Giáo án Ngữ văn lớp 8 chuẩn kiến thức kỹ năng

A.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

- Tiếp tục phân tích ND, NT truyện, thấy sự thể hiện tâm trạng của nhà văn qua cách so sánh, biểu cảm, miêu tả rất tài tình, lời văn giàu chất thơ, thể hiện lí tưởng đẹp đẽ, gợi lại kỉ niệm tuổi học trò thơ mộng trong sáng.

- Rèn kĩ năng phân tích nhân vật

- Bồi dưỡng tình yêu quê hương đất nước, niềm tự hào về tuổi trẻ Việt nam.

* Tích hợp: Tính thống nhất về chủ đề của văn bản.

* Trọng tâm: Cảm xúc của nhân vật “Tôi” khi ở trong sân trường và trong lớp học.

B. CHUẨN BỊ : - GV:Bảng phụ hệ thống bài tập

 - HS : Trả lời câu hỏi trong SGK

C. TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

 

doc303 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 3813 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn lớp 8 chuẩn kiến thức kỹ năng, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết 2 Tôi đi học Thanh Tịnh A.Mục tiêu cần đạt - Tiếp tục phân tích ND, NT truyện, thấy sự thể hiện tâm trạng của nhà văn qua cách so sánh, biểu cảm, miêu tả rất tài tình, lời văn giàu chất thơ, thể hiện lí tưởng đẹp đẽ, gợi lại kỉ niệm tuổi học trò thơ mộng trong sáng. - Rèn kĩ năng phân tích nhân vật - Bồi dưỡng tình yêu quê hương đất nước, niềm tự hào về tuổi trẻ Việt nam. * Tích hợp: Tính thống nhất về chủ đề của văn bản. * Trọng tâm: Cảm xúc của nhân vật “Tôi” khi ở trong sân trường và trong lớp học. B. Chuẩn bị : - GV:Bảng phụ hệ thống bài tập - HS : Trả lời câu hỏi trong SGK C. Tiến trình các hoạt động dạy học Hoạt động của thầy và trò Nội dung Hoạt động1 : GV dẫn dắt vào bài (2 phút) Nhân vật chính là “Tôi “ trong truyện ngắn “ Tôi đi học” đã nhớ lại kỉ niệm buổi đầu tiên đến trường với một cảm xúc mới lạ và cảm xúc đó ngày càng phát triển theo một trình tự thời gian và không gian. Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu tiếp bài. Hoạt động2 - Khi đứng trước ngôi trường, nhân vật “tôi” có tâm trạng như thế nào? - Nỗi khao khát của nhân vật “tôi” nói riêng, của các học trò mới nói chung được thể hiện rất tài tình qua những chi tiết nào? (+ Họ như con chim con đứng bên bờ tổ, nhìn quãng trời rộng muốn bay nhưng còn ngập ngừng, e sợ + Các cậu chỉ theo sức mạnh kéo dìu các cậu các cậu tới trước. ... Hai chân các cậu cứ dềnh dàng mãi... Chính lúc này toàn thân các cậu cũng đang run run theo nhịp bước rộn ràng trong các lớp) - Con hiểu ý nghĩa của những chi tiết trên như thế nào? (+ Miêu tả sinh động hình ảnh và tâm trạng các em nhỏ lần đầu tới trường + Đề cao sức hấp dẫn của nhà trường + Thể hiện khát vọng bay bổng của tác giả đối với trường học) II.Đọc – hiểu văn bản (33 phút) 2. Tâm trạng của nhân vật “Tôi” trong buổi tựu trường b. Tâm trạng của “tôi” lúc ở sân trường - Thấy ngôi trường trang nghiêm Hồi hộp, bỡ ngỡ. Đâm ra lo sợ, vẩn vơ. Đầy khao khát. => Đề cao sức hấp dẫn của nhà trường - Tâm trạng của “tôi” khi chuẩn bị bước vào lớp học diễn biến như thế nào? - Con nghĩ gì về tiếng khóc của các câu học trò bé nhỏ khi sắp hàng để vào lớp trong đoạn văn : “Các cậu lưng lẻo nhìn ra sân .... vài tiếng thút thít đang ngập ngừng trong cổ”? (+ Khóc, một phần vì lo sợ do phải tách rời người thân để bước vào môi trường hoàn toàn mới lạ, một phần vì sung sướng do lần đầu được tự mình học tập + Đó là những giọt nước mắt báo hiệu sự trưởng thành, những giọt nước mắt ngoan chứ không phải nước mắt vòi vĩnh như trước) - Con hãy tìm những chi tiết nói về thái độ của người lớn khi nhìn các em nhỏ đứng trước sân trường, chuẩn bị vào lớp học? - Những chi tiết đó thể hiện thái độ, tình cảm gì của xã hội đối với sự nghiệp giáo dục nói chung? (Quan tâm tới giáo dục) - Hãy so sánh với thái độ của người Nhật Bản trong văn bản Cổng trường mở ra (Bình dị hơn nhưng cũng thật chân tình, sâu sắc) - Tâm trạng và cảm giác của “tôi” khi bước vào chỗ ngồi lạ lùng như thế nào? c. Tâm trạng của nhân vật “tôi” khi chuẩn bị bước vào lớp học Tâm trạng : + Lúng túng. + Bật khóc một phần vì lo sợ, một phần vì sung sướng d. Tâm trạng của nhân vật”tôi” khi ngồi vào chỗ - Hồi hộp. - Bâng khuâng. - Thấy lạ và hay hay. - Tự tin bước vào buổi học đầu tiên. Hoạt động 3 : HD HS tổng kết - Tại sao Thạch Lam lại nhận xét: “Truyện ngắn nào hay cũng có chất thơ và bài thơ nào hay cũng có cốt truyện” khi nhận xét “Tôi đi học”? Sau khi học xong, con có cảm nghĩ gì về truyện “Tôi đi học”? *Luyện tập : Hãy tìm những câu văn trong văn bản có sử dụng biện pháp nghệ thuật so sánh và cho biết hiệu quả diễn đạt? III. Tổng kết (9 phút) 1. Nghệ thuật: - Tác giả đã diễn tả dòng cảm nghĩ này bằng nghệ thuật tự sự xen miêu tả và biểu cảm với những rung động tinh tế. - Sử dụng nghệ thuật so sánh rất hiệu quả. 2. Nội dung “Tôi đi học” ghi lại những kỷ niệm trong sáng của tuổi học trò ngày đầu đi học. D. Củng cố và hướng dẫn về nhà:( 1 phút) - Phát biểu cảm nghĩ của em dòng cảm xúc của nhân vật “ Tôi” trong truyện “ Tôi đi học”. - Chuẩn bị: Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ. Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết 3: cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ A. Mục tiêu cần đạt - Hiểu rõ cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ và mối quan hệ về cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ. - Rèn kĩ năng sử dụng mối quan hệ so sánh về phạm vi nghĩa rộng và hẹp. * Trọng tâm: Luyện tập * Tích hợp :Văn bản “ tôi đi học” B. Chuẩn bị: - GV: Bảng phụ - HS : Đọc, trả lời câu hỏi C. Tiến trình các hoạt động dạy và học. HĐ của thầy và trò Nội dung HĐ1: GV giới thiệu vào bài ( 3phút) HĐ2: GV cho HS quan sát bảng phụ- sơ đồ (SGK) Nghĩa của từ động vật rộng hơn hay hẹp hơn nghĩa của từ thú, chim, cá? Vì sao? - Phạm vi nghĩa của từ động vật rộng hơn nghĩa của các từ thú, chim, cá. Vì phạm vi nghĩa của từ động vật bao hàm nghĩa của các từ thú , chim, cá. ? Nghĩa của từ thú rộng hơn hay hẹp hơn nghĩa của các từ voi, hươu? - Voi, hươu là động vật thuộc thú, phạm vi nghĩa của hai từ này được bao hàm trong phạm vi nghĩa từ thú- nghĩa của các từ voi, hươu hẹp hơn nghĩa của từ thú. ? Nghĩa của từ cá rộng hơn hay hẹp hơn nghĩa của từ cá rô, cá thu? Tại sao? - Nghĩa của từ cá rộng hơn nghĩa của các từ cá rô, cá thu, nhưng lại hẹp hơn nghĩa của từ động vật GV: Sự khái quát có mức độ từ nhỏ đến lớn như vậy giữa các từ ngữ gọi là cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ. - GV chiếu BT lên bảng: BT1: a) Cho các từ: cây, cỏ, hoa. b) Yêu cầu: Tìm các từ có phạm vi nghĩa của từ hẹp hơn cây, cỏ, hoa và có nghĩa rộng hơn ba từ đó ( Thực vật > cây, cỏ, hoa > cây cam, cây dừa; cỏ gà, cỏ chỉ; hoa cúc, hoa lan.) Em hãy rút ra ghi nhớ về từ ngữ nghĩa rộng và từ ngữ nghĩa hẹp. HS đọc to ghi nhớ trong SGK HĐ3: 1- BT1/10/SGK: Lập sơ đồ thể hiện cấp độ khái quát nghĩa của từ ngữ 2- BT2/11/SGK: Tìm từ ngữ có nghĩa rộng so với nghĩa của các từ ngữ ở mỗi nhóm. - GV yêu cầu HS đứng tại chỗ trả lời BT 3 :Cho HS làm nhanh *BT bổ sung: Hãy xếp các từ sau đây thành các nhóm từ ngữ cùng thuộc một phạm vi nghĩa, sau đó chỉ ra từ có nghĩa rộng bao hàm các từ còn lại trong nhóm: văn học, số học, đại số, vui, hí hửng, toán học, truyện, mừng, hình học, thơ kịch, phấn khởi. Cho HS đọc lại đoạn văn: “Cũng như tôi… trong cảnh lạ” (Tôi đi học) Chú ý những từ ngữ: bỡ ngỡ, ngập ngừng,e sợ, rụt rè. Tìm từ có thể bao hàm nghĩa của các từ đó: A. Tính chất B. Đắc điểm C. Hình dáng D. Cảm giác I.Bài học (18 phút) Từ ngữ nghĩa rộng và từ ngữ nghĩa hẹp * VD:SGK Động vật Cá Thú Chim Voi, hươu,… Tu hú, sáo,… Cárô, cá thu,.. *Ghi nhớ: - Từ ngữ nghĩa rộng :Phạm vi nghĩa của từ đó bao hàm phạm vi nghĩa của các từ ngữ khác. - Từ ngữ nghĩa hẹp: Phạm vi nghĩa của từ đó bao hàm phạm vi nghĩa của các từ ngữ khác. - Một từ ngữ cód thể vừa có nghĩa rộng, vừa có nghĩa hẹp. II Luyện tập (22 phút) 1. Bài tập 1 a) Y phục quần áo quần đùi quần dài áo dài áo sơ mi b) Vũ khí bom súng bom ba càng bom bi súng trường đại bác 2. Bài tập 2: a- Từ ngữ có nghĩa rộng là chất đốt. b- Từ ngữ có nghĩa rộng là nghệ thuật. c- Từ ngữ có nghĩa rộng là thức ăn. d- Từ ngữ có nghĩa rộng là nhìn. e- Từ ngữ có nghĩa rộng là đánh. 3 Bài tập 3: a,Xe cộ: xe đạp, xe máy, xe lam, xe ba gác,.. b, Kim loại: Sắt, thép, nhôm, đồng,… c, Hoa quả :Cam, chanh, quýt,… d, Họ hàng: Cô, cậu, chú, dì,… đ,Mang: vác, gánh, xách,… *BT bổ xung - Văn học: truyện, thơ, kịch. - Toán học: số học, đại số, hình học. - Phấn khởi: vui, hí hửng, mừng. * Đáp án: D Vì : “Cảm giác” là từ nghĩa rộng, bao hàm nghĩa của các từ: bỡ ngỡ, ngập ngừng,e sợ, rụt rè. D. HDVN( 2 phút) - Làm bài tập 4, 5 - Chuẩn bị: Tính thống nhất về chủ đề của văn bản. Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết 4: tính thống nhất về chủ đề của văn bản A.mục tiêu cần đạt. - Nắm được tính thống nhất về chủ đề của văn bản trên cả hai phương diện: hình thức và nội dung. - Vận dụng được kiến thức vào việc xây dựng các văn bản nói, viết, đảm bảo tính thống nhất về chủ đề. * Tích hợp: Văn bản Tôi đi học. * Trọng tâm: Bài học B. Chuẩn bị: Bảng phụ, văn bản mẫu. C. Tiến trình các hoạt động dạy và học. Hoạt động của thầy và trò Nội dung HĐ1: GV dẫn dắt vào bài ( 2 phút) HĐ2:HD HS tìm hiểu chủ đề của văn bản - GV yêu cầu học sinh nhớ lại văn bản “Tôi đi học”. - Tác giả nhớ lại những kỉ niệm nào thời thơ ấu? ấn tượng gì trong lòng tác giả? (+ Kỉ niệm lần đầu đến trường + Nỗi bâng khuâng, xao xuyến, rộn rã, tưng bừng...) - Nội dung của văn bản “Tôi đi học”? ( kỉ niệm về buổi tựu trường đầu tiên) - Chủ đề văn bản là gì? HD HS tìm hiểu tính thống nhất về chủ đề của văn bản. - Tại sao nói chủ đề của văn bản “Tôi đi học” là kỷ niệm của tác giả về buổi tựu trường đầu tiên? Hãy lí giải chủ đề đó qua cách bố cục, câu văn, từ ngữ thể hiện trong văn bản? ( - bố cục : 2 phần : Hoàn cảnh khai trường hiện tại gợi kỷ niệm => nhớ về buổi tựu trường đầu tiên . - Nhan đề của văn bản. - các từ ngữ kể, tả, bộc lộ cảm xúc về ngày khai trường đó.) GV cho HS lấy ví dụ cụ thể những câu văn , từ ngữ trong văn bản nói về chủ đề đó + Hàng năm cứ vào cuối thu… lòng tôi lại nao nức những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường. + Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy. + Hai quyển vở mới đang ở trong tay tôi đã bắt đầu thấy nặng. + Tôi bặm tay gì thật chặt, nhưng quyển vở cũng xệch ra và chênh đầu chúi xuống đất. + Nhưng mỗi lần thấy mấy em nhỏ rụt rè núp dưới nón mẹ lần đầu tiên đi đến trường… + Hôm nay tôi đi học ? Tìm các từ ngữ, chi tiết nêu bật cảm giác mới lạ xen lẫn bỡ ngỡ của nhân vật “tôi” khi cùng mẹ đến trường, khi cùng các bạn đi vào lớp ? - Trên đường đi học: + Cảm nhận về con đường: con đường quen bỗng thấy lạ, cảnh vật chung quanh đều thay đổi. + Thay đổi hành vi: không lội qua sông thả diều, không đi ra đồng nô đùa -> đi học, cố làm như một học trò thực sự. - Trên sân trường: + Cảm nhận về ngôi trường: nhà trường cao ráo và sạch sẽ hơn các nhà trong làng -> xinh xắn, oai nghiêm như cái đình làng. + Cảm giác bỡ ngỡ lúng túng khi xếp hàng vào lớp: đứng nép bên người thân, chỉ dám nhìn một nửa, chỉ dám đi từng bước nhẹ; muốn bay nhưng còn ngập ngừng e sợ… - Trong lớp học: cảm thấy xa mẹ. Trước đây có thể đi chơi cả ngày cũng không thấy xa nhà, xa mẹ chút nào hết / giờ đây, mới bước vào lớp đã thấy xa mẹ, nhớ nhà - GV: Những điều trên đã làm nên tính thống nhất về chủ đề của văn bản. Từ việc phân tích ở trên, hãy cho biết: - Thế nào là tính thống nhất về chủ đề của văn bản? ? Tính thống nhất về chủ đề của văn bản thể hiện ở những phương diện nào? ? Vậy làm thế nào để có thể viết một văn bản đảm bảo tính thống nhất về chủ đề? - GV chỉ định học sinh đọc to mục Ghi nhớ trong SGK. HĐ3: HD HS luyện tập 1) BT1/13/SGK: Phân tích tính thống nhất của chủ đề văn bản . - GV yêu cầu học sinh đọc văn bản “Rừng cọ quê tôi”. HS thảo luận: ? Văn bản trên viết về đối tượng nào và về vấn đề gì? ? Các đoạn văn đã trình bày đối tượng và vấn đề theo một trình tự nào? ? Theo em, có thể thay đổi trật tự sắp xếp này được không ? Vì sao? ? Nêu chủ đề của văn bản trên? ? Chủ đề ấy được thể hiện trong toàn văn bản , từ việc miêu tả rừng cọ, đến cuộc sống của người dân. Hãy chứng minh điều đó. ? Tìm các từ ngữ, các câu tiêu biểu thể hiện chủ đề của văn bản . 2. BT2/14/SGK: GV yêu cầu học sinh đọc BT2, thảo luận để trả lời. 3. BT 3/14/SGK: - GV yêu cầu học sinh đọc thầm, thảo luận nhóm, gọi đại diện các nhóm trình I. Bài học.(23 phút) 1. Chủ đề của văn bản * Ví dụ: Văn bản “ Tôi đi học” * Nhận xét: Chủ đề của VB là vấn đề chủ chốt, những ý kiến, những cảm xúc của tác giả được thể hiện một cách nhất quán. 2. Tính thống nhất về chủ đề của văn bản * Ví dụ: * Nhận xét: a. Tính thống nhất về chủ đề của văn bản là sự nhất quán về ý đồ, ý kiến, cảm xúc của tác giả được thể hiện trong văn bản b. Tính thống nhất thể hiện ở những phương diện sau: - Nội dung: + Biểu hiện qua sự xác định của đối tượng mà văn bản phản ánh (đề tài). + Biểu hiện qua mục đích của chủ thể. - Cấu trúc- hình thức: + Biểu hiện qua nhan đề của văn bản . + Biểu hiện ở tính mạch lạc của văn bản *Ghi nhớ : SGK II. Luyện tập (17 phút) 1. Bài tập1: a.Văn bản trên viết về rừng cọ quê tôi (đối tượng) và sự gắn bó giữa người dân sông Thao với rừng cọ (vấn đề chính). -Thứ tự trình bày: + Giới thiệu rừng cọ (đoạn 1). + Tả cây cọ (đoạn 2). + Tác dụng của cây cọ (đoạn 3,4). + Sự gắn bó giữa con người với rừng cọ (đoạn 5). - Đó là trình tự hợp lí không thể thay đổi được. Vì phải biết rừng cọ như thế nào thì mới thấy được sự gắn bó đó. b- Chủ đề: rừng cọ quê tôi (đối tượng) và sự gắn bó giữa người dân sông Thao với rừng cọ (vấn đề chính). c- Điều đó thấy rõ qua cấu trúc văn bản. - Câu ca dao sau đã trực tiếp nói về tình cảm gắn bó giữa người dân sông Thao với rừng cọ: Dù ai đi ngược về xuôi Cơm nắm lá cọ là người sông Thao d- Các từ ngữ thể hiện chủ đề như: cọ (được lặp đi lặp lại nhiều lần: rừng cọ, cây cọ, thân cọ, búp cọ, lá cọ, chổi cọ, nón lá cọ, làn cọ,…), gắn bó, nhớ, cơm nắm lá cọ, người sông Thao. - Các câu thể hiện chủ đề của văn bản : Cuộc sống quê tôi gắn bó với cây cọ. Người sông Thao đi đâu về đâu rồi cũng nhớ rừng cọ quê mình. 2. Bài tập 2: + Nên bỏ hai câu (b) và (d). - Có những ý lạc chủ đề: (c), (g) 3 Bài tập 3: - Có nhiều ý hợp chủ đề nhưng cách diễn đạt chưa tốt nên thiếu sự tập trung vào chủ đề. - Chỉnh lại: a- Cứ mùa thu về, mỗi lần thấy các em nhỏ núp dưới nón mẹ lần đầu tiên đến trường, lòng lại nao nức, rộn rã, xốn xang. b- Cảm thấy con đường “đi lại lắm lần” tự nhiên cũng thấy lạ, nhiều cảnh vật thay đổi. c- Muốn thử cố gắng tự mang sách vở như một cậu học trò thực sự. d- Cảm thấy ngôi trường vốn qua lại nhiều lần cũng có nhiều biến đổi. e- Cảm thấy gần gũi thân thương đối với lớp học, với những người bạn mới. D. Củng cố và hướng dẫn về nhà (3 phút) - Nhắc lại chủ đề của văn bản và tính thống nhất về chủ đề của văn bản. - Chuẩn bị: Văn bản “ Trong lòng mẹ” Ngày soạn:…….. Ngày giảng:…….. Bài 2 Tiết 5: Văn bản trong lòng mẹ Trích Những ngày thơ ấu (Nguyên Hồng) A.mục tiêu cần đạt: 1. HS cảm nhận được tình thương yêu mãnh liệt của Hồng với mẹ. Hiểu được thể văn hồi kí và nét đặc sắc về NT của thể văn này qua ngòi bút của Nguyên Hồng thấm đượm chất trữ tình. Lời văn tự truyện chân thành, giàu sức biểu cảm. 2. Bồi dưỡng tình cảm đối với con người. 3. Rèn kĩ năng đọc diễn cảm, biết phân tích chi tiết NT toát lên nội dung. * Trọng tâm: Bé Hồng trong cuộc nói truyện với bà cô. * Tích hợp : Trường từ vựng. B. chuẩn bị:- Tư liệu về tác giả và tập hồi kí “ Những ngày thơ ấu” - Bảng phụ - HS: đọc bài, trả lời câu hỏi. C. Tiến trình các hoạt động: HĐ của thầy và trò Nội dung HĐ1: (4 phút) - KT: Hãy tìm những câu văn có sử dụng TN so sánh, phân tích 2 câu tiêu biểu để thấy rõ cái hay của sự so sánh đó. - GT bài: Một nhà thơ đã từng viết: “Anh bình dị đến như là lập dị áo quần ư? Rách vá có sao đâu?” “ Dễ xúc động anh thường hay dễ khóc Trải đau nhiều nên thông cảm nhiều hơn” Ai là người được nói đến trong những câu thơ trên? Đó chỉ có thể là nhà văn Nguyên Hồng. HĐ2: HD HS cách đọc, chú ý giọng của người cô : Ngọt ngào nhưng cay độc, những lời độc thoại của bé Hồng. GV đọc mẫu HS đọc, nhận xét. Nêu vài nét về tác giả Nguyên Hồng. Giớin thiệu về tập hồi kí “ Những ngày thơ ấu”: Gồm 9 chương. GV giới thiệu vị trí đoạn trích. Em hiểu thế nào là hồi kí? ( Ghi lại những câu chuyện coá thật đã xảy ra trong cuộc đời mỗi con ngườicụ thể, thường là của chính tác giả.) Giải thích một số từ ngữ khó: Tha phương cầu thực, đoạn tang, cổ tục. Chuyện gì được kể trong hồi kí này? ( Bé Hồng mồ côI bị hắt hủi nhưng vẫn một lòng yêu thương kính mến người mẹ đáng thương của mình) - Nhân vật chính là ai? ( Bé Hồng) - Phương thức biểu đạt chính? - Những sự việc chính nào được kể trong đoạn hồi kí này? Tương ứng với nó là phần văn bản nào? ( 2 sự việc: + Bé Hồng trong cuộc nói chuyện với bà cô: Từ đầu “ người ta hỏi đến chứ”. + Bé Hồng gặp mẹ và ở trong lòng mẹ: Phần còn lại. HĐ3: - Theo dõi phần đầu của văn bản, em thấy bé Hồng có một cảnh ngộ như thế nào? ( Bé Hồng mồ côi cha, xa mẹ, hai anh em Hồng phải sống nhờ vào người cô ruột, khôngv được yêu thương, bi hắt hủi) cảnh ngộ thương tâm và bất hạnh - Cảnh ngộ ấy tạo nên thân phận bé Hông như thế nào? ( Cô đơn, đau khổ luôn khát khao tình mẹ) HS thảo luận: 1.Trong cuộc đối thoại , người cô bé Hồng hiện lên qua những chi tiết, lời nói điển hình nào? Tháiđộ của cô ra sao qua những chi tiết đó ? 2. Những biểu hiện của bé Hồng ra sao, tâm trạng của bé như thế nào trong cuộc đối thoại? HS thảo luận, tìm ra các chi tiết: + Bà cô:gọi, cười hỏi ,có vẻ quan tâm đến bé Hồng, gợi nỗi đau trong lòng bé khi nhắc đến mẹ => thái độ giả dối, che giấu dã tâm độc ác của mình. + Bé Hồng : cúi đầu không đáp lại , lòng thắt lại, bé khóc không thành tiếng, bé nhận ra tâm địa đọc ác của người cô => Bé Hồng đau khổ, tủi cực. - Trong cuộc nói chuyện đó bé có suy nghĩ gì? ( Giá những cổ tục ….nghiền cho kì nát vụn mới thôi) -Phân tích để thấy cái hay của chi tiết đó? ( NT so sánh, từ ngữ cùng trường từ vựng chỉ hành động => khát vọng muốn giả phóng cho mẹ) - Em nhận xét, đánh giá bé Hồng? - Cuộc đối thoại được xây dựng bằng thủ pháp NT nào? ý nghĩa của NT đó? *Luyện tập:BTTN Nhân vật bà cô trong cuộc trò chuyện là người như thế nào? A.Là người xấu xa, xảo quệt, thâm độc với những rắp tâm tanh bẩn. B. Là người đại diện cho những thành kiến phi nhân đạo, cổ hủ của xã hội lúc bấy giờ. C Là người có tính cách tiêu biểu cho những người phụ nữ ta từ xưa đến nay. D. Gồm A và B ( Đáp án D) I.đọc– hiểu chú thích.(18 phút) 1. Đọc 2. Chú thích * - Tác giả: Nguyên Hồng(1918 – 1982) Là nhà văn của những người cùng khổ. - TP: “ Những ngày thơ ấu” – Hồi kí tự truyện.( 1941) - Đoạn trích thuộc chương 4. 3. Phương thức biểu đạt: Tự sự + Biểu cảm 4. Bố cục: 2 phần II. Đọc – hiểu văn bản.(18phút) 1 Bé Hồng trong cuộc nói chuyện với bà cô. a. Bà cô bé Hồng: -Là người nhẫn tâm, độc ác, muốn gieo rắc vào đầu bé những hoài nghi để bé khinh miệt mẹ. b.Bé Hồng: - Đau khổ tủi cực. - Một lòng thương mẹ - Khát vọng giải phóng cho mẹ. Bé Hồng là người con hiếu thảo và yêu thương mẹ. - TN tương phản:làm nổi bật tính cách tàn nhẫn của bà cô và đề cao tình cảm của bé Hồng HĐ4: D. Củng cố, dặn dò: (3 phút) Tóm tắt đoạn trích. HDVN: Soạn tiếp phần còn lại. Ngày soạn: ……. Ngày giảng:……. Tiết 6: Văn bản trong lòng mẹ Trích Những ngày thơ ấu (Nguyên Hồng) A.mục tiêu cần đạt: - Giúp HS thấy được tình thương yêu cháy bỏng của nhà văn thơ ấu đối với người mẹ bất hạnh, cảm nhận được tình mẫu tử thiêng liêng có sức mạnh lớn được thể hiện trong văn bản. - Giáo dục HS lòng kính yêu cha mẹ, những người đã sinh ra và nuôi dưỡng chúng ta. Rèn kĩ năng phân tích nhân vật trong tác phẩm. *Tích hợp :trường từ vựng * Trọng tâm: Bé Hồng khi gặp mẹ và ở trong lòng mẹ. B. Chuẩn bị:- Tranh SGK, bảng phụ C. Tiến trình các hoạt động: HĐ của thầy và trò Nội dung HĐ1: - Kiểm tra: NT đặc sắc mà tác giả sử dụng để xây dựng cuộc đối thoại giã bé Hồng với bà cô? ý nghĩa? - GV giới thiệu vào bài. HĐ2: Chon HS đọc đoạn 2 - Khi bất chợt nhìn thấy người ngồi trên xe, Hồng đã làm gì? (Gọi: Mợ ơi! Mợ ơi! Mợ ơi!) - Cách gọi ấy có gì gây chú ý cho em? (Gọi dồn dập) - Thể hiện điều gì ở bé Hồng? ( Bất ngờ, bối rối) GV: Tiếng gọi có giá trị biểu cảm lớn vì nó bị dồn nén đã bao lâu, nay mới được bật ra thành lời, cho nên đó là tiếng gọi thiêng liêng và mãnh liệt. - Sau tiếng gọi ấy bé có suy nghĩ ra sao? (Nếu không phải là mẹ => tủi cực, xấu hổ) - Bé Hồng đã có sự liên tưởng như thế nào? ( Nếu không phải là mẹ…..khác gì ảo ảnh của một dòng nước…) - GV cho HS thảo luận: 1. NT được sử dụng để xây dựng chi tiết này. 2. ý nghĩa của chi tiết đó. ( NT : so sánh liên tưởng => Bé khát khao gặp mẹ như người bộ hành đi trên sa mạc đang khát nước gặp được dòng nước mát) GV: Đó là một so sánh đặc sắc, có giá trị gợi cảm lớn - Rồi người ngồi trên xe đó chính là mẹ bé. Khi gặp mẹ, bé có những biểu hiện gì? - Chi tiết:Thở hồng hộc,trán đẫm mồ hôi,có phải do bé mệt không? ( Một phần do bé chạy mệt, nhưng cái chính là do bé xúc động, bất ngờ) - So sánh tiếng khóc của bé Hồng trong cuộc nói chuyện với bà cô và tiếng khóc lúc này? (Trong cuộc đối thoại: Khóc nghẹn ngàovì uất ức, tủi cực, không nên lời. Bây giờ là tiếng khóc của sự sung sướng, thoả nguyện, hạnh phúc.) - Như vậy em có thể nhận xét về tâm trạng của bé Hồng trong những giây phút đầu tiên được gặp mẹ? - Khi được mẹ kéo lên xe và được ngả đầu vào lòng mẹ, được mẹ ôm ấp, vuốt ve, bé Hồng cảm thấy như thế nào? - Khi nào chúng ta có được những cảm giác đó? ( Sung sướng và hạnh phúc dâng trào) * Tích hợp: Những từ ấm áp, mơn man, thơm tho,êm dịu, cùng chỉ về cảm giác của con người => Trường từ vựng cảm giác (chúng ta học ở tiết sau) - Những lời nói của bà cô trước đó ,bây giờ đối với bé Hồng nó như thế nào? - Chi tiết đó có ý nghĩa như thế nào? ( Tình mẫu tử thiêng liêng, mạnh mẽ đã nhấn chìm sự cay độc nghiệt ngã mà bà cô đã gieo rắc cho bé Hồng) - Như vậy, ở đoạn văn ngắn này chúng ta cảm nhận được điều gì ở hai mẹ con bé Hồng? GV: Cảm giác sung sướng đến cực điểm của đứa con khi ở trong lòng mẹđược Nguyên Hồng diễn tả bằng cảm hứng đặc biệt say mê cùng những rung động vô cùng tinh tế. Nó tạo ra một không gian của ánh sáng, của màu sắc, của hương thơm, vừa lạ lùng, vừa gần gũi. Nó là hình ảnh về một thế giới đang bừng nở, hồi sinh, một thế giới dịu dàng kỉ niệm và ăm ắp tình mẫu tử. Chú bé Hồng bồng bềnh trôi trong cảm giácvui sướng rạo rực. Những lời cay độc của bà cô, những tủi cực vừa qua bị chìm đi giữa dòng cảm xúc miên man đó. HĐ3: - NT đặc sắc mà tác giả đã sử dụng để làm nên sức lôi cuốn cho đọan hồi kí? - Qua đoạn trích: “ Trong lòng mẹ”, Hãy chứng minh văn Nguyên Hồng giàu chất trữ tình? ( +Nội dung câu chuyện: Nỗi cay đăng, tủi cực, tình thương mẹ của tác giả. + Cảm xúc của nhân vật: Căm tức, cay đắng tột cùng. Tình thương yêu nồng nàn thắm thiết) GV cho HS đọc to phần ghi nhớ trong SGK. *Luyện tập: Em hiểu gì về chú bé Hồng qua đoạn trích? A.Là một chú bé phải chịu nhiều nỗi đau mất mát. B. Là một chú bé dễ xúc động, tinh tế và nhạy cảm. C. Là một chú bé có tình thương yêu mẹ vô bờ. D. Cả A, B, C đều đúng. ( Đáp án D) ? Qua đoạn trích trên, em hãy chứng minh Nguyên Hồng là nhà văn của phụ nữ và trẻ em. (- Nguyên Hồng viết nhiều về phụ nữ, trẻ em bất hạnh, nghèo khổ. - Nhà văn dành cho phụ nữ và trẻ em sự nâng niu, trân trọng. - Nhà văn chân trọng vẻ đẹp tâm hồn, đức tính cao quý của người phụ nữ và trẻ em.) ( 4 phút) II. Đọc – hiểu văn bản (31 phút) 2. Bé Hồng khi gặp mẹ và ở trong lòng mẹ. * Nhìn thấy mẹ. - Gọi dồn dập => Tiếng gọi thiêng liêng, mãnh liệt. - Bé Hồng khát khao gặp mẹ đến cháy bỏng. *Khi gặp mẹ: - Thở hồng hộc, trán đẫm mồ hôi - Trèo lên xe,sà vào lòng mẹ. - Bé oà khóc. =>Xúc động, bất ngờ, hạnh phúc. * Khi ở trong lòng mẹ. -Cảm thấy ấm áp, mơn man, thơm tho, êm dịu. - Muốn bé lại để được mẹ ôm vào lòng. - Lời nói cay độc của bà cô chìm dần => Niềm sung sướng, hạnh phúc tột độ của bé Hồng và tình mẫu tử thiêng liêng của hai mẹ con bé. III. Tổng kết – ghi nhớ.(8 phút) 1 NT: - Kết hợp kể và bộc lộ cảm xúc. - Hình ảnh so sánhgây ấn tượng, giàu sức gợi cảm 2. ND: - Kể lại chân thực và cảm động những cay đắng, tủi cực cùng tình thương yêu cháy bỏng của nhà văn thời thơ ấu đối với người mẹ bất hạnh. HĐ4: D. Củng cố và hướng dẫn về nhà:( 2 phút) Đọc lại ghi nhớ. Tóm tắt đoạn trích Chuẩn bị : Trường từ vựng Ngày soạn :……… Ngày dạy:………….. Tiết 7: Trường từ vựng. A.mục tiêu cần đạt. 1. HS biết khái niệm, biết xác lập các trường từ vựng cơ bản. 2.Bước đầu hiểu mối quan hệ giữa trường từ vựng với các hiện tượng ngôn ngữ như: đồng nghĩa, trái nghĩa, ẩn dụ, hoán dụ. 3. Biết vận dụng vào viết văn, trình bày văn bản. * Trọng tâm: Luyện tập * Tích hợp: Văn bản “ Trong lòng mẹ” B. Chuẩn bị: GV: Bảng phụ, sơ đồ HS : Đọc và chuẩn bị bài. C. Tiến trình các hoạt động. HĐ của thầ

File đính kèm:

  • docgiao an chuan(1).doc
Giáo án liên quan