A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
a. Văn: Giúp HS hiểu và phân tích những cảm giác êm dịu, trong sáng man mác buồn của nhân vật tôi ở buổi tựu trường đầu tiên trong đời qua áng văn hồi tưởng giàu chất thơ của Thanh Tịnh.
b. Tiếng Việt: HS hiểu được thế nào là cấp độ khái quát của nghĩa từ và mối quan hệ về cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ.
c. Tập làm văn: Tích hợp với phần văn, tiếng Việt để làm rõ tính thống nhất của chủ đề trong văn bản.
2. Kĩ năng
a. Văn: Làm sống dậy cảm giác của HS về buổi tựu trường đầu tiên.
b. Tiếng Việt: Sử dụng đúng cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ: từ ngữ nghĩa rộng, từ ngữ nghĩa hẹp.
c. Tập làm văn: Hiểu và sử dụng đúng câu văn, đoạn văn để tạo nên tính thống nhất trong chủ đề của văn bản.
3. Thái độ: Biết trân trọng những kỉ niệm êm đẹp, quí trọng thầy cô giáo nhà trường và bạn bè.
Điều kiện giảng dạy
1. Giáo viên:
- Đọc sách giáo khoa, nghiên cứu tài liệu giảng dạy
- Đọc sách tham khảo: Bình giảng ngữ văn 8
Nâng cao ngữ văn 8
- Chuẩn bị phiếu học tập, bảng phụ
- Soạn giáo án.
2. Học sinh
- Soạn bài
- Đọc thêm tư liệu về nhà văn Thanh Tịnh.
B. TỔ CHỨC GIỜ HỌC
177 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1187 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn lớp 8 học kỳ I, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 1:
Ngày soạn:..... tháng....... năm 2005
A. mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức
a. Văn: Giúp HS hiểu và phân tích những cảm giác êm dịu, trong sáng man mác buồn của nhân vật tôi ở buổi tựu trường đầu tiên trong đời qua áng văn hồi tưởng giàu chất thơ của Thanh Tịnh.
b. Tiếng Việt: HS hiểu được thế nào là cấp độ khái quát của nghĩa từ và mối quan hệ về cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ.
c. Tập làm văn: Tích hợp với phần văn, tiếng Việt để làm rõ tính thống nhất của chủ đề trong văn bản.
2. Kĩ năng
a. Văn: Làm sống dậy cảm giác của HS về buổi tựu trường đầu tiên.
b. Tiếng Việt: Sử dụng đúng cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ: từ ngữ nghĩa rộng, từ ngữ nghĩa hẹp.
c. Tập làm văn: Hiểu và sử dụng đúng câu văn, đoạn văn để tạo nên tính thống nhất trong chủ đề của văn bản.
3. Thái độ: Biết trân trọng những kỉ niệm êm đẹp, quí trọng thầy cô giáo nhà trường và bạn bè.
Điều kiện giảng dạy
1. Giáo viên:
- Đọc sách giáo khoa, nghiên cứu tài liệu giảng dạy
- Đọc sách tham khảo: Bình giảng ngữ văn 8
Nâng cao ngữ văn 8
- Chuẩn bị phiếu học tập, bảng phụ
- Soạn giáo án.
2. Học sinh
- Soạn bài
- Đọc thêm tư liệu về nhà văn Thanh Tịnh.
b. tổ chức giờ học
Tiết 1, 2 Môn: Văn Tôi đi học
(Thanh Tịnh)
Giáo viên dẫn dắt giới thiệu văn bản
GV lấy văn bản "Cổng trường" mở ra- Lí Lan để giới thiệu
Lắng nghe
- Yêu cầu HS giới thiệu vài nét về tác giả Thanh Tịnh
- GV bổ sung thêm tư liệu về tác giả, tác phẩm.
I. Tìm hiểu chung:
1. Tìm hiểu tác giả, tác phẩm:
- Tên thật là Trần Văn Ninh
- Ông làm nghề dạy học, viết văn và làm thơ
- Các sáng tác của ông có vẻ đẹp đằm thắm, tình cảm êm dịu.
- Truyện ngắn "Tôi đi học" in trong tập "Quê mẹ"- 1991
- GV hướng dẫn HS cách đọc
- GV đọc mẫu
- GV yêu cầu 2 HS đọc
- Yêu cầu HS nhận xét cách đọc
- GV nhận xét và sửa cách đọc
2. Đọc văn bản
- HS đọc lướt toàn bộ chú thích ở sách giáo khoa
- GV cho HS nêu cách hiểu về các từ: Ông đốc, lạm nhận, lớp ba,..., lớp năm.
3. Tìm hiểu chú thích
- GV giao cho HS tìm hiểu bố cục
II. Phân tích
1. Bố cục:
Bố cục gồm 3 phần:
- Từ đầu......trên ngọn núi
Cảm nhận của nhân vật tôi trên đường tới trường
- Đoạn tiếp theo: Trước sân trường làng Mĩ Lí........được nghỉ cả ngày
Tâm trạng của nhân vật tôi lúc ở sân trường.
- Còn lại: Tâm trạng của nhân vật tôi khi ở trong lớp học.
Hỏi: Em có nhận xét như thế nào về thể loại truyện ngắn này?
- Về thể loại: Đây là truyện ngắn được viết dưới dạng hồi tưởng kỉ niệm
- Yêu cầu HS đọc đoạn 1
- GV đưa ra các câu hỏi để định hướng phân tích
2. Phân tích
a. Cảm nhận của nhân vật tôi trên đường tới trường.
Hỏi: Kỉ niệm ngày đầu tiên đến trường của nhân vật tôi gắn với thời gian, không gian nào?
- Thời gian: vào buổi sáng cuối thu
- Không gian: trên con đường dài và hẹp
Hỏi: Vì sao không gian và thời gian ấy trở thành kỉ niệm trong tâm trí tác giả?
- Đó là thời điểm, nơi chốn đã quen thuộc, gần gũi gắn liền với tuổi thơ của tác giả
Đó là lần đầu tiên tác giả được cắp sách tới trường.
Hỏi: Trong câu văn: Con đường này tôi đã quen đi lại nhiều lần nhưng tự nhiên thấy lạ.
Cảm giác quen mà lạ của nhân vật tôi có ý nghĩa gì?
- Dấu hiệu đổi khác trong tình cảm, nhận thức của một cậu bé ngày đầu tiên tới trường, cậu cảm thấy như mình lớn lên, con đường không còn rộng như trước
Hỏi: Điều gì chứng tỏ cậu bé đã có sự đổi thay về nhận thức so với ngày thường
- Chi tiết: Cậu cảm thấy mình trang trọng, đứng đắn, thèm được đọc sách như các bạn đã đi học.
Hỏi: Có thể hiểu gì về nhân vật tôi qua việc ghì chặt hai quyển vở mới trên tay và muốn thử sức mình tự cầm thước?
- GV đưa ra câu hỏi để khái quát phần 1
- Muốn được chững chạc như các bạn, không thua kém bạn bè
đ cử chỉ rất đáng yêu
Hỏi: Qua đoạn vừa phân tích em hiểu gì về tâm trạng của nhân vật tôi?
đ Tâm trạng, cảm xúc, sự thay đổi lớn về mặt tình cảm của nhân vật tôi ngày đầu tiên tựu trường
Hỏi: Tác giả đã sử dụng nghệ thuật gì để diễn tả tâm trạng của nhân vật "tôi"? ý nghĩa
- GV chốt ở tiết 1
- Nghệ thuật so sánh hết sức nhẹ nhàng, thú vị.
- GV gọi một HS lên bảng trả lời câu hỏi:
Hỏi: Đoạn văn vừa học giúp em hiểu gì về tình cảm của nhân vật tôi trong ngày đầu tới trường
* Kiểm tra đầu tiết học:
- GV yêu cầu HS đọc đoạn văn
Từ: Sân trường làng Mĩ Lí.....nghỉ cả ngày nữa
- GV hướng dẫn HS phân tích đoạn 2. Cảnh nước sân trường làng Mĩ Lí lưu lại trong tâm trí tác giả có gì nổi bật?
* Giới thiệu tiếp nội dung bài học
2. Cảm nhận của nhân vật tôi ở sân trường
- Sân trường làng Mĩ Lí rất đông người, người nào ăn mặc cũng đẹp, nét mặt tươi cười phấn khởi.
Cảnh tượng ấy có ý nghĩa gì?
- Phản ánh không khí đặc biệt của ngày khai trường thường gặp, thể hiện tinh thần hiếu học.
đ Tình cảm của tác giả
- GV cho HS đọc đoạn: Trước sân trường làng Mĩ Lí...rộn ràng trong lớp học
Hỏi: Đoạn văn được thể hiện bằng phương thức nào?
- Đoạn văn vừa kể vừa tả thật tinh tế diễn tả tâm trạng của nhân vật tôi khi đứng giữa sân trường.
Hỏi: em có nhận xét gì về đoạn văn này?
- Đoạn văn hoàn toàn phù hợp với tâm lí trẻ thơ, vụng về, lúng túng
Hỏi: Hãy chỉ ra các phép so sánh được thể hiện trong đoạn văn?
- Phép so sánh được sử dụng khá sinh động theo diễn biến tâm lí của nhân vật tôi
ý nghĩa: Miêu tả thật sinh động hình ảnh và tâm trạng các em nhỏ lần đầu tiên tới trường với khát vọng bay bổng.
Hỏi: Đoạn văn diễn tả tâm trạng của nhân vật tôi khi đứng giữa sân trường với cảm giác ngập ngừng, e sợ... gợi cho em suy nghĩ gì?
đ Đây là cảm giác chung
Hỏi: Khi nghe ông đốc gọi tên phải vào lớp, nhân vật tôi có cảm giác như thế nào?
- GV cho HS nhận xét về cách diễn đạt ở đoạn văn này.
- Cảm giác: tự nhiên giật mình, lúng túng, đã lúng túng lại càng lúng túng hơn
? Em có nhận xét gì về cách diễn tả tâm trạng của nhân vật ở đoạn văn này?
- Thể hiện ở cách sử dụng từ láy: Lúng túng: 4 lần
đ cử chỉ, ánh mắt, ý nghĩ, cảm giác
? Em nghĩ gì về tiếng khóc của các cậu học trò bé nhỏ khi xếp hàng để vào lớp?
- Khóc vì lo sợ khi bước vào môi trường mới lạđ cảm giác sung sướng vì được đi học
? Em hiểu gì về nhân vật tôi?
- Nhân vật tôi giàu tình cảm
- GV cho HS đọc đoạn văn cuối
? Vì sao trong khi xếp hàng vào lớp, nhân vật tôi lại cảm thấy trong thời thơ ấu chưa lần nào thấy xa mẹ như lần này?
- Đây là bước thay đổi lớn trong cuộc đời của cậu bé: cảm nhận về sự tự lập của mình khi đi học.
- Đó là thế giới riêng
? Khi ở trong lớp học, nhân vật tôi có cảm giác như thế nào?
- Cảm giác hơi hẫng hụt khi rời khỏi vòng tay mẹ.
- Cảm giác vì mùi hương lạ xông lên, những hình ảnh lạ treo trong lớp, chỗ ngồi, các bạn xung quanh.
đ cảm giác lạ lẫm
? Tại sao nhân vật tôi lại có cảm giác như vậy?
- Không thấy xa lạ với bàn ghế, bạn bè mà bắt đầu thấy ý thức gắn bó với nó
? Khi nhìn cánh chim liệng trên bầu trời, có phải nhân vật tôi có cảm giác nuối tiếc cụôc sống tự do trước kia hay không?
- Đấy là chút buồn khi từ giã tuổi thơ thả diều, chạy nhảy.
- Sự thay đổi trong nhận thức thể hiện cậu bé đã trưởng và bắt đầu có ý thức về việc học.
? Em có cảm nhận như thế nào về thái độ, cử chỉ của người lớn đối với các em nhỏ bắt đi học?
? Em hiểu gì về dòng chữ "Tôi đi học"
- Sự quan tâm chu đáo của ông đốc, thầy giáo trẻ, cha mẹ, ai cũng dịu dàng, từ tốn, bao dung động viên các em. Họ chính là bàn tay nâng đỡ, là ánh nắng, làn gió soi đường để cánh chim được mạnh dạn cất cánh.
- GV cho HS khái quát nội dung đã học ở 2 tiết
? Văn bản trên có sự kết hợp của các loại văn bản nào?
? Truyện ngắn này có gì khác so với các truyện ngắn khác?
III. Tổng kết
- Kết hợp cả 3 kiểu văn bản để nâng cao biểu cảm
- Truyện không có cốt truyện mà theo dòng hồi tưởng của nhân vật tôi về ngày tựu trường
? Truyện có ý nghĩa như thế nào?
ýnghĩa: Truyện là cảm xúc mơn man đầy xúc động của mỗi người khi sống dậy với kỉ niệm tuổi thơ, ngày đầu đến trường.
? Vai trò của thiên nhiên trong truyện có tác dụng gì?
- Hình ảnh thiên nhiên mùa thu lá rụng, gió se lạnh, bầu trời bàng bạc gợi không khí ngày khai trường thật dịu êm, man mác, lâng lâng trong lòng người.
- GV đưa ra một số bài tập để nâng cao kiến thức mà HS vừa tiếp thu
1. Vì sao lại cho rằng đây là truyện ngắn giàu chất thơ?
2. Tình cảm nào được khơi gợi và bồi đắp khi em đọc truyện: "Tôi đi học"
- GV nhận xét khái quát
IV. Luyện tập
? Theo em, em sẽ học tập gì ở cách viết truyện của Thanh Tịnh?
- Cần phải có cảm xúc, tình cảm chân thực
C. Hướng dẫn học ở nhà
- Học bài, làm bài tập
- Chuẩn bị bài: Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ.
- H: Thế nào là cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ?
Tiết 3: Môn: Tiếng Việt
Ngày soạn:..... tháng....... năm 2005
Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ
* ổn định lớp, kiểm tra bài cũ
Hỏi: Em hãy nêu tên các dụng cụ học tập của mình? Phân loại theo từng nhóm.
* Giới thiệu bài mới:
- GV định hướng câu hỏi để HS hình thành khái niệm
I. Từ ngữ nghĩa rộng, từ ngữ nghĩa hẹp
Thế nào là từ ngữ nghĩa rộng, từ ngữ nghĩa hẹp?
- GV cho HS quan sát sơ đồ ở SGK
- Sơ đồ SGK (trang 10)
Hỏi: Các từ: động vật, chim, thú, cá từ nào có nghĩa rộng hơn?
+ Nghĩa của từ "động vật" rộng hơn
Vì từ này mang ý nghĩa chung khái quát bao hàm nghĩa của từ chim, thú, cá.
? Giữa các từ thú và các từ hươu, voi, từ nào nghĩa hẹp hơn?
- Từ thú đ nghĩa rộng
từ hươu, voiđ nghĩa hẹp
Hỏi: Từ nào được coi là nghĩa rộng và từ nào được coi là nghĩa hẹp?
- Khái niệm:
+ Từ ngữ nghĩa rộng khi phạm vi nghĩa của từ ngữ đó bao hàm phạm vi nghĩa của một số từ ngữ.
+ Từ ngữ nghĩa hẹp khi phạm vi nghĩa của từ ngữ đó bao hàm phạm vi nghĩa của một từ ngữ khác.
Hỏi: Một từ ngữ có thể có nghĩa rộng hoặc có thể có nghĩa hẹp được không? Cho ví dụ?
- GV chốt lại sơ đồ
- Chốt lại khái niệm vừa rút ra.
- Một tự có thể có nghĩa rộng đối với những từ ngữ này nhưng lại có nghĩa hẹp đối với một từ ngữ khác.
- GV cho HS làm bài tập
II. Luyện tập
- HS làm bài tập để rút ra các nhận xét bổ sung
Bài tập 1:
HS đọc bài tập
- Gọi 2 HS lên bảng phân tích và trình bày
Hỏi: Các từ ngữ ở nhóm a từ nào vừa có nghĩa rộng vừa có nghĩa hẹp?
- Các từ : áo, quần có nghĩa hẹp hơn so với từ y phục
- Các từ: áo: áo dài, áo sơ mi; quần: quần dài, quần đùi
Bài tập 2:
GV treo bảng
Các từ cần điền:
a. Chất đôt
b. Nghệ thuật
c. Thức ăn
d. Nhìn
e. Hành động
Bài tập 3:
Tìm các động từ có cùng phạm vi nghĩa về hoạt động, tính chất của đối tượng trong các trường hợp sau?
a. Một con chim bay liệng đến đứng bên bờ cửa sổ hót mấy tiếng rụt rè rồi cất cánh bay cao
(Thanh Tịnh)
b. Tôi vòng tay lên bàn thầy chăm chỉ nhìn thầy viết và lẩm nhẩm học đánh vần (Thanh Tịnh)
a. Liệng, bay
b. Viết, đánh vần và đọc
Hỏi: Khi sử dụng các từ có cùng phạm vi nghĩa trong diễn đạt câu giúp ta hiểu gì?
- Làm cho câu rõ nghĩa, tránh trùng lặp, nhàm chán
Bài tập vui (Bài tập ngữ văn)
- GV khái quát nội dung bài học
* Hướng dẫn học bài:
Tính thống nhất của chủ đề văn bản.
Tiết 4: Môn: Tập làm văn
Ngày soạn:..... tháng....... năm 2005
Tính thống nhất trong chủ đề văn bản
* ổn định tổ chức lớp
* Kiểm tra bài cũ
Em hãy nêu nội dung chính của văn bản "Tôi đi học"
* Bài mới:
GV yêu cầu HS nhìn lại văn bản "Tôi đi học" của Thanh Tịnh để trả lời câu hỏi
I. Khái niệm
1. Chủ đề của văn bản là gì?
Hỏi: Tác giả nhớ lại những kỉ niệm sâu sắc nào trong thời thơ ấu của mình?
- Kỉ niệm ngày đầu tiên đến trường đi học
Hỏi: Sự hồi tưởng ấy gợi lên những ấn tượng gì sâu sắc trong lòng tác giả?
- GV có thể chối
Hỏi: Có thể xem đó là chủ đề của văn bản "Tôi đi học"
- ấn tượng sâu sắc trong lòng tác giả đó là tâm trạng mơn man, bồi hồi, xao xuyến, đó là sự thay đổi lớn trong lòng tác giả
đchủ đề
Hỏi: Chủ đề của văn bản là gì?
Khái niệm: Chủ đề là đối tượng và vấn đề chính mà nhà văn biêủ đạt.
- GV cho HS phân tích tính thống nhấy của chủ đề văn bản "Tôi đi học"
Hỏi: Căn cứ vào đâu em biết văn bản "Tôi đi học" nói lên những kỉ niệm của tác giả về buổi tựu trường đầu tiên?
2. Tính thống nhất của chủ đề văn bản là gì?
- Căn cứ vào nhan đề của văn bản "Tôi đi học" cho phép dự đoán văn bản nói chuyện "tôi đi học"
Hỏi: Hãy tìm các từ ngữ thể hiện tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật tôi trong buổi tựu trường đầu tiên?
- Câu văn nhắc đến kỉ niệm buổi tựu trường đầu tiên:
+ Hôm nay tôi đi học
+ Hằng năm cứ vào mùa thu....
+ Tôi quên thế nào được
+ Hai quyển vở trên tay tôi bắt đầu thấy nặng
Hỏi: Hãy tìm các chi tiết thể hiện sự thay đổi tâm trạng của nhân vật "tôi" trong buổi tựu trường?
+ Tôi bặm tay ghì thật chặt
- Sự thay đổi tâm trạng theo trình tự
đ Trên đường đi
đ Lúc đứng giữa sân trường
đ ở trong lớp học
Hỏi: Qua tìm hiểu các chi tiết thể hiện cảm nhận, tâm trạng của nhân vật tôi buổi đầu tựu trường em hiểu gì về tính thống nhất trong chủ đề văn bản?
- Văn bản có tính thống nhất về chủ đề khi chỉ biểu đạt chủ đề đã xác định, không xa rời hay lệch lạc sang chủ đề khác.
Hỏi: Tính thống nhất về chủ đề văn bản được thể hiện ở những phương diện nào trong văn bản?
- Tính thống nhất thể hiện ở nhan đề, đề mục, quan hệ giữa các phần, các từ ngữ then chốt.
Hỏi: Làm thế nào để viết được một văn bản đảm bảo tính thống nhất về chủ đề?
- GV chốt phần nội dung
- Các yếu tố phải có sự thống nhất chặt chẽ, mạch lạc.
- Cho HS đọc bài tập 1
Hỏi: Bài văn viết về đối tượng nào và vấn đề gì?
II. Luyện tập
- Đối tượng: Rừng cọ quê hương tác giả
- Vấn đề: Tình cảm của con người Sông Thao với rừng cọ quê mình
Hỏi: Bài văn viết theo trình tự như thế nào? Có thể thay đổi trình tự sắp xếp được không?
- Trình tự:
+ Giới thiệu
+ Miêu tả cây cọ, rừng cọ
+ Mối quan hệ của con người với rừng cọ
Hỏi: Chủ đề của văn bản này là gì?
Chủ đề: Tình cảm yêu mến quê hương Sông Thao và rừng cọ quê mình của tác giả.
Bài tập 2: HS đọc bài tập 2
- GV chia nhóm làm bài tập
- GV cho HS sửa lại hoàn chỉnh
Bài tập 2:
ý lạc quá xa với chủ đề: b, d
- GV cho HS nhận xét
- GV nhận xét cho điểm
- Chốt lại nội dung bài học
Bài tập 3:
- ý lạc chủ đề: c, g
- ý hợp chủ đề nhưng diễn đạt chưa tốt thiếu tập trung vào chủ đề: b, e.
* Tổng kết: GV khái quát nội dung đã học
* Hướng dẫn học ở nhà:
Dặn HS soạn bài: Trong lòng mẹ - Nguyên Hồng.
H: Tâm trạng của bé Hồng trước người cô ruột của mình?
H: Tâm trạng của bé Hồng khi gặp mẹ?
***********************************
Bài 2: Tiết 5: Trong lòng mẹ
(Nguyên Hồng)
Ngày soạn:..... tháng....... năm 2005
A. Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức:
a. Văn: HS cảm nhận được nỗi đau bị hắt hủi của bé Hồng trong cảnh ngộ bị mồ côi cha mẹ. Tình yêu thương mãnh liệt của chú bé dành cho người mẹ đáng thương của mình.
b. Tiếng Việt: Hiểu thế nào là trường từ vựng, biết xác lập các trường từ vựng đơn giản.
c. Tập làm văn: Nắm được bố cục văn bản, đặc biệt là cách sắp xếp các nội dung trong phần thân bài.
2. Kĩ năng:
a. Văn: Kĩ năng cảm thụ phát triển tác phẩm đặt trong mối quan hệ ba người: bé Hồng - Bà cô, Bé Hồng - Mẹ.
b. Tiếng Việt: Bước đầu hiểu được mối liên hệ giữa các trường từ vựng với các hiện tượng ngôn ngữ đã học như đồng nghĩa, trái nghĩa, ẩn dụ, hoán dụ giúp ích cho việc học tập làm văn.
c. Tập làm văn: Biết xác định, viết văn bản theo bố cục ba phần.
3. Thái độ
a. Văn: Cảm thông, chia sẻ với những số phận bất hạnh.
b. Tiếng Việt: Sử dụng đúng trường từ trong văn cảnh
c. Tập làm văn: Sử dụng văn bản đúng bố cục.
Điều kiện giảng dạy:
1. Giáo viên:
- Đọc tài liệu về Nguyên Hồng: Truyện ngắn của Nguyên Hồng
Nguyên Hồng con người và giai thoại
Bình giảng truyện "Trong lòng mẹ"
- Soạn giáo án.
- Phiếu học tập.
2. Học sinh: Đọc tham khảo tài liệu, soạn câu hỏi học bài
- Tập tóm tắt truyện.
- Đọc phân vai.
Kiểm tra bài cũ:
1. Văn: Văn bản "Tôi đi học" của Thanh Tịnh để lại cho em cảm xúc gì?
2. Tiếng Việt: Khi nào một từ ngữ được coi là nghĩa rộng? Khi nào một từ ngữ được coi là nghĩa hẹp?
3. Tập làm văn: Chủ đề văn bản là gì? Muốn tìm hiểu chủ đề văn bản cần tìm hiểu những yếu tố nào?
b. tổ chức giờ học
Tiết 5, 6: Môn: Văn Trong lòng mẹ
(Nguyên Hồng)
Hỏi: Em hãy kể tên một vài tác phẩm thuộc thể kí mà em đã học ở lớp trước?
Nêu hiểu biết của em về thể loại này?
- GV chấm dứt giới thiệu bài
? Dựa vào chú thích dấu
* Em hãy nêu một số nét chính về nhân vật Nguyên Hồng
I. Tìm hiểu chung
1. Tìm hiểu tác giả, tác phẩm
- Tên thật: Nguyễn Nguyên Hồng
- Quê ở : Nam Định.
- Sáng tác của ông thể hiện sự bênh vực, yêu thương với lớp người cùng khổ
- Ông sáng tác ở các thể loại tiểu thuyết, kí, thơ.
- 1996 được Nhà nước tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật.
- "Trong lòng mẹ" trích "Những ngày thơ ấu" gồm 9 chương.
GV hướng dẫn cách đọc
- Giọng đọc trầm lắng, suy tư
- Phân biệt giọng đọc của từng nhân vật.
- Cho
HS nhận xét.
- GV nhận xét khái quát.
2. Đọc:
- GV cho HS kể thật tóm tắt truyện
Tóm tắt truyện
- GV hướng dẫn HS đọc lướt nhanh các chú thích ở SGK
- Cho HS giải nghiac một số từ: tâm can, thành kiến
- Chốt, nhận xét
3. Tìm hiểu chú thích
Hỏi: Thể kí có đặc điểm gì?
II. Phân tích
* Đặc điểm của thể kí ghi lại những chuyện có thật đã xảy ra trong cuộc đời của con người mà thường đó là của tác giả.
Hỏi: Truyện gì được kể ở trong đoạn truyện này?
- Bé Hồng bị người cô hắt hủi vẫn một lòng mong chờ và yêu quí người mẹ đáng thương của mình.
Hỏi: Quan hệ giữa bé Hồng và tác giả ?
- Nhân vật bé Hồng chính là tác giả thời bé.
Hỏi: Văn bản sử dụng phương thức gì?
- Sự đan xen giữa hai phương thức tự sự và biểu cảm.
Hỏi: Truyện có mấy nhân vật, các nhân vật có mối quan hệ như thế nào?
- Truyện có 3 nhân vật được đặt trong mối quan hệ:
Hồng - bà cô
Hồng - Mẹ.
- GV yêu cầu HS tái hiện lại câu chuyện phần đầ1u về cảnh ngộ của Hồng
1. Hồng với bà cô
Hỏi: Cảnh ngộ của bé Hồng có gì đặc biệt?
- Hồng mồ côi cha mẹ, mẹ tha hương cầu thực, anh em Hồng sống nhờ bà cô, không được yêu thương hay bị hắt hủi.
Hỏi: Hồng có thân phận như thế nào?
- Cô độc, tủi cực, luôn khao khát tình thươn yêu.
Hỏi: Theo dõi cuộc đối thoại em thấy giữa người cô và bé Hồng có mối quan hệ với nhau như thế nào?
- Quan hệ cô- cháu ruột
Hỏi: Nhân vật người cô hiện lên qua những lời nói điển hình nào với cháu?
Hỏi: Vì sao bé Hồng cảm thấy trong những lời nói đó là những ý nghĩa cay độc, những rắp tâm tanh bẩn?
- Trong lời nói của người cô chứa đựng sự giả dối, mỉa mai , cay độc, hắt hủi đối với người mẹ đáng thương của Hồng.
Hỏi: Qua lời lẽ, ngôn ngữ của bà cô ta cảm thấy điều gì ở con người này?
- GV cho HS bình
Hỏi: Trong lời nói của bà cô, bé Hồng đã bộc lộ thái độ như thế nào?
- Thái độ của Hồng:
+ Nhận ra ý nghĩa cay độc và giọng nói rất kịch của bà cô.
+ Biết được cô muốn reo rắc trong đầu mình những ý nghĩ hoài nghi, khinh miệt, ruồng rẫy mẹ.
+ Hai tiếng "em bé" mà cô ngân dài thật ngọt, thật rõ quả nhiên đã xoáy chặt lấy tâm can Hồng.
+ Giá như những cổ tục đã đầy đoạ mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thuỷ tinh, đầu mẫu gỗ, tôi quyết về ngay lấy mà cắn, mà nhai,...
Hỏi: Tại sao trước lời nói của bà cô Hồng chỉ im lặng?
- Mối quan hệ cô - cháu biết được tâm địa của cô, dồn nén nỗi đau.
Hỏi: Phương thức nào được thể hiện ở đoạn truyện này? Tác dụng?
Phương thức biểu cảm, thể hiện trực tiếp và gợi cảm trạng thái tâm hồn đau đớn của bé Hồng.
Hỏi: Tác giả đã sử dụng nghệ thuật gì để thể hiện đoạn truyện này? Tác dụng?
- Nghệ thuật tương phản đối lập
làm nổi bật hai tính cách của nhân vật
Hỏi: Đoạn Hồng và bà cô trò truyện giúp em hiểu gì về nội dung ở đoạn truyện này?
đ Tính cách giả dối, nhẫn tâm của người cô nổi bật trong sự tương phản với tính cách hồn nhiên chân thật, giàu tình yêu thương của bé Hồng.
- Yêu cầu HS tái hiện lại phần văn bản kể về tình yêu quí mẹ của bé Hồng.
2. Bé Hồng với mẹ:
Hỏi: Mẹ bé Hồng hiện lên qua các chi tiết nào?
Các chi tiết:
- Mẹ tôi về một mình đem rất nhiều qùa bánh cho tôi và em Quế.
- Mẹ cầm nón vẫy tôi.
- Mẹ không còm cõi, xơ xác,....
Hỏi: Trong cách gọi mẹ tôi các chi tiết có ý nghĩa như thế nào?
- Đó là người mẹ của riêng bé Hồng thể hiện khát khao mong chờ của Hồng nay đã trở thành sự thực.
Hỏi: Em có cảm nhận như thế nào về đoạn thể hiện tình cảm của nhân vật Hồng về mẹ?
- Tình cảm chân thật, xúc động, thể hiện tình yêu thương, quí trọng của Hồng với mẹ- tình mẫu tử.
Hỏi: Khác với lời gièm pha của bà cô về mẹ Hồng, với Hồng mẹ là người như thế nào?
- Người mẹ là trung tâm của mọi tình cảm gắn bó (đó là người mẹ của riêng bé Hồng vừa thân thiết gắn bó mà không có rắp tâm tanh bẩn nào chia cắt được), vừa đẹp đẽ, cao quí đầy kiêu hãnh đáng để bé Hồng tự hào.
Hỏi: Đoạn thứ 2 này được thể hiện thật xúc động qua những phương thức nghệ thuật nào?
- Bằng phương thức trữ tình thể hiện thật xúc động tình yêu thương mà Hồng dành cho mẹ:
+ Hành động
+ Cảm nghĩ.
(Biêủ cảm trực tiếp)
đ Hồng yêu quí mẹ vô cùng.
Hỏi: Phương thức biểu cảm trực tiếp ở phần này có tác dụng gì?
- Khơi dậy tình cảm, sự đồng cảm của người đọc.
Hỏi: Em có thể hình dung bé Hồng là người như thế nào?
- Bé Hống sống có nội tâm sâu sắc.
- Yêu mẹ mãnh liệt.
- GV cho HS khái quát nội dung nghệ thuật
Hỏi: Em đọc được trong lòng mẹ một con người như thế nào (qua hình ản bé Hồng)
III. Tổng kết
- Một thân phận đau khổ nhưng tình yêu thương bền chặt dành cho mẹ.
- Trong tủi cực, đau thương Hồng khao khát được yêu thương.
Hỏi: Tác giả đã sử dụng nghệ thuật gì đặc sắc để thể hiện tâm trạng của Hồng?
- Nghệ thuật:
+ Tương phản
+ So sánh
Sử dụng các nhóm từ cùng trường nghĩa.
Hỏi: Từ câu chuyện em hiểu gì về nhà văn Nguyên Hồng?
- Nguyên Hồng: giàu tình yêu thương cảm thông sâu với những số phận bất hạnh.
1. Có nhà nghiên cứu nhận định Nguyên Hồng là nhà văn của phụ nữ và nhi đồng? Nên hiểu như thế nào về nhận định này?
2. Cảm nghĩ của em khi đọc văn bản "Trong lòng mẹ"
IV. Luyện tập
- GV chốt nội dung kiến thức.
C. Hướng dẫn học bài
- Nắm được nội dung truyện.
- Làm bài tập.
- Chuẩn bị bài: Trường từ vựng.
H: Thế nào là trường từ vựng?
H: Tác dụng của trường từ vựng?
Tiết 7: Tiếng việt: Trường từ vựng
Ngày soạn:..... tháng....... năm 2005
- GV cho HS đọc đoạn văn "Trong lòng mẹ"- Nguyên Hồng
Hỏi: Cơ sở để hình thành trường từ vựng là gì?
I. Khái niệm
1. Thế nào là trường từ vựng.
- Chỉ bộ phận của cơ thể con người: mặt, mắt, da, gò má, đùi, đầu, cánh tay, miệng.
- Cơ sở : có đặc điểm chung về nghĩa
Hỏi: Trường từ vựng là gì?
- Trường từ vựng là tập hợp là tập hợp của những từ ít nhất một nét chung về nghĩa
- HS tìm trường dụng cụ nấu nướng
- Dụng cụ nấu nướng: dao, thớt, nồi, bếp, đũa,...
GV cho HS làm bài tập
Bài tập 1:
Cho HS lên bảng làm
II. Luyện tập
Bài tập 1:
Người ruột thịt: mẹ, cô, em Quế, bố, bà
GV giao cho HS chia nhóm làm
Bài tập 2:
a. Dụng cụ đánh bắt cá.
b. Dụng cụ để đựng.
c. Hoạt động của chân.
d. Trạng thái tâm lí.
e. Tính cách.
g. Dụng cụ để viết.
GV đưa ra bài tập:
Giá như những cổ tục đã đày đoạ mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thuỷ tinh, đầu mẫu gỗ tôi quyết lấy về mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kì nát vụn
(Trong lòng mẹ)
Hỏi: Các từ cắn, nhai, nghiến thuộc trường từ vựng nào?
- Các từ: Cắn, nhai, nghiến đ trường từ vựng hoạt động của răng
Hỏi: Trường hoạt động của răng có thể có trường nghĩa nào khác?
- Cho HS lấy ví dụ nhai, nghiến, cắn
- Răng có ở trong trường nghĩa hoạt động của miệng đ răng, lợi, lưỡi
* Lưu ý:
a. Một trường từ vựng có thể gồm nhiều trường từ vựng nhỏ hơn.
b. Một trường từ vựng có thể bao gồm những từ khác biệt nhau về từ loại:
Ví dụ: nhai, nghiến, cắn đ động từ
đ trạng thái: nhaiđ nhỏ nhẻ, vội vàng
Ví dụ: ăn: đ nhai nuốt
đ ăn hối lộ
đ ăn cắp
Cho HS đọc các bài thơ khóc Tổng Cốc của Hồ Xuân Hương
Hỏi: các từ cóc, bén, nòng nọc, chuộc thuộc trường từ vựng nào?
c. Một từ có thể thuộc nhiều trường từ vựng khác nhau:
Ví dụ:
Cóc
Bén Động vật thuộc
Nòng nọc loài ếch nhái
Chuộc
d. Dùng cách chuyển trường từ vựng để tăng thêm tính nghệ thuật
- Cho HS lên bảng làm
Bài tập 5: theo nhóm
a. Lưới:
- Dụng cụ đánh bắt cá
- Trường dụng cụ thể thao
- Mạng lưới giao thông
- Trường hệ thống mạng lưới
b. Lạnh:
- Trường thời tiết khí hậu
- Trường trạng thái tâm lí
- Trường nhiệt độ nhân tạo
- Trường nhiệt độ cơ thể
c. Tấn công:
- Trường chỉ hoạt động: Đấm, đá.
- Trường chiến thuật quân sự (tấn công, phòng thủ)
- Trường chiến thuật thể thao.
GV nhận xét , chốt nội dung các bài tập, cho điểm.
* Hướng dẫn học bài:
- Nắm được trường từ vựng
- Cách sử dụng.
- Tránh nhầm với biện pháp tu từ
- Chuẩn bị bài: Bố cục văn bản.
H: Bố cục văn bản là gì?
H: Một văn bản gồm có mấy phần? Đó là những phần nào?
Tiết 8: Môn: Tập làm văn
Ngày soạn:..... tháng....... năm 2005
Bố cục của văn bản
GV kiểm tra lại kiến thức mà HS đã học ở lớp trước:
Hỏi: Một văn bản thường có mấy phần? Hãy chỉ rõ ranh giới của từng phần?
I. Khái niệm
1. Bố cục của văn bản
Văn bản: Người thầy đạo cao đức trọng
- GV cho HS đọc văn bản:
Người thầy đạo cao đức trọng
File đính kèm:
- giaon an van HKITHCS Mai Lam.doc