I. Mục tiêu cần đạt
- Học sinh nhận thức được sự tàn nhẫn trong cách cư xử của người cô; Nỗi cay đắng, tủi nhục mà chú bé Hồng phải chịu đựng và tình yêu thương cháy bỏng của chú đối với người mẹ đáng thương.
- HS hiểu được thế nào là hồi ký; nhận biết được chất trữ tình trong truyện ngắn của Nguyên Hồng.
II. Tài liệu tham khảo
+ Hồi kí: Những ngày thơ ấu của Nguyên Hồng.
+ Bài thơ: Mẹ ốm của Trần Đăng Khoa.
+ Những câu ca dao nói về tình mẹ con.
- Vẳng nghe chim vịt kêu chiều.
Bâng khuâng nhớ mẹ chín chiều ruột đau
- Nguồi buồn nhớ mẹ ta ưa.
Miệng nhai cơm búng, lưỡi lừa miếng xương
III. Hoạt động trên lớp
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
3. Bài mới
63 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1140 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn lớp 8, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hướng dẫn dạy học
Ngữ văn 8
Bài 2
Tiết 5,6: Đọc hiểu văn bản
Trong lòng mẹ
I. Mục tiêu cần đạt
- Học sinh nhận thức được sự tàn nhẫn trong cách cư xử của người cô; Nỗi cay đắng, tủi nhục mà chú bé Hồng phải chịu đựng và tình yêu thương cháy bỏng của chú đối với người mẹ đáng thương.
- HS hiểu được thế nào là hồi ký; nhận biết được chất trữ tình trong truyện ngắn của Nguyên Hồng.
II. Tài liệu tham khảo
+ Hồi kí: Những ngày thơ ấu của Nguyên Hồng.
+ Bài thơ: Mẹ ốm của Trần Đăng Khoa.
+ Những câu ca dao nói về tình mẹ con.
- Vẳng nghe chim vịt kêu chiều.
Bâng khuâng nhớ mẹ chín chiều ruột đau
- Nguồi buồn nhớ mẹ ta ưa.
Miệng nhai cơm búng, lưỡi lừa miếng xương
III. Hoạt động trên lớp
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
3. Bài mới
Hoạt động của thầy - trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới
(Gợi ý): Ai cũng có những kỷ niệm về tuổi thơ. Kỉ niệm về mái trường có người mẹ thường để lại dấu ấn sâu đậm nhất. Chúng ta đã từng cùng nhà văn Thanh Tịnh nhớ lại thời đi học (Tôi đi học). Hôm nay với "Trong lòng mẹ", Nguyên Hồng gợi lại cho ta những kỉ niệm về người mẹ thân thương của mình.
- Học sinh liên tưởng bài cũ: "Tôi đi học", có được ấn tượng: mái trường, người mẹ là những kỉ niệm để lại ấn tượng sâu sắc nhất của tuổi thơ.
Hoạt động 2: Đọc văn bản, tìm hiểu chú thích
1. Tìm hiểu văn bản
GV: Đọc văn bản, hoặc cho học sinh lần lượt đọc từng phần. Lưu ý học sinh khi đọc cần thể hiện được nét bản chất của mỗi nhân vật qua miêu tả tâm trạng và qua đối thoại
- Học sinh đọc trôi chảy nắm được ý khái quát của bài văn. Nỗi xót xa tủi nhục.
HS: Đọc chú thích và giải nghĩa những từ khó.
GV: Nhấn mạnh cách đọc một số từ, cụm từ, câu có tác dụng giúp học sinh hiểu thêm nhân vật và nghệ thuật viết văn: Rắp tâm, mặc dầu non một năm ròng mẹ tôi không gửi cho tôi lấy một lá thư... lấy một đồng quà,. Tôi cười dài trong tiếng khóc. Những cảm giác ấm áp.. mơn man khắp da thịt.
GV hỏi (chuyển ý): Câu chuyện kể về việc gì? Chuyện có mấy nhân vật ? Cảm nhận đầu tiên về các nhân vật.
- Có cái nhìn khái quát về văn bản sau khi đọc : Câu chuyện về một chú bé có hoàn cảnh đáng thương. Hai nhân vật, người cô và bé Hồng đối lập nhau trong thái độ người mẹ bé Hồng
Hoạt động 3: Tìm hiểu nhân vật bà cô
2. Nhân vật bà cô
GV hỏi: Hoàn cảnh hiện tại của bé Hồng như thế nào? (Bố mất sớm, xa mẹ vì mẹ lầm lỡ, phải tha phương, đáng được đồng cảm, chia sẻ của mọi người, nhất là sự đồng cảm, chia sẻ của những người ruột thịt. Nhưng thực tế thì sao?
HS: Đọc lướt những đoạn miêu tả thái độ và lời thoại của bà cô qua con mắt và sự cảm nhận của bé Hồng.
- Hoàn cảnh hiện tại của bé Hồng đáng được mọi người cảm thông, chia sẻ và nâng đỡ, đặc biệt là những người thân thích.
GV: Hướng dẫn học sinh chú ý đến những đoạn:
- Cô tôi gọi tôi đến bên cười hỏi...
- Cô tôi hỏi luôn, giọng vẫn ngọt ngào...
- Cô tôi liền vỗ vai tôi cười mà nói rằng...
- Cô tôi vẫn cứ tươi cười kể về nỗi khổ của mẹ bé Hồng.
- Cô tôi bỗng đổi giọng... nghiêm nghị...
Thế nhưng với trách nhiệm của một người có quan hệ ruột rà, máu thịt, người cô lại coi đây là một cơ hội để thực hiện dã tâm "gieo rắc những hoài nghi" khiến cho người con có thể "khinh miệt và ruồng rẫy" mẹ của mình.
HS: Đọc các đoạn văn trên để phân biệt được ý nghĩa thực của lời nói với vỏ ngôn ngữ chứa chúng. Lời lẽ vẫn ngọt ngào nhưng lại chứa đựng một dã tâm và sự tàn nhẫn.
- Nguy hiểm hơn, suy nghĩ đen tối ấy lại được ngụy trang bằng một vẻ mặt tươi cười và giọng nói ngọt ngào rất dễ đánh lừa người nghe, người đọc.
- Đây không chỉ là nhẫn tâm mà hai lần nhẫn tâm, không chỉ ác độc mà hai lần ác độc. Thái độ, cách cư xử của người cô chính là tội ác.
GV (chuyển ý): Có thể nói, bé Hồng đứng trước một cạm bẫy, bé Hồng có mắc cái bẫy "ngọt ngào" này không? Chú thoát ra bằng cách nào?
Hoạt động 4: Tìm hiểu nhân vật bé Hồng
3. Nhân vật bé Hồng
GV: Yêu cầu HS đọc lướt những đoạn văn bản kẻ về bé Hồng. Chú ý HS theo dõi mối quan hệ của bé Hồng với các nhân vật trong truyện
- Các quan hệ của bé Hồng với các nhân vật khác.
+ Quan hệ với người cô
+ Quan hệ với người mẹ
2.1. Với người cô
GV (hỏi): Trước cách cư xử của người cô, thái độ của bé Hồng thể hiện như thế nào? (Hướng dẫn HS theo dõi diễn biến tâm trạng của nhân vật bé Hồng)
- Bé Hồng cũng giống như bất kì em bé nào, a mẹ thì nhớ, mong ước được gặp. Vì vậy khi được hỏi, Hồng đã trả lời thật tin và toan trả lời
HS: (Tìm và trả lời câu hỏi)
- Toan trả lời...
-Nhận ra ý nghĩa cay độc trong giọng nói, nét mặt rất kịch của bà cô, nhận ra những rắp tâm của người cô...
- Các phản ứng: Cúi đầu xuống đất, im lặng, cười dài trong tiếng khóc, cổ họng nghẹn ứ khóc không ra tiếng...
- Nhưng rồi Hồng đã nhận ra thái độ giả dối, những toan tính chia rẽ tình mẫu tử của người cô. Từ việc nhận ra mà bé Hồng đã có những phản ứng tuy chưa gay gắt, nhưng không kém phần mạnh mẽ, quyết liệt.
GV (hỏi): Trong quan hệ với người cô, em thấy Hồng là cậu bé như thế nào?
HS (trả lời):
- Nhạy cảm, tỉnh táo và có thái độ rõ ràng trước cái ác, cái xấu.
- Đối diện với người cô là bé Hồng đối diện với cái xấu, cái ác. Tuy vậy em không lầm tưởng cung không ngã lòng mà vẫn vững tâm với tình yêu thương người mẹ của mình.
- Chúng ta thấy được nỗi xót xa, cay đắng, tủi cực của bé Hồng và cũng trân trọng tình cảm sâu sắc mà Hồng dành cho mẹ
GV (hỏi): Trước những rắp tâm của người cô, bé Hồng suy nghĩ về mẹ như thế nào?
2.2. Với người mẹ
+ Khi chưa gặp mẹ.
HS (trả lời)
- Thấy được nỗi bất hạnh mà mẹ phải gánh chịu: Người đàn bà bị cái tội... tha hương cầu thực.
- Diễn biến tâm trạng của bé Hồng phát triển theo chiều hướng tăng dần từ đối lập với toan tính của người cô.
- Thương mẹ.
- Căm tức sao mẹ lại vì sợ hãi..
- Cổ họng nghẹn ứ khóc không ra tiếng...
- Từ hiểu đến thương, có lúc lại căm tức rồi tủi nhục trước tình cảnh của mẹ... tất cả đều là những ý nghĩ, xúc cảm chân thành biểu hiện "tình thương yêu và lòng kính mến" của một người con với người mẹ của mình.
GV (hỏi): Tác giả kể cuộc hội ngộ giữa hai mẹ con như thế nào?
+ Khi gặp được mẹ
- Yêu cầu học sinh đọc lại đoạn văn này
HS (gợi ý trả lời): Đọc và trả lời
- Thoáng thấy bóng người giống mẹ, liên đuổi theo gọi bối rối
- Sự vồ vập của bé Hồng khi gặp lại mẹ chứng tỏ sự khát khao vô cùng
- òa khóc rồi cứ thế nức nở
- Nhận ra gương mặt tươi sáng... tươi đẹp.."
- Thấy lại những cảm giác ấm áp mơn man khắp da thịt
- Cảm nhận được sự chăm sóc của người mẹ êm dịu vô cùng.
- Bé Hồng khóc rồi nức nở chính là sự giải thoát cho nỗi uất ức, đắng cay mà bấy lâu nay phải chịu. Người mẹ chính là chỗ dựa tinh thần cho cầu bé.
- Quên hết lời lẽ cay độc của người cô
- Lòng tin của bé Hồng được củng cố bởi vẻ đẹp của mẹ, cảm giác ấm áp nơi mẹ, sự dịu êm của lòng mẹ.
- Chính lòng tin vào người mẹ đã chiến thắng tất cả. Tình mẹ con đã chiến thắng tất cả.
Hoạt động 5: Hướng dẫn tổng kết
4. Tổng kết
GV (hỏi): Câu chuyện được kể đang xảy ra hay đã xảy ra?
HS (trả lời)
- Kể lại một câu chuyện đã xảy ra. Hồi kí là một thể loại văn học ghi lại những điều còn nhớ sau khi đã chứng kiến, đã trải qua (hồi: nhớ lại, kí: ghi)
- (Gợi ý trả lời): Đã xảy ra. Nguyên Hồng sinh năm 1918, tác phẩm ra đời năm 1938, lúc tác giả 20 tuổi. Câu chuyện diễn ra lúc nhà văn còn là cậu bé Hồng đi học ở trường làng. Đây là câu chuyện có thật, tác giả đã trải qua.Những gì ghi lại được trong tác phẩm đã để lại ấn tượng sâu sắc nhất trong tâm trí nhà văn.
GV (hỏi): Tháiđộ với người cô, tình cảm với mẹ của cậu bé Hồng được thể hiện chủ yếu bằng hình thức nào? (Hành động, suy nghĩ cảm nhận, xúc cảm)
(Gợi ý trả lời):
- Phản ánh hiện thực bằng cách biểu hiện những ý nghĩ, xúc cảm, tâm trạng chính là phản ánh hiện thực bằng phương thức trữ tình.
- Suy nghĩ, cảm nhận, xúc cảm.
- Trong lòng mẹ được coi là tác phẩm giàu chất trữ tình bởi khi kể chuyện, nhà văn dành nhiều đoạn biểu hiện suy nghĩ, xúc cảm của mình
GV (hỏi): ấn tượng sâu sắc nhất của em khi học tác phẩm trong lòng mẹ là gì?
HS (trả lời)
- Nỗi cay đắng tủi nhục của bé Hồng.
- Tình yêu thương cháy bỏng của bé Hồng với mẹ.
- Bằng thể văn hồi kí giàu chất trữ tình, đoạn văn. Trong lòng mẹ đã kể lại nỗi cay đắng tủi cực và tình yêu thương cháy bỏng đối với người mẹ của nhà văn thời kì thơ ấu
Hoạt động 6: Hướng dẫn học bài ở nhà
5. Bài học ở nhà
- Đọc kĩ đoạn văn, thể hiện được chất trữ tình của nhà văn Nguyên Hồng khi đọc diễn cảm.
Kể lại kỉ niệm về người mẹ bằng một đoạn văn có độ dài từ 7 đến 10 câu.
- Hiểu được nỗi tủi cực và tình yêu thương mẹ của bé Hồng.
Tiết 7
Trường từ vựng
I. Mục tiêu cần đạt
- Hiểu được thế nào là trường từ vựng. Vai trò của trường từ vựng với hiệu quả diễn đạt.
- Bước đầu vận dụng những kiến thức về trường từ vựng để nâng cao hiệu quả diễn đạt.
II. Thiết bị dạy học
1. Bản trong viết đoạn văn trong SGK.
2. Máy chiếu hắt.
III. Hoạt động trên lớp
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
3. Bài mới
Hoạt động của thầy - trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
GV: Khi giao tiếp ai cũng muốn mình có được một vốn ngôn ngữ phong phú để diễn đạt và tiếp nhận chính xác, biểu cảm những vấn đề được nói tới. Muốn vậy người nói, người nghe phải có trong tay một trường từ vựng đủ rộng. Vậy trường từ vựng là gì ?
HS có ý thức bước đầu về vai trò của trường từ vựng trong hoạt động giao tiếp.
Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu thế nào là trường từ vựng
I. Thế nào là trường từ vựng.
GV: Chuẩn bị bản trong, máy chiếu hắn
Viết đoạn văn ở phần 1 - Bài học SGK lên bản trong. Dùng cho máy chiếu cho HS quan sát.
1.1. Khái niệm: Trường từ vựng là tập hợp các từ có nét chung về nghĩa
GV (hỏi): Đọc lưới đoạn văn, chọn những từ in âm và cho biết chúng có nét chung gì về nghĩa?
HS: chỉ ra những từ in đậm: Mặt, mắt, da, gò má, đùi, đầu, cánh tay, miệng.
Nét chung về nghĩa: Chỉ các bộ phận của cơ thể con người.
GV: Yêu cầu học sinh đọc phần 2. Lưu ý trong SGK.
1.2. Những lưu ý về trường từ vựng.
GV: Khi nói về "mắt", người ta có thể nói đến phương diện sau:
- Bộ phận của mắt
- Đặc điểm của mắt.
- Cảm giác của mắt...
HS: theo dõi trong SGK
GV. Các phương diện trên đều nằm trong giới hạn "mắt". Ta gọi "mắt" là trường từ vựng lớn. Trong trường từ vựng lớn lại có những trường từ vựng nhỏ.
a. Một trường từ vựng có thể có những trường từ vựng nhỏ hơn.
GV (hỏi): Việc xác định trường từ vựng nhỏ trong trường từ vựng lớn có tác dụng gì.
- Cụ thể hóa nội dung diễn đạt tạo được sự liên tưởng vừa gần gũi vừa rộng rãi hơn.
HS (trả lời)
GV: Khi nói đến tinh anh, đờ đẫn hay thông manh, cận thị, người ta có liên tưởng ngay đến mắt một ai đó.
GV: Hướng dẫn học sinh lấy thêm thí dụ.
GV (hướng dẫn HS xác định từ loại của các từ chỉ về mắt trong mục a (SGK) và kết luận.
b. Các từ trong một trường từ vựng có thể khác nhau về từ loại.
GV (hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung mục c (SGK)
c. Một từ có thể thuộc nhiều trường từ vựng khác nhau.
HS. Tìm thêm các ví dụ khác
Tạo điều kiện cho việc chuyển trường từ vựng để tăng cường tính nghệ thuật cho ngôn từ diễn đạt.
GV. Hướng dẫn HS tìm hiểu mục d (SGK)
- Những từ in đậm: Tưởng, mừng, cậu, chực, cậu vàng, ngoan. Thường dùng để nói về con người (trường từ vựng người).
- ở đoạn văn trên, tác giả dùng các từ này chỉ một con chó (thú vật hóa), khiến cho người đọc dễ nhận thấy mối quan hệ thân tình giữa con vật và người chủ của nó.
d. Trong hoạt động giao tiếp. Người ta thường dùng cách chuyển từ vựng để làm tăng hiệu quả diễn đạt.
HS. Có thể lấy thêm các ví dụ khác.
Hoạt động 3: Hướng dẫn luyện tập. GV có thể chọn một số bài luyện tập, không nhất thiết phải luyện tập hết.
2. Luyện tập
GV. Hướng dẫn làm bài luyện tập 1.
Bài 1.
HS. Đọc và tìm từ theo yêu cầu của câu hỏi.
Tìm được khoảng 10 từ thuộc trường từ vựng "người ruột thịt"
- Chỉ ra được từ loại của chúng trong văn bản
GV: hướng dẫn HS làm bài luyện tập 2
Bài 2
HS. Học sinh gọi tên chính xác trường từ vựng cho các từ ở các mục trong bài tập.
- Hiểu được nghĩa các từ và xác lập được mối quan hệ về mặt nghĩa với tên gọi của trường từ vựng vừa xác định.
GV. Hướng dẫn HS làm bài luyện tập 3.
Bài 3.
HS. Thống kê các từ in đậm, xác định nghĩa của chúng.
- Tìm ra nét chung về nghĩa của các từ trên.
- Chỉ ra một tên gọi bao quát được nghĩa của các từ trên.
GV. Hướng dẫn học sinh làm bài tập 6.
Bài 6
HS. Xác định được trường từ vựng gốc của các từ trên. Và trường từ vựng mới được chuyển đổi.
- Trường từ vựng gốc. Chiến đấu.
- Trường từ vựng được chuyển: sản xuất
HS: Học sinh viết đoạn văn theo yêu cầu của bài. Đọc và nhận xét theo nhóm
Bài 7.
GV. Nhận xét toàn lớp chỉ ra những bài làm tốt, chưa tốt.
- Tất cả học sinh đều viết được đoạn văn theo yêu cầu.
- Chỉ ra được các từ được dùng trong trường từ vựng đã được chỉ định.
Hoạt động 4: Hướng dẫn học sinh luyện tập ở nhà.
3. Bài tập về nhà
GV. Chọn và yêu cầu HS về làm bài tập (dạng bài luyện tập số 7)
Tự đặt ra một trường từ vựng và viết một đoạn văn có từ 5 đến 7 từ thuộc trường từ vựng.
Tiết 8
Bố cục của văn bản
I. Mục tiêu bài học
- Hiểu được thế nào là bố cục của văn bản.
- Vận dụng kiến thức về bố cục của văn bản để nâng cao hiệu quả đọc văn bản và bước đầu biết cách, sắp xếp nội dung phần thân bài và vận dụng vào trong việc xây dựng một văn bản đơn giản.
II. Hoạt động trên lớp.
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
3. Bài mới
Hoạt động của thầy - trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới
Hoạt động 2 : Hướng dẫn học sinh tìm hiểu phần I. Bố cục của văn bản
I. Bố cục của văn bản
GV. Yêu cầu học sinh đọc văn bản và trả lời câu hỏi. Văn bản nói về ai, người đó như thế nào ?
- Hiểu được nội dung cơ bản nhất của văn bản. Chu Văn An là người thầy giáo đạo cao đức trọng.
HS: Trả lời
GV (hỏi): Văn bản trên có thể chia thành mấy phần ?Nội dung của từng phần ?
Xác định được 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài.
HS (trả lời)
- Mở bài: Giới thiệu nét khái quát về người thầy giáo Chu Văn An: đạo cao, đức trọng.
- Thân bài: Triển khai các khía cạnh của khái niệm "đạo cao đức trọng"
- Kết bài: Giá trị của phẩm chất "đạo cao đức trọng"
GV (hỏi): Các phần mở bài, thân bài, kết bài trong đoạn văn trên có quan hệ như thế nào?
HS (trả lời)
Ba phần của văn bản có mối quan hệ tương hỗ theo xu hướng kế thừa phát triển. Mở bài giới thiệu khái quát: tên người thầy, phẩm chất của người thầy; thân bài triển khai các khía cạnh cụ thể của phẩm chất: đạo cao đức trọng (học trò đông và nổi tiếng; kiên quyết can gián vua; ảnh hưởng sâu sắc tới học trò).
Kết bài: Khẳng định và nâng cao giá trị của phẩm chất người thầy.
GV: Yêu cầu học sinh từ văn bản trên đưa ra một bố cục chung nhất cho một văn bản
Một văn bản bao giờ cũng được bố cục bởi 3 phần:
HS trả lời:
- Mở bài: giới thiệu khái quát nhất chủ đề của văn bản.
Thân bài: Triển khai các khía cạnh nội dung làm sáng tỏ chủ đề.
- Kết bài: Xác định giá trị cùng ảnh hưởng của chủ đề văn bản.
GV (hỏi): Vậy bố cục văn bản là gì?
HS trả lời:
Bố cục văn bản là sự tổ chức các đoạn văn để thể hiện chủ đề cần truyền tải
Hoạt động 3: Hướng dẫn tìm hiểu các bố trí, sắp xếp nội dung phần thân bài của văn bản.
2. Cách bố trí, sắp xếp nội dung thân bài của văn bản
GV. Cho học sinh trả lời các câu hỏi trong SGK.
(Gợi ý trả lời)
Phần thân bài văn bản tôi đi học được sắp xếp trên cơ sở thời gian, không gian sự việc diễn ra; cái gì xảy ra trước kể trước, cái gì xảy ra sau kể sau.
Diễn biến tâm trạng của bé Hồng:
- Khi chưa gặp mẹ, trước thái độ và những rắp tâm của người cô.
- Khi gặp lại mẹ, nhận ra mẹ, sà vào lòng mẹ.
Khi tả người, vật, con vật, phong cảnh... có thể miêu tả theo các trình tự:
- Từ xa tới gần.
- Từ khái quát đến cụ thể.
Yêu cầu HS lấy ví dụ.
Phần thân bài văn bản: : Người thầy đạo cao đức trọng gồm 2 đoạn văn.
Đoạn 1: từ "học trò theo ... từ quan về làng" diễn tả hai ý: Uy tín dạy học; nhân cách cứng cỏi của thầy giáo Chu Văn An.
Đoạn 2: "Học trò của ông... không cho vào thăm": Đạo làm thầy của Chu Văn An.
GV (hỏi): Dựa trên cơ sở nào để bố cục một văn bản ? Cách tổ chức thường thấy trong phần thân bài các văn bản như thế nào.
HS: (Trả lời)
- Tùy theo kiểu bài và mục đích giao tiếp mà phần thân bài được sắp xếp hoặc là theo trình tự không gian, thời gian hoặc theo sự phát triển của sự việc. Trong những bài nghị luận người ta còn sắp xếp theo mạch suy luận.
- Tất cả các cách sắp xếp ấy đều được sao cho phù hợp với sự triển khai chủ đề và sự cảm nhận của người đọc.
Hoạt động 4: Hướng dẫn luyện tập
3. Luyện tập
GV. Chọn và hướng dẫn học sinh thực hiện các bài luyện tập trong SGK.
GV. Hướng dẫn làm bài luyện tập 1.
HS. Đọc văn bản ở mục a và chỉ ra cách tổ chức nội dung của văn bản.
- Tác giả miêu tả đàn chim ở đất rừng phương Nam theo trình tự từ xa tới gần, rồi lại từ gần tới xa.
HS. đọc văn bản ở mục b và chỉ ra cách tổ chức nội dung của văn bản
- Tác giả tả cảnh đẹp Ba Vì trong không gian thời gian: Buổi sáng, buổi chiều, buổi tối. Tác giả còn đặt Ba Vì với vô vàn danh thắng xung quanh.
HS. Đọc văn bản ở mục c và chỉ ra cách tổ chức nội dung của văn bản.
- Để chứng minh cho việc nhân dân dùng trí tưởng tượng thoát ra khỏi tình thế ưu uất trong lịch sử, tác giả đã dùng hai câu chuyện: lịch sử và truyền thuyết phù trợ với sự cảm nhận của người đọc.
GV. Hướng dẫn học sinh thực hiện bài luyện tập 2.
HS. Thực hiện theo suy nghĩ của mình và trình bày trước lớp
GV. Kết luận tìm ra giải pháp tối ưu nhất
Hoạt động 5: Hướng dẫn bài tập về nhà thực hiện bài tập 3
4. Bài tập về nhà
Bài 4
Tiết 8,9: Đọc hiểu văn bản
Lão Hạc
I. Mục tiêu bài học
- Qua câu chuyện thấy được tình cảnh khốn cùng và nhân phẩm cao quý của Lão Hạc.
- Nhận thức được tấm lòng yêu thương, thái độ trân trọng của nhà văn với người nông dân.
- Hiểu được tài năng nghệ thuật của Nam Cao trong thể loại truyện ngắn.
II. Tư liệu tham khảo và thiết bị dạy học
1. Trích đoạn nói về Lão Hạc trong phim "Làng Vũ Đại ngày ấy".
2. Bộ đầu máy chiếu băng Video.
3. Yêu cầu học sinh đọc văn bản ở nhà (cả phần chữ nhỏ)
III. Hoạt động trên lớp
1. ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ.
3. Tổ chức dạy học bài mới.
Hoạt động của thầy - trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới
Chúng ta ai cũng biết Nam Cao là một nhà văn xuất sắc của dòng văn học hiện thực trước cách mạng tháng Tám. Ông không chỉ nổi tiếng bởi văn tài mà ở trước hết là một tấm lòng trân trọng yêu thương với những người lao khổ, nhân vật chính tỏ những trang viết của ông. Một trong những con người như thế là Lão Hạc, nhân vật trong truyện ngắn cùng tên của nhà văn.
Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu khái quát văn bản (đọc, kể, tìm hiểu chú thích)
1. Khái quát về văn bản
GV: Yêu cầu HS khái quát nội dung câu chuyện giữa Lão Hạc và ông giáo (phần chữ nhỏ). Vì khốn cùng mà Lão Hạc phải bán con chó thân thiết của mình.
- Hiểu được con chó là vật gần gũi, thân thiết của Lão Hạc.
- Gia cảnh cùng quẫn, phải bán chó.
HS. đọc đoạn trích (phần chữ to)
- Đọc rõ ràng thể hiện được tâm trạng nhân vật.
- Hiểu được những từ ngữ khó trong đoạn văn.
GV (hỏi): Nội dung khái quát của đoạn văn trích
- Sự ân hận của Lão Hạc sau khi bán chó
HS (trả lời)
- Cái chết của Lão Hạc
Hoạt động 3: Hướng dẫn tìm hiểu nhân vật Lão Hạc.
2. Nhân vật Lão Hạc
GV: Lão Hạc không muốn bán con chó vì con chó không chỉ là tài sản mà còn kỉ vật của người con trai gửi lại. Lão Hạc là người trọng tình cảm, thế nhưng cuối cùng lão vẫn quyết định bán con chó.
2.1. Lão Hạc sau khi bán cậu vàng.
GV (hỏi): Lí do nào đã khiến Lão Hạc phải quyết định bán chó ?
HS (trả lời)
Gợi ý: Lão Hạc sau trận ốm không còn làm được. Nghề dệt của làng sa sút. Hoa màu trong vườn bị lão phá sạch. Lão Hạc không có tiền để nuôi chó.
Để khỏi tiêu vào tiền của con trai.
- Tình cảnh của Lão Hạc thật cùng quẫn. Lão không còn kế sinh nhai. Bán chó không chỉ bớt được gánh nặng trong lúc khó khăn mà còn muốn giữ gìn tiền bạc cho đứa con đang xa nhà.
GV. Tâm trạng của Lão Hạc khi đã bán chó?
HS. Đọc đoạn văn "Hôm sau lão Hạc... nó không ngờ tôi nỡ tâm lừa nó" và trả lời câu hỏi
- Hiểu được nỗi đau đớn, xót xa kèm theo nỗi ân hận của lão Hạc.
Gợi ý: Cố làm ra vui vẻ, cười như mếu, đôi mắt ầng ậng nước, hu hu khóc.
GV. Tại sao lão hu hu khóc?
HS (trả lời)
GV (hỏi): Xung quanh chuyện bán cậu vàng, em thấy lão Hạc là người thế nào ?
HS trả lời
GV: Kết luận, có thể yêu cầu học sinh diễn đạt bằng một đoạn văn nhỏ
- Khi bán chó lão Hạc tưởng rằng đã giải thoát bớt được chuyện cơm áo, nhưng lương tâm lại bị giằng xé mạnh mẽ hơn. Lão xót xa, ân hận tưởng như mình đã lừa một con chó. Lão tự trách mình, coi mình là người có lỗi. Chỉ một chuyện bán cậu vàng thôi cũng đủ chứng tỏ lão Hạc là người có nhân tâm.
HS: đọc lướt bằng mất đoạn còn lại của tác phẩm.
2.2. Cái chết của lão Hạc
GV (hỏi): Lão Hạc nhờ ông giáo chuyện gì ?
HS (trả lời)
Gợi ý: Lão Hạc nhờ ông giáo 2 việc:
- Lão là người cẩn trọng, chu đáo, có đức hi sinh.
- Gửi lại gia sản muốn ông giáo trông nom để sau này trao cho con trai lão.
- Không muốn liên lụy đến hàng xóm, không muốn làm phiền người khác.
- Gửi lại tiền bạc để "lỡ có chết" thì nói với hàng xóm lo giúp.
GV. Sau khi đã được ông giáo nhận lời giúp đỡ, lão Hạc đã liệu cuộc sống của mình như thế nào ?
HS (trả lời):
Gợi ý:
- Thấy được tình cảnh khốn cùng của lão Hạc.
- Chỉ ăn khoan, chế tạo những món gì ăn món ấy... - Dần xa lánh sự giúp đỡ... Tìm đến cái chết.
- Giàu lòng tự trọng.
GV: Việc Lão Hạc nhờ ông giáo giúp đỡ, còn mình tìm đến cái chết, em có suy nghĩ gì về con người này?
HS (trả lời)
GV: Kết luận hoặc yêu cầu HS diễn đạt bằng một đoạn văn ngắn. GV nhận xét về cách diễn đạt, cách hành văn.
- Tình cảnh khốn cùng của lão Hạc càng được thể hiện rõ hơn. Khi đã nhờ được ông giáo, lão chế tạo được cái gì ăn cái ấy, Lão lẳng lặng khước từ sự quan tâm của người khác, lão tìm đến cái chết. Một lần nữa ta lại được chứng kiến lòng tự trọng, đức hi sinh hiện hữu trong lão. Đó chính là những phẩm chất cao quý của người nông dân chất phác, thầm lặng này.
Hoạt động 4: Hướng dẫn tìm hiểu nhân vật "ông giáo"
3. Nhân vật ông giáo
GV (hỏi): Đồng hành trong câu chuyện của lão Hạc là ông giáo. Thái độ, tình cảm của ông giáo đối với lão Hạc như thế nào?
HS: đọc lướt về nhân vật ông giáo, trả lời câu hỏi.
- Hiểu được sự cảm thông chia sẻ của ông giáo với tình cảnh của lão Hạc.
Gợi ý trả lời: Khi tiếp chuyện với lão Hạc, thái độ ông giáo là: Lắng nghe, ái ngại, an ủi, bùi ngùi, ôn tồn... thỉnh thoảng ngấm ngầm giúp, buồn khi thấy lão cứ xa mình dần.
- Sự trân trọng của ông giáo với lão Hạc.
GV. Kết luận
- Ông giáo và lão Hạc tùy là hàng xóm nhưng vị thế xã hội khác nhau. Trong cuộc trò chuyện giữa họ, ta thấy ông giáo bao giờ cũng là một người bạn hiểu biết, đồng cảm, sẻ chia với mọi vui buồn của lão Hạc. Đó cũng là tấm lòng yêu thương, một thái độ trân trọng với những phẩm chất cao quý của người nông dân này.
GV (hỏi): Phương châm xử thế của nhân vật ông giáo (tác giả) đối với con người được thể hiện tập trung nhất ở đoạn văn nào? hãy đọc đoạn văn đó.
- Nhận biết được đoạn văn: "Chao ôi!... che lấp mất ".
HS: Đoạn đoạn văn
GV. Em hiểu như thế nào về ý nghĩ này?
- Sự bao dung, độ lượng, tin tưởng vào bản chất tốt đẹp của con người.
HS. Trả lời.
GV. Kết luận
GV: Khi nghe Binh Tư kể về lão Hạc, rồi chứng kiến cái chết vật vã của lão, nhân vật ông giáo đều cảm thấy đáng buồn. Nhưng đó là hai cái buồn có nghĩa khác nhau. Em hiểu như thế nào về điều đó?
HS. Trả lời.
- Với câu chuyện của Binh Tư, tác giả buồn vì thất vọng về con người.
- Với cái chết của lão Hạc, tác giả buồn vì đau đớn, xót xa cho thân phận con người.
GV. Kết luận.
Hoạt động 5: Hướng dẫn tổng kết
4. Tổng kết
GV. Đọc truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao ấn tượng đọng lại trong em sâu sắc trong em là gì ?
HS trả lời.
- Sự trân trọng, tin tưởng vào phẩm chất tốt đẹp của con người.
- Lối kể chuyện tự nhiên.
- Ngôn ngữ dung dị phù hợp với lời ăn, tiếng nói của người nông dân.
GV. Cho học sinh xem băng hình đoạn trích về lão Hạc trong bộ phim "Lãng Vũ Đại ngày ấy"
HS. So sánh hình tượng Lão Hạc trong truyện ngắn và trong phim chỉ ra được mặt mạnh của hình tượng nhân vật trong văn học
- Hình tượng văn học giúp cho trí tưởng tượng phát triển mạnh mẽ hơn.
- Sắc thái kể chuyện trong văn bản văn học rõ ràng hơn có tác dụng truyền cảm hơn.
- Ngôn ngữ trong văn học gợi cảm xúc hơn.
Tiết 10.
Từ tượng hình, từ tượng thanh
I. Mục tiêu bài học
- Hiểu được thế nào là từ tượng hình, từ tượng thanh.
- Bước đầu biết vận dụng trí thức về từ tượng hình, tượng thanh để nâng cao hiệu quả đọc, hiểu được xác lập văn bản.
II. Tư liệu tham khảo và thiết bị dạy học
- Một số đoạn văn, thơ tự sự, miêu tả đặc sắc.
- Bản trong viết sẵn các đoạn văn ở mục (I).
- Máy chiếu hắt.
III. Hoạt động trên lớp
1. ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ.
3. Tổ chức dạy học bài mới.
Hoạt động của thầy - trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới
Trong tiếng Việt có những từ mô phỏng
File đính kèm:
- Gioi thieu giao an ngu van 8.doc