A. Mục đích yêu cầu
- Nắm được yêu cầu cơ bản của trình bày một vấn đề
- Biết cách trình bày một vấn đề trước tập thể
B. Phương tiện thực hiện và cách thức tiến hành
1. Phương tiện thực hiện
- Sách giáo khoa, sách giáo viên, các tài liệu tham khảo
- Giáo án điện tử, máy chiếu
2. Cách thức tiến hành
- Giáo viên tổ chức giờ học theo phương pháp phát vấn, giáo viên dặt câu hỏi học sinh trả lời, gợi tìm kết hợp với các hình thức trao đổi thảo luận.
C. Tiến trình dạy học
1. Ổn định lớp và kiểm tra bài cũ
Câu hỏi: Trình bày ngắn gọn những nét lớn về cuộc đời Nguyễn Du ảnh hưởng đến sự nghiệp sáng tác của ông
2. Dạy bài mới
2.1. Dẫn vào bài mới
Trong cuộc sống hiện đại, khi mà con người được tạo điều kiện về mọi mặt để phát huy năng lực, bộc lộ cá tính, thể hiện mình thì việc phát biểu, trình bày một vấn đề trước đám đông trở nên quan trọng. Tuy nhiên không phải bất cứ người nào khi được giao trọng trách trình bày một vấn đề đều thực hiện có hiệu quả, thuyết phục được người nghe đồng tình ủng hộ. Để trang bị cho các em những kiến thức cơ bản nhất cho việc diễn thuyết trước tập thể đạt hiệu quả hôm nay cô sẽ giới thiệu với các em bài làm văn Trình bày một vấn đề
7 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 5187 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn lớp 10 Trình bày một vấn đề, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THPT NGÔ QUYỀN Ngày soạn: 18-3-2009
GVHD: THÂN ĐỨC VÂN Ngày dạy : 25 – 3 – 200
SVTH: VĂN THỊ HÀ VÂN Lớp dạy : 10/10
TRÌNH BÀY MỘT VẤN ĐỀ
A. Mục đích yêu cầu
- Nắm được yêu cầu cơ bản của trình bày một vấn đề
- Biết cách trình bày một vấn đề trước tập thể
B. Phương tiện thực hiện và cách thức tiến hành
1. Phương tiện thực hiện
- Sách giáo khoa, sách giáo viên, các tài liệu tham khảo
- Giáo án điện tử, máy chiếu
2. Cách thức tiến hành
- Giáo viên tổ chức giờ học theo phương pháp phát vấn, giáo viên dặt câu hỏi học sinh trả lời, gợi tìm kết hợp với các hình thức trao đổi thảo luận.
C. Tiến trình dạy học
1. Ổn định lớp và kiểm tra bài cũ
Câu hỏi: Trình bày ngắn gọn những nét lớn về cuộc đời Nguyễn Du ảnh hưởng đến sự nghiệp sáng tác của ông
2. Dạy bài mới
2.1. Dẫn vào bài mới
Trong cuộc sống hiện đại, khi mà con người được tạo điều kiện về mọi mặt để phát huy năng lực, bộc lộ cá tính, thể hiện mình thì việc phát biểu, trình bày một vấn đề trước đám đông trở nên quan trọng. Tuy nhiên không phải bất cứ người nào khi được giao trọng trách trình bày một vấn đề đều thực hiện có hiệu quả, thuyết phục được người nghe đồng tình ủng hộ. Để trang bị cho các em những kiến thức cơ bản nhất cho việc diễn thuyết trước tập thể đạt hiệu quả hôm nay cô sẽ giới thiệu với các em bài làm văn Trình bày một vấn đề
3.2. Dạy bài mới
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Tìm hiểu một số vấn đề lí thuyết
TT1: Giáo viên gọi học sinh đọc các tình huống trong sách giáo khoa
CH1: Trong các tình huống nêu trên các em phải tham gia phát biểu, trình bày một vấn đề. Vậy em nào cho cô biết trình bày một vấn đề là gì?
- Học sinh thảo luận, trả lời
- Giáo viên đánh giá, khái quát lại
CH2: Trình bày một vấn đề cần những phương tiện nào?
- Học sinh thảo luận, trả lời
- Giáo viên đánh giá, khái quát lại
TT2: TT2: Giáo viên đưa mẫu tham khảo. Cho học sinh 2 phút đọc và s uy nghĩ.
- Học sinh suy nghĩ
- Giáo viên nêu câu hỏi
CH: Trình bày yêu của trình bày một vấn đề?
- Học sinh thảo luận, trả lời
- Giáo viên đánh giá, khái quát lại
CH1: Nếu được chọn để trình bày một vấn đề thì em sẽ chọn vấn đề nào? Vi sao?
- Học sinh thảo luận, trả lời (gọi 2 học sinh trả lời)
- Giáo viên đưa ra hệ thống câu hỏi phụ để gợi dẫn học sinh tiếp cận vấn đề.
1. Vì sao em lại lựa chọn vấn đề ấy để trình bày? Theo em đối tượng thích hợp của bài trình bày này là gì? Em có đảm bảo sẽ thuyết phục được mọi người nghe theo em? Em sẽ sử dụng những nguồn tư liệu nào đề bài thuyết trình của em phong phú, sinh động?
- Giáo viên đánh giá, khái quát
- Tiếp tục đặt câu hỏi
CH2: Vậy qua việc tự tìm hiểu của mình và ý kiến của bạn vừa rồi ai có thể cho cô biết vấn đề được chọn để trình bày phải là những vấn đề như thế nào?
- Học sinh thảo luận, trả lời
- Giáo viên đánh giá, khái quát lại
CH: Em đọc lại bài trình bày mẫu và cho cô biết: Bài viết trình bày về đề tài gì? Hướng đến đối tượng nào?
- Học sinh thảo luận, trả lời
- Giáo viên đánh giá, khái quát lại
CH: Nội dung cơ bản của đề tài trên là gì?
Theo em bài viết trên đã sử dụng những nguồn tư liệu nào?
- Học sinh thảo luận, trả lời
- Giáo viên đánh giá, khái quát lại
CH: Như vậy theo em muốn trình bày tốt một vấn đề chúng ta cần làm gì?
- Học sinh thảo luận, trả lời
- Giáo viên đánh giá, khái quát lại
CH: Em có nhận xét gì về bố cục của bài trình bày trên
- Học sinh thảo luận, trả lời
- Giáo viên đánh giá, khái quát lại
CH: Các ý cần trình bày nên xắp xếp như thế nào?
- Học sinh thảo luận, trả lời
- Giáo viên đánh giá, khái quát lại
CH: Như vậy vừa rồi các em đã được tìm hiểu bố cục của bài trình bày mẫu “Trang phục của học sinh”, vậy việc lập dàn ý có quan trọng không? Vì sao?
Hoạt động 2: Thực hành tại lớp
HĐ: Giáo viên chia lớp học sinh thành 2 tổ lập đề cương cho bài tập 3 trong sách giáo khoa.
TT1: Giáo viên gọi một học sinh đọc bài tập 3 sách giáo khoa trang … và nêu yêu cầu của bài tập.
TT2: Cho học sinh thời gian 3 phút để chuẩn bị
TT3: Gọi đại diện 2 tổ học sinh lên trình bày đề cương đã chuẩn bị.
TT4: Giáo viên gọi học sinh nhận xét và bổ sung từng dàn ý của mỗi tổ
TT5: Giáo viên hướng dẫn học sinh về nhà viết thành bài trình bày hoàn chỉnh để chuẩn bị cho tiết học sau.
Hoạt động: Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu lí thuyết trình bày vấn đề:
CH: Tại sao khi trình bày cần chú ý đến thái độ của người nghe?
- Học sinh thảo luận, trả lời
- Giáo viên đánh giá, khái quát lại
Hoạt động: Hướng dẫn luyện tập
I. Tìm hiểu chung
1. Khái niệm
- Trình bày một vấn đề là dung ngôn ngữ nói nhằm truyền đạt thông tin, nêu suy nghĩ, bày tỏ thái độ tình cảm của mình trước mội người về một vấn đề đang dặt ra trong cuộc sống , học tập và công tác…
- Khi trình bày một vấn đề người trình bày phải sử dụng ngôn ngữ nói, phối hợp cử chỉ điệu bộ
3.Yêu cầu của việc trình bày một vấn đề
Khi trình bày một vấn đề các em cần lưu ý một số điếm:
- Bám sát mục đích ( Trả lời được câu hỏi nói để làm gì? Nói cho ai nghe?)
- Chú ý đối tượng, hoàn cảnh ( ai nghe, bối cảnh như thể nào?)
- Xác định nội dung nói
- Xác định cách thức nói (nói bằng cách nào?). Đảm bảo yêu cầu tự nhiên, rõ ràng, mạch lạc, có trọng tâm, trọng điểm, lời nói phái sinh động, truyền cảm…
Chú ý kết hợp các yếu tố phi ngôn ngữ như động tác, cử chỉ, ánh mắt…
II. Các bước chuẩn bị để trình bày một vấn đề
-Học sinh lựa chọn tình huống
-Vấn đề lựa chọn cần đảm bảo phù hợp lứa tuổi, hoàn cảnh của buổi sinh hoạt, phù hợp đối tượng học sinh…
- Giáo viên cần có sự định hướng thích hợp cho việc lựa chọn tình huống của các em.
Vấn đề đựơc chọn phải đảm bảo
- Nhiều người quan tâm cần giải đáp
- Phù hợp với đối tượng người nghe trong buổi sinh hoạt
- Bản thân mình am hiểu, nắm vững, thích thú và thu thập được nhiều thông tin, tư liệu nhằm trình bày thuyết phục người nghe.
- Trang phục học sinh
- Đối tượng người nghe chủ yếu là học sinh, ngoài ra còn có giáo viên, phụ huynh học sinh, các nhà quản lí giáo dục, tạo mẫu…
- Nội dung cơ bản của đề tài trên bao gồn các ý
+ Ý nghĩa của việc lựa chọn trang phục
+ Nhận định về trang phục đẹp
+ Quan điểm về đồng phục học sinh
+ Về đồng phục phục áo dài của học sinh
+ Khẳng định về trang phục đẹp
Nguồn tư liệu: sách vở, báo chí, mạng internet, thực tế…
- Chọn vấn đề cần trình bày
+ Xác định đề tài, đối tượng
+ Xác định nội dung cơ bản, phạm vi tư liệu
- Xác lập dàn ý cho bài trình bày
- Rõ ràng, mạch lạc, đầy đủ các ý từ lớn đến nhỏ, có dẫn chứng minh hoạ
- Diễn đạt thành ba phần: mở, thân, kết.
- Có lời chào đầu, chuyển ý, kết thúc.
- Lớn đến nhỏ, chung khái quát đến cụ thể.
- Việc lập dàn ý đóng vai trò quan trọng đảm bảo cho nội dung và chủ động trong việc trình bày.
- Để đảm bảo được điều đó thì dàn ý cần: đủ ý, kết cấu logic, chặt chẽ, rõ gọn, dễ trình bày khi nói.
Thực hành tại lớp
Đề bài: Khi nói về tình trạn hút thuốc lá đang có nguy cơ lan rộng đến lứa tuổi học sinh có bạn lập luận: “Ai cũng biết thuốc lá độc hại. Những ai sợ thì đừng hút. Còn những người không sợ thì cứ hút. Đó là quyền tự do lựa chọn của cá nhân, không cần phải góp ý.” Anh / chị hãy chuẩn bị đề cương trình bày ý kiến của mình để bác bỏ lập luận trên.
Mở bài: - Nêu khái quát vấn đề
- Bác bỏ ý kiến ở đề bài
Thân bài: Cần trình bày các vấn đề sau
- Bạn biết hút thuốc lá có hại, điều đó hoàn toàn đúng (nêu sự độc hại của thuốc lá, tác hại của nó gây nên)
- Biết thuốc lá có hại mà vẫn chọn vẫn không sợ là mù quáng , là coi thường sức khỏe, tính mạng của bản thân.
- “Lựa chọn” của bạn không chỉ có hại với bản thân bạn mà còn có hại với cộng đồng, với những người xung quanh và tới môi trường.
- “Quyền tự do lựa chọn” không có nghĩa là tự do vô kỉ luật, không biết đến ai ngoài bản thân mình.
III. Trình bày vấn đề
1. Bắt đầu trình bày
Tạo không khí thoải mình, tự nhiên hòa hợp bằng cách chào cử toạ, tự giới thiệu mình, giới thiệu vấn đề sắp trình bày.
2. Trình bày nội dung chính
Trình bày từng ý, từng phần, hết phần này đến phần khác. Khi trình bày chú quan sát thái độ của ngươi nghe.
- Qua đó lựa chọn nội dung cho phù hợp
- Lựa chọn ngôn ngữ, thái độ, trang phục… cho phù hợp với đối tượng người nghe.
- Chú ý để có những điều chỉnh phù hợp: người nghe có lắng nghe mình nói không, vấn đề có được quan tâm hay thờ ơ, miễn cưỡng…
- Thể hiện thái độ tôn trọng đối với nghe
3. Kết thúc cảm ơn
IV. Luyện tập
Củng cố, dặn dò.
Củng cố
Như vậy hôm nay cô đã hướng dẫn các em các thao tác của Trình bày một vấn đề, qua bài các em cần nắm cho cô các vấn đề như sau:
- Thế nào là trình bày một vấn đề?
- Yêu cầu của trình bày một vấn đề
- Nắm được và thành thạo các bước chuẩn bị để trình baỳ một vấn đề…
2. Dặn dò - học bài cũ
- Chuẩn bị bài mới
Đà Nẵng, ngày 18 tháng 3 năm 2009
BCĐTTSP GVHD SVTH
LÊ HƯỜNG THÂN ĐỨC VÂN VĂN THI HÀ VÂN
File đính kèm:
- Nguyen Du(2).doc