I-MỤC TIÊU:
Giúp HS:
1/ Kiến thức: Nhận thấy các ưu, khuyết điểm của bài kiểm tra văn và Tiếng Việt.
2/ Kĩ năng:Tự sửa chữa các lỗi trong bài làm này và rút kinh nghiệm cho bài làm sau.
3/Thái độ: Tạo cho HS có ý thức phải đọc lại bài để biết lỗi tự sửa.
II-CHUẨN BỊ:
1/Chuẩn bị của GV: Giáo án, bài đã chấm, ghi lại những lỗi cần sửa cho hs
2/Chuẩn bị của HS: Xem lại đơn vị kiến thức đã kiểm tra
III-HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1/ Ổn định tình hình lớp: (1’)
- Kiểm tra sĩ số, tác phong HS.
2/ Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra viết 15’ (Có đề kèm theo )
3/ Bài mới:
a-Trả bài
b-Nhận xét bài làm của HS (ưu điểm, khuyết điểm)
c-Sửa bài: GV nêu đáp án,HS tự sửa bài của mình (ngay vào bài kiểm tra ); Đổi bài cho bạn bên cạnh cùng sửa
7 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 04/07/2022 | Lượt xem: 370 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Tuần 13 - Trần Thị Kim Oanh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:10/11/ 2008 Tuần: 13
Tiết: 49 TRẢ BÀI KIỂM TRA VĂN,
BÀI KIỂM TRA TIẾNG VIỆT
I-MỤC TIÊU:
Giúp HS:
1/ Kiến thức: Nhận thấy các ưu, khuyết điểm của bài kiểm tra văn và Tiếng Việt.
2/ Kĩ năng:Tự sửa chữa các lỗi trong bài làm này và rút kinh nghiệm cho bài làm sau.
3/Thái độ: Tạo cho HS có ý thức phải đọc lại bài để biết lỗi tự sửa.
II-CHUẨN BỊ:
1/Chuẩn bị của GV: Giáo án, bài đã chấm, ghi lại những lỗi cần sửa cho hs
2/Chuẩn bị của HS: Xem lại đơn vị kiến thức đã kiểm tra
III-HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1/ Ổn định tình hình lớp: (1’)
- Kiểm tra sĩ số, tác phong HS.
2/ Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra viết 15’ (Có đề kèm theo )
3/ Bài mới:
a-Trả bài
b-Nhận xét bài làm của HS (ưu điểm, khuyết điểm)
c-Sửa bài: GV nêu đáp án,HS tự sửa bài của mình (ngay vào bài kiểm tra ); Đổi bài cho bạn bên cạnh cùng sửa
A. SỬA BÀI VĂN
TRẮC NGHIỆM: ( 5đ)
I.Khoanh tròn vào câu trả lời đúng nhất (3đ-Mỗi câu đúng 0,5đ )
Câu
1
2
3
4
5
6
Đáp án
b
b
b
c
d
a
II. Điền Đ hoặc S (1 điểm-Mỗi ý đúng 0,25đ)
Lần lượt: Đ,S,Đ,S.
III. Kết hợp cột A với cột B để có kết quả đúng (1đ -Mỗi kết hợp đúng 0,25đ)
1+c 2+e 3+ d 4+a
B.TỰ LUẬN : (5đ)
1/ HS trình bày được các ý cơ bản sau:
Nội dung sâu sắc:
+ Nỗi thống khổ của kẻ sĩ nghèo trong xã hội cũ. (0,5đ)
+ Biểu hiện khát vọng nhân đạo cao cả của nhà thơ Đỗ Phủ. (0,5đ)
Điều cao cả nhất trong tình cảm nhân đạo của nhà thơ được biểu hiện ở tinh thần vượt lên nỗi khổ của bản thân mà nghĩ cho hạnh phúc của muôn người. (1đ)
2/ Cụm từ “ Ta với ta” trong câu thơ Một mảnh tình riêng ta với ta là đại từ ngôi thứ nhất số ít.Đây chỉ là một mình Bà Huyện Thanh Quan đối diện với chính mình giữa cảnh trời non nước hoang sơ vắng vẻ của Đèo Ngang (1,5đ)
Trong bài thơ của Nguyễn Khuyến, “Ta với ta” vừa là số ít lại cũng là số nhiều.Đây là đại từ chỉ tác giả và bạn của mình.Ta gồm hai người,chỉ có hai người thôi.Vì ta cũng có thể là hai nhưng cũng có thể là một.Hai người bạn đồng tâm đồng chí thì cũng có thể coi là một.Ta với ta thể hiện sự gắn bó,hoà nhập của tác giả với bạn mình,khác với sự cô đơn,một mình lẻ bóng của Bà Huyện Thanh Quan khi qua Đèo Ngang (1,5đ)
* KẾT QUẢ KIỂM TRA
K.Lôùp
S.Soá
0 - döôùi 2
2 - döôùi 3,5
3,5 - döôùi 5,0
5,0-döôùi 6,5
6,5-döôùi 8,0
8,0-10,0
TB trôû leân
Ghi
chuù
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
7A3
44
0
0.0
2
4.5
6
13.6
11
25.0
11
25.0
14
31.8
36
81.8
7A4
46
0
0.0
4
8.7
5
10.9
12
26.1
9
19.6
16
34.8
37
80.4
7A5
45
0
0.0
6
13.3
3
6.7
8
17.8
7
15.6
21
46.7
36
80.0
B- SỬA BÀI TIẾNG VIỆT
A-TRẮC NGHIỆM: ( 4đ)
Khoanh tròn vào câu trả lời đúng nhất (3đ - mỗi câu đúng 0,5đ)
Câu
1
2
3
4
5
6
Đáp án
d
b
a
c
b
b
Câu 7: Mỗi câu sửa đúng 0,5đ
a. Việc thảo luận nhóm cho ta thấy còn một số bài tập được giải chưa đúng.
b. Tuy cố gắng học tập nhưng nó đạt thành tích chưa cao.
B- TỰ LUẬN: ( 6đ ).
1/ - Nêu đúng định nghĩa ( 1đ ).
- Nêu đúng các loại từ đồng nghĩa và đặt hai câu cho mỗi loại (1đ).
2/ - Tìm từ đồng âm với danh từ cổ và cho biết nghĩa của hai từ này (1đ )
- Đặt câu với mỗi từ trên (1đ ).
3/ Yêu cầu: Viết dúng kiểu bài; nội dung phù hợp với yêu cầu; có sử dụng các từ đồng âm ,từ đồng nghĩa,từ trái nghĩa trong bài viết tự nhiên , hợp lý phát huy hiệu quả của từ; diễn đạt trôi chảy mạch lạc, không sai lỗi chính tả,ngữ pháp; chữ viết rõ ràng sạch đẹp ( 2đ ).
* KẾT QUẢ KIỂM TRA
K.Lôùp
S.Soá
0 - döôùi 2
2 - döôùi 3,5
3,5 - döôùi 5,0
5,0-döôùi 6,5
6,5-döôùi 8,0
8,0-10,0
TB trôû leân
Ghi
chuù
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
7A3
44
0
0.0
1
2.3
6
13.6
17
38.6
13
29.5
7
15.9
37
84.1
7A4
46
0
0.0
7
15.2
14
30.4
12
26.1
7
15.2
6
13.0
25
54.3
7A5
45
0
0.0
6
13.3
7
15.6
12
26.7
15
33.3
5
11.1
32
71.1
IV/Hướng dẫn HS về nhà: (1’)
* Bài cũ: - Về nhà đọc lại bài làm và tự hoàn chỉnh lại bài làm theo đánh giá và sửa chữa của GV.
- Đọc lại lý thuyết về các bài có liên quan đến nội dung bài kiểm tra
* Bài mới : Chuẩn bị bài Cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học.
+ Đọc; Trả lời các câu hỏi SGK.
+Tự tìm hiểu về cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học.
IV-RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG:
Ngày soạn:12/11/ 2008 Tuần: 13
Tiết: 50 CÁCH LÀM BÀI VĂN BIỂU CẢM
VỀ TÁC PHẨM VĂN HỌC
I-MỤC TIÊU :Giúp HS:
1/ Kiến thức: Biết trình bày cảm nghĩ về tác phẩm văn học; Tập trình bày cảm nghĩ về một số tác phẩm đã học trong chương trình.
2/ Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng bày tỏ cảm nghĩ về một số tác phẩm đã học trong chương trình.
3/ Thái độ: Giáo ducHS lòng ham thích nghiên cứu tác pjhẩm văn học trong chương trình và các tài liệu khác.
II-CHUẨN BỊ :
1/Chuẩn bị của GV:
- Nghiên cứu SGK, SGV, STK để nắm được mục tiêu và nội dung của bài học.
- Đọc thêm các tài liệu có nội dung liên quan đến bài học.
- Soạn giáo án,bảng phụ.
2/Chuẩn bị của HS:
Bài soạn theo hệ thống câu hỏi SGK, theo hướng dẫn của GV.
Bảng học của nhóm..
. III-HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1/ Ổn định tình hình lớp: (1’)
Kiểm tra sĩ số,tác phong HS.
2/ Kiểm tra bài cũ:
Kiểm tra trong quá trình giảng bài mới.
3/ Bài mới:
a-Giới thiệu bài:(1’)
Các tiết học trước đã giúp em biết cách làm văn biểu cảm nói chung, tiết học này sẽ cho các em biết bày tỏ cảm xúc của mình trước một tác phẩm văn học.
b- Tiến trình bài dạy:
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
20’
Hoạt động1:Hướng dẫn HS tìm hiểu cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học.
I-Tìm hiểu cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học:
-Yêu cầu HS đọc bài văn “Cảm nghĩ về một bài ca dao”.
sBài văn viết về bài ca dao nào?
Hãy đọc liền mạch bài ca dao đó.
-HS đọc bài văn
4Đêm qua ra đứng bờ ao
Trông cá cá lặn trông sao...mờ
Buồn trông con nhện chăng tơ
Nhện ơi nhện hỡi nhệnai?
Buồn trông chênh sao mai
Sao ơi sao hỡi nhớ ai sao mờ
Đêm đêm tưởng dải Ngân Hà
Chuôi sao Tinh Đẩu đã tròn
Đá mòn nhưng dạ chẳng mòn
Tào Khê nước chảy vẫn còn trơ
Bài tập tìm hiêu:
Bài văn :Cảm nghĩ về
một bài ca dao
s Xác định bố cục của bài văn?
4Chia 4 đoạn. Mỗi đoạn nói
về 2 câu lục bát trong bài.
-Hưóng dẫn HS thảo luận phân tích các yếu tố tưởng tượng,liên tưởng,
hồi tưởng,suy ngẫm của người viết
( Giao nhiệm vụ cho mỗi tổ )
s Tác giả đã cảm nhận như thế nào về 2 câu thơ đầu? (Nhóm 1)
-Thảo luận theo tổ ( Tổ 1: đoạn 1;Tổ 2:đoạn 2;Tổ 3:đoạn 3;Tổ 4: đoạn 4 )
4Người viêt tưỏng tượng:Một người đàn ông, thậm chí là người quen nhớ quê. Cách giả định cụ thể hoá, đặt mình vào trong cảnh để thể nghiệm, bày tỏ cảm xúc.
s Với 2 câu thơ tiếp theo tác giả đã cảm nhận nó như thế nào?(Nhóm 2)
4Liên tưởng,hồi tưởng cảnh ngóng trông và tiếng kêu, tiếng nấc của người trông ngóng.
s Hình ảnh nghệ thuật “dải Ngân Hà” trong 2 câu thơ tiếp theo khiến tác giả có cảm nghĩ gì? (Nhóm 3,4)
4Cảm nghĩ suy ngẫm về sông Ngân Hà, con sông chia cắt, con sông nhớ thương đối với Ngưu Lang, Chức Nữ.
s Cảm nhận về 2 câu thơ cuối của tác giả? (Nhóm 5, 6)
4Cảm nghĩ về dòng nước, con sông Tào Khê suy ngẫm đến lòng thủy chung.
s Như vậy để phát biểu cảm nghĩ về một tác phẩm văn học tác giả đã kết hợp các biện pháp nào?
4Trình bày cảm xúc, tưởng tượng,liên tưởng, suy ngẫm.của mình về nội dung, hình thức của tác phẩm đó.
s Tác giả đã trình bày cảm xúc về những mặt nào của tác phẩm?
4Nội dung, nghệ thuật.
s Để làm một bài văn biểu cảm ta thực hiện bằng cách nào?
4Đọc kĩ tác phẩm để hình thành cảm xúc từ những chi tiết,hình ảnh gây ấn tượng sâu sắc nhất
-Từ cảm xúc ấy có thể phát huy trí tưởng tưọng,liên tưởng,hồi tưởng và rút ra những suy nghĩ
về ý nghĩa của tác phẩm.
s Em hãy thử bổ sung vào phần đầu bài văn những ý gì để người đọc có thể biết sơ lược về bài ca dao này và hoàn cảnh mà em được tiếp xúc với nó?
4HS tùy ý thêm.Chẳng hạn:
Có một bài ca dao đã in đậm trong tâm trí tôi .
s Dựa vào bài văn, cho biết bài phát biểu cảm nghĩ về một tác phẩm văn học chia làm mấy phần?
43 phần.
s Ý chính trong từng phần đó?
-Yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ.
4MB: Giới thiệu tác phẩm và hoàn cảnh tiếp xúc với tác phẩm
.-TB: Những cảm xúc, suy nghĩ do tác phẩm gợi lên
-KB: Ấn tượng chung về tác phẩm.
-Đọc phần ghi nhớ.
2.Ghi nhớ: (SGK/147)
17’
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS luyện tập
II-Luyện tập:
-Gọi HS đọc bài tập 1
GV gợi dẫn HS làm bài
s Lập dàn ý cho bài phát biểu cảm nghĩ về bài thơ “Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê”.
GV kết hợp kiểm tra bài cũ.
HS đọc bài tập 1
Người viết cần nêu những cảm xúc bắt nguồn từ những hình ảnh thơ độc đáo:
-Từ một sự so sánh mới mẻ (1)
-Từ những hình ảnh quấn quýt
sinh động (2 )
-Từ sự hài hoà giữa cảnh và người (3)
-Từ tâm hồn cao cả của Bác Hồ
4HS thực hiện theo nhóm.
Bài 1:Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Cảnh khuya của Hồ Chí minh
Bài 2: Dàn ý bài PBCN về bài thơ Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê
s Hoàn cảnh ra đời của bài thơ ?
4Tình huống đầy kịch tính ở cuối bài (tác giả bị gọi là khách ) là duyên cớ khiến tác giả viết bài thơ ->Tình cảm quê hương sâu nặng luôn thường trực và bất cứ lúc nào cũng cần và có thể thơ lộ của nhà thơ
s Bài thơ thể hiện tình cảm gì của tác giả?
4Tình yêu quê hương thắm thiết của một người sống xa quê lâu ngày,trong khoảnh khắc vừa mới đặt chân trở về quê cũ.
-Hướng dẫn HS trình bày cảm xúc chủ đạo của bài thơ
s Hãy trình bày các ý trên thành dàn bài với bố cục 3 phần
-Trình bày cảm xúc chủ đạo:
+Nỗi ngạc nhiên, buồn , cô đơn của nhà thơ già sau bao nhiêu năm xa quê nay mới trở lại thăm quê.
+Đồng cảm với tình yêu quê hương được biểu hiển trong hoàn cảnh đặc biệt: ngay giữa quê hương mà thành ngưòi xa lạ
4Dàn bài : 3 phần.
-Mở bài: Giới thiệu bài thơ và dịp tiếp xúc bài thơ với các ấn tượng sâu sắc về bài học.
-Thân bài :+ Tác giả đã tự kể về thời gian xa nhà của mình với giọng văn biểu cảm thế nào?
( xót xa về về sự thay đổi của mình” tóc đã khấ xưa”nhưng vẫn tự an ủi “ giọng quê vẫn thế” như khẳng định tấm lòng yêu quê,nhớ quê của mình và tin rằng có thể được mọi người săn đón khi về quê.)
+Hai câu tiếp theo là một nỗi buồn vì một hiện thực đột ngột không ngờ
- Kết bài: Đánh giá tình cảm sâu nặng của nhà thơ.Liên hệ với tình yêu quê hương của mình.
Dàn bài
1.Mở bài: giới thiệu về bài thơ và cảm nghĩ chung
2.Thân bài:
-Cảm về 2 câu thơ đầu.
+Phép đối, giọng thơ.
+Những sự đổi thay, không đổi thay sau bao năm xa quê của tác giả.
+Tình cảm gì của tác giả được bộc bạch.
-Cảm nhận 2 câu cuối.
+Nghịch lí xảy ra với chính bản thân tác giả qua câu hỏi trẻ thơ cùng với tâm trạng ông.
+Giọng thơ, chữ khách, nhan đề bài thơ.
3. Kết bài: Tình cảm đối với bài thơ.
5’
Hoạt động 3:Củng cố
s Thế nào là phát biểu cảm nghĩ về một tác phẩm văn học?
sBố cục của một bài văn cảm nghĩ về tác phẩm văn học?
4Trả lời theo ghi nhớ SGK/147
4/ Hướng dẫn về nhà: (1’)
*Bài cũ: -Nắm vững cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học và bố cục.
-Tiếp tục lập dàn ý cho bài cho những bài thơ được yêu cầu trong bài tập 1/148.
*Bài mới:Chuẩn bị cho bài viết tập làm văn số 3 tại lớp.
+ Ôn tập tất cả các kiến thức cách làm bài văn biểu cảm về một tác phẩm văn học.
+ Nội dung, ý nghĩa, hình thức nghệ thuật các tác phẩm văn học đã học qua.
IV-RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG:
Ngày soạn:14/11/ 2008 Tuần: 13
Tiết 51,52: VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 3 TẠI LỚP
I-MỤC TIÊU ĐÁNH GIÁ:
Giúp HS:
1/ Kiến thức: Viết được bài văn biểu cảm về con người
2/ Kĩ năng: Vận dụng những hiểu biết về liên kết, mạch lạc,bố cục trong văn bản vào bài làm của mình
3/ Thái độ: Thể hiện tình cảm yêu thương ,kính trọng người thân theo truyền thống của nhân dân ta.
II- ĐỀ KIỂM TRA:
Cảm nghĩ về người mẹ của em.
III- ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM:
1.Đáp án:
a.Phần mở bài:
HS phải giới thiệu được người mẹ và lí do biểu cảm về đối tượng đó
b.Phần thân bài:
HS phải trình bày được các ý:
-Kể và miêu tả các đặc điểm về ngoại hình,lời nói việc làm của mẹ để từ đó biểu cảm.
-Hiểu được sự có mặt của mẹ trong cuộc sống của em ,của gia đình em.
c.Phần kết bài:
HS phải nêu được suy nghĩ của em đối với người mẹ.( tình cảm:trân trọng,yêu thương ;hiểu được sự hi sinh cả một đời của mẹ cho em,cho gia đình )
2.Biểu điểm:
-Điểm 9-10: Đạt được các yêu cầu về nội dung, thể loại và tuỳ theo mức độ trong phạm vi yêu cầu đó mà xác định mức điểm chênh lệch.
-Điểm7-8: Nắm được nội dung ,thể loại.Tuy nhiên việc sử dụng từ ngữ đôi chỗ chưa thật hợp lí,sai không quá 5 lỗi chính tả.
Điểm 5-6: Viết đúng nội dung,thể loại nhưng còn ở dạng sơ sài,chưa biểu cảm theo một trình tự và ít sử dụng biện pháp nghệ thuật(như so sánh,liên tưởng),lời văn chưa được trôi chảy nhưng vẫn đảm bảo văn biểu cảm.
-Điểm 3-4: Bài văn còn sơ sài ,tình tiết còn lộn xộn,diễn đạt lủng củng,sai nhiều lỗi chính tả.
-Điểm 1-2: Biết cách làm song quá sơ sài,diễn đạt lộn xộn,sai nhiều lỗi chính tả.
-Điểm 0:Bỏ giấy trắng hoặc viết vài câu vô nghĩa.
IV- NHẬN XÉT – RÚT KINH NGHIỆM:
..
V-HƯỚNG DẪN HS VỀ NHÀ:
*Bài cũ:Kiểm tra lại bằng trí nhớ về bài làm trênlớp có đúng với yêu cầu đề ra không.
*Bài mới: Chuẩn bị cho bài Tiếng gà trưa.
+Đọc;Trả lời các câu hỏi SGK.
+Tìm hiểu tình cảm của bà cháu và ý nghĩa của tình cảm này với tình yêu quê hương, đất nước.
File đính kèm:
- giao_an_ngu_van_lop_7_tuan_13_tran_thi_kim_oanh.doc