A.Mục tiêu cần đạt :
- Học sinh hiểu được đặc điểm của thể loại kí sự trong văn học trung đại .
- Cảm nhận được giá trị hiện thực sâu sắc và nhân cách thanh cao của Hải Thượng Lãn Ông Lê hữu Trác .
B.Phương tiện thực hiện :
- Giáo viên : Giáo án, SGK, SGV, thiết kế bài giảng .
- Học sinh : Vở soạn, vở ghi, SGK, phiếu thảo luận nhóm .
C.Cách thức tiến hành :
Kết hợp đọc sáng tạo, gợi tìm, trao đổi, thảo luận, trả lời các câu hỏi .
D.Tiến trình dạy học :
1.Ổn định lớp
2.Kiểm tra:
Kiểm tra sự chuẩn bị sách vở đầu năm của học sinh .
226 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 10370 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án ngữ văn lớp 11 cơ bản, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHAÂN PHOÁI CHÖÔNG TRÌNH NGÖÕ VAÊN 11
Tieát
Moân
TEÂN BAØI DAÏY
Tieát
Moân
TEÂN BAØI DAÏY
HOÏC KYØ I
33-34
VH
Khaùi quaùt VHVN töø ñaàu TK XIX..ñeán CM thaùng 8/19945
1-2
VH
Vaøo phuû chuùa Trònh
35-36
LV
Baøi vieát soá 3 : Nghò luaän vaên hoïc
3
TV
Töø ngoân ngöõ chung ñeán lôøi noùi caù nhaân
37-38
VH
Hai ñöùa treû
4
LV
Vieát baøi laøm vaên soá 1 : Nghò luaän xaõ hoäi
39-40
TV
Ngöõ caûnh
5
VH
Töï tình (baøi II)
41-42
VH
Chöõ ngöôøi töû tuø
6
VH
Caâu caù muøa thu
43
LV
Luyeän taäp thao taùc laäp luaän so saùnh
7
LV
Phaân tích ñeà, laäp daøn yù baøi vaên nghò luaän
44
LV
Luyeän taäp vaän duïng thao taùc laäp luaän phaân tích so saùnh
8
LV
Thao taùc laäp luaän phaân tích
45-46
VH
Haïnh phuùc cuûa moät tang gia
9
VH
Thöông Vôï
47
TV
Phong caùch ngoân ngöõ baùo chí
10
VH
Ñoïc theâm : Khoùc Döông Khueâ
48
LV
Traû baøi vieát soá 3
11
VH
Ñoïc theâm : Vònh khoa thi höông
46-50
VH
Moät soá theå loaïi vaên hoïc : THÔ, TRUYEÄN
12
TV
Töø ngoân ngöõ chung ñeán lôøi noùi caù nhaân (tt)
51
VH
Chí Pheøo
13-14
VH
Baøi ca ngaát ngöôûng
52
TV
Phong caùch ngoân ngöõ baùo chí
15
VH
Baøi ca ngaén ñi treân baõi caùt
53-54
VH
Chí Pheøo (tt)
16
LV
Luyeän taäpThao taùc laäp luaän phaân tích
55
TV
Thöïc haønh veà löïa choïn traät töï caùc boä phaän trong caâu
17-18
VH
Leõ gheùt thöông
56
LV
Baûn tin
19
VH
Ñoïc theâm : Chaïy giaëc – Baøi ca phong caûnh höông sôn
57-58
VH
ÑT : Cha con nghóa naëng-Vi haønh- Tinh thaàn theå duïc
20
LV
Traû baøi laøm vaên soá 1 – Baøi vieát soá 2 (ôû nhaø)
59
TV
Luyeän taäp vieát baûn tin
21-22-23
VH
Vaên teá nghóa só Caàn Giuoäc
60
LV
Phoûng vaán vaø traû lôøi phoûng vaán
24
TV
Thöïc haønh veà thaønh ngöõ, ñieån coá
61-62
VH
Vónh bieät cöõu truøng ñaøi
25-26
VH
Chieáu caàu hieàn
63-64
TV
Thöïc haønh söû duïng moät soá kieåu caâu trong vaên baûn
27
VH
Ñoïc theâm : Xin laäp khoa luaät
65-66
VH
Tình yeâu vaø thuø haän
28
TV
Thöïc haønh veà nghóa cuûa töø trong söû duïng
67-68
VH
Oân taäp phaàn vaên hoïc
29-30
VH
Oân taäp vaên hoïc trung ñaïi Vieät Nam
69
TV
Luyeän taäp phoûng vaán vaø traû lôøi phoûng vaán
31
LV
Traû baøi vieát soá 2
70-71
Kieåm tra toång hôïp cuoái hoïc kyø I
32
LV
Thao taùc laäp luaän so saùnh
72
LV
Traû baøi Kieåm tra toång hôïp cuoái hoïc kyø I
Đọc văn : Tuaàn 1 tieát 1-2
VÀO PHỦ CHÚA TRỊNH
( Trích : Thượng Kinh Kí Sự )
Lê Hữu Trác
A.Mục tiêu cần đạt :
- Học sinh hiểu được đặc điểm của thể loại kí sự trong văn học trung đại .
- Cảm nhận được giá trị hiện thực sâu sắc và nhân cách thanh cao của Hải Thượng Lãn Ông Lê hữu Trác .
B.Phương tiện thực hiện :
- Giáo viên : Giáo án, SGK, SGV, thiết kế bài giảng .
- Học sinh : Vở soạn, vở ghi, SGK, phiếu thảo luận nhóm .
C.Cách thức tiến hành :
Kết hợp đọc sáng tạo, gợi tìm, trao đổi, thảo luận, trả lời các câu hỏi .
D.Tiến trình dạy học :
1.Ổn định lớp
2.Kiểm tra:
Kiểm tra sự chuẩn bị sách vở đầu năm của học sinh .
3.Bài mới :
Hoạt động của giáo viên, học sinh
Yêu cầu cần đạt
HĐ1: Tìm hiểu phần tiểu dẫn
Học sinh đọc phần tiểu dẫn SGK/ 3
- Lê Hữu Trác có hiệu là gì ? Theo anh chị, tại sao tác giả lại chọn cho mình tên gọi đó ?
Định hướng :
Học sinh làm việc cá nhân, trình bày trước lớp, giáo viên bổ sung : + Hải Thượng à tấm lòng khắc khoải đối với “cố hương” ( phủ Thượng Hồng, trấn Hải Dương )
+ Lãn ( lười)à tên hiệu thể hiện rõ con người Lê Hữu Trác : ghét danh lợi .
- Ở THCS, anh (chị ) đã được học tác phẩm kí trung đại nào ? Từ đó có thể rút ra diểm chung nhất của thể kí là gì ? Đặc điểm dđó biểu hiện như thế nào trong “Thượng kinh kí sự” ?
( HS làm việc cá nhân, trình bày trước lớp )
GV giới thiệu tóm tắt tác phẩm “Thượng kinh kí sự”
HĐ2 : Đọc hiểu đoạn trích
GV phân vai cho HS đọc đoạn trích một cách rõ ràng, đúng sắc thái, giọng điệu .
- Em hãy tóm tắt những sự việc chính ?
Định hướng :
Thánh chỉ (sáng sớm mồng 1 tháng 2) à vào cung (cửa sau) à nhiều lần cửa à vườn cây à hành lang quanh co à điếm “Hậu mã quân túc trực” à cửa lớn à hành lang phía tây à đại đường, Quyển bồng, Gác tía, phòng trà à trở ra điếm “Hậu mã” ăn cơmà mấy lần trướng gấm à hậu cung à hầu mạch, dâng đơn à về nơi trọ .
GV dựa vào sơ đồ tóm tắt và yêu cầu : Nhìn lại con đường theo chân tác giả vào phủ chúa Trịnh, anh (chị) thấy điều gì ấn tượng nhất về quang cảnh nơi phủ chúa ?
HS làm việc cá nhân, trình bày trước lớp
GV nhận xét, kết ý
Cảnh sinh hoạt nơi phủ chúa thể hiện điều gì ?
GV gợi ý, định hướng:
Chi tiết về nội cung thế tử : à phơi bày trước mắt người đọc sự hưởng lạc, ăn chơi của phủ chúa; nói rõ được nguồn gốc, căn nguyên của con bệnh
Chi tiết “Thánh thượng” đang ngự … à tự phơi bày hiện thực hưởng lạc nơi phủ chúa mà không cần phải có một lời bình luận nào .
Chi tiết thầy thuốc “già yếu” trước khi khám bệnh (cho) được truyền lệnh lạy thế tử để nhận lại một lời ban tặng từ đứa trẻ “ông này lạy khéo” à khoác cho đứa trẻ danh dự, uy quyền song mối quan tâm của thế tử chỉ là “lạy khéo” mà cả phủ chúa đều phải kính cẩn à trở thành trò hề .
Cách nhìn, thái độ cùa Lê Hữu Trác đối với cuộc sống ở phủ chúa ?
Gv định hướng : Phân tích ( mâu thuẫn ) cách lập luận của tác giả về căn bệnh của thế tử ; cuộc đấu tranh giằng co giữa lương tâm và vòng danh lợi .
- Em nhận xét gì về nghệ thuật viết kí của tác giả ?
- Cách ghi chép của tác giả mang lại giá trị gì cho tác phẩm ?
- Những chi tiết đắt giá có giá trị gì ?
HĐ3: Tổng kết
Hs đọc mục ghi nhớ Sgk/9
I.Tiểu dẫn :
1.Tác giả :
- Lê Hữu Trác (1724- 1791) hiệu Hải Thượng Lãn Ông .
- Là một danh y đồng thời là một nhà văn, thơ.
2.Tác phẩm :
Thuộc loại kí sự (ghi chép sự việc có thật ).Lê Hữu Trác về kinh đô Thăng Long chữa bệnh cho cha con chúa Trịnh Sâm trong khoảng thời gian từ tháng giêng 1782 đến khi trở về .
II.Đọc - hiểu :
1.Đọc và tóm tắt các sự việc chính:
2.Phân tích :
a.Cảnh sinh hoạt nơi phủ chúa :
- Bên ngoài : Mấy lần cửa, vườn hoa, hành lang quanh co, điếm, những toà nhà lộng lẫy, phòng chè, quan lại, người bảo vệ, phục vụ ...
- Nội cung : trướng gấm, màn là, sập vàng, ghế rồng, đèn sáp, hương hoa, cung nhân ...
- Cách ăn uống : mâm vàng, chén bạc, của ngon vật lạ .
- Nghi thức, thủ tục rườm rà ...
à Đời sống xa hoa, cầu kì, lối sống hưởng lạc xa lạ với cuộc sống bình thường của dân chúng bên ngoài ; là nơi quyền uy tối thượng .(Cả trời Nam sang nhất là đây !)
b.Thái độ, tâm trạng của tác giả:
- Thái độ ngạc nhiên pha chút mỉa mai, sự coi thường danh lợi trước lối sinh hoạt trong phủ chúa.
- Mâu thuẫn giằng co giữa trách nhiệm người thầy thuốc và “vòng danh lợi” à người thầy thuốc có lương tâm, đức độ.
c. Nghệ thuật kí, giá trị đoạn trích :
- Ngòi bút kí sự chân thực, sắc sảo và độc đáo
+ Ghi chép chân thực, tỉ mỉ, khách quan àphản ánh cuộc sống xa hoa, hưởng lạc, lấn lướt quyền vua của nhà chúa .
+ Những chi tiết đặc sắc à tạo cái thần cho cảnh vật ; bài kí đậm chất trữ tình .
+ Bộc lộ cái tôi của Lê Hữu Trác,nhà nho, nhà thơ, một danh y .
III.Tổng kết :
Ghi nhớ Sgk/9
4.Củng cố :
- Nội dung bao trùm đoạn trích “Vào phủ chúa Trịnh” là gì?
A.Khắc hoạ cuộc sống xa hoa nơi phủ chua .
B.Thái độ coi thường danh lợi của tác giả .
C.Niềm vui sướng khi được vào phủ chúa Trịnh
D.Cả A và B đều đúng.
- Nêu giá trị nghệ thuật của đoạn trích ?
5.Dặn dò :
- Học bài phần tác giả, tác phẩm, nội dung, nghệ thuật đoạn trích .
- làm bt:
Có ý kiến cho rằng: “Nét đặc sắc nhất của đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh là bút pháp kể, tả khách quan thông qua những chi tiết được chọn lọc sắc sảo”
Viết một đoạn văn ngắn ( khoảng 20 dòng) trình bày suy nghĩ của anh ( chị ) về ý kiến trên .
- Soạn bài mới: Coi lại phần TV 10, soạn bài mới “Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân”.
Tiếng Việt : Tuaàn 1 tieát 3
TỪ NGÔN NGỮ CHUNG ĐẾN LỜI NÓI CÁ NHÂN
A.Mục tiêu :
- Thấy được mối quan hệ giữa ngôn ngữ chung của xã hội và lời nói riêng của cá nhân .
- Hình thành năng lực lĩnh hội những nét riêng trong lời nói cá nhân, năng lực sáng tạo của cá nhân trên cơ sở vận dụng từ ngữ và quy tắc chung.
- Có ý thức tôn trọng những quy tắc ngôn ngữ chung cuả xã hội, giữ gìn và phát huy bản sắc ngôn ngữ dân tộc .
B.Phương tiện:
- Gv: SGK,SGV, thiết kế bài giảng .
- Hs: SGK, vở soạn, vở viết .
C.Phương pháp :
Gợi ý, thảo luận, trả lời câu hỏi .
D.Tiến trình thực hiện :
1.Ổn định lớp.
2.Kiểm tra :
3.Bài mới :
Hoạt động của Gv,Hs
Nội dung cần đạt
HĐ I.Phần lí thuyết
Ngôn ngữ- tài sản chung của xã hội .
Gv yêu cầu Hs đọc SGK và hỏi:
Tại sao ngôn ngữ là tài sản chung của một dân tộc, một cộng đồng xã hội ?
Tính chung trong ngôn ngữ của cộng đồng được biểu hiện bằng những yếu tố nào ?
Tính chung trong ngôn ngữ cộng đồng còn được thể hiện qua những quy tắc nào ?
Anh (chị) hiểu thế nào là lời nói cá nhân ?
Cái riêng trong lời nói của mỗi người được biểu lộ ở những phương diện nào?
(Gv tổ chức cho Hs thảo luận nhóm 5 phút, cử đại diện trình bày trước lớp. )
-Biểu hiện cụ thể nhất và rõ nhất của lời nói cá nhân thường thấy ở những ai ?
HĐ 2: Luyện tập
Bài tập 2:
Hs thảo luận nhóm 5 phút, cử đại diện trình bày trước lớp.
Bài tập 3:
Gv giao cho hs về nhà làm
Tìm hiểu mối quan hệ giữa ngôn ngữ và lời nói - sản phẩm của cá nhân thể hiện qua bài “ Cảnh khuya” - Hồ Chí Minh.
I.Ngôn ngữ:
- Tài sản chung của một dân tộc, một cộng đồng.
- Tính chung trong ngôn ngữ của cộng đồng được biểu hiện qua các yếu tố :
+ Các âm và các thanh (phụ âm, nguyên âm, thanh điệu)
Các nguyên âm : i, e, ê,u , ư, o,ô, ơ, a, â,ă.
Sáu thanh:
+ Các tiếng (âm tiết ) tạo bởi âm và thanh
+ Các từ à các tiếng (âm tiết) có nghĩa .
+ Các ngữ cố định à thành ngữ, quán ngữ : thuận chồng thuận vợ, bụng ỏng đít vòn, của đáng tội, nói toạc móng heo, cô đi đúc lại, ếch ngồi đáy giếng ...
+ phương thức chuyển nghĩa từ. Chuyển từ nghĩa gốc sang nghĩa khác (nghĩa phái sinh ) hay còn gọi là phương thức ẩn dụ
+ Quy tắc cấu tạo các loại câu
Câu đơn bình thường, hai thành phần
Câu đơn đặc biệt
Khi nói hoặc viết mỗi cá nhân sử dụng ngôn ngữ chung để tạo ra lời nói đáp ứng yêu cầu giao tiếp.
II.Lời nói:
Lời nói cá nhân là sản phẩm của một người nào đó vừa có yếu tố quy tắc chung của ngôn ngữ, vừa mang sắc thái riêng và phần đóng góp của cá nhân.
Giọng nói cá nhân giúp ta nhận ra người quen khi không nhìn thấy mặt.
Vốn từ ngữ cá nhân (do thói quen dùng từ ngữ nhất định ) phụ thuộc vào nhiều phương tiện như lứa tuổi, giới tính, vốn sống, trình độ hiểu biết, quan hệ xã hội .
Sự chuyển đổi khi sử dụng từ ngữ chung . Cá nhân dựa vào nghĩa của từ (trồng cây à trồng người ), ( buộc gió lại à mong gió không thổi ). Đó là sự sáng tạo của cá nhân .
Tạo ra các từ mới . Những từ này lúc đầu do cá nhân dùng. Sau dó được cộng dồng chấp nhận và tự nhiên lại trở thành tài sản chung
Biểu hiện cụ thể nhất và rõ nhất lời nói cá nhận là phong cách ngôn ngữ cá nhân của nhà văn .Ta gọi chúng là phong cách .
+ Thơ Tố Hữu thể hiện phong cách trữ tình chính trị.
+ Thơ Hồ Chí Minh ( Nhật kí trong tù) kết hợp giữa cổ điển và hiện đại.
+ Thơ Nguyễn Khuyến nhẹ nhàng, thâm thuý
+ Thơ Tú Xương: Ồn ào, cay độc.
III. Luyện tập:
Bài tập 2:
- Sử dụng lối đối lập: Xiên ngang – đâm toạc
mặt đất – chân mây
Đảo ngữ: Nổi bật sự phẫn uất của thiên nhiên, tâm trạng.
Dùng từ ngữ tạo hình: Rêu – xiên
Đá - đâm
à Tạo cá tính Hồ Xuân Hương: mạnh mẽ, đầy sức sống.
4.Củng cố - Dặn dò :
- Hs đọc mục « Ghi nhớ » sgk.
- Các phương diện biểu hiện của ngôn ngữ chung ?
- Các phương diện biểu hiện của lời nói cá nhân ?
-Học bài, làm bài tập về nhà
- Ôn lại phần văn nghị luận xã hội đã học để chuẩn bị viết bài làm văn số 1.
Tập làm văn : Tuaàn 1 tieát 4
VIẾT BÀI LÀM VĂN SỐ 1: NGHỊ LUẬN XÃ HỘI.
A.Mục tiêu:
Học sinh vận dụng những kiến thức và kĩ năng đã học về văn nghị luận, viết được một bài văn nghị luận xã hội có nội dung sát với thực tế đời sống và học tập của học sinh phổ thông.
B.Phương tiện:
Giáo án, sgk, sgv, thiết kế bài giảng.
C.Cách thức:
Kết hợp trao đổi, thảo luận, trả lời các câu hỏi.
D.Tiến trình bài dạy:
1.Ổn định lớp:
2.Kiểm tra:
3.Bài mới:
Hoạt đông của giáo viên - học sinh
Kết quả cần đạt
HĐ 1: Ôn lại kiến thức về văn nghị luận
Thế nào là nghị luận?
Các kiểu bài nghị luận?
Nghị luận xã hội có những dạng nào?
Các thao tác lập luận của văn nghị luận?
HĐ 2: Luyện tập
Bài tập 1:
Xác định vấn đề cần nghị luận?
Lựa chọn thao tác lập luận?
Xác định luận điểm, luận cứ?
Hs làm việc cá nhân, trình bày trước lớp.
Bài tập 2:
Hs chia nhóm thảo luân5 phút, cử đại diện trình bày trước lớp.
Bài tập 3:
Gv gợi ý cho học sinh về nhà làm:
Vấn đề nghị luận: Học và hành phải đi liền nhau thì mới có hiệu quả. Nói cách khác, đề bài yêu cầu nghị luận về mối quan hệ giữa học và hành, giữa lí thuyết và thực hành.
Các thao tác lập luận: Sử dụng thao tác phân tích ,giải thích, chứng minh kết hợp với dẫn chứng từ thực tế đời sống để thuyết phục người đọc.
I.Ôn lại kiến thức cũ về văn nghị luận:
1.Khái niệm:
Nghị luận là cách thức dẫn dắt, trình bày lí lẽ, dẫn chứng thuyết phục người đọc về một lí luận, tư tưởng hay một quan điểm nào đó.
2.Kiểu bài nghị luận:
a. Nghị luận văn học.
b. Nghị luận xã hội: 2 dạng
- Nghị luận về một hiện tượng đời sống.
- Nghị luận về một tư tưởng đạo lí.
II.Luyện tập:
Bài tập 1:
Vấn đề nghị luận: Cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác, người tốt với kẻ xấu là cuộc đấu tranh gian khổ trong mọi thời đại. Nhưng theo xu hướng tiến bộ, cái thiện luôn chiến thắng cái ác. Truyện cổ tích Tấm Cám chính là một minh chứng cho cuộc đấu tranh ấy.
Thao tác lập luận: Kết hợp giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận.
Xác định luận điểm, luận cứ:
+ Trong cuộc đấu tranh ở truyện cổ tích Tấm Cám, cô Tấm đã đối diện với những thế lực tội ác nào?Cô Tấm đã vươn lên như thế nào trong cuộc đấu trnh ấy?
+ Trong cuộc sống học tập, trong đời thường, hs phải đối diện với những khó khăn nào? Muốn tránh khỏi những điều xấu, những khó khăn ấy thì phải làm gì?
Bài tập 2:
Vấn đề nghị luận: Người tài và đức có vai trò vô cùng quan trọng trong sự nghiệp xây dựng đất nước.
Thao tác lập luận: Giải thích, phân tích, chứng minh.
Xác định luận điểm, luận cứ:
+ Người tài và đức là người có học vấn, có khả năng ứng dụng những hiểu biết của mình trong đời sống. Họ là người có tấm lòng thiết tha muốn đóng góp công sức của mình để xây dựng đất nước ( dc).
+ Tại sao người tài đức lại có vai trò quan trọng trong sự nghiệp xây dựng đất nước.
+ Hs đang ngồi trên ghế nhà trường cần rèn luyện, phấn đấu ra sao để trở thành người tài đức góp phần xây dựng đất nước?
4.Củng cố - Dặn dò :
-Hs dựa vào đề đã phân tích, lập dàn ý cho một trong 3 đề văn trên.
- Coi lại phần kiến thức về văn nghị luận, làm phần bài tập giáo viên đã giao.
- Giáo viên giao đề bài viết số 1 cho học sinh về nhà làm:
Đề 1:
“ Rượu nặng màu trắng nhưng lại làm đỏ mặt mũi và làm đen danh dự”
Anh ( chị) hãy bình luận ý kiến trên.
Đề 2:
Trong lớp, nhiều bạn thích câu tục ngữ: “ Ở hiền gặp lành” và lấy đó làm phương châm sống. Nhưng một số bạn khác lại phản đối cho câu tục ngữ trên không hẳn đúng, nhiều người “ ở hiền” vẫn không “ gặp lành”.
Anh ( chị) hãy bày tỏ ý kiến của mình về vấn đề này.
Đọc văn : Tuaàn 2 tieát 5
TỰ TÌNH
(Bài II)
Hồ Xuân Hương.
I – Mục tiêu bài học:
Hs nắm được:
Cảm nhận được tâm trạng buồn tủi, phẫn uất, xót xa trước cảnh ngộ éo le ngang trái của duyên phận Hồ Xuân Hương. Thấy được bản lĩnh, khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc của Hồ Xuân Hương.
Hiểu sâu hơn tài năng thơ nôm của Hồ Xuân Hương ở cách dùng từ ngữ, hình ảnh giản dị, giàu sức biểu cảm, táo bạo mà tinh tế.
Biết cách phân tích các sắc thái từ ngữ, có biện pháp nghệ thuật tu từ để diễn ả cảm xúc tâm trạng.
II – Cách thức tiến hành:
Phương pháp: GV hướng dẫn HS phân tích, thảo luận, trả lời câu hỏi.
Phương tiện:
+ GV: SGK, SGV, STK, chùm thơ tự tình của Hồ Xuân Hương, tranh minh họa chân dung Hồ Xuân Hương
+ HS: SGK (+ SGK Ngữ văn THCS)
III - Tiến trình thực hiện:
1 - Kiểm tra bài cũ:
- Vì sao nói đoạn trích vào phủ chúa Trịnh có giá trị hiện thực sâu sắc?
- Hình tượng tác giả trong đoạn trích sáng lên những phẩm chất gì?
2 - Nội dung bài học:
Giới thiệu bài: Hồ Xuân Hương là một tronh những nhà thơ nổi tiếng của VH trung đại VN Nhà thơ tình nổi tiếng Xuân Diệu đã từng phong tặng cho bà danh hiệu là “ Bà chúa thơ nôm”. Thơ của bà là tiếng nói đòi quyền sống, là niềm khao khát sống mãnh liệt. Đặc biệt những bài thơ nôm của bà là cảm thức về thời gian tinh tế, tọa nền cho tâm trạng. “Tự tình II” là một trong những bài thơ tiêu biểu cho điều đó, đồng thời thể hiện những đặc sắc về thơ nôm Hồ Xuân Hương.
Hoạt động của GV và HS
Yêu cầu cần đạt
Hs đọc phần tiểu dẫn trong sgk và nêu vài nét chính về tác giả HXH?
-Hai lần lấy chồng là 2 lần làm lẽ và cả 2 người chồng cũng chết, cuối cùng bà sống cô đơn, rồi đi du lãm khắp nơi và làm thơ để khuây khỏa.
HĐ 2: Đọc - hiểu văn bản
Gv gọi 1 – 2 hs đọc bài thơ, gv nhận xét cách đọc.
-Câu thơ đầu cho thấy tác giả đang ở trong khoảng thời gian, không gian nào?
-Thời gian được hiện lên qua câu 1 với âm thanh gì?
-Câu thơ thứ 2 sử dụng nghệ thuật gì? Từ Trơ ở đây có nghĩa là gì?
-“ Hồng nhan” chỉ vẻ đẹp của người phụ nữ nhưng tại sao ở đây lại là “ cái hồng nhan”?
-“ Cái hồng nhan” lại đem sánh với gì? Điều đó có tác dụng gì?
-“ Hương rượu gợi lên điều gì?
-Trăng thường gợi mối nhân duyên nhưng hình ảnh “ Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn lại gợi cho người đọc cảm giác gì?
-Ở hai câu luận, tác giả đã dùng những hình ảnh thiên nhiên nào?
-Hình ảnh ấy có gì độc đáo, mới lạ?
-Tác giả dùng cách miêu tả thế nào khi nói về thiên nhiên cũng là thể hiện tâm trạng?
-Hai câu kết phản ánh tâm trạng gì của nhà thơ?
-“ Ngán” ở đây có nghĩa là gì?
-Giải nghĩa từ “ Xuân”
-Từ “ lại” ở đây có mấy nghĩa? Đó là loại từ gì ?
-Câu cuối sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Có tác dụng như thế nào?
HĐ 3: Tổng kết
Hs đọc mục ghi nhớ sgk / 19
I – Giới Thiệu:
1 – Tác giả: Hồ Xuân Hương (? - ?) , bà sống vào cuối thế kỷ XVII, đầu thế kỷ XIX. Quê bà ở Nghệ An, nhưng sống ở thành Thăng Long, bên bờ hồ Tây.
-Bà là người thông minh sắc sảo. bạn của bà là những danh sĩ nổi tiếng: Ng Du, Phạm Đình Hổ, …
-Con dường tình duyên của bà nhiểu éo le trắc trở.
-Bà là tác giả của gần 50 bài thơ đường luật, tập thơ chữ hán : Lưu hương ký.
-Thơ của bà vừa tráo phúng, vùa trữ tình vừa thanh vừa tục là tiếng nói khát khao đòi quyền sống tự do, bình đẳng, quyền hạnh phúc.
2 – Đọc – giải nghĩa từ khó:
-Đề tài: Tự Tình: Tự bộc bạch giãi bày tâm sự của mình. Theo ước đoán thì bài thơ này được sáng tác vào quang thời gian bà làm vợ lẽ.
3 – Bố cục: 4 liên: đề - thực - luận - kết.
II- Đọc – Hiểu:
1.Hai câu đề:
Thời gian: Đêm khuya
Không gian: Thanh vắng
Âm thanh: Văng vẳng tiếng trống
Nghệ thuật đảo ngữ. Từ trơ: tủi hổ, bẽ bàng song còn là sự thách thức.
Cái hồng nhan: Gợi lên sự rẻ rúng, mỉa mai.
à Tình cảnh cô đơn của người phụ nữ trong đêm khuya thanh vắng.Sự cảm nhận, sự thể hiện bước đi của thời gian, sự rối bời của tâm trạng; nỗi dằn vặt sắp được bộc lộ, giải bày một tâm sự.
2.Hai câu thực, luận:
a.Hai câu thực:
Hương rượu hay hương tình qua đi để lại vị đắng chát, khổ đau
- Nỗi trống vắng, bạc bẽo của tình đời.( chén rượu hương đưa)
Vầng trăng gợi lên hai lần bi kịch: trăng sắp tàn ( bóng xế) mà vẫn “ khuyết chưa tròn”à tương đồng với thân phận người phụ nữ.
- Tình duyên chưa trọn ( trăng bóng xế khuyết chưa tròn)
à Ngoại cảnh cũng là tâm cảnh.
b.Hai câu luận:
Hình ảnh rêu, đá là những sinh vật nhỏ bé nhưng không chịu khuất phục trước sự khắc nghiệt của thiên nhiên.
Tác giả dùng biện pháp đảo ngữ + các động từ mạnh để miêu tả sự phẫn uất của thiên nhiên cũng là sự phẫn uất của tâm trạng.
- Nỗi bực dọc, phản kháng, ấm ức duyên tình.
3.Hai câu kết:
Ngán: Chán ngán, ngán ngẩm
Xuân:Là mùa xuân cũng là tuổi xuân
Lại 1 : Thêm 1 lần nữa
Lại 2 : Trở lại
Câu cuối sử dụng nghệ thuật tăng tiến tăng hạnh phúc quá đỗi bé mọn của người phụ nữ có thân phận làm lẽ trong xã hội phong kiến.
Là lời than thở, khát vọng hạnh phúc
Tâm trạng chua chát, buồn tủi.
III.Tổng kết : Ghi nhớ sgk/ 19.
4.Củng cố - Dặn dò :
- Nêu chủ đề bài thơ?
- Cấu tạo bài thơ? Tìm những từ ngữ được vận dụng sáng tạo, mang tính biểu cảm cao trong bài?
- Học bài, học thuộc lòng bài thơ,làm bài tập phần “ Luyện tập”.
- Soạn trước bài mới: Câu cá mùa thu
Đọc văn : Tuaàn 2 tieát 6
CÂU CÁ MÙA THU. Nguyễn Khuyến
( Thu điếu )
A.Mục tiêu cần đạt:
- Hs hiểu được nghệ thuật tả cảnh, tả tình và sử dụng tiếng Việt của Nguyễn Khuyến.
- Cảm nhận được vẻ đẹp của bức tranh thu qua sự miêu tả của nhà thơ.
- Rèn luyện được cách phân tích thơ Nôm Đường luật.
B.Phương tiện thực hiện:
Giáo án, sgk, sgv, thiết kế bài giảng.
C.Cách thức:
Kết hợp đọc sáng tạo, gợi tìm; trao đổi, thảo luận, trả lời các câu hỏi.
D.Tiến trình bài dạy:
1.Ổn định lớp
2.Kiểm tra bài cũ
- Nêu chủ đề bài Tự tình II của HXH?
- Bài thơ được viết theo thể thơ gì? Cấu tạo của thể thơ đó?
- Tìm, phân tích những từ ngữ được vận dụng sáng tạo, mang tính biểu cảm cao trong bài?
3.Bài mới:
Hoạt động của giáo viên- học sinh
Yêu cầu cần đạt
HĐ 1: Tìm hiểu chung
Hs đọc phần tiểu dẫn sgk
Cho biết năm sinh, năm mất, quê quán của Nguyễn Khuyến?
Người ta còn gọi Nguyễn Khuyến bằng tên gọi gì?Vì sao lại có tên gọi đó?
Nêu những nét sơ lược về tính cách, con người Nguyễn Khuyến?
Thơ Nguyễn Khuyến chủ yếu viết bằng chữ gì?
Giá trị nội dung trong thơ văn Nguyễn Khuyến?
HĐ 2: Đọc - hiểu
1 – 2 học sinh đọc diễn cảm bài thơ, gv nhận xét cách đọc.
- Bài thơ được viết theo thể thơ gì? Nêu bố cục của thể thơ đó?
- Dựa vào nội dung bài có thể chia làm mấy phần? Nêu nội dung từng phần?
- Chủ đề bài thơ
1.Phân tích vẻ đẹp bức tranh thu:
- Điểm nhìn cảnh thu của tác giả có gì đặc sắc?
- Từ điểm nhìn ấy, tác giả đã bao quát cảnh thu như thế nào?
- Những từ ngữ gợi đường nét, sự chuyển động?
- Không gian trong câu cá mùa thu là không gian gì?
- Cảnh thu trên ở miền quê nào? Có gì đặc biệt?
2.Bức tranh tâm trạng của nhà thơ:
Không gian trong Câu cá mùa thu góp phần miêu tả tâm trạng tác giả, tâm trạng ấy được biểu hiện như thế nào?
HĐ 3: Tổng kết
Học sinh đọc mục Ghi nhớ sgk/ 22
I.Tiểu dẫn: sgk
1.Tác Giả:
- Nguyễn Khuyến ( 1835 – 1909)
- Tam nguyên yên đỗ
- Tài năng, cốt cách thanh cao, yêu nước, thương dân.
2. Tác phẩm:
- Viết bằng chữ Hán, Nôm; chủ yếu là chữ Nôm.
- Tình yêu quê hương, gia đình, bè bạn; cuộc sống người nghèo khổ; châm biếm, đả kích tầng lớp thống trị.
II.Đọc - hiểu:
1.Cảnh sắc mùa thu qua miêu tả của nhà thơ:
- Cảnh thu từ gần đến xa; từ cao xa trở lại gầnà mở ra nhiều hướng miêu tả và cảm nhận về mùa thu.
- Hình ảnh: Ao thu, nước trong veo, sóng biếc, trời xanh ngắt, lá vàng
- Đường nét, sự chuyển động: Sóng hơi gợn tí, lá vàng khẽ đưa vèo, tầng mây lơ lửng.
- Không gian tĩnh lặng:
+ Màu sắc: Xanh ao, xanh trời, xanh sóng, lá vàng.
+ Sự chuyển động: Gợn tí, khẽ đưa vèo, lơ lửng, cá “ đâu” đớp động.
à bức tranh thu ở đồng bằng Bắc Bộ dịu nhẹ, thanh sơ, hài hoà.
2.Tâm trạng nhà thơ:
- Thiết tha, gắn bó với thiên nhiên
- Cô quạnh, uẩn khúc trước tình trạng đất nước đau thương.
III.Tổng kết: Ghi nhớ sgk/ 22.
1.Nội dung:
2.Nghệ thuật:
- Nghệ thuật sử dụng từ ngữ: Gieo vần, sử dụng hình ảnh, màu sắc, sự chuyển động.
-Nghệ thuật lấy động tả tĩnh.
4.Củng cố - Dặn dò :
- Nêu chủ đề bài Câu cá mùa thu?
- Nêu nghệ thuật sử dụng hình ảnh, từ ngữ của Nguyễn Khuyến trong bài Câu cá mùa thu?
- Học thuộc lòng bài thơ, học phần nội dung, nghệ thuật của bài.
- Xem lại kiến thức cũ về văn nghị luận; soạn trước bài mới: Phân tích đề, lập dàn ý bài văn nghị luận.
Làm văn: Tuaàn 2 tieát 7
PHÂN TÍCH ĐỀ, LẬP DÀN Ý BÀI VĂN NGHỊ LUẬN.
A.Mục tiêu cần đạt:
- Học sinh nắm được cách phân tích đề văn nghị luận
- Biết cách lập dàn ý bài văn nghị luận.
B.Phương tiện thực hiện:
Giáo án, sgk, sgv, thiết kế bài giảng.
C.Phương pháp:
Kết hợp trao đổi, thảo luận, trả lời các câu hỏi.
D.Tiến trình bài dạy:
1.Ổn định lớp
2.Kiểm tra:
- Thế nào là văn nghị luận?
- Thế nào là luận điểm, luận cứ?
3.Bài mới:
Hoạt động của giáo viên - học sinh
Yêu cầu cần đạt
HĐ 1: Tìm hiểu phần lí thuyết
1.Phân tích đề
Hs đọc ngữ liệu sgk
-Tìm vấn đề nghị luận trong các đề trên?
- Định hướng 3 đề có gì giống và khác nhau?
- Xác định phạm vi tư liệu cần sử dụng ở mỗi đề.
Học sinh chia nhóm thảo luận 5 phút: nhóm 1,2 câu 1; nhóm 3,4 câu 2; nhóm 5,6 câu 3. Sau đó cử đại diện trình bày trước lớp.
Gv cho các nhóm thảo luận, nhận xét chéo, sau đó tổng kết, chốt lại ý chí
File đính kèm:
- Giao An Ngu Van 11 Thai Thi Kim Lan THPT QUANG TRUNG TPHCM.doc