Giáo án Ngữ văn lớp 11

A. Mục tiêu cần đạt:

Giúp HS:

- Cảm nhận được giá trị hiện thực sâu sắc của tác phẩm.

- Hiểu được thái độ của tác giả trước hiện thực cuộc sống và cung cách sinh hoạt nơi phủ chúa; phẩm chất đáng quý của một luơng y.

- Nắm được nghệ thuật viết bút kí chân thực, sắc sảo của Lê Hữu Trác qua đoạn trích.

B. Phương tiện dạy học:

 SGK, SGV, thiết kế bài học

C. Tiến trình tổ chức dạy học:

1. Ổn định lớp:

2. Kiểm tra bài cũ:

Câu hỏi: Em hãy nêu tên một số thể loại và tác phẩm văn học trung đại tiêu biểu đã học trong chương trình Ngữ Văn 10 ?

3. Bài mới:

 

doc160 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1304 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn lớp 11, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1 Soạn: ....../......./......... Tiết 1 – 2 Giảng: ...../....../......... Đọc văn: VÀO PHỦ CHÚA TRỊNH ( Trích Thượng kinh kí sự ) - Lê Hữu Trác – Mục tiêu cần đạt: Giúp HS: Cảm nhận được giá trị hiện thực sâu sắc của tác phẩm. Hiểu được thái độ của tác giả trước hiện thực cuộc sống và cung cách sinh hoạt nơi phủ chúa; phẩm chất đáng quý của một luơng y. Nắm được nghệ thuật viết bút kí chân thực, sắc sảo của Lê Hữu Trác qua đoạn trích. Phương tiện dạy học: SGK, SGV, thiết kế bài học Tiến trình tổ chức dạy học: Ổn định lớp: Kiểm tra bài cũ: Câu hỏi: Em hãy nêu tên một số thể loại và tác phẩm văn học trung đại tiêu biểu đã học trong chương trình Ngữ Văn 10 ? 3. Bài mới: Hoạt động của GV - HS Nội dung cần đạt * HĐ1: Hướng dẫn HS tìm hiểu khái quát tác giả, tác phẩm. - HS đọc thầm phần Tiểu dẫn (SGK/3) ? Dựa vào phần Tiểu dẫn cho biết một vài nét chính về tác giả ? ? Em hãy giới thiệu khái quát về tác phẩm Thượng kinh kí sự ? Thể loại kí sự ? HS giới thiệu dựa vào SGK GV khái quát các ý cơ bản, yêu cầu HS học theo SGK. - GV gọi 2 HS lần lượt đọc tác phẩm, cách đọc chậm rãi, rõ ràng. - GV nhận xét cách đọc. ? Nội dung chính của đoạn trích là gì ? ? Bố cục của đoạn trích gồm mấy phần? Nội dung chính của từng phần? * HĐ 2: GV hướng dẫn HS đọc hiểu chi tiết văn bản theo các câu hỏi trong Sgk. ? Dựa vào các chi tiết trong SGK, em hãy tóm tắt lại con đường vào phủ chúa và hậu cung của thế tử ? HS thảo luận theo 4 nhóm trong 4’, cử đại diện trình bày, bổ sung. GV nhận xét, viết sơ đồ lên bảng : Cửa sau " nhiều lần cửa" vườn cây " hành lang quanh co " điếm " cửa lớn " hành lang phía tây " Đại đường " Gác tía" mấy lần trướng gấm " hậu cung. ? Qua sơ đồ trên, em thấy đường vào phủ chúa và hậu cung của thế tử được t/g miêu tả như thế nào ? ? Trong phủ có những cảnh vật và đồ dùng gì ? HS trao đổi liệt kê các chi tiết GV nhận xét, khái quát. ? Nhận xét về những cảnh vật và đồ dùng được sử dụng trong phủ chúa ? ? Hậu cung của thế tử có đặc điểm gì nổi bật ? ? Từ những chi tiết trên, rút ra nhận xét khái quát về quang cảnh trong phủ chúa? ? Điều kiện để được vào phủ chúa là gì ? Việc dẫn người vào phủ có gì đặc biệt? " Có thánh chỉ triệu, người đi trước hét đường ? Cung cách làm việc trong phủ như thế nào ? + T/g có trực tiếp gặp chúa Trịnh để trao đổi về bệnh của thế tử ? + Việc khám bệnh phải thông qua ai? ? Như vậy, sinh hoạt trong cung phải tuân theo những quy định như thế nào ? ? Người phục vụ trong phủ gồm những ai, làm việc gì ? Nhận xét về số lượng ? ? Khi nhắc đến chúa Trịnh và thế tử phải dùng những tư ngữ như thế nào ? " Thánh thượng đang ngự, hầu mạch, phong trà, hầu trà (thuốc). ? Trước và sau khi khám bệnh cho thế tử Lê Hữu Trác phải làm gì ? ? Như vậy thái độ của người phục vụ phải như thế nào? ? Từ những chi tiết trên cho thấy cách sinh hoạt trong phủ chúa thể hiện điều gì ? - HS nhận xét khái quát. GV chốt ý. ? Phát hiện và phân tích những chi tiết thể hiện thái độ, tâm trạng của t/g trên đường vào phủ chúa ? " “ Cảnh giàu sang của vua chúa… thường”, bài thơ vịnh cảnh. ? Đó là thái độ, tâm trạng như thế nào ? ? Trong và sau khi khám bệnh, kê đơn cho thế tử diễn biến thái độ, tâm trạng của t/g như thế nào? + Khi đến gặp thế tử chuẩn bị khám bệnh, thái độ ? ? Sau khi bắt mạch xác định được nguyên nhân và cách chữa, tâm trạng của t/g ? Vì sao ? ? Sự lựa chọn của tác giả là gì ? ? Cách chữa của Lê Hữu Trác so với các thầy thuốc khác trong phủ như thế nào ? Ông đã làm gì trong tình huống đó ? ? Qua diễn biến thái độ, tâm trạng trên cho thấy t/g là người như thế nào ? ? Qua các chi tiết về cảnh vật, đồ dùng trong phủ chúa cho thấy tài năng quan sát, miêu tả của t/g như thế nào ? ? Để hấp dẫn người đọc, cách kể chuyện của t/g như thế nào ? ( Dẫn dắt các sự việc, chi tiêt đắt giá tạo thần của cảnh ?) ? Từ sự phân tích chi tiết trên, hãy khái quát những đặc điểm cơ bản về nội dung và nghệ thuật của đoạn trích ? ? Giá trị nổi bật của đoạn trích là gì ? HS làm việc cá nhân, khái quát nội dung. GV chốt ý, gọi 1 HS đọc phần Ghi nhớ (SGK/9) * HĐ 3: Hướng dẫn HS tổng kết, luyện tập. - GV nhấn mạnh nội dung chính của bài: + Cuộc sống xa hoa, uy quyền trong phủ chúa và thái độ coi thường danh lợi, lương tâm của người thầy thuốc. + Bút pháp kí sự chân thực, sắc sảo. - GV hướng dẫn HS làm bài tập (SGK/9): so sánh với đoạn trích Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh ( trích Vũ trung tuỳ bút – Phạm Đình Hổ) ? So sánh điểm giống và khác nhau của 2 đoạn trích về nội dung phản ánh ? ? So sánh trình tự kể diễn biến sự việc trong 2 đoạn trích ? ? Cách thể hiện thái độ của 2 tác giả như thế nào? I. Tìm hiểu chung : 1. Tác giả : ( SGK/3) 2. Tác phẩm : (SGK/3) 3. Đoạn trích : - Nội dung : ( SGK/3) - Bố cục : 2 phần + Tư đầu đến “cho thật kĩ ”: cảnh mắt thấy, tai nghe trên đường vào phủ chúa. + Còn lại: Khám bệnh, kê đơn. II. Đọc – Hiểu văn bản : 1. Cuộc sống trong phủ chúa Trịnh : a. Quang cảnh: - Đường vào phủ phải qua nhiều lần cửa, những dãy hành lang quanh co, phức tạp. - Trong phủ : + Cảnh vật đẹp đẽ, lộng lẫy. + Đồ dùng quý giá. - Hậu cung : nhiều vật quý nhưng tối tăm, thiếu dưỡng khí " Quang cảnh thâm nghiêm, cực kì tráng lệ và lộng lẫy. b. Cung cách sinh hoạt : - Tuân theo nhiều quy định, thủ tục rườm rà, nhiêu khê. - Người phục vụ đông đúc, tấp nập. - Thái độ phục vụ phải cung kính, lễ độ (cụ già phải lạy một đứa trẻ –thế tử ) " Thể hiện quyền uy tối thượng, nếp sống hưởng thụ cực kì xa hoa của Trịnh Sâm và gia đình. 3. Thái độ, tâm trạng của tác giả : * Ngạc nhiên, khâm phục, ngợi ca cảnh giàu sang, phú quý. * Khi khám bệnh - Lúc đầu là sợ hãi, khúm núm. - Băn khoăn, day dứt giữa 2 cách : + Chữa khỏi nhanh " bị danh lợi ràng buộc. + Phương thuốc hoà hoãn " được tự do nhưng vi phạm lòng trung và cái tâm của người thầy thuốc. " Chọn cách chữa khỏi bệnh. - Trực tiếp bày tỏ và bảo vệ ý kiến của mình bằng lí lẽ hợp lí. " Người thầy thuốc có lương tâm, đức độ, khinh thường lợi danh, quyền quý, yêu thích tự do, giản dị. 3. Nghệ thuật : - Quan sát tỉ mỉ, ghi chép trung thực,tả cảnh sinh động. - Kể diễn biến sự việc khéo léo, chú ý chi tiết đắt giá. 4. Ghi nhớ : ((SGK/9) III. Luyện tập : 1. Củng cố : 2. Luyện tập: Bài tập (SGK/9) Hướng dẫn tự học : Bài cũ : Đọc kĩ đoạn trích, nắm các sự việc, chi tiết cơ bản. Nắm đặc điểm cơ bản về nội dung và nghệ thuật của đoạn trích. Đọc lại đoạn trích Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh để so sánh sự giống và khác nhau. Bài mới :Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân. Đọc kĩ mục I và II trong SGK/10-11-12 để trả lời các câu hỏi sau : Tại sao ngôn ngữ là tài sản chung của xã hội ? Các yếu tố chung là gì ? Tại sao lời nói là sản phẩm của riêng cá nhân ? Nó biểu hiện ở những phương diện nào ? Thực hành làm các bài tập trong SGK/12. Tuần 1 Soạn:....../....../....... Tiết 3 Giảng: ....../....../....... Tiếng Việt: TỪ NGÔN NGỮ CHUNG ĐẾN LỜI NÓI CÁ NHÂN A. Mục tiêu cần đạt: Giúp HS: - Thấy được mối quan hệ giữa ngôn ngữ chung của xã hội và lời nói riêng của cá nhân. - Hình thành và nâng cao năng lực lĩnh hội những nét riêng trong lời nói cá nhân, năng lực sáng tạo của cá nhân trong việc sử dụng ngôn ngữ trên cơ sở những từ ngữ và quy tắc chung. - Có ý thức tôn trọng những quy tắc ngôn ngữ chung của xã hội, giữ gìn và phát huy bản sắc ngôn ngữ dân tộc. B. Phương tiện dạy học: SGK, SGV, thiết kế bài học C. Tiến trình tổ chức dạy học: 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: Câu hỏi: Em hãy cho biết cuộc sống trong phủ chúa Trịnh như thế nào và thái độ của tác giả ? 3. Bài mới: Hoạt động của GV - HS Nội dung cần đạt * HĐ1: Hướng dẫn HS tìm hiểu mục I trong SGK. GV giới thiệu khái quát về vai trò và đặc điểm của ngôn ngữ – tài sản chung của xã hội. ? Tính chung trong ngôn ngữ của cộng đồng được biểu hiện ở các phương diện nào ? ? Đầu tiên, ngôn ngữ được coi là tài sản chung của xã hội. Ngôn ngữ lại do nhiều thành phần khác cấu tạo nên.Từ đó có thể rút ra kết luận gì ? ? Thành phần cấu tạo nên ngôn ngữ gồm những yếu tố nào? Cho ví dụ minh hoạ ? ? Tuy nhiên những thành phần riêng rẽ trên chưa đủ để cấu tạo nên ngôn ngữ mà cần có điều kiện gì ? * GV cung cấp ngữ liệu lên bảng : + Nhà, cửa, xe đạp, nhà máy, xe cộ. + Quyển sách Tiếng việt, đang chạy hối hả. + Tuy trời mưa nhưng tôi vẫn đi học. ? Ở 3 VD trên để tạo ra các đơn vị(thành phần) của ngôn ngữ cần tuân theo các quy tắc cấu tạo nào ? * GV cung cấp ngữ liệu: 1. Ruồi đậu mâm xôi đậu. 2. Thuyền ơi có nhớ bến chăng Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền. ? Ở VD 1 từ “đậu” được sử dụng với những loại từ nào ? ? Ở VD2 “thuyền”, “bến” có phải để chỉ phương tiện đi lại, nơi neo đậu của thuyền không ? ? Như vậy, khi sử dụng cần tuân theo những phương thức chung nào ? * HĐ 2 : GV hướng dẫn HS tìm hiểu mục II trong SGK/11-12. - GV khái quát đặc điểm của lời nói cá nhân. ? Cái riêng trong lời nói cá nhân được biểu hiện ở những phương diện nào ? ? Khi nghe giọng nói của một người quen nào đó dù chưa thấy mặt nhưng ta vẫn biết người đó là ai. Căn cứ vào đâu ? ? Lớp tữ ngữ người nông dân sử dụng so với người trí thức, dân trên mạng có gì khác nhau không ? Như vậy, biểu hiện tiếp theo là gì ? ? Vốn từ ngữ cá nhân phụ thuộc vào những yếu tố nào ? ? Theo cách nói quen thuộc thì tính từ “cao”, “sâu” thường kết hợp với những từ nào ? " Cao chót vót, sâu thăm thẳm. ? Tương tự, động từ “tắt”, “buộc” thường kết hợp được với những từ nào ? " Tắt điện, tắt quạt; buộc dây, buộc bao… ? Nhà thơ Huy Cận có cách nói “sâu chót vót”, còn Xuân Diệu lại dùng “tắt nắng”, “buộc gió”. Như vậy nét riêng trong lời nói cá nhân của 2 t/g trên là gì ? ? Trong một số tạp chí như “Hoa học trò”, “Mực tím” hay các chương trìng dành cho thanh thiếu niên trên TV thường thấy khái niệm “tuổi Teen”. Vậy khái niệm này có nghĩa là gì ? Trước đây đã có từ này chưa ? ? Vậy nét riêng trong lời nói cá nhân còn biểu hiện ở phương diện nào nữa ? - GV cung cấp ngữ liệu : 1. Lom khom dưới núi tiều vài chú Lác đác bên sông chợ mấy nhà. 2. Gió. Mưa. Bão. Não nùng! ? Nhận xét về cách sắp xếp trật tự từ ngữ trong VD 1 ? Cách cấu tạo ở VD 2 so với quy tắc thông thường ? ? Nét riêng trong lời nói cá nhân trong 2 VD trên biểu hiện ở phương diện nào ? - HS làm việc cá nhân, trình bày. - GV chốt ý, nhấn mạnh biểu hiện rõ nét nhất của nét riêng trong lời nói cá nhân là phong cách ngôn ngữ cá nhân ( Nguyễn Khuyến, Tú Xương …) ? Hãy khái quát lại nội dung cơ bản của bài học ? Mối quan hệ giữa ngôn ngữ và lời nói cá nhân ? - HS trả lòi khái quát. GV chốt ý, gọi 1 HS đọc phần Ghi nhớ (SGK/13) * HĐ3: Củng cố, luyện tập. - GV nhấn mạnh 2 phần trọng tâm của bài học: + Ngôn ngữ là tài sản chung của xã hội: thành phần nngôn ngữ chung, các quy tắc, phương thức chung. + Lời nói là sản phẩm của cá nhân với nhiều biểu hiện khác nhau. - GV phân công HS thành 4 nhóm làm bài tập 1,2 (SGK/13) + Nhóm 1,2 thảo luận làm bài tập 1, t/g 5’ + Nhóm 3,4 thảo luận làm bài tập 2, t/g 5’ Các nhóm cử đại diện trình bày, bổ sung. GV củng cố, chuẩn kiến thức. I. Ngôn ngữ - tài sản chung của xã hội. * Tính chung trong ngôn ngữ của cộng đồng được biểu hiện ở các phương diện: 1. Trong thành phần của ngôn ngữ có những yếu tố chung cho tất cả mọi cá nhân trong cộng đồng. - Các âm, các thanh (nguyên âm, phụ âm, thanh điệu …) - Các tiếng (âm tiết) - Các từ - Các ngữ cố định (thành ngữ, quán ngữ). 2. Những quy tắc và phương thức chung trong việc cấu tạo và sử dụng các đơn vị ngôn ngữ. - Quy tắc chung như : cấu tạo từ, cụm từ, cấu tạo câu … - Các phương thức chung : chuyển loại từ, chuyển nghĩa. II. Lời nói – sản phẩm riêng của cá nhân. * Cái riêng trong lời nói cá nhân biểu hiện ở các phương diện : 1. Giọng nói cá nhân : Dựa vào giọng nói có thể phân biệt các cá nhân với nhau. 2. Vốn từ ngữ cá nhân : Phụ thuộc vào lứa tuổi, giới tính, nghề nghiệp, trình độ hiểu biết … 3. Sự chuyển đổi, sáng tạo khi sử dụng từ ngữ chung quen thuộc. Sáng tạo trong nghĩa từ, kết hợp từ ngữ, trong việc tách từ, gộp từ, chuyển loại từ … 4. Việc tạo ra các từ mới. 5. Việc vận dụng linh hoạt, sáng tạo quy tắc chung, phương thức chung. Chuyển hoá linh hoạt: lựa chọn từ ngữ, tỉnh lược câu, tách câu … 6. Ghi nhớ : (SGK/13) III. Luyện tập : 1. Củng cố : 2. Bài tập : a.Bài 1 (SGK/13) - Thôi : chấm dứt, kết thúc một hoạt động nào đó. - Thôi trong thơ Nguyễn Khuyến : kết thúc 1 cuộc sống, cuộc đời người. b. Bài 2 (SGK/13) - Sắp xếp danh từ trung tâm : rêu, đá trước tổ hợp định từ + danh từ chỉ loại. - Câu sắp xếp VN trước CN. " Tạo âm hưởng cho câu thơ, tô đậm hình tượng thơ. Hướng dẫn tự học : Bài cũ : Nắm vững các yếu tố chung trong ngôn ngữ của cộng đồng; cái riêng trong lời nói cá nhân biểu hiện ở các phương diện nào ? Mối quan hệ giữa lời nói cá nhân và ngôn ngữ của xã hội. Bài mới : Bài viết số 1 : Nghị luận xã hội. Xem trước phần hướng dẫn, gợi ý một số đề bài, gợi ý cách làm bài trong SGK/14-15. Ôn lại kỹ năng làm văn nghị luận xã hội đã học ở THCS và lớp 10. Tuần: 1 Ngày soạn: ...../..../........ Tiết: 4 Ngày giảng: ..../...../........ Làm văn: BÀI VIẾT SỐ 1 (Nghị luận xã hội) A. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh: - Hệ thống lại kiến thức văn nghị luận đã học. - Biết viết bài văn trình bày ý kiến bản thân về 1 vấn đề xã hội. B. Phương tiện dạy học: 1. Giáo viên: - Sách giáo khoa, sách giáo viên. - Đề kiểm tra bài viết số 1 2. Học sinh: - Giấy, bút, thước C. Tiến trình tổ chức dạy học: 1. Ổn định lớp: Sĩ số, vệ sinh. 2. Phát đề * Đề bài: Viết bài văn nghị luận bàn về mối quan hệ giữa vị thành niên đối với cha mẹ. 3. Làm bài. 4. Thu bài. 5. Nhận xét giờ kiểm tra ..........{.......... ĐÁP ÁN BÀI VIẾT SỐ 1 1. Yêu cầu về kĩ năng: - Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội. - Kết cấu chặt chẽ, bố cục rõ ràng. - Chữ viết cẩn thận, …… 2. Yêu cầu về kiến thức: Học sinh cĩ thể làm bằng nhiều cách khác nhau, tự do phát biểu ý kiến chủ quan của mình song cần cĩ các nội dung sau: - Quan hệ với cha mẹ của vị thành niên + Tách dần khỏi sự bao bọc của cha mẹ + Đơi lúc cãi bướng hoặc làm trái lời cha mẹ - Cả cha mẹ và vị thành niên đều muốn bớt đi phần nào những sĩng giĩ ngay từ cái tuổi này. Vậy phải làm sao? + Con cái và cha mẹ cần cố gắng hiểu nhau. Tuổi mới lớn cĩ ưu điểm là rất tự tin, tin vào khả năng suy nghĩ và quyết định của mình nhưng khơng thể phủ định rằng mình cịn non nớt trong cuộc sống. Vì thế, con cái cần chủ động đĩn nhận sự chỉ bảo của cha mẹ. Cha mẹ cố gắng trở thành người “bạn” tin cậy của con mình. + Ý kiến chủ quan của mình về vấn đề trên. 3. BIỂU ĐIỂM - Điểm 9-10: Đáp ứng tốt các yêu cầu trên. Diễn đạt trơi chảy, giàu cảm xúc. Trình bày được những ý kiến chủ quan của mình. Liên hệ bản thân tốt. - Điểm 7-8: Đáp ứng khá tốt các yêu cầu trên. Diễn đạt trơi chảy, cĩ cảm xúc. Cĩ một vài sai sĩt nhỏ. - Điểm 5-6: Hiểu đề, trình bày được một vài ý cơ bản. - Điểm 2-4: Bài làm sơ sài, hành văn kém. - Điểm 0-1: Bài làm xa đề hoặc lạc đề. Văn viết quá kém. Tuần 2 Soạn : ...../...../........ Tiết 5 Giảng :...../....../....... Đọc văn : TỰ TÌNH (Bài II) - Hồ Xuân Hương- A. Mục tiêu bài học : Giúp HS : - Cảm nhận được tâm trạng vừa buồn tủi vừa phẫn uất trước tình cảnh éo le và khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc của Hồ Xuân Hương. - Thấy được tài năng nghệ thuật thơ Nôm của Hồ Xuân Hương. B. Phương tiện dạy học : - SGK, SGV - Thiết kế bài học C. Tiến trình tổ chức dạy học : 1. Ổn định lớp. 2. Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra bài soạn, sự chuẩn bị bài của HS. 3. Bài mới: Hoạt động của GV - HS Nội dung cần đạt * HĐ 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu phần Tiểu dẫn (SGK/18). - HS đọc thầm phần Tiểu dẫn. ? Dựa vào phần Tiểu dẫn, trình bày vài nét cơ bản về tiểu sử, sự nghiệp sáng tác của HXH ? ? Xuất xứ của bài thơ ? - GV gọi 1 HS đọc diễn cảm bài thơ, chú ý cách ngắt nhịp 4/3, 2/2/3, 1/3/3(câu 2), giọng điệu xót xa, cứng cỏi, thách thức. - GV nhận xét cách đọc. ? Bài thơ được sáng tác theo thể thơ nào ? ? Bố cục thường gặp ? * HĐ 2 : Hướng dẫn tìm hiểu chi tiết văn bản. - GV gọi HS đọc 2 câu đề. ? Hai câu đề cho ta thấy tác giả đang ở trong hoàn cảnh thời gian, không gian ntn ? ? Tiếng trống canh dồn cho ta cảm nhận gì về thời gian ? + Từ trơ trong câu 2 có ý nghĩa gì? " Tủi hổ, bẽ bàng, cô đơn. + Gọi cái hồng nhan với dụng ý gì ? " Thái độ xem thường phụ nữ. + Cách tổ chức câu thơ như thế nào? Tác dụng ? ? Câu thơ thứ 2 cho ta thấy tình cảnh của HXH như thế nào ? ? Tâm trạng của HXH trong 2 câu đề là gì ? - GV goi HS đọc 2 câu thực. ? Câu “Chén … tỉnh” gợi lên tình cảnh lúc này của HXH như thế nào ? Tâm trạng của nữ sĩ ? ? Hiện tượng “Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn” có ý nghĩa gì đối với HXH ? ? Như vậy tâm trạng của HXH ở 2 câu thực là gì ? - GV gọi HS đọc 2 câu luận. ? Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì ở hai câu thực ? Tác dụng ? ? Cách dùng động từ ở 2 câu trên ? (Mức độ ? Kết hợp với phụ từ đi kèm?) Tác dụng ? ? Qua cách tả thiên nhiên ta thấy thái độ của HXH như thế nào ? - GV gọi HS đọc 2 câu kết. ? Phân biệt ý nghĩa 2 từ xuân, lại ở hai câu cuối ? Xuân: thời gian, tuổi trẻ. Lại: thêm lần nữa, trở lại. ? Nhận xét nghệ thuật sắp xếp tr ở câu cuối ? Tác dụng ? ? Tâm trạng của nữ sĩ ? ? Bài thơ tự tình thể hiện tâm sự gì của HXH ? Qua đó ta thấy khát vọng của nữ sĩ là gì ? * HĐ3: củng cố, luyện tập - GV nhấn mạnh nội dung chính của bài. - GV hướng dẫn HS về nhà làm. + Sự giốnh nhau : tâm trạng buồn tủi, xót xa, phẫn uất. + Tài năng sử dụng Tiếng Việt: định ngữ, bổ ngữ. + Khác nhau : bài 1 yếu tố phản kháng mạnh mẽ hơn. I. Tìm hiểu chung. 1. Tác giả. (SGK/ 18) 2. Tác phẩm. - Nằm trong chùm thơ Tự tình. - Thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật. - Bố cục : 4 phần (đề, thực, luận, kết). II. Đọc – Hiểu văn bản. 1. Hai câu đề : - Thời gian : đêm khuya. - Không gian : trống canh dồn ( Bước đi dồn dập của thời gian). - Thân phận cô đơn, bẽ bàng và sự thách thức của tác giả. " Nỗi niềm buồn tủi của HXH được gợi lên giữa đêm khuya. 2. Hai câu thực. - Say lại tỉnh : vòng quẩn quanh, bế tắc " càng cô đơn, đau đớn. - Vầng … tròn : tuổi xuân qua, tình duyên chưa trọn. " Nỗi xót xa cho thân phận hẩm hiu. 3. Hai câu luận : - Nghệ thuật : đảo ngữ " Sức phản kháng mạnh mẽ của thiên nhiên. - Động từ mạnh kết hợp từ “ngang”, “toạc” " Sự bướng bỉnh. " Nỗi niềm phẫn uất của nữ sĩ. 4. Hai câu kết : -Nghệ thuật tăng tiến " nhấn mạnh sự nhỏ bé, nghịch cảnh éo le. " Tâm trạng ngán ngẩm, chán chường tình cảnh thời gian trôi kéo theo tuổi xuân. 5. Ghi nhớ : (SGK/19) III. Luyện tập: 1. Củng cố : 2. Bài tập : (SGK/19) 4. Hướng dẫn tự học : a. Bài cũ : - Học thuộc lòng, đọc diễn cảm bài thơ. - Nắm nỗi niềm tâm trạng của tác giả thể hiện qua những đặc sắc về nghệ thuật. b. Bài mới : Câu cá mùa thu. - Tìm hiểu các nét cơ bản về tác giả, tác phẩm - Tìm hiểu cảnh thu Bắc bộ với những cảnh vật, màu sắc đặc trưng. - Tấm lòng của Nguyễn Khuyến đối với thiên nhiên, đất nước. Tuần 2 Soạn : ...../...../........ Tiết 6 Giảng :...../...../....... Đọc văn : CÂU CÁ MÙA THU (Thu điếu) - Nguyễn Khuyến - A. Mục tiêu bài học : Giúp HS : - Cảm nhận được vẻ đẹp của cảnh thu điển hình cho mùa thu làng cảnh Việt Nam và tình yêu thiên nhiên, đất nước, tâm trạng thời thế của nhà thơ. - Thấy được nghệ thuật tả cảnh, tả tình, và sử dụng tiếng Việt của Nguyễn Khuyến. B. Phương tiện dạy học : - SGK, SGV - Thiết kế bài học C. Tiến trình tổ chức dạy học : 1. Ổn định lớp. 2. Kiểm tra bài cũ : - Phân tích diễn biến tâm trạng của Hồ Xuân Hương thể hiện qua bài thơ Tự tình ? 3. Bài mới: Hoạt động của GV - HS Nội dung cần đạt * HĐ 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu phần Tiểu dẫn (SGK/21). - HS đọc thầm phần Tiểu dẫn. ? Dựa vào phần Tiểu dẫn, trình bày vài nét cơ bản về tiểu sử, sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Khuyến? ? Xuất xứ của bài thơ ? - GV gọi 1 HS đọc diễn cảm bài thơ, ngắt nhịp 4/3, giọng điệu nhẹ nhàng, sâu lắng. - GV nhận xét cách đọc. ? Bài thơ được sáng tác theo thể thơ nào ? " Thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật. ? Bố cục thường gặp ? - GV lưu ý HS tìm hiểu bài thơ theo nội dung cảm xúc gồm 2 phần : cảnh thu, tình thu. * HĐ 2 : Hướng dẫn tìm hiểu chi tiết văn bản. ? Điểm nhìn để cảm nhận cảnh thu của tác giả có gì đặc sắc ? + Điểm nhìn xuất phát từ đâu ? + Thay đổi, vận động như thế nào ? - HS trao đổi, trả lời. - GV chốt ý, liên hệ điểm nhìn ở 2 bài thơ Thu vịnh, Thu điếu. ? Bức tranh thu được miêu tả với những cảnh vật gì ? Màu sắc như thế nào ? ? Cảnh thu có những đường nét, sự vận động như thế nào ? ? Không gian mùa thu được miêu tả như thế nào ? + Sự hiện diện của con người ? + Sự hiện diện của âm thanh trong bức tranh ? + Nên hiểu câu cuối theo cách nào trong 2 cách sau : đâu có (không có) tiếng cá đớp động; đâu đó có tiếng ? ? Nhận xét về bức tranh phong cảnh mùa thu ? Cảnh thu trong bài đặc trưng chu vùng nào ? ? Tác giả có thực sự chú ý đến việc câu cá như nhan đề bài thơ đặt ra không ? T/g chú tâm vào việc gì ? ? Qua không gian tĩnh lặng trong bài thơ ta thấy tâm trạng tác giả như thế nào ? ? Cảnh thu và không gian như trên gợi lên gợi lên nỗi niềm gì cho tác giả ? ? Qua cảnh thu, tình thu ta cảm nhận được gì về tâm hồn nhà thơ ? ? Bài thơ gieo vần gì ? Cách gieo vần đó gợi cảm giác gì về cảnh thu và tình thu ? ? Nhận xét về cách sử d

File đính kèm:

  • docgiao an ngu van 11.doc