Giáo án Ngữ văn lớp 10 từ tiết 1 đến tiết 9

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : Thống nhất SGK và SGV

 Trọng tâm:

 + Khái niệm hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ.

+ Các nhân tố giao tiếp.

B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN :

- SGK ngữ văn 10

- SGV ngữ văn 10.

- Sử dụng bảng phụ

C. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH :

- GV hướng dẫn HS tìm hiểu bài theo hướng qui nạp : Tìm hiểu ngữ liệu trong và ngoài SGK (GV nêu câu học để HS trao đổi thảo luận ) từ đó đi đến những nhận định chung.

D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC :

1. Ổn định lớp : Sĩ số, vệ sinh, đồng phục.

2. Kiểm tra bài cũ: (Không)

3. Bài mới.

* Lời giới thiệu vào bài : Giao tiếp là hoạt động thường xuyên của con người trong quan hệ cuộc sống hằng ngày. Tuy nhiên, đôi khi chúng ta chưa có ý thức vận dụng tốt các nhân tố giao tiếp làm ảnh hưởng đến hiệu quả giao tiếp. Bài học giúp chúng ta cải thiện điều đó

 

doc18 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 3536 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn lớp 10 từ tiết 1 đến tiết 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 3. Ngày tháng năm HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾP BẰNG NGÔN NGỮ A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : Thống nhất SGK và SGV Trọng tâm: + Khái niệm hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ. + Các nhân tố giao tiếp. B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN : - SGK ngữ văn 10 - SGV ngữ văn 10. - Sử dụng bảng phụ C. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH : - GV hướng dẫn HS tìm hiểu bài theo hướng qui nạp : Tìm hiểu ngữ liệu trong và ngoài SGK (GV nêu câu học để HS trao đổi thảo luận ) từ đó đi đến những nhận định chung. D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC : 1. Ổn định lớp : Sĩ số, vệ sinh, đồng phục. 2. Kiểm tra bài cũ: (Không) 3. Bài mới. * Lời giới thiệu vào bài : Giao tiếp là hoạt động thường xuyên của con người trong quan hệ cuộc sống hằng ngày. Tuy nhiên, đôi khi chúng ta chưa có ý thức vận dụng tốt các nhân tố giao tiếp làm ảnh hưởng đến hiệu quả giao tiếp. Bài học giúp chúng ta cải thiện điều đó … HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH YÊU CẦU CẦN ĐẠT HOẠT ĐỘNG 1: Hướng dẫn tìm hiểu khái niệm “Hoạt động giao tiếp” -Thao tác 1: Dùng bảng phụ, cho học sinh xét ngữ liệu 1/14 trong SGK, yêu cầu HS tiến hành thảo luận theo các câu hỏi ở SGK: hoạt động giao tiếp diễn ra giữa : -nhân vật giao tiếp:vua trần và các bô lão . -cương vị :vua là người đứng đầu là bề trên ; các vị bô lão là thần dân là bề dưới. b.hai bên lần lượt đổi vai như sau : -lượt lời 1:vua nói ,các bô lão nghe lượt lời 2:các bô lão nói ,vua nghe. -lượt lời3;nhà vua nói ,bô lão nghe. -lượt lời 4:các bô lão trả lời ,nhà vua nghe. hoạt động giao tiếp diễn ra trong hoàn cảnh : –địa điểm :điện diên hồng . -thời điểm :quân nguyên xâm lược nước ta lần 2năm 1285. hoạt động giao tiếp nhằm: -bàn về nguy cơ một cuộc chiến tranh xâm lược đã ở vào tình trạng khẩn cấp -đề cập đền vấn đề:nên hòa hay nên đánh +mục đích của giao tiếp nhằm: thống nhất ý chí và hành động. Thao tác 2 : Từ các câu trả lời của HS, GV hướng tới khái niệm về hoạt động giao tiếp. -Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ là gì? Giáo viên kết luận :hoạt đông giao tiếp bằng ngôn ngữ là hoạt động liên cá nhân nhằm: -Trao đổi thông tin . -Trao đổi tư tưởng tình cảm . -Tạo lập quan hệ xã hội. Trình bày các quá trình của hoạt động giao tiếp? Làm thế nào để tạo lập văn bản? (quá trình tạo lập văn bản còn gọi là quá trình “mã hóa nội dung giao tiếp”:người nói viết chuyển tư tưởng tình cảm (vốn trừu tượng) của mình thành hệ thống tín hiệu vật chất có thể tri giác được(nghe , đọc) ) Làm thế nào để tiếp nhận văn bản?(quá trình tiếp nhận văn bản còn gọi là quá trình giải mã nội dung giao tiếp;người nghe đọc dùng tri thức vốn sống của mình để hiểu thông tin của người nói ,viết. HOẠT ĐỘNG 2 : Hướng dẫn tìm hiểu các nhân tố giao tiếp Thao tác 1:cho học sinh xét ngữ liệu2/15 SGK Thao tác 2 : Từ văn bản trên, GV kết luận về các nhân tố giao tiếp. -Hãy trình bày các nhân tố của hoạt động giao tiếp? Giáo viên cụ thể hoá và mở rộng cho học sinh hiểu sâu hơn về các nhân tố của hoạt động giao tiếp: +Nhân vật giao tiếp : người nói (viết),người nghe (đọc) +Hoàn cảnh giao tiếp: Khách quan:bao gồm những điều kiện địa lí ,lịch sử ,không gian ,thời gian,địa điểm ,môi trường . .. Chủ quan: trình độ ,nghề nghiệp,sở thích,địa vị xã hội… +Nội dung giao tiếp: Khách quan :bao gồm các thông tin , sự kiện, hiện tượng ,…xảy ra trong thực tế của thiên nhiên ,xã hội. Chủ quan:bao gồm những sự kiện ,tâm trạng trong nội tâm của con người: buồn vui, yêu ghét, nồng nhiệt hay lạnh lẽo…trong quan hệ với tự nhiên và xã hội. +Mục đích giao tiếp: Trao đổi thông tin, bày tỏ tình cảm… Tạo lập quan hệ xã hội… +Phương tiện và cách thức giao tiếp: Phương tiện :ngôn ngữ (có thể kết hợp với điệu bộ cử chỉ…) ,các phương tiện kĩ thuật… Cách thức: -giao tiếp trực tiếp :nhân vật giao tiếp cùng xuất hiện trong không gian,thời gian… -giao tiếp gián tiếp : qua phương tiện điện thoại ,mạng in-tơ-net ,kênh truyền hình…. - Trên cơ sở phân tích 2 VB trên hãy cho bi ết những nhân tố nào tham gia chi phối HĐ GT? HS rút ra nội dung bài học. HOẠT ĐỘNG 3 : Ghi nhớ GV gọi 2 HS đọc to rõ phần ghi nhớ. Hoạt động 4:luyện tập Phân tích các nhân tố trong hoạt động giao tiếp mua bán giữa người mua và người bán ở chợ. -Nhân vât giao tiếp:người mua và người bán . -Hoàn cảnh giao tiếp:ở chợ ,lúc đang họp. -Nội dung giao tiếp:trao đổi ,thỏa thuận về mặt hàng ,chủng loại… -Mục đích giao tiếp:người mua mua được hàng ,người bán bán được hàng … -Phương tiện giao tiếp:ngôn ngữ -Cách thức giao tiếp:trực tiếp. I. Khái niệm “Hoạt động giao tiếp” -Hoạt động giao tiếp là hoạt động diễn ra giữa mọi người trong xã hội, được tiến hành chủ yếu bằng phương tiện ngôn ngữ( nói hoặc viết) nhằm trao đổi thông tin, bộc lộ tình cảm, thái đôï, quan hệ hoặc bàn bạc để tiến tới 1 hành động nào đó. - Mỗi hoạt động giao tiếp gồm hai quá trình: tạo lập văn bản (do người nói, người viết thực hiện) và lĩnh hội văn bản (do người nghe, người đọc thực hiện). Hai quá trình này diễn ra trong mối quan hệ tương tác. II. Các nhân tố giao tiếp Gồm 5 nhân tố giao tiếp: - Nhân vật giao tiếp - Hoàn cảnh giao tiếp - Nội dung giao tiếp - Mục đích giao tiếp. - Phương tiện và cách thức giao tiếp. III. Ghi nhớ : SGK trang 17 4. Củng cố : GV cho HS nhắc lại trọng tâm bài học. 5. Dặn dò : Học bài. Làm bài tập SGK trang 20, 21, 22. Soạn bài: Khái quát văn học dân gian Việt Nam. Tiết 5 Ngày tháng năm HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾP BẰNG NGÔN NGỮ ( tiếp theo) A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : Thống nhất SGK và SGV Trọng tâm: Luyện tập phân tích các nhân tố giao tiếp trong hoạt động giao tiếp. B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN : - SGK ngữ văn 10 - SGV ngữ văn 10. C. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH : Đây là tiết luyện tập nên trên cơ sở kiến thức tiết trước, GV lần lượt cho HS làm bài tập độc lập hoặc theo nhóm. Sau đó, GV gọi HS đại diện nhóm hoặc cá nhân trình bày phần giải của mình. HS khác bổ sung, GV định hướng thống nhất. D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC : 1. Ổn định lớp : Sĩ số, vệ sinh, đồng phục … 2. Kiểm tra bài cũ. Câu hỏi: Nêu khái niệm hoạt đôïng giao tiếp ? Hoạt động giao tiếp phụ huộc vào những nhân tố nào? 3. Bài mới. * Lời giới thiệu vào bài : tiết trước, chúng ta đã tìm hiểu lí thuyết về hoạt động giao tiếp, trong đó húng ta có đề cập đến các nhân tố giao tiếp. Hôm nay chúng ta sẽ vận dụng lí thuyết đó để giải một số bài tập cụ thể nhằm khắc sâu lí thuyết đã học HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH YÊU CẦU CẦN ĐẠT HOẠT ĐỘNG1: Yêu cầu, hướng dẫn HS giải bài tập 1. Thao tác 1 : Chia nhóm, yêu cầu HS dựa vào câu hỏi trong SGK để thao luận. - Nhân vật giao tiếp ở đây là những người nào ? Lứa tuổi ? Giới tính ? - Hoạt động giao tiếp này diễn ra vào thời điểm nào? Thời điểm đó thường thích hợp với những cuộc trò chuyện như thế nào? - Có phải chỉ là câu chuyện tre và đan sàng? Chàng trai còn muốn hàm ý điều gì? - Em nhận xét gì về cách nói của chàng trai ? Thao tác 2: Gọi HS đại diện nhóm lên bảng giải , SH và GV cùng bổ sung, kết lại nội dung. HOẠT ĐỘNG 2: Hướng dẫn HS giải bài tập 2 SGK Thao tác 1: GV yêu cầu HS đọc đoạn hội thoại. Thao tác 2: Yêu cầu HS thảo luận nhóm theo các câu hỏi gợi ý sau: - Trong cuộc giao tiếp trên, các nhân vật đã thực bằng ngôn ngữ những hành động nói cụ thể nào ? Nhằm mục đích gì ? - Cả 3 câu trong lời nói của ông già đều có hình thức hỏi, nhưng có phải các câu đều dùng để hỏi không hay để thực hiện những mục đích giao tiếp khác ? Nêu mục đích giao tiếp của mỗi câu ? - Lời nói của các nhân vật đã bộc lộ tình cảm, thái độ và quan hệ giao tiếp nào? Thao tác 3: SH trình bày hướng giải quyết, GV bổ sung ( nếu cần) để cùng HS thống nhất nội dung bài tập. HOẠT ĐỘNG 3: Hướng dẫn HS giải bài tập 3 SGK Thao tác 1: GV yêu cầu HS đọc bài thơ. Thao tác 2: Yêu cầu HS thảo luận nhóm theo các câu hỏi gợi ý sau: + Hãy cho biết nội dung và mục đích giao tiếp của HXH qua bài thơ. + Để cảm nhận được nội dung của bài thơ, chúng ta căn cứ vào các phương tiện ngôn ngữ nào? Phân tích các phương tiện đó. Thao tác 3: SH trình bày hướng giải quyết, GV bổ sung ( nếu cần) để cùng HS thống nhất nội dung bài tập. HOẠT ĐỘNG 4: Hướng dẫn HS giải bài tập 4 SGK (có thể cho HS về nhà viết) Thao tác 1: GV yêu cầu HS đọc đề bài và phân tích đề, một số hướng dẫn cho HS trước khi viết. Thao tác 2: Yêu cầu HS viết theo hình thức cá nhân. Dạng văn bản: Thông báo ngắn cần viết đúng các thể thức: mở đầu, kết thúc… Thao tác 3: Gọi một vài HS lần lượt đọc bài và các HS khác nhận xét. HOẠT ĐỘNG 5: Hướng dẫn HS giải bài tập 5 SGK Thao tác 1: GV gọi 1 HS đọc thư của Bá Hồ gửi cho HS. Chú ý đọc diễn cảm, chân tình, gần gũi để thấy được tấm lòng của Bác. Thao tác 2: HS thảo luận các nhân tố giao tiếp theo các câu hỏi trong SGK. + Bác viết thư cho ai? Trong hoàn cảnh nào? + Nội dung và mục đích viết thư cho HS của Bác? Thao tác 3: Gọi một vài HS lần lượt đọc bài và các HS khác và HS nhận xét để thống nhất nội dungbài tập. 1. Bài tập 1 SGK/20 : Phân tích các nhân tố giao tiếp “Đêm trăng thanh…chăng?” a.Nhân vật giao tiếp: “Anh” và “Nàng” → những nam nữ trẻ tuổi. b. Thời gian giao tiếp: “ Đêm trăng thanh”: thích hợp cho việc bộc lộ tình cảm yêu đương. c. Nội dung giao tiếp: Nhân vật anh nói chuyện “ tre non đủ lá” để tính chuyện “đan sàng” → hàm ý họ đã trưởng thành nên tính đến chuyện kết duyên d. Cách nói phù hợp với nội dung và mục đích nói, lối nói bóng bẩy,tế nhị phù hợp với việc diễn đạt tình cảm tế nhị (phong cách văn chương) 2. Bài tập 2 : SGK/20+21 a.Các hành động giao tiếp được thực hiện: - Chào ( cháu chào ông ạ!) - Chào lại ( A Cổ hả ?) - Khen ( Lớn tướng rồi nhỉ ?) - Hỏi (Bố cháu có gửi pin đài lên cho ông không ?) - Đáp (Thưa ông có ạ!) b. Mục đích giao tiếp: câu 1 : Dùng để chào lại. Câu 2 : Khen ngợi Câu 3 : Dùng để hỏi lại c. Thái độ giao tiếp : A Cổ đối với ông : Kính trọng, lễ phép. Oâng đối với A Cổ: Yêu quý, triù mến. Úcác nhân vật có tình cảm chân thành gắn bó, có thái độ tôn trọng lẫn nhau theo đúng cương vị của mình 3. Bài tập 3: SGK/ 21. + Nội dung giao tiếp của HXH với người dọc qua bài thơ về vấn đề: bộc bach và khẳng định với mọi người về vẻ đẹp, thân phận và phẩm chất trong sáng của mình, và của người phụ nữ nói chung. + Các phương tiện ngôn ngữ : Hình tượng “ bánh trôi nước”, từ ngữ “ trắng, tròn”, thành ngữ “ bảy nổi ba chìm”, “ tấm lòng son” … + mục đích: chia xẻ với những người cùng giới ,nhắc nhở những người khác giới, lên án xã hội bất công đối với người phụ nữ. +Cách tiếp nhận văn bản:người đọc phải dựa vào trình độ ,vốn sống ,năng khiếu để cảm nhận bài thơ. 4. Bài tập 4 : (BT 4 SGK/21) - Đối tượng: HS toàn trường - Nội dung: Hoạt động làm sạch môi trường - Hoàn cảnh giao tiếp: Nhà trường và nhân ngày môi trường thế giới -Mục đích giao tiếp:nhận thức tầm quan trọng của môi trường đối với con người, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của học sinh. 5 .Bài Tập 5/ SGK 21, 22. + Nhân vật giao tiếp và tình hướng giao tiếp : Bác Hồ và HS toàn quốc trong hoàn cảnh đất nước vừa giành độc lập, HS bắt đầu nhận được một nền giáo dục hoàn toàn Việt N am. + Nội dung và mục đích giao tiếp :Bác nói về niềm sung sướng, nhiệm vụ và trách nhiệm của HS với tương lai của đất nước. Cuối cùng là lời chúc của Bác đối với HS. 4. Củng cố : Chú ý cho HS cách phân tích nhân tố giao tiếp trong hoạt động giao tiếp, chú ý đến nội dung, mục đích, đối tương tiếp nhận cũng như các phương thức để tạo nên nội dung giao tiếp. 5. Dặn dò : + Phân tíh các nhân tố giao tiếp trong một tiết học môn Đọc Văn của GV và HS. + Xem trước bài “ Văn Bản”. Tiết 6 Ngày tháng năm VĂN BẢN A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : Giúp HS: + Có được những kiến thức thiết yếu về văn bản, đặc điểm của văn bản và kiến thức khái quát về các loại văn bản xét theo phong cách chức năng ngôn ngữ. + Nâng cao kĩ năng thực hành phân tích và tạo lập văn bản trong giao tiếp. Trọng tâm: Nắm được đặc điểm văn bản. B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN : - SGK, SGV ngữ văn 10. - Thiết kế bài giảng. C. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH : GV tổ chức giờ dạy theo phương pháp quy nạp: đi từ phân tích ngữ liệu theo câu hỏi để HS trao đổi thảo luận đến những nhận định khái quát ở phần Ghi nhớ. D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC : 1. Ổn định lớp :Sĩ số, đồng phục, vệ sinh … 2. Kiểm tra bài cũ. Câu 1: Hoạt động giao tiếp là gì? a) Là hoạt động diễn ra giữa mọi người trong xã hội. b) Là hoạt động được tiến hành chủ yếu bằng phương tiện ngôn ngữ(nói hoặc viết). c) Là hoạt động nhằm thực hiện những mục đích về nhận thức, về tình cảm, về hành động … * d) Cả a, b và c đều đúng. Câu 2: Câu ca dao: Đêm trăng thanh anh mới hỏi nàng: Tre non đủ lá đan sàng nên chăng? Nhân vật Anh nói về điều gì? a) Hỏi tre còn non không. b) Hỏi tre non đã đủ lá chưa. * c) Hỏi tre non đã đủ lá, có đan sàng được chưa. c) Cả ba đều đúng. 3. Bài mới. Lời giới thiệu vào bài: Các em đã từng tiếp cận với nhiều loại văn bản khác nhau, có thể đấy là một văn bản trọn vẹn, hay không trọn vẹn. Vậy thế nào là một văn bản trọn vẹn và không trọn vẹn, nó có đặc điểm như thế nào, và có những loại văn bản nào thường gặp, chúng ta cùng tìm hiểu. HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS KIẾN THỨC CẦN ĐẠT Hoạt động 1: GV cho HS đọc lần lượt 3 văn bản trong SGK và trả lời câu hỏi, GV khái quát vấn đề và nêu lên đặc điểm. Câu 1: Mỗi văn bản trên được người nói( người viết) tạo ra trong loại hoạt động nào? Để đáp ứng nhu cầu gì? Dung lượng ( số câu) ở mỗi văn bản như thế nào? → Hoạt động giao tiếp, nhu cầu (truyền kinh nghiệm, than thân, nguyện vọng và quyết tâm của dân tộc giữ gìn và bảo vệ độc lập . VB 1: 1 câu ; VB 2: 4 câu ; VB 3: 15 câu. Văn bản là gì? Câu 2: Mỗi văn bản đề cập dến vấn đề gì? Vấn đề đó được triển khai nhất quán trong toàn bộ văn bản như thế nào? → VB 1: Quan hệ giữa người với người trong cuộc sống. VB 2: Lời than thân của cô gái → Không tự mình quyết định được . VB 3: Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến: + Lập trường chính nghĩa. + Chân lí đời sống dân tộc. + Kêu gọi mọi người . + Kêu gọi binh sĩ. + Khẳng định nước Việt Nam độc lập, thắng lợi. ÚNhận xét về đặc điểm của văn bản? Câu 3: Ở văn bản 2 và 3, nội dung của văn bản được triển khai mạch lạc qua từng câu , từng đoạn như thế nào? Ở VB 3 được tổ chức theo kết cấu 3 phần như thế nào? → Có sự liên kết chặt chẽ, thống nhất về chủ đề, các câu có quan hệ ý nghĩa rõ ràng. → Kết cấu 3 phần rõ ràng: phần mở đầu, thân bài, kết bài : + Mở bài: “ Hỡi đồng bào … dân tộc”. +Thân bài: “ Chúng ta muốn hoà bình … dân tộc ta”. + Kết bài: “ Còn lại”. ÚTrình bày đặc điểm văn bản ? Câu hỏi 4: Về hình thức, văn bản 3 có dấu hiệu mở đầu và kết thúc như thế nào? → Dấu hiệu hình thức riêng: Mở đầu:tiêu đề”lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” KB: phần Hà Nội ngày19 tháng 12 năm1946 và tên tác giả. ÚTrình bày đặc điểm của văn bản? Câu hỏi 5: Mỗi văn bản trên được tạo ra nhằm mục đích gì? Mục đích: -văn bản 1:truyền đạt kinh nghiệm sống -văn bản 2:nói lên thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến. -văn bản 3:kêu gọi toàn dân chống lại sự xâm lăng của thực dân Pháp. ÚNhận xét đặc điểm văn bản? Câu hỏi 6: Qua các văn bản, chúng ta rút ra kết luận chung như thế nào về văn bản? Hoạt động 2: GV gọi HS đọc phần ghi nhớ và giải thích rõ hơn nội dung phần ghi nhớ. Hoạt động 3: GV tổ chức cho HS thảo luận theo 2 nhóm, ứng với hai câu hỏi trong SGK ( II) và gọi HS trả lời câu hỏi SGK. Sau đó GV chốt ý. Câu 1: HS trả lời được các ý sau: * VB 1: Đề cập kinh nghiệm sống,thuộc lĩnh vực quan hệ giữa người với người trong đời sống xã hội VB 2: Thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ thuộc lĩnh vực tình cảm trong đời sống xã hội. VB 3: Vấn đề chính trị: kháng chiến chống thực dân Pháp. * Từ ngữ: VB 1, 2: Từ thông thường. VB 3 : Từ chính trị, xã hội. * Cách thể hiện: VB 1,2 : Trình bày nội dung qua hình ảnh cụ thể, có tính hình tượng. * VB 3: Dùng lí lẽ và lập luận để khẳng định. Từ các văn bản 1,2,3, chúng ta rút ra mỗi văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ nào? Câu 2: HS trả lời các ý sau: + Phạm vi: -VB 2: Lĩnh vực giao tiếp có tính nghệ thuật. -VB3: lĩnh vực giao tiếp về chính trị. -SGK: Giao tiếp khoa học. -Đơn xin phép, giấy khai sinh: giao tiếp hành chính. + Mục đích giao tiếp: -VB2:bộc lộ cảm xúc. -VB 3: Kêu gọi toàn dân kháng chiến. -SGK: Truyền thụ kiến thức khoa học. -Đơn và Giấy khai sinh: Trình bày ý kiến ghi nhận sự việc hiện tượng hay quan hệ đời sống. + Từ ngữ: - VB2: từ thông thường, giàu hình ảnh. -VB 3: Nhiều từ ngữ chính trị. -SGK: Từ khoa học. -Đơn, giấy khai sinh: Từ hành chính. + Kết cấu: VB2: Ca dao, thơ lục bát. -VB 3:Kết cấu 3 phần, mạch lạc. -SGK:Mạch lạc, chặt chẽ. -Đơn, giấy khai sinh: Mẫu in sẵn, điền nội dung. Hoạt động 4: GV nêu câu hỏi kết ý, HS trả lời và đọc phần ghi nhớ. Câu hỏi: Vậy, theo lĩnh vực và mục đích giao tiếp có những loại văn bản nào? → VB nghệ thuật, VB hành chính, VB khoa học, VB chính luận. Ngoài ra: VB sinh hoạt, VB báo chí. → GV khắc ý đề phân biệt 4 loại văn bản. HS đọc phần ghi nhớ. I/ KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM. +là sản phẩm của hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ, gồm một hoặc nhiều câu nhiều đoạn bằng thơ hoặc văn xuôi. + Mỗi văn bản tâp trung một chủ đề và triển khai chủ đề đó nhất quán trong từng văn bản. + Các câu trong văn bản có sự liên kết chặt chẽ, cả văn bản được xây dựng theo một kết cấu mạch lạc. +Mỗi văn bản có dấu hiệu biểu hiện tính hoàn chỉnh về nội dung (thường mở đầu bằng một nhan đề và kết thúc bằng hình thức thích hợp với từng loại văn bản) +Mỗi văn bản thực hiện một hoặc một số mục đích nhất định. * Ghi nhớ: SGK/ 24. II/ CÁC LOẠI VĂN BẢN. +Văn bản 1 & 2 thuộc phong cách ngôn ngữ nghệ thuật. + Văn bản 3 thuộc phong cách chính luận. + Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ nghệ thuật: Dùng trong lĩnh vực giao tiếp có tính nghệ thuật, để bộc lộ cảm xúc, từ ngữ thông thường, giàu hình ảnh, ca dao … + Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ chính luận: Dùng trong lĩnh vực giao tiếp về chính trị, mang tính toàn dân, dùng từ ngữ chính trị, kết cấu macïh lạc, chặt chẽ. + Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ khoa học: Dùng trong lĩnh vực giao tiếp khoa học, để truyền thụ kiến thức khoa học, từ ngữ khoa học, kết cấu mạch lạc, chặt chẽ. + Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ hành chính: Dùng trong lĩnh vực giao tiếp hành chính, để trình bày ý kiến hay ghi nhận sự việc, hoạt động trong đời sống, thường theo mẫu in sẵn. * Ghi nhớ: SGK / 25. 4. Củng cố : * Văn bản là gì? Đặc điểm cơ bản và các loại văn bản? → Nêu khái niệm văn bản. → 4 đặc điểm cơ bản. → 6 loại văn bản. 5. Dặn dò : + Tìm và phân tích các văn bản thường gặp, xác định loại văn bản. + Chuẩn bị làm bài viết số 1: _ Đọc kĩ phần hướng dẫn chung, đề bài, cách làm bài. _ Đọc thêm: “Cha thân yêu nhất của con” và “lấp lánh hồn ta mặn gió khơi”. BÀI VIẾT SỐ 1 A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : Thống nhất SGK và SGV Trọng tâm: SGV B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN : - SGK, SGV Ngữ văn 10 - Bài soạn. C. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH : GV ra đề, HS làm bài trong 45 phút, sau đó thu bài. D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC : 1. Ổn định lớp : Sĩ số, vệ sinh, đồng phục … 2. Kiểm tra bài cũ ( Không). 3. Bài mới. HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH YÊU CẦU CẦN ĐẠT Hoạt động 1: + GV ghi đề lên bảng, nhắc nhở HS đọc kĩ đề, lập ý, lập dàn bài. + Yêu cầu bài làm của HS phải đủ các ý đã nêu, bài viết phải sáng tạo, giàu cảm xúc → Đảm bảo về mặt nội dung. + Yêu cầu bài làm của HS phải đảm bảo về hình thức: Xây dựng bố cục sau cho những cảm xúc và suy nghĩ được nổi bật lên ở bài làm. Hoạt động 2: GV thu bài làm của HS. Đề: Phát biểu cảm nghĩ của em về hình ảnh “ vầng trăng” trong bài “ Aùnh trăng” của Nguyễn Duy. A/ ĐÁP ÁN. 1.Bài viết đảm bảo các yêu cầu sau: + Tìm hiểu kĩ nội dung và nghệ thuật đặc sắc của bài thơ: _ Nội dung: Vầng trăng trong bài thơ không đơn thuần là vầng trăng thiên nhiên trên bầu trời, mà đó là trăng tình, trăng nghĩa của tuổi thơ trong thời chiến tranh và hiện tại. Vì vậy bài thơ lay động lòng người một triết lí sống sâu sắc. _ Nghệ thuật: Chú ý mặt kết cấu, giọng điệu bài thơ. + Ghi lại những ý nghĩ và tình cảm chân thực của mình về toàn bộ hoặc về một mặt, một khía cạnh nào đó trong bài thơ. B/ BIỂU ĐIỂM. + Điểm 9 -10: Nêu đủ, sâu các ý, văn viết có cảm xúc, cảm xúc đó phải phù hợp đề bài, chân thành, trong sáng, tinh tế; bố cục rõ ràng, văn trôi chảy, không sai lỗi chính tả. + Điểm 7 – 8: Nêu đầy đủ các ý, phát biểu được những suy nghĩ, cảm xúc; hành văn rõ, sáng, sai 1,2 lỗi chính tả. + Điểm 5 – 6: Nêu đủ ý nhưng chưa sâu, cảm xúc chưa tinh tế hoặc còn gượng ép, sai 3, 4 lỗi chính tả. + Điểm 3 – 4: Bài thiếu ý, không có cảm xúc, sai 5 lỗi trở lên. + Điểm 1 – 2: Hiểu mơ hồ, văn lủng củng, sai nhiều lỗi chính tả, bố cục không rõ ràng. + Điểm 0: Lạc đề. 3. Củng cố : GV hướng dẫn HS cách thức làm bài để rút kinh nghiệm. 4. Dặn dò : Soạn bài “ Chiến thắng Mtao Mxây” ( Trích sử thi Đăm Săn). Tiết 8 – 9 Ngày tháng năm CHIẾN THẮNG MTAO MXÂY ( Trích Sử Thi Đăm Săn) A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : Giúp HS: + Nắm được đặc điểm nghệ thuật xây dựng kiểu nhân vật anh hùng Sử thi, nghệ thuật miêu tả và sử dụng ngôn từ của Sử thi anh hùng. + Qua đoạn trích, nhận thức được lẽ sống, niềm vui của mỗi người chỉ có thể có được trong cuộc chiến đấu vì danh dự, hạnh phúc và sự thịnh vượng cho mỗi người ( ý thức

File đính kèm:

  • docgiaoan tiet1-9.doc