Giáo án Ngữ văn 8 Tuần 02 Tiết 6 Trong lòng me

1. MỤC TIÊU:

a. Kiến thức:

- Giúp học sinh hiểu được tình cảnh đáng thương và nỗi đau tinh thần của nhân vật chú bé Hồng, cảm nhận được tình thương yêu mãnh liệt của chú bé đối với mẹ. Bước đầu cho các em hiểu đượcc hồi kí và nét đặc sắc của thể văn này qua ngòi bút của Nguyên Hồng, thắm đượm chất trữ tình , với lời văn tự truyện chân thành, giàu sức truyền cảm.

b. Kỹ năng:

- Rèn luyện kỹ năng đọc hiểu tác phẩm.

c. Thái độ:

- Giáo dục học sinh có tình yêu thương con người, tình mẫu tử, họ hàng, có cái nhìn đúng đắn thực tế hơn đối với số phận con người.

2. CHUẨN BỊ:

a. Giáo viên:

- Bảng phụ, tranh.

b. Học sinh:

- Vở bài soạn, chuẩn bị câu hỏi 2,3,4skg, cảnh bé Hồng gặp lại mẹ, đặc sắc nghệ tjuật.

3 PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC

- Hoạt động nhóm, diễn giảng, nêu câu hỏi kết hợp sử dụng tranh, ảnh trên lớp.

4. TIẾN TRÌNH:

4.1 ổ định tổ chức:kiểm tra sĩ số

4.2/ Kiểm tra bài cũ:

 

doc2 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1203 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 8 Tuần 02 Tiết 6 Trong lòng me, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 02 Tiết PPCT: 06 Ngày dạy: ……………………………… TRONG LÒNG MẸ(tt) ( Trích những ngày thơ ấu- Nguyên Hồng) 1. MỤC TIÊU: a. Kiến thức: - Giúp học sinh hiểu được tình cảnh đáng thương và nỗi đau tinh thần của nhân vật chú bé Hồng, cảm nhận được tình thương yêu mãnh liệt của chú bé đối với mẹ. Bước đầu cho các em hiểu đượcc hồi kí và nét đặc sắc của thể văn này qua ngòi bút của Nguyên Hồng, thắm đượm chất trữ tình , với lời văn tự truyện chân thành, giàu sức truyền cảm. b. Kỹ năng: - Rèn luyện kỹ năng đọc hiểu tác phẩm. c. Thái độ: - Giáo dục học sinh có tình yêu thương con người, tình mẫu tử, họ hàng, có cái nhìn đúng đắn thực tế hơn đối với số phận con người. 2. CHUẨN BỊ: a. Giáo viên: - Bảng phụ, tranh. b. Học sinh: - Vở bài soạn, chuẩn bị câu hỏi 2,3,4skg, cảnh bé Hồng gặp lại mẹ, đặc sắc nghệ tjuật. 3 PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC - Hoạt động nhóm, diễn giảng, nêu câu hỏi kết hợp sử dụng tranh, ảnh trên lớp. 4. TIẾN TRÌNH: 4.1 ổ định tổ chức:kiểm tra sĩ số 4.2/ Kiểm tra bài cũ: Tóm tắt VB Trong lòng mẹ? Cảnh ngộ của bé Hồng có gí đặc biệt? Cảnh ngộ ấy tạo nên thân phận của bé Hồng ra sao? 1.Y/C: Ngắn gọn, đủ ý, diễn cảm. 2. Mồ côi cha, mẹ nghèo túng tha hương cầu thực - Cô độc, đau khổ, khao khát tình thương của mẹ 6 đ 4đ 4.3/ Giảng bài mới: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung bài học * Hoạt động 1 -HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi .- Cảm giác của chú khi gặp lại mẹ như thế nào? + Chạy đuổi theo xe vội vã, gọi mẹ rối rít, khóc thút thít khi ngồi trong lòng mẹ. - Khi gặp mẹ cảm giác của cậu bé Hồng như thế nào? + Thấy mẹ vẫn đẹp không như lời người cô, cậu được yên lành được an ủi. - Qua đoạn trích em hãy chứng minh rằng văn Nguyên Hồng giàu chất trữ tình. + Chất trữ tình chứa trong nội dung câu chuyện, cảm xúc căm giận, yêu thương rất thống thiết. + Tình cảnh của cậu chịu nhiều đáng thương, câu chuyện của mẹ phải chịu nhiều cay đắng, tình cảm chú bé dành cho mẹ. - Em nhận xét gì về nghệ thuật của đoạn trích? - Thế nào là văn hồi kí? + Hồi: Là nhớ lại, ghi lại. + Kí: Ghi chép. - GV gọi HS đọc ghi nhớ. - GDHS: Tình yêu, sự biết ơn cha mẹ, quyền trẻ em… - Có thể đọc thấy từ VB bài ca thiêng liêng về tình mẫu tử. Em có đồng cảm với nhận xét này không ? Vì sao? * Hoạt đông 2 - HS suy nghĩ, trả lời, GV chốt. II/ Tìm hiểu văn bản: 2. Tình cảm của chú bé Hồng đới với mẹ: - Chú bé rất thương yêu và kính trọng mẹ, không để mọi người xúc phạm đến mẹ. - Phản ứng quyết liệt, tâm trạng đau đớn uất ức khi nghe người khác xúc phạm đến mẹ. - Khi gặp lại mẹ cảm giác của chú rất sung sướng khi được ở trong lòng mẹ. ð Tình mẫu tử thật thiêng liêng, bất diệt. 3. Nghệ thuật: - Truyện kết hợp nhuần nhuyễn giữa kể và bộc lộ cảm xúc. - Diễn tả tâm trạng, nghệ thuật so sánh gây ấn tượng. - Lời văn ngọt ngào, cảm xúc mơn man, đẹp đẽ gợi lên tình mẫu tử thiêng liêng. * Kết luận: Ghi nhớ sgk III.Luyện tập - Phân tích giá trị nhân đạo được thể hiện qua đoạn trích Trong lòng mẹ 4.4/ Củng cố và luyện tập: Gv treo bảng phụ. * Em hiểu gì về bé Hồng qua đoạn trích? A. Là một chú bé chịu nhiều nổi đau mất mát. B. Là chú bé dễ xúc động, tinh tế, nhạy cảm. C. Là chú bé có tình yêu thương vôbờ bến với mẹ. (D). Cả A, B, C. * Ý nào không nói lên nghệ thuật đặc sắc của đoạn trích? A. Giàu chất trữ tình. B. Miêu tả tâm lí đặc sắc. (C). Sử dụng nghệ thuật châm biếm. D. Dùng hình ảnh so sánh độc đáo. 4.5/ Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: - Học bài. - Soạn bài “ Tức nước vỡ bờ” theo câu hỏi SGK + Nhân vật cai lệ. + Nhân vật chị Dậu. 5. RÚT KINH NGHIỆM: ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..

File đính kèm:

  • docNgu van 8(6).doc