Giáo án Ngữ văn lớp 10 Tuần 29 tiết 86- Nỗi thương mình

A/. Mục tiêu bài học: Giúp HS:

 - Hiểu được Kiều, một thiếu nữ tài sắc, tâm hồn trong trắng đã bị xã hội phong kiến xô đẩy vào cảnh ngộ nghiệt ngã – buộc phải chấp nhận thân phận kĩ nữ tiếp khách làng chơi. Qua đó thấy được chủ nghĩa nhân văn sâu sắc của tác giả: thông cảm, trân trọng đối với nhân vật.

 - Hiểu được rằng Kiều có ý thức rất cao về phẩm giábản thân. Nỗi niềm thương thân tủi phận sâu sắc của nhân vật phản ánh sự chuyển biến trong ý thức về cá nhân của con người trong văn học trung đại.

- Nắm được nghệ thuật ngôn từ của Nguyễn Du trong việc tả tình cảnh nhân vật cũng như nội tâm nhân vật.

B/. Tiến trình tổ chức dạy học:

I/. Ổn định: + Sĩ số, vệ sinh, ánh sáng lớp học.

 + Nhắc học sinh gấp tập lại để kiểm tra.

II/. Kiểm tra bài: Gọi 1, 2 HS:

 1/. Đọc 12 câu đầu đoạn trích “Trao duyên”? Nêu đại ý ?

 2/. Phân tích tâm trạng của Thuý Kiều qua đoạn trích “Trao duyên”?

III/. Bài mới:

 Khi Kiều rơi vào kế của Tú Bà là cho sở khanh dụ Kiều trốn khỏi lầu Ngưng Bích, Tú Bà bắt gặp và bắt Kiều trở lại lầu xanh tiếp khách. Lúc này, Kiều không còn lí do gì để biện hộ cho mình nữa nên đành phải chấp nhận. Và tâm trạng của Kiều sau khi tiếp khách như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay.

 

doc2 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1005 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn lớp 10 Tuần 29 tiết 86- Nỗi thương mình, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 29 Tiết: 86 NỖI THƯƠNG MÌNH (Trích “Truyện Kiều”) ~Nguyễn Du~ A/. Mục tiêu bài học: Giúp HS: - Hiểu được Kiều, một thiếu nữ tài sắc, tâm hồn trong trắng đã bị xã hội phong kiến xô đẩy vào cảnh ngộ nghiệt ngã – buộc phải chấp nhận thân phận kĩ nữ tiếp khách làng chơi. Qua đó thấy được chủ nghĩa nhân văn sâu sắc của tác giả: thông cảm, trân trọng đối với nhân vật. - Hiểu được rằng Kiều có ý thức rất cao về phẩm giábản thân. Nỗi niềm thương thân tủi phận sâu sắc của nhân vật phản ánh sự chuyển biến trong ý thức về cá nhân của con người trong văn học trung đại. - Nắm được nghệ thuật ngôn từ của Nguyễn Du trong việc tả tình cảnh nhân vật cũng như nội tâm nhân vật. B/. Tiến trình tổ chức dạy học: I/. Ổn định: + Sĩ số, vệ sinh, ánh sáng lớp học. + Nhắc học sinh gấp tập lại để kiểm tra. II/. Kiểm tra bài: Gọi 1, 2 HS: 1/. Đọc 12 câu đầu đoạn trích “Trao duyên”? Nêu đại ý ? 2/. Phân tích tâm trạng của Thuý Kiều qua đoạn trích “Trao duyên”? III/. Bài mới: Khi Kiều rơi vào kế của Tú Bà là cho sở khanh dụ Kiều trốn khỏi lầu Ngưng Bích, Tú Bà bắt gặp và bắt Kiều trở lại lầu xanh tiếp khách. Lúc này, Kiều không còn lí do gì để biện hộ cho mình nữa nên đành phải chấp nhận. Và tâm trạng của Kiều sau khi tiếp khách như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay. Hoạt động của Thầy và Trò Nội dung cần đạt ? Vị trí? ? Đọc văn bảnà nêu đại ý? ? Bố cục? Chia làm hai phần: - 4 câu đầu à hoàn cảnh sống - Còn lại à Nỗi đau tủi nhục của Kiều. ? Đây là lời kể –tả của ai? (Tác giả) ? Tác dụng của lời kể? (Khách quan) ? Tác giả đã sử dụng bút pháp nghệ thuật gì? ? Thế nào là bút pháp ước lệ? (dùng hình ảnh ẩn dụ)? Cụ thể? Bướm lả ong lơi, cuộc say, trận cười, lá gió cành chim. ? Cụm từ “Bướm lả ong lơi”? --> Tách từ ? Bướm ong? à Khách làng chơi ? Lả lơi? à đùa cợt, suồng sã. ? Tác dụng của việc tách từ tạo cụm từ mới? à Làm cụ thể hơn nét nghĩa ? Cuộc say? Trận cười? à Cuộc mua vui. ? Đầy tháng, suốt đêm? à triền miên ? Nghệ thuật? ? Thời gian? ? Không gian? Tâm trạng của Kiều như thế nào? ? Cuộc sống quá khứ của Kiều thể hiện như thế nào? Hiện tại? ? Cuộc sống ở lầu xanh như thế nào? ? Tâm trạng của Kiều thể hiện như thế nào? I/. Văn bản: 1/. Vị trí: Trích “Truyện Kiều” từ câu1299-1248. 2/. Đại ý: Thuý Kiều thương thân xót phận à ý thức cao về nhân cách. 1/. Hoàn cảnh sống của Kiều (4 câu đầu) - Nghệ thuật: Bút pháp ước lệ - “Biết bao bướm lả ong lơi Cuộc say đầy tháng trận cười suốt đêm” à Tách từ à Khách làng chơidập dìu ra vào, đùa cợt, suồng sã. - “Dập dìu lá gió cành chim Sớm đưa Tống Ngọc tối tìm Trường Khanh” à Cổ thi, điển tích, đối à Người kĩ nữ phải tiếp khách liên tục. 2/. Nỗi đau tủi nhục của Kiều (còn lại) - Thời gian: đêm đã tàn. - Không gian: ở lầu xanh. - Mình à điệp từ à tâm trạng cô độc của Kiều. - Khi sao… - Giờ sao… - Mặt sao… - Thân sao… à Câu hỏi tu từ => Qua khứ êm đềmhạnh phúc. Hiện tại ê chề nhục nhã. - Mặc người >< riêng mình à Phẩm chất trong sạch của Kiều. - Cảnh vật: gió, hoa, tuyết, trăng. - Vui chơi: cầm kì thi hoạ à Cuộc sống an nhàn phong lưu. - Người buồn cảnh cóvui đâu bao giờ àMột nỗi buồn vô hạn. IV/. Củng cố: Gọi 1, 2 HS: 1/. Đọc diễn cảm bài thơ để thấy được tâm trạng của Kiều? 2/. Nỗi đau tủi nhục của Kiều được thể hiện như thế nào trong văn bản? V/. Dặn dò: Học bài Chuẩn bị bài “Lập luận trong văn nghị luận”. Giáo viên nhận xét và xếp loại tiết học.

File đính kèm:

  • docNoi thuong minh(3).doc
Giáo án liên quan