Giáo án Ngữ văn lớp 8 năm học 2011- 2012

I. Mục tiêu

1. Kiến thức

- Nắm được cốt truyện, nhân vật, sự kiện trong đoạn trích: “Tôi đi học”

- Nắm được nghệ thuạt miêu tả tâm lí trẻ nhỏ ở tuổi đến trường trong một văn bản tự sự qua ngòi bút Thanh Tịnh.

2. Kĩ năng

- Có kĩ năng đọc - hiểu đoạn trích tự sự có yếu tố miêu tả và biểu cảm

- Trình bày suy nghĩ, tình cảm về một sự việc trong cuộc sống của bản thân.

3. Thái độ

- HS có thái độ yêu mến mái trường đã gắn bó với các em trong suốt những năm tháng học tập.

II. Các kĩ năng sống cơ bản cần giáo dục trong bài

- KN giao tiếp, tư duy độc lập, tự nhận thức, giải quyết vấn đề.

III. Chuẩn bị

- Giáo viên: Một số bức ảnh chụp tư liệu về ngày đầu tựu trường của học sinh.

- Học sinh: Những kỉ niệm của bản thân.

IV. Phương pháp: Thuyết trình, đàm thoại, gợi mở.

V. Tổ chức giờ học.

1. Ổn định tổ chức: (1p)

2. Kiểm tra đầu giờ: ( Kiểm tra vở soạn của học sinh) - (2p)

3. Bài mới

* Giới thiệu bài mới: (2p)

Trong cuộc đời mỗi con người, những kỉ niệm tuổi học trò thường được lưu giữ bền lâu trong trí nhớ. Đặc biệt càng đáng nhớ hơn là những kỉ niệm, các ấn tượng của ngày tựu trường đầu tiên. Truyện ngắn Tôi đi học diễn tả cảm xúc ấy ở nhân vật tôi, gieo vào lòng ta bao nỗi niềm bâng khuâng, bao dung cảm nhẹ nhàng trong sáng.

HĐ1: Đọc, tìm hiểu văn bản: (40p)

- Mục tiêu: + HS hiểu và biết cách đọc đúng giọng điệu của văn bản, nắm được nhứng đặc điểm về t/g-tp, đồng thời hiểu được nghĩa của các từ khó trong bài.

+ HS cảm nhận được kỉ niệm của buổi tựu trrường được gợi lên từ chính nhà văn và cảm xúc của nhân vật ''Tôi".

doc496 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1082 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn lớp 8 năm học 2011- 2012, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 12/08/2011 Ngày giảng: 15/08/2011 (8A) 16/08/2011 (8B) Ngữ văn: Bài 1 - Tiết 1+2 Văn bản: Tôi đi học -Thanh Tịnh- I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Nắm được cốt truyện, nhân vật, sự kiện trong đoạn trích: “Tôi đi học” - Nắm được nghệ thuạt miêu tả tâm lí trẻ nhỏ ở tuổi đến trường trong một văn bản tự sự qua ngòi bút Thanh Tịnh. 2. Kĩ năng - Có kĩ năng đọc - hiểu đoạn trích tự sự có yếu tố miêu tả và biểu cảm - Trình bày suy nghĩ, tình cảm về một sự việc trong cuộc sống của bản thân. 3. Thái độ - HS có thái độ yêu mến mái trường đã gắn bó với các em trong suốt những năm tháng học tập. II. Các kĩ năng sống cơ bản cần giáo dục trong bài - KN giao tiếp, tư duy độc lập, tự nhận thức, giải quyết vấn đề. III. Chuẩn bị - Giáo viên: Một số bức ảnh chụp tư liệu về ngày đầu tựu trường của học sinh. - Học sinh: Những kỉ niệm của bản thân. IV. Phương pháp: Thuyết trình, đàm thoại, gợi mở... V. Tổ chức giờ học. 1. ổn định tổ chức: (1p) 2. Kiểm tra đầu giờ: ( Kiểm tra vở soạn của học sinh) - (2p) 3. Bài mới * Giới thiệu bài mới: (2p) Trong cuộc đời mỗi con người, những kỉ niệm tuổi học trò thường được lưu giữ bền lâu trong trí nhớ. Đặc biệt càng đáng nhớ hơn là những kỉ niệm, các ấn tượng của ngày tựu trường đầu tiên. Truyện ngắn Tôi đi học diễn tả cảm xúc ấy ở nhân vật tôi, gieo vào lòng ta bao nỗi niềm bâng khuâng, bao dung cảm nhẹ nhàng trong sáng. HĐ1: Đọc, tìm hiểu văn bản: (40p) - Mục tiêu: + HS hiểu và biết cách đọc đúng giọng điệu của văn bản, nắm được nhứng đặc điểm về t/g-tp, đồng thời hiểu được nghĩa của các từ khó trong bài. + HS cảm nhận được kỉ niệm của buổi tựu trrường được gợi lên từ chính nhà văn và cảm xúc của nhân vật ''Tôi". Hoạt động của thầy và trò Nội dung chính Giáo viên hướng dẫn cách đọc: Giọng nhẹ nhàng, sâu lắng thể hiện cảm xúc... - Gv đọc mẫu 1 đoạn: Từ đầu..." hôm nay tôi đi học". - Gọi 1-2 học sinh đọc tiếpđ nhận xét đ uốn nắn cách đọc cho học sinh. - HS theo dõi chú thích trong sgk: Hỏi: Trình bày những nét chính về tác giả? Hỏi: Cho biết những nét khái quát về tác phẩm Tôi đi học? - Giáo viên yêu cầu học sinh đọc chú thích từ khó trong SGK. - HS theo dõi văn bản và trả lời các câu hỏi: Hỏi: Truyện ngắn Tôi đi học kể về nội dung gì? TL: Kể về những kỉ nệm trong ngày đầu tiên đến trường của nhân vật tôi Hỏi: Những kỉ nệm của nhân vật tôi được kể lại theo trình tự thời gian và không gian nào? TL: + T/g: Trước - sau. + K/g: trên đường tới trường - ở sân trường - trong lớp học. Hỏi: Căn cứ vào trình tự đó em có thể chia văn bản này thành mấy phần? Nội dung từng phần? HSTL: GVKL: I. Đọc và thảo luận chú thích 1. Đọc văn bản 2. Thảo luận chú thích. a. Tác giả: - Thanh Tịnh (1911-1988) tên khai sinh là Trần Văn Ninh. - Quê Gia Lạc ngoại ô thành phố Huế. - Ông từng làm nghề dạy học và sáng tác văn chương. Ông sáng tác nhiều thể loại nhưng thành công hơn cả là truện ngắn và thơ, truyện của ông đều toát lên vẻ đằm thắm, tình cảm êm dịu trong trẻo. b. Tác phẩm: - In trong tập Quê mẹ (1941). c. Từ khó: (SGK). II. Bố cục GV: Tôi đi học không thuộc loại truyện ngắn chứa đựng nhiều sự kiện, nhân vật hay những xung đột xã hội. Toàn bộ tác phẩm là những kỷ niệm mơn man của buổi tựu trường qua hồi tưởng của nhân vật tôi. - HS đọc từ đầu..."Hôm nay tôi đi học". Hỏi: Điều gì đã gợi lên trong lòng nhân vật tôi những kỉ niệm về buổi tựu trường ? - Những chuyển biến của trời đất cuối thu và hình ảnh mấy em nhỏ rụt rè núp dưới nón mẹ lần đầu tiên đến trường. - Chia làm 3 phần: + Từ đầu - trên ngọn núi: Cảm nhận của tôi trên đường tới trường. + Tiếp - được nghỉ cả ngày nữa: Cảm nhận của tôi lúc ở sân trường. + Đoạn còn lại: Cảm nhận của tôi trong lớp học. III. Tìm hiểu văn bản 1. Những kỉ niệm của nhà văn. Hỏi: Những kỷ niệm này được nhà văn diễn tả theo trình tự nào? - Được diễn tả từ hiện tại nhớ về quá khứ theo trình tự cụ thể. Hỏi: Những kỷ niệm nào được tác giả nhắc đến trong dòng hồi tưởng? GV: Vậy tâm trạng nhân vật Tôi trong buổi tựu trường đầu tiên như thế nào giờ sau chúng ta cùng tìm hiểu rõ điều đó. GV: Nêu câu hỏi để củng cố bài : Hỏi: Những kỉ niệm gì đã gợi lên trong lòng tác giả trong buổi tựu trường? - HS trả lời : - GV củng cố bài và nêu yêu cầu để học sinh về nhà làm : + Viết một bài văn ngắn ghi lại ấn tượng của em trong buổi tựu trường đầu tiên. GV: Gợi ý HS viết đoạn văn từ 5-7 câu - Đó là những tâm trạng, cảm giác: + Cùng mẹ đến trường. + Nhìn ngôi trường ngày khai giảng. + Đón nhận giờ học đầu tiên. ghi lại ấn tượng, cảm xúc của mình một cách chân thành nhất về buổi tựu trường đầu tiên. Chuyển tiết 2 Giảng : 18/08/2011 (8B) 19/08/2011(8A) TG : 30p Hỏi: Tìm những hình ảnh chứng tỏ tâm trạng hồi hộp, cảm giác ngỡ ngàng của nhân vật tôi ? 2. Tâm trạng của nhân vật tôi - Học sinh hoạt động nhóm theo bàn (3 phút). - Đại diện các nhóm trả lời, HS các nhóm nhận xét, bổ sung. - Giáo viên kết luận chung: Gv cho hs quan sát một số bức ảnh chụp tư liệu về ngày đầu tựu trường của hs để nhấn mạnh và khắc sâu thêm kiến thức về ngày đi học đầu tiên. + Con đường, cảnh vật chung quanh + Bộ quần áo mới, vở mới + Sân trường dày đặc người. Hỏi: Em đã từng có cái cảm giác đó bao giờ chưa ? Em hãy miêu tả lại cảm giác của mình trong buổi tựu trường đầu tiên ? - HS tự liên hệ bản thân để trả lời. - Con đường, cảnh vật xung quanh vốn rất quen mà thấy lạ và tự cảm thấy có sự thay đổi lớn trong lòng mình. - Cảm thấy trang trọng, đứng đắn với bộ quần áo mới và mấy quyển vở trên tay. - Ngôi trường vừa xinh xắn, vừa oai nghiêm khác thường. - Hồi hộp chờ nghe tên mình...bỗng càng cảm thấy sợ khi sắp phải rời tay mẹ. - Cảm thấy vừa xa lạ vừa gần gũi với mọi vật với người bạn ngồi bên cạnh...Vừa ngỡ ngàng, vừa tự tin. 3. Thái độ của người lớn. Hỏi: Cảm nhận của nhân vật tôi về thái độ, cử chỉ của các bậc phụ huynh như thế nào? - Họ trân trọng tham dự buổi lễ khai giảng. Hỏi: Hình ảnh ông đốc và thầy giáo trẻ được hiện lên như thế nào? Hỏi: Qua các hình ảnh về người lớn em có cảm nhận gì? - Các bậc phụ huynh đều chuẩn bị chu đáo cho con em mình. - Ông đốc và thầy giáo trẻ: + Ông đốc từ tốn, bao dung. + Thầy giáo trẻ vui tính,giàu tình thương yêu. - Đó là trách nhiệm và tấm lòng của gia đình, nhà trường đối với thế hệ tương lai. Hỏi: Tìm các hình ảnh so sánh được nhà văn vận dụng trong truyện ngắn? 4. Các hình ảnh so sánh. - "Tôi quên ... quang đãng" - "ý nghĩ... ngọn núi" - "Họ ... cảnh lạ" Hỏi: Em có nhận xét gì về các hình ảnh so sánh này ? - So sánh giàu hình ảnh, giàu sức gợi cảm gắn với cảnh sắc thiên nhiên, tươi sáng, trữ tình. - Xuất hiện ở các thời điểm khác nhau để diễn tả cảm xúc, tâm trạng của nhân vật tôi . Hỏi: Em có nhận xét gì về nghệ thuật đặc sắc của truyện ngắn này? - Đặc sắc nghệ thuật: + Bố cục hồi tưởng, cảm nghĩ theo dòng thời gian. + Kết hợp kể, tả, xen lẫn cảm xúc. Hỏi: Theo em sức cuốn hút của tác phẩm được tạo nên từ đâu? - Bản thân tình huống truyện. - Tình cảm của người lớn đối với các em. - Hình ảnh thiên nhiên, ngôi trường và cách so sánh giàu sức gợi cảm của tác giả. HĐ2: Hướng dẫn tổng kết: (3p) - Mục tiêu: HS khái quát, tổng kết khắc sâu kiến thức. - HS đọc ghi nhớ- sgk H’ Văn bản đề cập đến vấn đề gì? HSTL: - GV chốt kiến thức: IV. Ghi nhớ (SGK) HĐ3: Hướng dẫn luyện tập: (7p) - Mục tiêu: Hs vận dụng kiến thức đã học thực hành làm bài tập. - Hs nêu yêu cầu của bài tập 2 (sgk-9). - Giáo viên gợi ý hướng dẫn học sinh làm bài tập 2 SGK. - GV gọi HS đọc bài viết của mình. - HS khác nghe, nhận xét bài viết của bản chú ý nhận xét về câu từ, cảm xúc của bài văn. - GV có thể cho điểm nếu bài viết tốt. V. Luyện tập Bài tập 2: Viết một đoạn văn ngắn ghi lại ấn tượng của em trong buổi đến trường khai giảng lần đầu tiên. 4. Tổng kết và hướng dẫn học tập ở nhà: (5p) Hỏi: Tâm trạng của nhân vật tôi được thể hiện trong buổi tựu trường đầu tiên? - Về nhà làm bài tập 1 trong SGK, soạn bài Trong lòng mẹ . ****************************** Ngày soạn: 14/08/2011 Ngày giảng: 18/08( 8B) 19/08 (8A) Ngữ văn - Bài 1 - Tiết 3 HDĐT: Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Hiểu rõ cấp độ khái quát về nghĩa của từ ngữ và mối quan hệ về cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ. 2. Kĩ năng - Biết thực hành, so sánh, phân tích các cấp độ khái quát về nghĩa của từ ngữ. 3. Thái độ - HS có ý thức dùng từ đúng nghĩa có hiệu quả khi nói và viết. II. Các kĩ năng sống cơ bản cần giáo dục trong bài. - KN giao tiếp, tư duy độc lập, tự nhận thức, giải quyết vấn đề. III. Chuẩn bị - Giáo viên: Bảng phụ, giấy tô ki. - Học sinh: Bút dạ. III. Phương pháp: gợi mở, phân tích, tổng hợp... IV. Tổ chức giờ học 1. ổn định tổ chức: (2') 2. Kiểm tra đầu giờ: Kiểm tra vở soạn của HS (2’) 3. Bài mới * Giới thiệu bài mới: (1p) Trong chương trình ngữ văn 7 đã học 2 mối quan hệ về nghĩa của từ (đồng nghĩa- trái nghĩa). Sang chương trình ngữ văn 8 bài học này nói về một mối quan hệ khác về nghĩa của từ ngữ. Đó là mối quan hệ bao hàm. Nói đến quan hệ bao hàm tức là nói đến phạm vi khái quát của nghĩa từ ngữ. HĐ1 : Hình thành kiến thức mới - Mục tiêu: HS hiểu rõ thế nào là từ ngữ nghĩa rộng và từ ngữ nghĩa hẹp, lấy được ví dụ và phân tích ví dụ.. Hoạt động của thầy và trò Nội dung chính - Gv sử dụng bảng phụ ( sơ đồ trong SGK-T10) và yêu cầu học sinh quan sát. I. Từ ngữ nghĩa rộng - từ ngữ nghĩa hẹp. 1. Bài tập: SGK Hỏi: Nghĩa của từ động vật rộng hơn hay hẹp hơn nghĩa của các từ thú, chim, cá ? Vì sao? Động vật Thú Chim Cá Hỏi: Nghĩa của từ thú rộng hơn hay hẹp hơn nghĩa của từ voi, hươu? Vì sao?Hỏi: Nghĩa của từ cá, chim rộng hơn hay hẹp hơn nghĩa của từ cá chim, cá thu, tu hú, sáo? Rộng hơn -> bao hàm. - Nghĩa của từ Động vật rộng hơn (vì nó bao hàm thú, chim, cá). - Nghĩa của từ thú rộng hơn vì thú bao hàm nghĩa của các từ voi, hươu. - Nghĩa của từ Cá, chim rộng hơn, bao hàm nghĩa của các từ cá. chim,cá thu, tu hú, sáo. Hỏi: Nghĩa của từ thú, chim, cá rộng hơn nghĩa của những từ nào? hẹp hơn nghĩa của những từ nào? - Các từ Thú, chim, cá rộng hơn nghĩa các từ: Voi, hươu, tu hú, cá rô hẹp nghĩa hơn từ động vật. 2. Nhận xét Hỏi: Từ việc phân tích bài tập em rút ra nhận xét gì về nghĩa của từ ngữ ? + Học sinh thảo luận nhóm 3 phút + Đại diện nhóm báo cáo kết quả thảo luận - HS các nhóm khác nhận xét. + Giáo viên dùng sơ đồ để nhận xét, chốt kiến thức. Hỏi: Một từ được coi là có nghĩa rộng khi nào? Cho ví dụ ? - Khi nó bao hàm nghĩa các từ ngữ khác. VD: ( áo - áo sơ mi, áo khoác...) Hỏi: Một từ được coi là có nghĩa hẹp khi nào? Cho VD ? - Phạm vi nghĩa của nó đựoc bao hàm trong phạm vi nghĩa của từ khác. VD: Cá- Cá thu. - GV: Một từ ngữ có thể có nghĩa rộng với từ ngữ này đồng thời có nghĩa hẹp với từ ngữ khác. Hỏi: Thế nào là từ có nghĩa rộng, từ có nghĩa hẹp? - HS đọc ghi nhớ (SGK) - Nghĩa của từ ngữ có thể rộng hơn (khái quát hơn), hẹp hơn (ít khái quát hơn) nghĩa của từ ngữ khác. 3. Ghi nhớ: (SGK). HĐ2: Hướng dẫn luyện tập - Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức thực hành làm bài tập - GV nêu yêu cầu chung của phần luyện tập và chia nhóm học sinh. N1: BT1 N2: BT2 N3: BT3 - Các nhóm làm việc tập thể và ghi ra giấy tô ki - baó cáo kết quả, các nhóm bổ sung cho nhau, giáo viên nhận xét, kết luận chung. HS đọc và nêu yêu cầu bài tập 4. Hỏi: Chỉ ra những từ ngữ không thuộc phạm vi nghĩa của mỗi nhóm từ ngữ sau? - HS lên bảng làm bài tập. - HS khác nhận xét, GV chữa bài. II. Luyện tập Bài tập 1(sgk-10). a. Y phục: + Quần (quần đùi, quần dài). + áo ( áo dài, sơ mi). b. Vũ khí: + Súng (súng trường, đại bác).+ Bom (ba càng, bom bi). Bài tập 2 (sgk-10) a. Chất đốt : xăng, dầu, ga, than củi... b. Nghệ thuật: Hội họa, âm nhạc c. Thức ăn: Rau, nem, thịt d. Nhìn: liếc, ngó, ngắm e. Đánh: đấm, tát, thụi. Bài tập 3 (sgk 10)a. Xe cộ: ô tô, xe máy, xe bò... b. Kim loại: sắt, nhôm, đồng.... c. hoa quả: cam, mít xoài nhãn... d. (người): họ hàng: cô, dì, chú bác... e. mang: xách, khiêng, gánh... Bài 4: ( sgk-10). a. thuốc lào b. thủ quỹ c.bút điện d. hoa tai 4. Tổng kết và hướng dẫn học tập ở nhà: (5p). Hỏi: Thế nào là từ ngữ có nghĩa rộng, nghĩa hẹp? Cho ví dụ? - Học sinh trả lời, gv củng cố bài học. - Về nhà làm bài tập 5 sgk, tìm các từ ngữ thuộc cùng một phạm vi nghĩa trong một đoạn văn bản cụ thể và lập sơ đồ thể hiện cấp độ khái quát về nghĩa của các từ ngữ đó. - Soạn bài:Tường từ vựng. Đọc và trả lời câu hỏi cuối các mục lớn trong sgk đẻ hiểu rõ 2 nội dung: + Trường từ vựng là gì? +Tự xác lập được một trường từ vựng gần gũi ************************* Ngày soạn: 14/08/2011 Ngày giảng: 20/08 (8B) + 8A Ngữ văn - Bài 1 - Tiết 4 Tính thống nhất về chủ đề của văn bản I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Hiểu được chủ đề của văn bản là gì, những thể hiện của chủ đề trong một văn bản. 2. Kĩ năng - Có kĩ năng đọc - hiểu và có khả năng bao quat toàn bộ văn bản - Trình bày một văn bản có tính thống nhất về chủ đề. 3. Thái độ Có ý thức viết bài mạch lạc, nổi bật chủ đề. II. Các kĩ năng sống cơ bản cần giáo dục trong bài - KN giao tiếp, tư duy độc lập, tự nhận thức, giải quyết vấn đề. III. Chuẩn bị - Giáo viên: Bảng phụ, một số văn bản mẫu có và không có chủ đề thống nhất. - Học sinh: Chuẩn bị một văn bản có tính thống nhất về chủ đề. IV. Phương pháp: Gợi mở, phân tích, tổng hợp... V. Tổ chức giờ học 1. ổn định tổ chức: (1') 2. Kiểm tra đầu giờ: (2') - Kiểm tra việc soạn bài của HS. 3. Bài mới * Giới thiệu bài mới: (1p). - Tính thống nhất về chủ đề của văn bản là một trong những đặc trưng quan trọng tạo nên văn bản phân biệt văn bản với những câu hỏi hỗn độn với những chuỗi bất thường về nghĩa. - Tính thống nhất về chủ đề của văn bản được thể hiện trên cả 2 bình diện nội dung và cấu trúc - hình thức .Vậy văn bản là gì? Làm thế nào để văn bản có tính mạch lạc, rõ ràng nổi bật nội dung ? Đó là nội dung bài hôm nay, chúng ta cùng tìm hiểu HĐ1: Hình thành kiến thức mới: (18p) Mục tiêu: - Học sinh hiểu được chủ đề của văn bản, tính thống nhất về chủ đề của văn bản. Hoạt động của thày và trò Nội dung chính Đọc kĩ văn bản“ Tôi đi học” và trả lời câu hỏi: Hỏi: T.g nhớ lại những kỉ niệm sâu sắc nào trong thời thơ ấu của mình? Hỏi: Sự hồi tưởng ấy gợi lên ấn tượng gì trong lòng tác giả? * Buổi tựu trường : Là đối tượng, những kỉ niệm: là các vấn đề chính mà văn bản biểu đạt. - Đối tượng văn bản và những vấn đề chính của văn bản chính là chủ đề văn bản. Học sinh thảo luận và thống nhất khái niệm về chủ đề văn bản - Giáo viên chốt ý. I. Chủ đề của văn bản 1. Bài tập: SGK - (Kỉ niệm khi cùng mẹ đi trên con đường làng đến trường, khi đến trường Mĩ Lí, khi rời tay mẹ vào lớp học ) - ấn tượng mạnh mẽ, sâu sắc, không thể quên của tác giả về buổi tựu trường đầu tiên trong đời mình - Những vấn đề chính của văn bản. Kỉ niệm khi cùng mẹ đi trên con đường, khi đến trường, khi rời tay mẹ để vào học, khi ngồi học. - > Đối tượng văn bản: buổi tựu trường. 2 . Nhận xét - Chủ đề là đối tượng và vấn đề chính mà văn bản biểu đạt. - Chủ đề văn bản là đối tượng và vấn đề chính (chủ yếu) được tác giả nêu lên, đặt ra trong văn bản. II. Tính thống nhắt về chủ đề của văn bản HS đọc bài tập 1 Hỏi: Căn cứ vào đâu mà em biết văn bản “Tôi đi học” nói lên những kỉ niệm của tác giả về buổi tựu trường đâu tiên? - (Căn cứ: Nhan đề văn bản, từ ngữ các câu trong văn bản viết về buổi tựu trường) Hỏi: Tìm những từ ngữ diễn tả tâm trạng đó in sâu trong lòng nhân vật “tôi” ? ( Đại từ “ tôi” và các trạng ngữ biểu thị ý nghĩa đi học được lặp đi lặp lại nhiều lần). Duy trì chủ đề. Hỏi: Tìm trạng ngữ, chi tiết làm nổi bật cảm giác mới lạ xen lẫn bỡ ngỡ của “tôi” khi cùng mẹ đến trường, khi cùng các bạn vào lớp? ( Trên đường đi học: + Cảm nhận về con đường: quen đi lại lắm lần => Thấy lạ, cảnh vật thay đổi + Thay đổi về hành vi: Lội qua sông thả diều, đi ra đồng nô đùa-> Đi học cố làm như một học trò thực sự. - Trên sân trường : + Cảm nhận ngôi trường: Cao ráo, sạch sẽ hơn các nhà trong làng, oai nghiêm như đình làng, sân rộng-> Tôi lo sợ vẩn vơ + Cảm giác bỡ ngỡ, lúng túng khi xếp hàng vào lớp. - Trong lớp: Cảm thấy xa mẹ, nhớ nhà. Hỏi: Cảm giác của nhân vật “tôi” trong buổi tựu trường là gì? ( Mới lạ, bỡ ngỡ, lo lắng) Hỏi: Những chi tiết và phương tiện ngôn từ trong văn bản có tập trung khắc hoạ tô đậm cảm giác này không? - ( Có). H’: văn bản này có tính thống nhất cao về chủ đề, em hiểu thế nào về tính thống nhất về chủ đề văn bản? - HS đọc ghi nhớ 2 - GV chốt KT 1. Bài tập: Phân tích tính thống nhất về chủ đề của văn bản Tôi đi học - Nhan đề: Tôi đi học. - Các câu các đoạn đều xoay quanh vấn đề “Tôi đi học”. - Đại từ “tôi” và các từ ngữ biểu thị ý nghĩa đi học được lặp đi lặp lại nhiều lần--> Duy trì chủ đề. - Các chi tiết và phương tiện ngôn từ đều khắc hoạ tô đậm cảm giác bỡ ngỡ, mới lạ, lo lắng của nhân vật. 2. Nhận xét: ->Văn bản có tính thống nhất chủ đề khi chỉ biểu đạt chủ đề đã xác định không xa rời hay lạc sang chủ đề khác. 3. Ghi nhớ 2: SGK. HĐ2: Hướng dẫn luyện tập: (18p) - Mục tiêu: Hs vận dụng kiến thức đã học, thực hành làm bài tập. - Hs đọc, nêu yêu cầu bài tập. - HS làm bài. Gọi 1-> 2 em lên bảng. - HS và GV nhận xét, bổ sung. - HSđọc, nêu yêu cầu bài tập 2 - HS làm bài. - GV sửa chữa . - HS đọc, xác định yêu cầu, làm bài 3 - Học sinh thảo luận nhóm đ đại diện trình bày kết quả đ nhận xét GV sửa chữa, bổ sung. III. Luyện tập Bài 1: T(13). Phân tích tính thống nhất về chủ đề văn bản “Rừng cọ quê tôi”. a. Đối tượng: Rừng cọ quê tôi. - Trình tự: Tả cây cọ ( thân, lá, búp..) - Tác dụng của cọ: chổi, bóng râm, đựng hạt giống, nốn cọ, quả để ăn). - Tình cảm của người Sông Thao đối với cọ. - Trật tự này không thay đổi vì nếu thay đổi nó sẽ không còn hợp lý. b. Chủ đề của văn bản: Tác dụng của cọ và tình cảm của người Sông Thao đối với cọ. c. Chủ đề được thể hiện trong văn bản: - Miêu tả rừng cọ: bằng TN trìu mến, thân thương. - Cuộc sống của những người dân luôn gắn bó với cọ. d.Từ ngữ, câu tiêu biểu thể hiện chủ đề văn bản: - Chẳng có nơi nào đẹp như Sông Thao quê tôi, rừng cọ trập trùng... - cuộc sống quê tôi gắn bó với cây cọ. - Người Sông Thao quê tôi đi đâu cũng nhớ về rừng cọ quê mình. Bài 2: (tr 14). - ý b,d sẽ làm cho bài văn lạc đề. Bài 3: ( tr 14). - Có thể bổ sung và sắp xếp lại như sau: a. Cứ mùa thu về mỗi lần thấy các em nhỏ núp dưới nón mẹ lần đầu tiên đến trường, lòng lại náo nức, rộn rã, xốn xang. b. Con đường đến trường trở nên xa lạ, cảnh vật thay đổi. c. Muốn thử sức gắng mang sách vở như cậu học trò thức sự. d. Sân trường rộng, ngôi trường cao hơn. e. Thấy sợ hãi, chơ vơ trong hàng người bước vào lớp. f. Thấy xa lạ... 4. Tổng kết và hướng dẫn học tập ở nhà: (5p). Hỏi: Thế nào là tình huống về chủ đề của văn bản? - Học sinh thảo luận trả lời. Giáo viên giảng củng cố bài. - Giáo viên yêu cầu học sinh về nhà viết 1 đoạn văn thể hiện tính thống nhất. Ngày soạn: 24/08/2012 Ngày giảng: 27+28/08 (8B) 27+29/08 (8A) Bài 2 - Tiết 5+6 Văn bản: Trong lòng mẹ Nguyên Hồng I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Học sinh nắm được: Khái niệm thể loại hồi kí, nắm được cốt truyện, nhân vật, sự kiện trong đoạn trích Trong lòng mẹ. - Hiểu được tình cảnh đáng thương và nỗi đau tinh thần của nhân vật chú bé Hồng, cảm nhận được tình yêu thương mãnh liệt của chú đối với mẹ thể hiện qua hệ thống ngôn ngữ truyện.. - Hiểu được ý nghĩa giáo dục của truyện: Những thành kiến cổ hủ, nhoe nhen, độc ác không thể làm khô héo tình cảm ruột thịt sâu nặng, thiêng liêng. 2. Kĩ năng - Học sinh bước đầu biết đọc-hiểu một văn bản hồi kí và biết vận dụng kiến thức về sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong văn bản tự sự để phân tích tác phẩm truyện. 3. Thái độ - Học sinh nhận thức được rằng: Những thành kiến cổ hủ, nhỏ nhen, độc ác không thể làm khô héo tình cảm ruột thịt sâu nặng, thiêng liêng. II. Các kĩ năng sống cơ bản cần giáo dục trong bài - KN giao tiếp, tư duy độc lập, tự nhận thức, giải quyết vấn đề. III, Chuẩn bị - Giáo viên: Phóng to tranh trong sgk. - Học sinh: Các kỉ niệm cá nhân với mẹ mình. IV. Phương pháp: Đọc sáng tạo, Đàm thoại, phân tích, tổng hợp... IV. Tổ chức giờ học 1. ổn định tổ chức: (1') 2. Kiểm tra đầu giờ: (3') Hỏi: Em hãy phân tích tâm trạng của nhân vật tôi trong buổi đầu tiên đến trường? Hỏi: Cho biết nội dung cuả truyện ngắn Trong lòng mẹ? 3. Tiến trình tổ chức các hoạt động * Giới thiệu bài mới: (1p). Nguyên Hồng được coi là nhà văn của những người lao động cùng khổ, lớp người "dưới đáy" xã hội. Những ngày thơ ấu là tập hồi ký viết về tuổi thơ cay đắng của tác giả Trong lòng mẹ là nỗi đau của chú bé mồ côi cha phải sống xa mẹ nhưng rất mực yêu thương người mẹ bất hạnh của mình ? HĐ1: Đọc và tìm hiểu văn bản: (40p) - Mục tiêu - Học sinh nắm được: Khái niệm thể loại hồi kí, nắm được cốt truyện, nhân vật, sự kiện trong đoạn trích Trong lòng mẹ. - Hiểu được tình cảnh đáng thương và nỗi đau tinh thần của nhân vật chú bé Hồng, cảm nhận được tình yêu thương mãnh liệt của chú đối với mẹ thể hiện qua hệ thống ngôn ngữ truyện.. Hoạt động của thầy và trò Nội dung chính I. Đọc và thảo luận chú thích - Giáo viên hướng dẫn cách đọc, đọc mẫu 1 đoạn - Gọi 1, 2 học sinh đọc tiếp đ nhận xét đ uốn nắn cách đọc - HS theo dõi chú thích trong sgk. Hỏi : Nêu những nét chính về tác giả Nguyên Hồng ? 1. Đọc văn bản 2. Thảo luận chú thích. a. Tác giả. - Nguyên Hồng (1918-1982) tên khai sinh là Nguyễn Nguyên Hồng, quê Nam Định được trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật (1996). - Nguyên Hồng là nhà văn của những người cùng khổ. - Có nhiều sáng tác ở các thể loại tiểu thuyết, kí, thơ. GV: Năm 17 tuổi cùng mẹ ra Hải Phòng sống với những người “dưới đáy” xã hội. - Giác ngộ CM thời kì Mặt trận dân chủ 1936-1939-> viết báo. - 1939 bị TDP bắt giam, 1942 được tự do, 1943 ra nhập hội văn hóa cứu quốc. Mất tại Yên Thế- Hải Phòng. - Thế giới nhân vật: lưu manh, phu phen, thợ thuyền, trẻ em đầu đường xó chợ, tri thức nghèo chịu đau đớn, bất hạnh -> luôn yêu cuộc sống và ý thức được nhân phẩm của mình. - Phụ nữ lao động, trẻ em là những nhân vật ám ảnh, trở đi trở lại trong tác phẩm của ông. - GV so sánh với Nam Cao cùng những nhân vật như thế - > thể hiện tình yêu, sự đồng cảm. NC viết bằng ngòi bút sắc lạnh, Ng.H: ngòi bút chan chứa yêu thương. Hỏi :Kể tên một số tác phẩm của ông? - Bỉ vỏ - tiểu thuyết- 1938 - Những ngày thơ ấu - 1938 - Trời xanh - tập thơ- 1960 - Cửa biển- bộ tiểu thuyết. - Núi rừng Yên Thế. - Bước đường viết văn - Hồi kí 1970. Hỏi: Em biết gì về tập tiểu thuyết “Những ngày thơ ấu” và đoạn trích Trong lòng mẹ? b. Tác phẩm - “Những ngày thơ ấu”: Hồi kí kể về cuộc đời cay đắng của tác giả gồm 9 chương. - Đoạn trích thuộc chương IV. - Yêu cầu học sinh đọc chú thích về từ khó trong SGK. Giải thích từ “rất kịch”? “ Tha hương cầu thực” có nghĩa là gì? - Giáo viên giải thích thêm. c. Từ khó: SGK Hỏi: Đoạn trích được chia làm mấy phần, cho biết nội dung của từng phần?- Học sinh thảo luận nhóm 3 phút - Đại diện thảo luận - nhận xét - Giáo viên chốt: GV: Từ bố cục này có thể rút ra mấy vấn đề cơ bản cần phân tích: + Tâm địa độc ác của bà cô. + Tình yêu mãnh liệt của chú bé Hồng với người mẹ bất hạnh. II. Bố cục - Chia làm 2 phần + P1: Từ đầu - hỏi chứ (cuộc đối thoại giữa người cô cay độc và chú bé Hồng). + P2: Đoạn còn lại (cuộc gặp lại bất ngờ với mẹ). HS đọc từ : ‘Một hôm - cười hỏi’.  Hỏi: Theo em tại sao người cô lại cười hỏi như vậy?em có nhận xét gì? "Mày dại quá - em bé chứ" - Cười hỏi chứ không phải lo lắng hỏi hoặc nghiêm nghị hoặc âu yếm hỏi. Điều đó cho thấy bà cô là người rất thâm hiểm, muốn thông qua đó để bỡn cợt, mỉa mai chú bé Hồng. đ ác ý :Châm chọc, nhục mạ III. Tìm hiểu văn bản 1. Nhân vật bà cô. - "Cười hỏi" chứ không phải lo lắng hỏi. - Muốn kéo đứa cháu đáng thương vào trò chơi ác độc đã dàn tính sẵn. Hỏi: Bé Hồng đã trả lời ra sao? Vì sao lại trả lời như thế? - Không! Cháu không muốn; Cuối năm thế nào mợ cháu cũng về. - Vì chú nhận ra được ý nghĩ cay độc của bà cô-> trả lời đầy thông minh và tự tin. Hỏi: Thái độ của bà cô như thế nào khi nghe bé Hồng trả lời như thế? Hỏi: Khi thấy bé Hồng nức nở, bà cô có buông tha không? Qua đó em thấy bà ta là người như thế nào? - Không. Vẫn tươi cười kể các chuyện cho tôi nghe, - Giọng ngọt ngào: - Sao lại không vào? Mợ mày phát tài lắm, có như dạo trước đâu? - Tả tỉ mỉ về tình cảnh túng quẫn, gầy guộc, rách rưới của mẹ. Hỏi: Em nh

File đính kèm:

  • docgiao an ngu van 20112012.doc
Giáo án liên quan