩm. " Yêu cầu: thống nhất giữa nội dung và hình thức. + Nội dung tư tưởng cao đẹp. + Hình thức nghệ thuật hoàn mĩ. III/ Luyện tập 1. Bài 1 So sánh đề tài của 2 tác phẩm: Tắt đèn và Bước đường cùng: - Giống: Đề tài là viết về nông thôn và nông dân VN trước cách mạng Tháng 8- 1945. - Khác: Tắt đèn " cuộc sống nông thôn và nông dân trong những ngày sưu thuế. Bước đường cùng " tả cuộc sống cơ cực của nông dân bị địa chủ dùng thủ đoạn cho vay nặng lãi để cướp lúa, cướp đất, bị đẩy vào bước đường cùng phải đứng lên chống lại . 2. Bài 2 Tư tưởng bài Mẹ và quả (NKĐ) - Sự lo lắng mình ko trưởng thành, ko thành đạt, có nhiều khiếm khuyết sẽ phụ lòng mong mỏi và công sức nuôi dưỡng của mẹ. - Đó cũng là biểu hiện cao độ của ý thức trách nhiệm phải đền đáp công ơn người đã nuôi nấng, dạy dỗ mình. 3. Củng cố (3 phút): HS đọc ghi nhớ 4. Hướng dẫn học bài (1 phút): - Chọn một vài tác phẩm văn xuôi và thơ đã học, tập phân tích đề tài, chủ đề, tư tưởng văn bản, cảm hứng nghệ thuật ; ngôn từ, kết cấu, thể loại. - Xem trước bài Các thao tác nghị luận. Ngày giảng A4: Sĩ số: vắng: A5: Sĩ số: vắng: Tiết 95 – Làm văn Các thao tác nghị luận I/ Mục tiêu cần đạt Giúp học sinh: 1. Kiến thức: - Khái niệm thao tác nghị luận . - Cách thức triển khai các thao tác nghị luận : giải thích, chứng minh, phân tích, tổng hợp, diễn dịch, quy nạp. - Yêu cầu vận dụng các thao tác phù hợp với từng vấn đề nghị luận. 2. Kĩ năng: - Nhận diện và phân tích vai trò của các thao tác nghị luận đã học qua các văn bản nghị luận. - Vận dụng các thao tác nghị luận phù hợp với các vấn đề để nâng cao hiệu quả của bài văn nghị luận. 3. Thái độ: Cú ý thức vận dụng các TT đó một cách hợp lí và sáng tạo để tạo lập được những VBNL có sức thuyết phục đối với người đọc (nghe). II/ Chuẩn bị của GV và HS GV: SGK, SGV Ngữ văn 10 chuẩn, Thiết kế bài soạn, Chuẩn kiến thức kĩ năng. HS: SGK, vở ghi, vở soạn III/ Tiến trình dạy học 1. Kiểm tra bài cũ (3 phút): Các yếu tố thuộc về nội dung và hình thức của VBVH? Mối quan hệ giữa nội dung và hình thức VBVH? 2. Bài mới (38 phút): Kiểu bài nghị luận là một kiểu bài quan trọng trong chương trình Ngữ văn THPT. Để làm tốt kiểu bài này, các em cần nắm chắc các thao tác nghị luận. Bài học hôm nay, chúng ta sẽ ôn lại 1 số thao tác nghị luận đã học đồng thời tìm hiểu về thao tác nghị luận mới- so sánh. Hoạt động của thầy và trò Kiến thức cơ bản HĐ1(5 phút): Hướng dẫn tìm hiểu khái niệm HS: đọc và trả lời các câu hỏi của sgk: - Thế nào là thao tác? - Thao tác nghị luận là gì? HĐ2 (28 phút): Hướng dẫn tìm hiểu một số thao tác nghị luận HS : Làm việc cá nhân, trả lời I/ Khái niệm 1. Thao tác VD: Thao tác khởi động xe máy, máy vi tính; thao tác nấu ăn, ... -> Là quá trình thực hiện những động tác theo trình tự và yêu cầu nhất định. 2. Thao tác nghị luận VD: Vấn đề tai nạn giao thông, ô nhiễm môi trường, thời trang, ứng xử xã hội,... -> Là thao tác mà con người thường tiến hành trong đời sống nhằm thuyết phục người khác đồng ý, đồng tình, đồng cảm với những vấn đề mà mình đưa ra bàn bạc. - nó gắn với tư duy và khả năng lập luận của con người " tính chất trừu tượng. II/ Một số thao tác nghị luận 1. ôn lại các thao tác: phân tích, tổng hợp, diễn dịch, quy nạp a) Điền ND thích hợp vào bảng hệ thống: Tên TT Bản chất của thao tác Tác dụng của thao tác Phân tích là chia vấn đề cần bàn luận ra thành các bộ phận (các phương diện, các nhân tố) có thể xem xét 1 cách cặn kẽ và kĩ càng. Tổng hợp là kết hợp các phần (bộ phận), các mặt (phương diện), các nhân tố của vấn đề cần bàn luận thành 1 chỉnh thể thống nhất xem xét vấn đề một cách tổng hợp Quy nạp là từ cái riêng suy ra cái chung, từ những sự vật cá biệt suy ra nguyên lí phổ biến. Giúp sự suy luận có tính logic Diễn dịch là từ tiền đề chung, có tính phổ biến suy ra những kết luận về những sự vật, hiện tượng riêng. Giúp kết luận có tính logic HS: đọc và làm yêu cầu ở phần 1b. GV: Nhận xét HS: đọc và làm yêu cầu ở phần 1c. GV: Nhận xét Hs trao đổi, phát biểu về các nhận định:- Thao tác diễn dịch có khả năng giúp ta rút ra chân lí mới từ các c

File đính kèm:

  • doctiet 9095.doc