A.Mục tiêu cần đạt:
- Giúp Hs cảm nhận được niềm khao khát tự do mãnh liệt, nỗi chán ghét cái thực tại tù túng, tầm thường, giả dối được thể hiện trong bài thơ qua lời con hổ bị nhốt.
- HS thấy được bút pháp lãng mạn đầy truyền cảm của nhà thơ.
B.Chuẩn bị:
- GV : sgk, sgv, giáo án.
- HS : sgk, vở.
C. Tiến trình lên lớp :
I. Khởi động:
1. Ổn định:
2. KTBC: Kiểm tra việc soạn bài của HS.
3. Bài mới:
II. Hình thành kiến thức mới :
105 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1112 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn lớp 8 học kỳ 2, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NS
TIẾT 73+74 : NHỚ RỪNG
( Thế Lữ)
A.Mục tiêu cần đạt:
- Giúp Hs cảm nhận được niềm khao khát tự do mãnh liệt, nỗi chán ghét cái thực tại tù túng, tầm thường, giả dối được thể hiện trong bài thơ qua lời con hổ bị nhốt.
- HS thấy được bút pháp lãng mạn đầy truyền cảm của nhà thơ.
B.Chuẩn bị:
- GV : sgk, sgv, giáo án.
- HS : sgk, vở.
C. Tiến trình lên lớp :
I. Khởi động:
1. Ổn định:
2. KTBC: Kiểm tra việc soạn bài của HS.
3. Bài mới:
II. Hình thành kiến thức mới :
-GV gọi HS đọc chú thích sgk / 5&6.
* GV nói thêm: Thế Lữ là nhà thơ tiêu biểu của phong trào thơ mới. Tác phẩm nhớ rừng là tác phẩm mở đường cho sự thành công của phong trào thơ mới.
-GV giải thích 1 số từ khó cho HS hiểu.
-GV hướng dẫn cách đọc : Chú ý giọng phù hợp nội dung, cảm xúc của mỗi đoạn thơ.
-GV đọc mẫu – HS đọc lại -> nhận xét.
GVh: Em đã học những thể thơ nào rồi?
->HSTL: thất ngôn tứ tuyệt, ngũ ngôn tứ tuyệt, lục bát, song thất lục bát, thất ngôn bát cú Đường Luật.
GVh: Quan sát bài thơ và cho biết điểm mới về hình thức của bài thơ này so với bài thơ khác ?
->HSTL: Không hạn định về số câu, số chữ, số đoạn ; ngắt nhịp tự do, vần không cố định, giọng thơ phóng khoáng.
GVh: Bài thơ thuộc thể thơ gì?
->HSTL: thơ 8 chữ.
GVh: Cho biết bố cục của bài thơ?
->HSTL: 5 đoạn:
+ Đ 1&4: Cảnh vườn bách thú nơi con hổ bị giam
+ Đ 2&3 : Nỗi nhớ thời oanh liệt của con hổ.
+ Đ 5 : Khao khát giấc mộng ngàn.
-GV gọi HS đọc lại đoạn 1 & 4 :
GVh: Đoạn 1 thể hiện tâm trạng của nhân vật nào? Trong hoàn cảnh nào ?
->HSTL: Tâm trạng của con hổ khi bị nhốt trong củi ở vườn bách thú.
GVh: Hổ cảm nhận được nỗi khổ nào khi bị nhốt trong vườn bách thú ?
_>HSTL: Nỗi khổ không được hoạt động trong 1 thời gian dài ; phải ở trong 1 không gian tù hãm ; bị biến thành trò chơi cho thiên hạ ; nỗi bất bình vì bị ở chung với bọn thấp kém.
Gvh: “Khối căm hờn” là gì ?
GVh: Trong những nỗi khổ đó, nỗi khổ nào đã tạo thành khối căm hờn ? Vì sao ?
->HSTL: Nỗi nhục bị biến thành trò chơi lạ mắt cho bọn người ngạo mạn, ngẩn ngơ.
* GV nói: Vì hổ vốn là chúa tể sơn lâm, vốn được cả muôn loài kể cả loài người phải khiếp sợ. Vậy mà bây giờ phải trở thành trò chơi. Nỗi nhục quá lớn ấy đã biến thành khối căm hờn.
GVh: Theo em nhu cầu sống và thái độ của hổ lúc này là gì?
->HSTL: Chán ghét cuộc sống tầm thường, tù túng ; khao khát tự do ; ước được sống đúng với phẩm chất của mình.
GVh: Cảnh vườn bách thú được miêu tả qua những chi tiết nào ?
->HSTL: hoa chăm, cỏ xen, lối phẳng, cây trồng, nước đen giả suối…
GVh: Em có nhận xét gì về những cảnh tượng ấy?
->HSTL: nhỏ bé, vô hồn và giả tạo.
GVh: Chính những cảnh tượng ấy đã gây nên những phản ứng nào trong tâm trạng con hổ ?
->HSTL: niềm uất hận ngàn thâu.
*GV bình: đáng chán, đáng ghét, đáng khinh… tất cả đều đơn điệu nhàm chán và giả dối, không phải là thế giới tự nhiên như nơi hổ sống trước kia => tâm trạng bực bội, buồn bã khi phải sống chung với mọi thứ quá tầm thường.
GVh: Theo em tâm trạng của hổ cũng là tâm trạng của ai nữa ?
->HSTL: còn là tâm trạng của tác giả. Chán ghét cao độ đối với xã hội đương thời : tầm thường, giả dối, tù túng.
- GV gọi HS đọc đoạn 2&3:
GVh: Cảnh núi rừng của chúa sơn lâm được miêu tả như thế nào? Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì ? Tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó ?
->HSTL: sử dụng điệp từ “với” và các động từ “gào, thét” => sức sống mãnh liệt của núi rừng đầy bí ẩn.
GVh: Hình ảnh chúa tể muôn loài hiện lên như thế nào giữa không gian ấy? Hình ảnh đó mang vẻ đẹp như thế nào ?
GVh: Em có nhận xét gì về thời gian ở đoạn 3 ?
->HSTL: rất nhiều thời điểm : đêm, ngày, bình minh, chiều.
GVh: Cảnh sắc trong mỗi thời điểm có gì nổi bật? Thiên nhiên hiện lên như thế nào ?
->HSTL: rực rỡ, huy hoàng, hùng vĩ, bí ẩn .
*Gvnói: Đoạn 3 có thể coi như một bức tranh tứ bình đẹp lộng lẫy. Với mỗi cảnh con hổ đều nổi bật lên với tư thế lẫm liệt, kiêu hùng.
GVh: Giữa cảnh thiên nhiên ấy con hổ sống một cuộc sống như thế nào ?
Gvh: “ta” thuộc từ loại gì?
->HSTL: đại từ.
GVh: Việc lặp lại các đại từ ta có tác dụng gì ?
->HSTL:thể hiện khí phách ngang tàng, làm chủ.
*GV chốt : Tất cả chỉ là dĩ vãng huy hoàng , chỉ hiện ra trong nỗi nhớ da diết tới đau khổ của con hổ.
Gvh: Điệp từ “đâu” kết hợp với câu thơ cảm thán “than ôi” có ý nghĩa gì ?
->HSTL: nhấn mạnh nỗi tiếc nuối, thấm thía nỗi buồn của con hổ khi không còn được nhìn thấy nơi quen thuộc của mình.
Gvh: Em có nhận xét gì về nghệ thuật cũng như nôi dung mà tác giả sử dụng ở đoạn 1 & 4 so với đoạn 2 & 3 ?
->HSTL: đối lập.
-GV gọi HS đọc đoạn 5 :
GVh: Giấc mộng ngàn của hổ hướng tới một không gian như thế nào ?
->HSTL: hùng vĩ, thênh thang, oai linh, bí ẩn .
*Gv nói : đó chỉ là không gian trong mộng vì đó là “nơi ta không còn được thấy bao giờ”
Gvh: Em nhận xét giấc mộng của hổ là một giấc mộng như thế nào ?
->HSTL: mãnh liệt, to lớn nhưng đau xót , bất lực vì không thực hiện được -> đó là một nỗi đau bi kịch.
GVh: từ hình ảnh và khát vọng của hổ , em hiểu được hình ảnh và khát vọng nào của con người trong xã hội đương thời ?
->HSTL: Khát vọng được sống chân thật với cuộc sống của mình, trong xứ sở của mình -> khát vọng được sống tự do, được giải phóng.
* GV bình và chốt : Đó là tâm trạng chung của mọi người dân mất nước lúc đó. Bài thơ đã chạm đến huyệt thần kinh nhạy cảm nhất của toàn dân VN đang sống trong cảnh nô lệ, bị tù ngục, giam hãm và họ cũng đang gậm một khối căm hờn và tiếc nuối khôn nguôi thời oanh liệt vàng son với những chiến tích chống ngoại xâm vẻ vang trong lịch sử dân tộc. Vì thế bài thơ vừa ra đời đã được công chúng đón nhận. Lời con hổ chính là tiếng lòng sâu kín của họ.
-GV treo câu hỏi thảo luận : “Nếu nhớ rừng là 1 tác phẩm tiêu biểucủa thơ lãng mạn thì em hiểu những điểm mới nào của thơ lãng mạn Việt nam”
-HS thảo luận trong 5 phút – GV gọi HS trả lời.
-> Lời thơ chán ghét thực tại giả dối, tầm thường . hướng đến ước mơ về 1 cuộc sống tự do, chân thật. Giọng thơ khoẻ khoắn, tràn đầy cảm hứng lãng mạn.
III. Tổng kết : GV chốt toàn bài và gọi HS đọc ghi nhớ.
IV. Luyện tập và củng cố :
A.Tìm hiểu bài :
I. Tác giả – Tác phẩm :
( SGK / 5 & 6 )
II. Đọc – hiểu văn bản:
1. Cảnh con hổ ở vườn bách thú :
-> Chán ghét cuộc sống tầm thường, tù túng, khao khát tự do => khối căm hờn.
=> Bực bội, buồn bã, chán ghét cuộc sống nhỏ bé , vô hồn, giả tạo => niềm uất hận ngàn thâu.
2. Nỗi nhớ thời oanh liệt :
=> Ngang tàng, lẫm liệt, uy nghiêm giữa cảnh sơn lâm hùng vĩ, bí ẩn -> đầy uy lực của một vị đế vương.
3. Niềm khao khát của con hổ :
Hỡi oai linh…….hùng vĩ..
….ta ngự trị…
…ta vùng vẫy ngày xưa..
…ta đương theo giấc mộng ngàn
…hồn ta phảng phất ..
Hỡi cảnh rừng…của ta ơi!
=>Khao khát mãnh liệt được giải phóng, tự do trên xứ sở của mình.
III. Ghi nhớ : ( SGK /7 )
B. Luyện tập :
Đọc diễn cảm và học thuộc lòng bài thơ.
V. Dặn dò :
- Học ghi nhớ và học thuộc lòng bài thơ.
- Soạn bài : “ Câu nghi vấn”
+ Đặc điểm hình thức và chức năng chính của câu nghi vấn ?
+ Xem trước phần luyện tập.
********************************************************
NS:
TIẾT 75 : CÂU NGHI VẤN
A.Mục tiêu cần đạt :
- Giúp Hs biết được đặc điểm hình thức của câu nghi vấn .
- Phân biệt được câu nghi vấn với các kiểu câu khác .
- Nắm vững chức năng chính của câu nghi vấn là dùng để hỏi.
B.Chuẩn bị :
- GV : sgk, sgv, giáo án, bảng phụ.
- HS : sgk, vở.
C.Tiến trình lên lớp :
I. Khởi động :
1. Ổn định :
2. KTBC : Kiểm tra việc soạn bài của HS . 3. Bài mới :
II. Hình thành kiến thức mới :
-GV treo bảng phụ VD 1 /11 – HS đọc to VD.
Gvh: Trong đoạn trích trên câu nào là câu nghi vấn ?
GVh: Đặc điểm hình thức nào cho biết đó là câu nghi vấn ?
->HSTL: kết thúc bằng dấu chấm hỏi và có từ nghi vấn.
GVh: Những câu nghi vấn trên được dùng để làm gì ?
->HSTL: dùng để hỏi .
Gvh: Cho thêm 1 vài VD về câu nghi vấn ?
HS tự đặt ví dụ có câu nghi vấn dùng để hỏi.
III. Tổng kết : GV chốt và gọi HS đọc ghi nhớ.
IV. Luyện tập và củng cố :
Gv hướng dẫn HS làm bài tập.
A.Tìm hiểu bài :
I. Đặc điểm hình thức và chức năng chính :
1. Đặc điểm :
- Kết thúc câu có dấu chấm hỏi.
- Có từ nghi vấn : gì, nào, sao,…
2. Chức năng chính:
- Dùng để hỏi.
II.Ghi nhớ : ( SGK /11 )
B. Luyện tập :
1/11: Xác định câu nghi vấn và cho biết đặc điểm của câu nghi vấn ?
2/12: Đặc điểm của câu nghi vấn ? Có thể thay “hoặc” cho “hay” được không?
-> không thể thay được vì như thế câu nghi vấn sẽ trở thành câu trần thuật và ý nghĩa sẽ khác hẳn.
3/12: Không thể đặt dấu chấm hỏi vì đó không phải là câu nghi vấn .
- Ở câu a,b từ nghi vấn “có..không…”, “tại sao” chỉ làm chức năng bổ ngữ.
- Ở câu c,d từ “nào”, “cũng” là từ phiếm định -> khẳng định (không phải từ nghi vấn ).
4/13: Phân biệt hình thức và ý nghĩa của 2 câu : “Anh có khoẻ không ?” và “Anh đã khoẻ chưa?”
+ Khác về hình thức : - Câu a : có…không…
- Câu b : đã…chưa…
+ Khác về nội dung và ý nghĩa : - Câu a : hỏi 1 người bình thường.
- Câu b : hỏi 1 người đã từng có vấn đề về sức khoẻ.
5/13: Sự khác nhau về hình thức và ý nghĩa của 2 câu thể hiện ở trật tự từ :
+ Câu a : Bao giờ anh đi Hà Nội ? -> hỏi về hành động ở tương lai.
+ Câu b : Anh đi Hà Nội bao giờ ? -> hỏi về hành động đã xảy ra trong quá khứ.
V. Dặn dò :
- Học ghi nhớ và hoàn thành các bài tập.
- Soạn bài : “ Viết đoạn văn trong văn bản thuyết minh”
+ Đọc các ví dụ và tìm câu chủ đề ?
+ khi viết đoạn văn cần chú ý điều gì ?
**************************************************************
NS:
TIẾT 76 : VIẾT ĐOẠN VĂN TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH
A.Mục tiêu cần đạt :
Giúp Hs biết cáh sắp xếp ý trong đoạn văn thuyết minh cho hợp lí .
B.Chuẩn bị :
- GV : sgk, sgv, giáo án .
- HS : sgk, vở.
C.Tiến trình lên lớp :
I. Khởi động :
1. Ổn định :
2. KTBC: Kiểm tra việc soạn bài của HS .
3. Bài mới :
II.Hình thành kiến thức mới :
-GV gọi HS đọc VD 1 a,b / 14.
GVh: Câu nào là câu chủ đề ? Các câu còn lại làm nhiệm vụ gì ?
->HSTL:Câu 1 là câu chủ đề . Các câu còn lại bổ sung, giải thích cho câu chủ đề.
GVh: Em có nhận xét gì về vị trí của câu chủ đề so với các câu có ý giải thích, bổ sung ?
Gvh: Nội dung của đoạn a là gì ?
GVh: Ở ví dụ b, câu nào là câu củ đề ? Tìm từ ngữ chủ đề ? Các câu còn lại làm nhiệm vụ gì ?
->HSTL: từ ngữ chủ đề : Phạm Văn Đồng.
Các câu tiếp theo làm nhiệm vụ cung cấp thông tin về Phạm Văn Đồng theo lối liệt kê các hoạt động đã làm.
Gvh: Cho biết nội dung của đoạn b ?
-GV gọi Hs đọc VD 2 a,b /14.
GVh: Hãy nêu nhược điểm của mỗi đoạn và cho biết cách sửa lại các đoạn văn đó cho đúng ?
Gvh: Để viết đoạn văn trong văn bản thuyết minh cần xác địnhù điều gì ?
->HSTL: Xác định các ý lớn.
GVh: Khi viết đoạn văn thuyết minh cần chú ý điề gì ?
III. Tổng kết : GV chốt và gọi HS đọc ghi nhớ .
IV. Luyện tập và củng cố :
V.Dặn dò : - Học ghi nhớ và hoàn thành bài tập.
- Soạn bài : “Quê hương”
+ Tìm bố cục? Các biện pháp nghệ thuật?
+ Trả lời câu hỏi phần đọc hiểu văn bản?
A.Tìm hiểu bài :
I. Đoạn văn trong văn bản thuyết minh :
II. Ghi nhớ : ( SGK /15 )
B. Luyện tập :
1/15: Viết đoạn mở bài và kết bài cho đề bài “ Giới thiệu trường em “
2/15: Viết đoạn văn thuyết minh cho chủ đề “ Hồ Chí Minh- lãnh tụ vĩ đại của nhân dân Việt Nam”
NS :
TIẾT 77 : QUÊ HƯƠNG
( Tế Hanh )
A.Mục tiêu cần đạt :
- Giúp HS cảm nhận được vẻ đẹp tươi sáng, giàu sức sống của một làng quê miền biển được miêu tả trong bài thơ và tình cảm quê hương đằm thắm của tác giả .
- Thấy được những nét đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ.
B.Chuẩn bị :
- Gv : sgk, sgv, giáo án.
- HS : sgk, vở.
C.Tiến trình lên lớp :
I. Khởi động :
1. Ổn định :
2. KTBC: - Đọc thuộc lòng bài thơ “ Nhớ rừng” ?
- Cho biết tâm trạng của hổ ở đoạn 1&4 so với đoạn 2&3 ?
3. Bài mới :
II. Hình thành kiến thức mới :
-GV gọi HS đọc chú thích /17.
Gvh: Cho biết một vài nét chính về tác giả ? tác phẩm ?
-GV giải thích 1 số từ khó cho HS hiểu .
-GV hướng dẫn cách đọc .
-GV đọc mẫu – HS đọc -> nhận xét
GVh: Cho biết bố cục của bài thơ và nội dung từng phần ?
->HSTL: 2 phần
+ Phần 1 : hình ảnh quê hương.
+ Phần 2 : Tình cảm của tác giả đối với quê .
GVh: Trong bài thơ tác giả đã sử dụng những phương thức biểu đạt nào ?
->HSTL: Phần 1 : miêu tả ; Phần 2 : biểu cảm.
-GV gọi HS đọc phần 1 .
Gvh: Làng quê tác giả có gì đặc biệt ?
->HSTL: làm nghề chài lưới .
GVh: Hình ảnh dân chài hiện lên bằng những cảnh nào?
->HSTL: - Cảnh dân chài bơi thuyền đi đánh cá.
- Cảnh thuyền và người về bến .
GVh: Hãy tìm những đoạn thơ tương ứng ?
GVh: Làng chài được miêu tả với những hình ảnh nổi bật nào ?
->HSTL: chiếc thuyền và cánh buồm.
GVh: Ở đây tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì ? Tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó?
->HSTL: so sánh . Tuấn mã là ngựa đẹp, khoẻ, phi nhanh -> ca ngợi vẻ đep dũng mãnh của con thuyền khi lướt sóng.
GVh: Cánh buồm được miêu tả có gì độc đáo ?
->HSTL: Như mảnh hồn làng.
*Gv : Phép so sánh và ẩn dụ gợi liên tưởng con thuyền như mang linh hồn , sự sống của làng chài.
* GV giảng : 2 câu thơ đầu bình dị mà tự nhiên . Tác giả đã miêu tả cảnh trai tráng bơi thuyền đi đánh cá . Tác giả đã sử dụng 1 loạt các từ ngữ : hăng , phăng , vượt…-> khí thế dũng mãnh của con thuyền khi ra khơi , toát lên 1 sức sống mạnh mẽ, một vẻ đẹp hùng tráng và đầy tự tin.
Gvh: Đọc những câu thơ miêu tả chiếc thuyền và cánh buồm. Em thấy được cảm xúc nào của tác giả khi miêu tả về chúng ?
->HSTL: phấn chấn, tin yêu, tự hào về quê hương mình.
GVh: Cảnh thuyền va người về bến được miêu tả qua các chi tiết nào ? Người dân chài được gợi tả bằng những chi tiết rất điển hình, hãy chỉ rõ ?
Gvh: Cho biết cảm nhận của em về những chi tiết ấy ?
GVh: Qua những chi tiết ấy, em có cảm nhận gì về cuộc sống nơi đây ?
GVh: Tác giả đã sử dụng nghệ thuật gì trong câu “ chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm”, “Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ” ?
->HSTL: nhân hoá
* GV chốt : Cảm nhận con thuyền như 1 cơ thể sống, 1 phần sự sống của làng chài, gắn bó mật thiết với sự sống của con người nơi đây. Con thuyền vô tri, vô giác nhưng nhờ phép nhân hoá nó đã trở nên có hồn, 1 tâm hồn tinh tế . Nếu không có tâm hồn tinh tế và tài hoa, 1 tấm lòng gắn bó sâu nặng với quê hương thì không thể có những câu thơ hay như vậy .
-GV gọi Hs đọc phần 2 :
Gvh: mặc dù đã đi xa quê hương nhưng tác giả vẫn luôn nhớ những gì ở quê ?
GVh: Cuộc sống như thế nào gợi lên qua các chi tiết ấy ?
->HSTL: giàu đẹp, thanh bình, êm đềm , vui vẻ.
GVh: Tình cảm của tác giả đối với làng quê như thế nào ? Tình cảm ấy được bộc lộ trực tiếp hay gián tiếp ?
GVh: Qua bài thơ em hiểu gì về nhà thơ Tế Hanh?
->HSTL: một con người rất tinh tế, yêu quê hương, tình cảm thuỷ chung.
GVh: Bài thơ có gì đặc sắc về nghệ thuật ?
->HSTL: sự sáng tạo hình ảnh thơ : hình ảnh phong phú, chân thật, sinh động, không tô vẽ, từ ngữ gợi hình, lãng mạn.
III. Tổng kết : GV chốt và gọi hS đọc ghi nhớ .
IV. luyện tập và củng cố :
Gv hướng dẫn HS làm bài tập.
A.Tìm hiểu bài :
I. Tác giả –Tác phẩm :
( SGK /17 )
II. Đọc - hiểu văn bản :
Hình ảnh quê hương :
…nghề chài lưới…
Nước bao vây …
Khi trời trong, gió nhẹ…
Chiếc thuyền …hăng như con tuấn mã…
Phăng mái chèo…vượt …
Cánh buồm ….mảnh hồn làng…
-> so sánh
…ồn ào trên bến đỗ…
…tấp nập đón ghe về…
…cá đầy ghe…
…dân chài…làn da ngâm..
…nồng thở vị xa xăm…
-> hình ảnh phong phú , chân thật, sinh động, cụ thể.
=> cuộc sống êm đềm, thanh bình, vui vẻ, giàu đẹp.
Tình cảm của tác giả đối với quê hương:
…lòng…luôn tưởng nhớ
…nhớ cái mùi nồng mặn quá..
=> nhớ da diết , gắn bó sâu nặng, chung thuỷ đối với quê hương.
III. Ghi nhớ : ( sgk /18 )
B. Luyện tập :
1/18 : Đọc diễn cảm và học thuộc lòng bài thơ.
2/18 : Sưu tầm một số câu thơ hoặc đoạn thơ nói về quê hương mà em thích.
V. Dặn dò :
- Học thuộc bài thơ và ghi nhớ / 18 .
- Soạn bài : “ Khi con tu hú”
+ Bố cục ?
+ Phân tích tâm trạng của tác giả ?
+Cái hay của bài thơ thể hiện ở điểm nào ?
+ Trả lời câu hỏi phần đọc hiểu văn bản .
************************************************************
NS :
TIẾT 78 : KHI CON TU HÚ
( Tố Hữu )
A.Mục tiêu cần đạt :
Giúp HS cảm nhận được lòng yêu sự sống, niềm khao khát tự do cháy bỏng của người chiến sĩ cách mạng trẻ tuổi đang bị giam cầm trong tù ngục được thể hiện bằng những hình ảnh gợi cảm về thể thơ lục bát giản dị mà tha thiết .
B.Chuẩn bị :
- GV : sgk, sgv, giáo án .
- HS : sgk, vở.
C.Tiến trình lên lớp :
I. Khởi động :
1. Ổn định :
2. KTBC : - Đọc thuộc lòng bài thơ “Quê hương” ?
- Phân tích cái độc đáo trong nghệ thuật bài thơ và tâm trạng của tác giả ?
3. Bài mới :
II. Hình thành kiến thức mới :
- Gv gọi HS đọc chú thích / 19.
Gvh: Cho biết một vài nét về tác giả – tác phẩm?
-GV cùng HS giải thích 1 số từ khó .
-GV hướng dẫn cách đọc , chú ý ngắt nhịp chẵn.
-Gv đọc mẫu – HS đọc -> nhận xét .
GVh: Cho biết bố cục của bài thơ ? Nội dung chính mỗi phần ?
-GV gọi HS đọc lại 6 câu thơ đầu :
GVh: Hãy kể những sự vật mà tác giả nhắc đến trong bức tranh mùa hè ? Em có nhận xét gì về phạm vi miêu tả đó ?
->HSTL: phạm vi miêu tả rộng lớn, tỉ mỉ, chi tiết,. Vừa tả trên cao là bầu trời lại tả xuống thấp là mảnh sân khu vườn . Theo thứ tự từ lớn -> nhỏ : trời, đồng, vườn, sân, trái cây, bắp .
GVh: Màu sắc trong bức tranh mùa hè như thế nào ?
->HSTL: rực rỡ, lộng lẫy : lúa vàng, vườn xanh , nắng hồng tươi, ngô vàng, trời xanh.
GVh: Ngoài màu sắc tác giả còn miêu tả gì nữa ?
->HSTL: âm thanh náo nức, rạo rực : tiếng chim tu hú lảnh lót , tiếng ve ngân rộn rã, tiếng sáo diều réo rắt .
GVh: ngoài màu sắc, âm thanh tác giả còn đề cập đến gì khác ?
->HSTL: hương vị.
Gvh: Hương vị có được miêu tả trực tiếp không ? Em có thể cảm nhận được nó qua những sự vật nào ?
->HSTL: hương của đồng lúa đang chín , của trái cây đang ngọt, những vạt ngô đang rây vàng hạt .
GVh: Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng trong phần 1 ? Tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó ?
->HSTL: miêu tả .
*GV giảng : Bầu trời như được mở ra, cao thêm, rộng hơn tạo nên một khoảng không gian thoáng đãng, phóng khoáng. Những cánh diều như được thổi thêm vào sức sống của một sinh thể bay lượn, lộn nhào một cách tự do trên bầu trời.
Gvh: Qua sự miêu tả của tác giả, em thấy mùa hè như thế nào ?
-GV gọi HS đọc 4 câu cuối :
GVh: Theo em cảnh mùa hè tác giả có thấy trực tiếp không ? Vì sao ? Câu thơ nào chứng minh điều đó ?
->HSTL: Tác giả không nhìn thấy trực tiếp cảnh mùa hè mà chỉ cảm nhận nó . “Ta nghe hè dây trong lòng”
GVh: Tác giả cảm nhận mùa hè bằng giác quan nào ? Tác giả nghe thấy những âm thanh nào ?
->HSTL: Dù không trực tiếp thấy được cảnh bê ngoài nhưng qua những âm thanh nghe được tác giả đã tưởng tượng và vẽ nên một bức tranh mùa hè thật sinh động.
Gvh: Tâm trạng người tù được thể hiện ở những dòng nào ? Đó là tâm trạng như thế nào ?->HSTL: ngột ngạt, uất hận.
GVh: Vì sao tác giả có tâm trạng đó ?
->HSTL: ngột ngạt vì sự chật chội của phòng giam. Uất hận vì sự vật thì được tự do con ông là người chiến sĩ mà phải bị giam hãm trong 4 bức tường của phòng giam .
GVh: Chính từ tâm trạng đó, tác giả đã có những hành động gì ? Hành động đó có ý nghĩa như thế nào ?
->HSTL: ông muốn đạp tan căn phòng giam -> thể hiện khát vọng tự do mãnh liệt .
*GV: Ông không chỉ muốn đạp tan phòng giam mà ông còn muốn đạp đổ chế độ thực dân đang kìm hãm và bóp chết lí tưởng của những chiến sĩ cách mạng .
GVh: Hãy so sánh tiếng chim tu hú ở đầu và cuối bài thơ ?
->HSTL: -Ở đầu bài thơ là tiếng chim gọi bầy .
-Ở cuối bài thơ là tiếng kêu khắc khoải .GVh: Em có nhận xét gì về nghệ thật và nội dung của bài thơ ?
III.Tổng kết : GV chốt và gọi HS đọc ghi nhớ .
IV.Luyện tập và củng cố :
A.Tìm hiểu bài :
I. Tác giả – Tác phẩm :
( SGK / 19 )
II. Đọc – hiểu văn bản :
Cảnh mùa hè :
…tu hú gọi bầy…
Lúa chiêm đương chín, trái cây ngọt dần
…vườn râm…
….ve ngân…
..bắp rây…
….nắng đào…
Trời xanh…
…diều sáo…
=> Vui tươi, sinh động, đầy sức sống .
2.Tâm trạng người tù :
…chân muốn đạp…
Ngột làm sao, chết uất thôi..
=> Khát vọng tự do mãnh liệt .
III. Ghi nhớ : (SGK /19)
B.Luyện tập :
V. Dặn dò :
- Học thuộc lòng bài thơ và ghi nhớ .
- Soạn bài : “Câu nghi vấn ( tt)”
+ Những chức năng khác của câu nghi vấn ?
+ Xem trước phần luyện tập .
*****************************************************
NS:
TIẾT 79 : CÂU NGHI VẤN ( TT )
A.Mục tiêu cần đạt :
- Giúp HS hiểu rõ câu nghi vấn không chỉ dùng để hỏi mà còn dùng để cầu khiến, khẳng định, phủ định, đe doạ, bộc lộ tình cảm, cảm xúc.
- Biết sử dụng câu nghi vấn phù hợp với tình huống giao tiếp .
B.Chuẩn bị :
- GV : sgk, sgv, giáo án , bảng phụ.
- HS : sgk, vở, bảng phụ con.
C.Tiến trình lên lớp :
I.Khởi động :
1. Ổn định :
2.KTBC : Cho biết đặc điểm hình thức và chức năng chính của câu nghi vấn ?
Cho ví dụ minh hoạ ?
3.Bài mới : Ngoài chức năng dùng để hỏi, câu nghi vấn cón có chức năng nào khác …
File đính kèm:
- giao an ngu van 8(18).doc