Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Tuần 11 - Trần Thị Kim Oanh

 I-MỤC TIÊU :

Giúp HS:

 1/ Kiến thức: Cảm nhận được tinh thần nhân đạo và lòng vị tha cao cả của nhà thơ Đỗ Phủ; Bước đầu thấy được vị trí và ý nghĩa của những yếu tố miêu tả và tự sự trong thơ trữ tình; Bước đầu thấy được đặc điểm của bút pháp Đỗ Phủ qua những dòng thơ miêu tả và tự sự.

 2/ Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng đọc và cảm nhận thơ Đường.

 3/ Thái độ: Giáo dục tinh thần nhân đạo.

 II-CHUẨN BỊ :

1/Chuẩn bị của GV:

- Nghiên cứu SGK, SGV, STK để nắm được mục tiêu và nội dung của bài học.

- Đọc thêm các tài liệu có nội dung liên quan đến bài học.

- Soạn giáo án,bảng phụ.

 2/Chuẩn bị của HS:

- Bài soạn theo hệ thống câu hỏi SGK, theo hướng dẫn của GV.

- Bảng học của nhóm.

 III-HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1/ Ổn định tình hình lớp:(1’)

 - Kiểm tra sĩ số,tác phong HS.

2/ Kiểm tra bài cũ:(5’)

 *Câu hỏi: Đọc thuộc lòng bài thơ “Hồi hương ngẫu thư”. Tác giả đã gởi gắm tình cảm gì?

*Trả lời: Tình yêu quê hương thắm thiết của người sống xa quê lâu ngày, trong khoảnh khắc vừa mới đặt chân về quê cũ.

3/ Bài mới:

 a-Giới thiệu bài mới:(1’)

 Nếu Lí Bach được mệnh danh là “Tiên thơ” mang tâm hồn tự do, hào phóng, thì Đỗ Phủ lại chính là một nhà thơ hiện thực lớn nhất trong lịch sử thơ ca cổ điển Trung Quốc. Thơ ông phản ánh một cách chân thực, sâu sắc bộ mặt lịch sử đương thời. Tiết học này, chúng ta cùng tìm hiểu tâm hồn và tính cách nhà thơ qua bài thơ “Bài ca nhà tranh bị gió thu phá”

 

doc14 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 04/07/2022 | Lượt xem: 219 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Tuần 11 - Trần Thị Kim Oanh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:25/ 10/ 2008 Tuần: 11 Tiết: 41 BÀI CA NHÀ TRANH BỊ GIÓ THU PHÁ (Mao ốc vị thu phong sở phá ca) Đỗ Phủ I-MỤC TIÊU : Giúp HS: 1/ Kiến thức: Cảm nhận được tinh thần nhân đạo và lòng vị tha cao cả của nhà thơ Đỗ Phủ; Bước đầu thấy được vị trí và ý nghĩa của những yếu tố miêu tả và tự sự trong thơ trữ tình; Bước đầu thấy được đặc điểm của bút pháp Đỗ Phủ qua những dòng thơ miêu tả và tự sự. 2/ Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng đọc và cảm nhận thơ Đường. 3/ Thái độ: Giáo dục tinh thần nhân đạo. II-CHUẨN BỊ : 1/Chuẩn bị của GV: - Nghiên cứu SGK, SGV, STK để nắm được mục tiêu và nội dung của bài học. - Đọc thêm các tài liệu có nội dung liên quan đến bài học. - Soạn giáo án,bảng phụ. 2/Chuẩn bị của HS: Bài soạn theo hệ thống câu hỏi SGK, theo hướng dẫn của GV. Bảng học của nhóm. III-HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1/ Ổn định tình hình lớp:(1’) - Kiểm tra sĩ số,tác phong HS. 2/ Kiểm tra bài cũ:(5’) *Câu hỏi: Đọc thuộc lòng bài thơ “Hồi hương ngẫu thư”. Tác giả đã gởi gắm tình cảm gì? *Trả lời: Tình yêu quê hương thắm thiết của người sống xa quê lâu ngày, trong khoảnh khắc vừa mới đặt chân về quê cũ. 3/ Bài mới: a-Giới thiệu bài mới:(1’) Nếu Lí Bach được mệnh danh là “Tiên thơ” mang tâm hồn tự do, hào phóng, thì Đỗ Phủ lại chính là một nhà thơ hiện thực lớn nhất trong lịch sử thơ ca cổ điển Trung Quốc. Thơ ông phản ánh một cách chân thực, sâu sắc bộ mặt lịch sử đương thời. Tiết học này, chúng ta cùng tìm hiểu tâm hồn và tính cách nhà thơ qua bài thơ “Bài ca nhà tranh bị gió thu phá” b- Tiến trình bài dạy: TG Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung 8’ Hoạt động 1: Tìm hiểu chung. I-Tìm hiểu chung: 1.Giới thiệu tác giả, tác phẩm: Yêu cầu HS đọc chú thích (*) HS đọc. s Một vài nét về tác giả Đỗ Phủ? 4Dựa vào chú thích*-SGK/132 s Cho biết hoàn cảnh ra đời của bài thơ? -GV hướng dẫn đọc:3 khổ thơ đầu đọc giọng vừa kể vừa tả vừa bộc lộ cảm xúc bất lực cay đắng của nhà thơ;khổ cuối giọng tươi sáng phấn trấn hơn. -Gọi 2 HS đọc văn bản sEm cho biết bài thơ được viết theo thể nào? s Bài thơ có thể chia ra làm mấy phần? Vì sao? GV: trong thơ cổ Trung Quốc số câu thơ ở mỗi đoạn hầu hết là chẵn, nhưng ở đây có 3 đoạn 5 câu; các câu cuối đoạn đều dài hơn 7 chữ. Đây là hiện tượng hiếm thấy, tác giả không bị công thức, gò bó khuôn khổ mà tự do bộc lộ cảm xúc, ước mơ của mình. s Hãy xác định phương thức biểu đạt của mỗi phần văn bản? GV treo bảng phụ có kẻ bảng để xác định phương thức biểu đạt của từng phần. Yêu cầu HS đánh dấu vào bảng. 4Năm 760, được bạn bè và người thân giúp đỡ, Đỗ Phủ dựng được ngôi nhà tranh, nhà vừa mới ở được mấy tháng thì bị gió thu phá. -Nghe thực đọc cho đúng -1-2 HS lần lượt đọc theo yêu cầu của GV 4Thể thơ cổ thể,khác với cận thể(Đường luật)ra đời trước đời đường cho nên vần,nhịp,câu ,chữ đều khá tự do,phóng khoáng. 4HS có các cách chia bố cục khác nhau: *Cách 1:4 phần căn cứ hình thức cách quãng của bài thơ. -P1: tả gió thu cướp mất tranh nhà Đỗ Phủ. -P2: kể việc trẻ con cắp tranh. -P3: tả nỗi khổ gia đình Đỗ Phủ trong đêm mưa. -P4: ước mơ cao cả của nhà thơ. *Cách 2: phần đầu 18 câu, phần sau 5 câu. Phần đầu chia ra làm 3 phần nhỏ. Phần đầu là cái nền chung , vững chắc cho tư tưởng nhân đạo, sâu sắc thể hiện trong phần sau 41 HS lên bảng đánh dấu vào. -P1: Miêu tả kết hợp tự sự. -P2: Tự sự kết hợp biểu cảm. -P3:Miêu tả kết hợp biểu cảm. -P4: Biểu cảm trực tiếp ( Chú thích*-SGK/132) 2.Đọc văn bản: 3.Thể thơ: Cổ thể 4. Bố cục: *Cách 1:4 phần căn cứ hình thức cách quãng của bài thơ. -P1: tả gió thu cướp mất tranh nhà Đỗ Phủ. -P2: kể việc trẻ con cắp tranh. -P3: tả nỗi khổ gia đình Đỗ Phủ trong đêm mưa. -P4: ước mơ cao cả của nhà thơ. *Cách 2: phần đầu 18 câu, phần sau 5 câu. Phần đầu chia ra làm 3 phần nhỏ. 20’ Hoạt động 2:Tìm hiểu chi tiết. II-Tìm hiểu chi tiết : 1.Nỗi thống khổ của người nghèo trong hoạn nạn: (3 khổ thơ đầu ) -Gọi HS đọc lại khổ thơ 1 s Nhà Đỗ Phủ bị phá trong hoàn cảnh thời tiết nào? sEm hình dung căn nhà của Đỗ Phủ sau trận gió mạnh như thế nào? sHình ảnh các mảnh tranh bị bay đi như thế gợi lên một cảnh tượng như thế nào? s Hình dung tâm trạng của tác giả-chủ ngôi nhà đang bị phá lúc này? -Đọc khổ thơ 1 4Tháng tám,thu cao,gió thét già. 4 Trận gió thu thổi rất mạnh trong chốc lát cuốn bốc bay tung cả ba lớp mái tranh của ngôi nhà mới dựng của nhà thơ nghèo.Cảnh tranh bay tung toé,mảnh cao ,mảnh thấp, mảnh xa, mảnh gần rải khắp bờ,treo tót ngọn rừng,quay lộn vào mương. 4Gợi một cảnh tượng tan tác,tiêu điều 4 Rất tiếc,bất lực Khổ 1: -Tháng tám,thu cao,gió thét già. -Gió thu thổi bay mất mái nhà tranh. -> Cảnh tượng tan tác,tiêu điều s Qua phân tích trên,em hãy nêu lại phương thức biểu đạt và nội dung chính của khổ thơ 1? 4Miêu tả kết hợp tự sự. ->Cảnh gió thổi nhà tốc mái. =>Miêu tả kết hợp tự sự: Cảnh gió thổi nhà tốc mái. -Gọi HS đọc lại khổ thơ 2 sĐã khổ vì nhà tốc mái,nhà thơ còn khổ thêm vì nỗi gì nữa?Em có suy nghĩ gì về cảnh tượng này? sEm có cảm xúc gì khi đọc 2 câu thơ: “Môi khô miệng cháy gàođược, Quay về,chống gậy lòng ấm ức!” s Em có kết luận gì về phương thức biểu đạt và nội dung chính của khổ thơ 2? -Đọc lại khổ thơ 2 4Lũ trẻ nghịch ngợm,hùa gió bẻ măng,xô vào cướp giật mang tranh đi mất->Tình hình xã hội rối loạn trẻ con nghèo đói trộm cướp 4Nhà thơ già yếu,chân chậm,mắt kém làm sao đuổi được,gào thét đòi mãi đến khô môi miệng cháy cũng chẳng xong,đành lọc cọc chống gậy trở về ngôi nhà toang hoang mà lòng vừa đau xót,vừa ấm ức khôn nguôi. 4-Tự sự kết hợp biểu cảm =>Cảnh đói khổ, xót xa cho than phận nghèo b) Khổ 2: -Trẻ con trong làng xô nhau cướp giật từng mảnh tranh ngay trước mặt chủ nhà. ->Nhà thơ bất lực, ấm ức. =>Tự sự kết hợp biểu cảm: Cảnh đói khổ, xót xa cho thân phận nghèo. -Gọi HS đọc lại khổ thơ 3 -Đọc lại khổ thơ 3 c) Khổ 3: s Cơn mưa mùa thu được xác định trong thời gian nào? 4Gió nổi lên buổi chiều, đêm mưa đổ xuống và kéo dài suốt đêm. s Cơn mưa mùa thu được miêu tả qua những nét đặc điểm nào? 4Gió lặng, đêm mưa đổ xuống dày hạt và kéo dài suốt đêm. -Cơn mưa mùa thu được miêu tả :Gió lặng, đêm mưa đổ xuống dày hạt và kéo dài suốt đêm s Vậy em có nhận xét gì về nghệ thuật miêu tả ở phần 1 và 3? 4Vừa phác họa khái quát vừa có những chi tiết cụ thể. s Có những nỗi khổ nào được bày tỏ trong đoạn thơ này? 4Ướt lạnh, con không ngủ, lo lắng vì loạn lạc. -Những nỗi khổ của nhà thơ:Ướt lạnh, con không ngủ, lo lắng vì loạn lạc. s Nỗi khổ nào dằn vặt nhà thơ? 4 “Từ trải ngủ ghê” – lo lắng vì loạn lạc. Nỗi khổ này làm cho những nỗi khổ kia nhân lên gấp bội. s Em cho biết phương thức biểu đạt ở khổ 3.Em có thể nói gì về nỗi khổ của nhà thơ trong khổ thơ này? 4Miêu tả kết hợp biểu cảm =>Nhiều nỗi khổ dồn dập tập kích nhà thơ. =>Miêu tả kết hợp biểu cảm:Nhiều nỗi khổ dồn dập tập kích nhà thơ. -Yêu cầu HS đọc khổ thơ cuối. -Đọc khổ thơ cuối. . 2.Ước vọng của tác giả: (Khổ thơ cuối) s Giả sử không có 5 câu thơ cuối, hãy nói lên những điều mà bài thơ gửi gắm? 4Nói lên một cách chân thực, xúc động nỗi khổ của một người nghèo trước cảnh căn nhà bị gió thu phá và phần nào tình cảm của con người thừa đau khổ vẫn quan tâm đến việc đời. s Thế nhưng 5 câu thơ cuối vẫn có mặt mục đích thể hiện điều gì? Gợi: s Trước nỗi khổ nhà bị gió tốc mái, Đỗ Phủ đã mơ ước điều gì? 4Có nhà rộng muôn ngàn gian che khắp thiên hạ. -Ước được nhà rộng muôn ngàn gian. Che khắp thiên hạ s Có ý kiến cho rằng đây là một mơ ước viễn vông, phi thực tế. Ý kiến của riêng em? 4Mặc dù có màu sắc ảo tưởng song rất đẹp đẽ và bắt nguồn từ cuộc sống. s Ước mơ đó thể hiện tình cảm gì? 4Lòng vị tha (chỉ nghĩ đến người khác), tinh thần nhân đạo (ước mong mọi người được hân hoan vui sướng) ->Thể hiện lòng vị tha, tinh thần nhân đạo của tác giả. s Ước muốn cho muôn người như thế để rồi tác giả nói: Riêng lều ta nát, chịu chết rét cũng được. Em hiểu thêm được điều về lòng vị tha của Đỗ Phủ? Cảm nhận của em về ước mơ của tác giả? 4Không chỉ nghĩ đến nỗi khổ của những người nghèo hơn mình mà còn đặt nỗi khổ của họ lên trên nỗi khổ của mình. =>Ước mơ cao cả. - Riêng lều ta nát, chịu chết rét cũng được ! ->Vượt lên nỗi khổ của bản thân mà nghĩ cho hạnh phúc của muôn người. =>Ước mơ cao cả. s Bài thơ nói chuyện nhà cửa, sau khi miêu tả, kể, bày tỏ tình cảm, câu thơ cuối lại đề cập đến “riêng lều nát”. Vậy câu thơ cuối có vai trò gì đối với bố cục bài thơ? 4Quay lại chủ đề, khép lại tác phẩm, làm cho bố cục trở nên hoàn chỉnh, chặt chẽ. 3’ Hoạt động 3: Tổng kết III-Tổng kết: 1-Nghệ thuật: Kết hợp nhiều phương thức biểu đạt. s Nét nghệ thuật nổi bật của tác phẩm? 4Kết hợp nhiều phương thức biểu đạt. s Bài thơ có nội dung gì? Qua đó tác giả muốn gửi gắm điều gì? 4-Nỗi khổ của bản thân vì căn nhà bị gió phá. -Vượt lên trên bất hạnh cá nhân bộc lộ khát vọng cao cả: ước sao có được ngôi nhà vững chắc ngàn vạn gian để che chở cho tất cả mọi người nghèo trong thiên hạ. 2. Nội dung: -Nỗi khổ của bản thân vì căn nhà bị gió phá. -Vượt lên trên bất hạnh cá nhân bộc lộ khát vọng cao cả:ước sao có được ngôi nhà vững chắc ngàn vạn gian để che chở cho tất cả mọi người nghèo trong thiên hạ. Yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ sgk. Đọc phần ghi nhớ sgk/134 4’ Hoạt động 4 :Luyện tập. IV- Luyện tập: *Bài 2: Yêu cầu HS đọc đoạn văn của bài tập 2 và yêu cầu của BT. Đọc đoạn văn và yêu cầu của bài tập 2. s Dùng 2 câu để nói lên ý chính của đọan văn. 4Hoạt động nhóm thực hiện yêu cầu của BT -Ý chính của đọan văn: Qua bài thơ,Đỗ Phủ không chỉ đơn thuần miêu tả nỗi thống khổ của bản thân mà còn thể hiện tư tưởng cao cả đó là: yêu cầu khẩn thiết thay đổi hiện thực đen tối. 2’ Hoạt động 5: Củng cố. -Yêu cầu HS đọc diễn cảm bài thơ. sBài thơ kết hợp các phương thức biểu đạt nào?Qua các phương thức đó,bài thơ nói lên điều gì? -Đọc diễn cảm bài thơ. 4Trả lời dựa theo ghi nhớ. 4/ Hướng dẫn về nhà: ( 1’) *Bài cũ: - Học thuộc lòng bài thơ. - Nắm chắc nội dung, ý nghĩa của tác phẩm. *Bài mới: Chuẩn bị cho bài kiểm tra văn: ôn lại tất cả những kiến thức văn từ tiết 1 đến nay. IV/ KINH NGHIỆM, BỔ SUNG: . Ngày soạn:25/ 10/ 2008 Tuần:11 Tiết: 42 KIỂM TRA VĂN I-MỤC TIÊU ĐÁNH GIÁ : 1/ Kiến thức: Giúp HS : -Nắm chắc các thể loại văn bản nhật dụng, ca dao dân ca, các thể thơ. -Hiểu rõ nội dung, ý nghĩa của từng tác phẩm cụ thể đã học qua. 2/ Kĩ năng: Rèn kĩ năng thể hiện khả năng diễn đạt, trình bày bài làm của HS 3/ Thái độ: Giáo dục HS tính tự giác,suy nghĩ và nghiêm túc làm bài trong kiểm tra,thi cử II- ĐỀ KIỂM TRA: A-TRẮC NGHIỆM: ( 5đ) I-Khoanh tròn vào câu trả lời đúng nhất (3đ) 1/ Thông điệp nào được gửi gắm qua câu chuyện “ Cuộc chia tay của những con búp bê” Hãy tôn trọng và bảo vệ ý thích của trẻ em Hãy để trẻ em được sống trong một mái ấm gia đình Hãy hành động vì trẻ em Hãy bảo vệ đồ chơi của trẻ em. 2/ Những bài ca dao trong “ Những câu hát về tình yêu quê hương,đất nước ,con người” có chung hình thức diễn đạt nào? Dùng thể thơ tự do Phần nhiều là thơ tự do với lối đối đáp,hỏi mời,nhắn gởi Dùng thể thơ thất ngôn bát cú Dùng thể thơ tứ tuyệt. 3/ Bài thơ “ Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê” được viết theo thể thơ nào? a. Thất ngôn bát cú b. Thất ngôn tứ tuyệt c. Song thất lục bát d. Lục bát 4/ Chủ đề của bài thơ “ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh” là ? a. Sơn thuỷ hữu tình b. Đăng sơn ức hữu ( lên núi nhớ bạn) c. Vọng nguyệt hoài hương d. Tức cảnh sinh tình 5/ Bài thơ “ Bài ca nhà tranh bị gió thu phá” được viết theo phương thức biểu đạt nào? a. Tự sự b. Biểu cảm c. Miêu tả d. Kết hợp 3 phương thức trên 6/ Trong các từ sau đây, từ nào là từ Hán Việt ? a. Tiều b. Lác đác c. Lom khom d. Lá II. Trong những nhận xét sau,nhận xét nào đúng (Đ),nhận xét nào sai (S)?(1đ) Bài thơ Qua Đèo Ngang và Bạn đến chơi nhà đều viết bằng thể thất ngôn bát cú. Bài thơ Qua Đèo Ngang và Bạn đến chơi nhà đều thể hiện tình bạn tri kỉ. Bài thơ Qua Đèo Ngang và Bạn đến chơi nhà đều kết thúc bởi cụm từ “ ta với ta”nhưng nội dung thể hiện khác nhau Bài thơ Qua Đèo Ngang và Bạn đến chơi nhà đều có cách nói giản dị ,dân dã,dí dỏm. III. Kết hợp cột A với cột B để có kết quả đúng ? (1đ) Cột A Cột B Kết quả 1.Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê” a. Hồ Xuân Hương 1 + 2. Bài ca Côn Sơn b. Lí Bạch 2 + 3.Bạn đến chơi nhà c. Hạ Tri Chương 3 + 4. Bánh trôi nước d. Nguyễn Khuyến 4 + e. Nguyễn Trãi B.TỰ LUẬN : (5đ) 1/ Những nội dung sâu sắc nào được phản ánh và biểu hiện trong bài thơ “Bài ca nhà tranh bị gió thu phá” ? Theo điều cao cả nhất trong tình cảm nhân đạo của Đỗ Phủ là gì? (2đ) 2/ So sánh cụm từ “ Ta với ta” trong bài thơ “ Qua Đèo Ngang”của Bà Huyện Thanh Quan với cụm từ “ Ta với ta” trong bài thơ “Bạn đến chơi nhà” của Nguyễn Khuyến ? (3đ) III/ ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM TRẮC NGHIỆM: ( 5đ) I.Khoanh tròn vào câu trả lời đúng nhất (3đ-Mỗi câu đúng 0,5đ ) Câu 1 2 3 4 5 6 Đáp án b b b c d a II. Điền Đ hoặc S (1 điểm-Mỗi ý đúng 0,25đ) Lần lượt: Đ,S,Đ,S. III. Kết hợp cột A với cột B để có kết quả đúng (1đ -Mỗi kết hợp đúng 0,25đ) 1+c 2+e 3+ d 4+a B.TỰ LUẬN : (5đ) 1/ HS trình bày được các ý cơ bản sau: Nội dung sâu sắc: + Nỗi thống khổ của kẻ sĩ nghèo trong xã hội cũ. (0,5đ) + Biểu hiện khát vọng nhân đạo cao cả của nhà thơ Đỗ Phủ. (0,5đ) Điều cao cả nhất trong tình cảm nhân đạo của nhà thơ được biểu hiện ở tinh thần vượt lên nỗi khổ của bản thân mà nghĩ cho hạnh phúc của muôn người. (1đ) 2/ Cụm từ “ Ta với ta” trong câu thơ Một mảnh tình riêng ta với ta là đại từ ngôi thứ nhất số ít.Đây chỉ là một mình Bà Huyện Thanh Quan đối diện với chính mình giữa cảnh trời non nước hoang sơ vắng vẻ của Đèo Ngang (1,5đ) Trong bài thơ của Nguyễn Khuyến, “Ta với ta” vừa là số ít lại cũng là số nhiều.Đây là đại từ chỉ tác giả và bạn của mình.Ta gồm hai người,chỉ có hai người thôi.Vì ta cũng có thể là hai nhưng cũng có thể là một.Hai người bạn đồng tâm đồng chí thì cũng có thể coi là một.Ta với ta thể hiện sự gắn bó,hoà nhập của tác giả với bạn mình,khác với sự cô đơn,một mình lẻ bóng của Bà Huyện Thanh Quan khi qua Đèo Ngang (1,5đ) IV/ KẾT QUẢ KIỂM TRA K.Lôùp S.Soá 0 - döôùi 2 2 - döôùi 3,5 3,5 - döôùi 5,0 5,0-döôùi 6,5 6,5-döôùi 8,0 8,0-10,0 TB trôû leân Ghi chuù SL % SL % SL % SL % SL % SL % SL % 7A3 44 7A4 46 7A5 45 IV- RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG: Ngày soạn: 27/ 10/ 2008 Tuần: 11 Tiết: 43 TỪ ĐỒNG ÂM I-MỤC TIÊU : Giúp HS : 1/ Kiến thức: -Hiểu được thế nào là từ đồng âm; Biết cách xác định nghĩa của từ đồng âm. 2/ Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng nhận biết, sử dụng từ đồng nghĩa. 3/ Thái độ: Có thái độ cẩn trọng, tránh gây nhầm lẫn hoặc khó hiểu do hiện tượng đồng âm. II-CHUẨN BỊ : 1/Chuẩn bị của GV: - Nghiên cứu SGK, SGV, STK để nắm được mục tiêu và nội dung của bài học. - Đọc thêm các tài liệu có nội dung liên quan đến bài học. - Soạn giáo án,bảng phụ. 2/Chuẩn bị của HS: Bài soạn theo hệ thống câu hỏi SGK, theo hướng dẫn của GV. Bảng học của nhóm. III-HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1/ Ổn định tình hình lớp: (1’) - Kiểm tra sĩ số ,tác phong HS. 2/ Kiểm tra bài cũ: (5’) *Câu hỏi: Thế nào là từ trái nghĩa? Cho ví dụ. Cách sử dụng từ trái nghĩa? *Trả lời: Những từ có nghĩa trái ngược nhau; Từ trái nghĩa được sử dụng trong thể đối, tạo các hình tựơng tương phản, gây ấn tượng mạnh, làm lời nói trở nên sinh động. 3/ Bài mới: a-Giới thiệu bài mới:(1’) Thế nào là từ đồng nghĩa? (kết hợp kiểm tra bài cũ). Nếu như từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau thì hôm nay các em sẽ biết thêm một loại từ, nghĩa của nó khác xa nhau nhưng lại phát âm giống nhau. Vậy loại từ đó là loại từ gì? Nhờ đâu mà ta có thể xác định được nghĩa của nó? Bài học này sẽ giúp ta giải đáp được những thắc mắc đó. b- Tiến trình bài dạy: TG Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung 11’ Hoạt động 1:Tìm hiểu thế nào là từ đồng âm. I-Thế nào là từ đồng âm? -GV treo bảng phụ có ghi 2 câu ví dụ phần 1. -HS đọc ví dụ. 1. Bài tập tìm hiểu: s Giải thích nghĩa của mỗi từ lồng trong 2 câu trên? sVậy nghĩa của các từ lồng trên có liên quan gì với nhau không? GVKL: Đó là những từ đồng âm 4-Lồng (1): hoạt động, động tác con ngựa đang đứng bỗng nhảy chồm lên (đưa 2 chân trước lên cao), chạy lung tung. -Lồng (2): đồ vật thường được làm bằng tre nứa, kim loại để nhốt vật nuôi như gà, vịt, chim. 4Nghĩa không liên quan nhưng phát âm giống nhau. -Lồng (1): nhảy chồm lên -Lồng (2): đồ vật thường được làm bằng tre nứa, kim loại để nhốt vật nuôi => Từ đồng âm s Ngoài từ lồng, em có biết những từ nào có hiện tượng nghĩa tương tự như vậy? 4-Đường: đường ăn, đương đi. - Bạc: tiền bạc, bạc bẽo. -Than: than củi, than thở. s Em có nhận xét gì về cách phát âm và nghĩa của những từ mà em vừa nêu? 4Phát âm giống nhau nhưng nghĩa khác nhau. s Những từ như vậy gọi là từ đồng âm. Vậy thế nào là từ đồng âm? -Yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ 1. 4Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm thanh nhưng nghĩa khác xa nhau, không liên quan gì với nhau. -Đọc ghi nhớ1 2.Ghi nhớ1: ( SGK/135 ) * Treo bảng phụ có ghi: -Chạy cự li 100m. -Đồng hồ chạy. -Chạy ăn, chạy tiền. -“Cái chân thoăn thoắt”. -Cái bàn này chân gãy rồi. -Các vận động viên đang tập trung dưới chân núi. -Quan sát VD trên bảng phụ s Các từ “chạy”, “chân” có phải từ đồng âm không? Vì sao? 4Không. Đó là những từ nhiều nghĩa. Từ “chạy’ có nét nghĩa chung là sự chuyển dời. Từ “chân” có nét nghĩa chung là bộ phận dưới cùng s Từ nhiều nghĩa khác từ đồng âm ở điểm nào? 4Từ đồng âm nghĩa của chúng hoàn toàn không có mối liên quan còn từ nhiều nghĩa thì ngược lại. 10’ Hoạt động 2:Tìm hiểu về việc sử dụng từ đồng âm. II- Sử dụng từ đồng âm: 1.Bài tập tìm hiểu: s Giả sử tách từ “lồng” thành hai tiếng riêng lẻ thì em có thể hiểu được nghĩa của nó như trên không? Vì sao? 4Không. Vì không có ngữ cảnh cụ thể. s Vậy muốn hiểu được nghĩa của từ đồng âm thì cần có điều kiện gì? 4Phải đặt trong ngữ cảnh cụ thể. Nói : Đem cá về kho. s Em hiểu đem cá làm gì? Từ kho lúc này được hiểu như thế nào? 4HS tùy ý trả lời. Hiểu nghĩa nước đôi. +Kho (1):nấu +Kho (2):nơi chứa cá a.Câu“Đem cá về kho”ta có thể hiểu nước đôi: + Kho(1):một cách chế biến thức ăn + Kho (2):cái kho để chứa cá s Để hiểu nghĩa từ kho chính xác ta phải nói như thế nào? GV có thể thêm một vài thành tố khác để tránh hiểu nhầm 4-Đem cá về mà kho. -Đem cá về nhập kho. b.Để hiểu nghĩa từ kho chính xác,ta phải nói: -Đem cá về mà kho. -Đem cá về nhập kho. *Lưu ý cho HS:Trong văn chương người ta lợi dụng hiện tượng đồng âm với mục đích tu từ.Điều này sẽ được học ở bài .Nhưng các em cũng cần phân biệt từ đồng âm với từ nhiều nghĩa. sVậy để tránh những hiểu lầm do hiện tượng đồng âm gây ra,các em cần chú ý điều gì khi giao tiếp? -Yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ 2. 4Cần chú ý đến ngữ cảnh -Đọc ghi nhớ 2 2.Ghi nhớ 2: (SGK-136) 15’ Hoạt động 3 :Luyện tập. III- Luyện tập: * Bài 1:Tìm từ đồng âm: -Cao:chiều cao; nấu cao. -Yêu cầu HS đọc và thực hiện BT 1 theo nhóm (mỗi nhóm 2 từ). -HS thực hiện theo nhóm. -Cao: chiều cao; nấu cao. -Ba: số ba; con ba ba. -Tranh: mái tranh; bức tranh; tranh cãi. -Sang:chuyển sang; sang trọng. -Nam: phía nam; giới nam. -Nhè: nhè vào, khóc nhè. -Môi: làn môi, cái môi -Ba: số ba; con ba ba. -Tranh: mái tranh; bức tranh; tranh cãi. -Sang:chuyển sang; sang trọng. -Nam: phía nam; giới nam. -Nhè: nhè vào, khóc nhè. -Môi: làn môi, cái môi. -Yêu cầu HS đọc và thực hiện BT2 theo nhóm. -HS thực hiện theo nhóm. -Cổ: Phần giữa đầu và thân người (nghĩa gốc) -Cổ tay: bộ phận chuyển tiếp từ bàn tay đến khuỷ tay. -Cổ lọ: bộ phận chuyển tiếp từ miệng lọ đến thân lọ. ->Có mối liên quan về nghĩa: bộ phận chuyển tiếp. Cổ (a) là từ nhiều nghĩa *Bài2. a) Các nghĩa khác nhau của danh từ cổ và giải thích mối liên quan giữa các nghĩa đó: -Cổ: Phần giữa đầu và thân người (nghĩa gốc) -Cổ tay: bộ phận chuyển tiếp từ bàn tay đến khuỷ tay. -Cổ lọ: bộ phận chuyển tiếp từ miệng lọ đến thân lọ. ->Có mối liên quan về nghĩa: bộ phận chuyển tiếp. Cổ (a) là từ nhiều nghĩa sTìm từ đông âm với danh từ cổ và cho biết nghĩa của mỗi từ đó? -Yêu cầu HS đọc và làm BT 3 Lưu ý: ở mỗi câu phải có hai từ đồng âm -Gọi HS trình bày,GV sửa chữa cho HS ghi 4Thảo luận nhóm,ghi kết quả: -Cổ đại: thời đai xưa nhất trong lịch sử -Cổ đông: người có cổ phần trong một công ty. -Cổ học:môn nghiên cứu văn học cổ điển. -Cổ kinh: công trình xây dựng từ lâu,có vẻ trang nghiêm. -Cổ phần : phần vốn góp vào một tổ chức kinh doanh -Cá nhân thực hiện làm BT 3,trình bày theo yêu cầu của GV -Ghi chép vào vở sau khi GV sửa b)Từ đồng âm với danh từ cổ và nghĩa của mỗi từ: Cổ đại,cổ đông, cổ học,cổ kính ,cổ phần. =>Từ cổ (nhóm a) và từ cổ (nhóm b ) đồng âm Bài 3: -Chúng ta ngồi vào bàn để bàn một số vấn đề -Những con sâu đã làm cho vết nứt trên cây sâu hơn - Năm nay em cháu vừa tròn năm tuổi -Yêu cầu HS thảo luận BT4 -Thảo luận nhóm để tìm: Bài 4: -Biện pháp được sử dụng trong câu chuyện. -Hướng giải quyết phân rõ phải trái - Anh chàng nọ đã sử dụng biện pháp từ đồng âm để lấy lí do không trả vạc. -Phải nói rõ vạc của ông hàng xóm là vạc bằng đồng. 2’ Hoạt động 4:Củng cố. -Yêu cầu HS nhắc lại hai ghi nhớ nhằm khắc sâu kiến thức bài học -Đọc lại hai ghi nhớ 4/ Hướng dẫn về nhà: ( 1’) *Bài cũ: -Học định nghĩa từ đồng âm, cách sử dụng. - Hoàn tất các bài tập vào vở. *Bài mới: Chuẩn bị cho bài : Các yếu tố tự sự ,miêu tả trong văn bản biểu cảm + Đọc ,trả lời câu hỏi SGK + Tìm hiểu vai trò của tự sự và miêu tả trong văn bản biểu cảm IV-RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG: Ngày soạn: 27/ 10/ 2008 Tuần: 11 Tiết: 44 CÁC YẾU TỐ TỰ SỰ, MIÊU TẢ TRONG VĂN BẢN BIỂU CẢM I-MỤC TIÊU : Giúp HS : 1/ Kiến thức - Hiểu vai trò các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn biểu cảm; - Luyện tập vận dụng hai yếu tố đó. 2/ Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng vận dụng các yếu tố tự sự, miêu tả vào trong văn biểu cảm. 3/ Thái độ: Có ý thức vận dụng các yếu tố tự sự ,miêu tả trong văn bản biểu cảm II-CHUẨN BỊ : 1/Chuẩn bị của GV: - Nghiên cứu SGK, SGV, STK để nắm được mục tiêu và nội dung của bài học. - Đọc thêm các tài liệu có nội dung liên quan đến bài học. - Soạn giáo án,bảng phụ. 2/Chuẩn bị của HS: Bài soạn theo hệ thống câu hỏi SGK, theo hướng dẫn của GV. Bảng học của nhóm.. III-HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1/ Ổn định tình hình lớp:.(1’) - Kiểm tra sĩ số,tác phong HS. 2/ Kiểm tra bài cũ: (5’) *Câu hỏi: Trong bài thơ “ Bài ca nhà tranh bị gió thu phá”,Đỗ Phủ đã sử dụng các phương thức biểu đạt nào? Trong đó phương thức nào là chủ yếu? * Trả lời: Tự sự,miêu tả và biểu cảm.Biểu cảm là chính,tự sự và miêu tả có vai trò là phương tiện để biểu cảm 3/ Bài mới: a-Giới thiệu bài mới:(1’) Các tiết học trước đã giúp các em biết cách làm thành thạo một bài văn biểu cảm. Nhưng để làm tốt văn biểu cảm ta cần phải lưu ý điều gì? Đó chính việc sử dụng các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn biểu cảm. Vậy tự sự và miêu tả có vai trò gì? Chúng ta cùng tìm hiểu qua tiết học này. b- Tiến trình bài dạy: TG Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung 20’ Hoạt động 1: Tìm hiểu yếu tố tự sự, miêu tả trong văn bản biểu cảm. I-Tự sự và miêu tả trong văn bản biểu cảm: -Gọi HS đọc lại “Bài ca nhà tranh bị gió thu phá”. sBố cục Bài ca nhà tranh bị gió thu phá? -HS đọc văn bản. 4Có 4 phần tương ứng với 4 đọan. 1.Bài tập tìm hiểu: a. Văn bản “ Bài ca nhà tranh bị gió thu phá” *Tổ chức cho HS thảo luận nhóm s Chỉ ra yếu tố tự sự và miêu tả có trong 4 đoạn thơ và nói lên vai trò của chúng trong việc thể hiện cảm xúc của tác giả? -Yêu cầu đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận. s Đoạn 1? 4Thảo luận nhóm.ghi kết quả thảo luận. -Đại diện nhóm trả lời theo yêu cầu của GV 4-Tự sự: 2 câu đầu (kể việc gió cuốn bay tranh) -Miêu tả: 3 câu sau (cảnh *Đoạn 1:Miêu tả kết hợp tự sự => Tạo bối cảnh chung. tranh bay rải khắp nơi) -> Tạo bối cảnh chung. s Đoạn 2? 4Tự sự+biểu cảm:việc trẻ con xô tới cướp tranh, sức yếu không thể làm được gì -> Uất ức vì mình già yếu. *Đoạn 2:Tự sự kết hợp biểu cảm => Uất ức vì già yếu s Đoạn 3? 4Miêu tả+ biểu cảm: Miêu tả:6 câu đâu(cảnh cả gia đình khổ cực trong đêm mưa);2 câu cuối biểu cảm(Nỗi niềm cam chịu nỗi khổ) *Đoạn 3:Miêu tả kết hợp biểu cảm: =>Sự cam chịu thân phận nghèo khổ s Đoạn 4? 4Biểu cảm trực tiếp: tình cảm nhân đạo, vị tha vút lên trên nỗi khổ riêng * Đoạn 4:Biểu cảm trực tiếp =>Tình cảm nhân đạo, vị tha vút lên trên nỗi khổ riêng s Phương thức tự sự và miêu tả có tác dụng gì trong việc biểu cảm? 4Từ tả và kể nhà thơ đã bộc bạch nỗi thống khổ của riêng mình để rồi mới có thể trực tiếp bày tỏ tấm lòng đối với nhân loại đang khổ cực. s Từ đó hãy nói ý nghĩa của phương thức tự sự và miêu tả trong việc phát biểu cảm nghĩ? 4Phương thức tự sự và miêu tả gợi ra đối tựơng biểu cảm và gửi gắm cảm xúc khi phát biểu cảm nghĩ. =>Phương thức tự sự và miêu tả gợi ra đối tựơng biểu cảm và gửi gắm cảm xúc khi phát biểu cảm nghĩ. -Yêu cầu HS đọc đoạn văn sgk. - Đọc đoạn văn. b.Đoạn văn của tác giả Duy

File đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_lop_7_tuan_11_tran_thi_kim_oanh.doc