Giáo án Ngữ văn lớp 8 Tiết 1 Tôi đi học

A. Mục tiêu bài học:

 Giúp học sinh:

 -Nắm những nét tiêu biểu nhất về tác giả, tác phẩm .Đọc, thấy được bố cục của văn bản.

 - Hs thấy được trình tự diễn tả kỉ niệm trong bài văn.

 - Giáo dục tình yêu trường, lớp, thầy cô, bạn bè, quê hương, trân trọng những kỷ niệm thơ ấu của mỗi người.

B. Đồ dùng - phương tiện:

 - Ảnh chân dung Thanh Tịnh, băng nhạc bài “ ngày đầu tiên đi học”.

C. Tiến trình tổ chức các hoạt động:

1. Ổn định: Kiểm tra sĩ số.

 2. Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra sách vở, sự chuẩn bị bài của học sinh.

 3. Bài mới

 

 

doc13 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1187 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn lớp 8 Tiết 1 Tôi đi học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1: Từ tiết 1 đến tiết 4 --------------------------------------------------------------------------- Ngày dạy: 27/8/2012. Tiết 1. Tôi đi học - Thanh Tịnh - A. Mục tiêu bài học: Giúp học sinh: -Nắm những nét tiêu biểu nhất về tác giả, tác phẩm .Đọc, thấy được bố cục của văn bản. - Hs thấy được trình tự diễn tả kỉ niệm trong bài văn. - Giáo dục tình yêu trường, lớp, thầy cô, bạn bè, quê hương, trân trọng những kỷ niệm thơ ấu của mỗi người. B. Đồ dùng - phương tiện: - ảnh chân dung Thanh Tịnh, băng nhạc bài “ ngày đầu tiên đi học”. C. Tiến trình tổ chức các hoạt động: 1. ổn định: Kiểm tra sĩ số. 2. Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra sách vở, sự chuẩn bị bài của học sinh. 3. Bài mới Hoạt động của GV và HS Yêu cầu cần đạt *Hoạt động 1: Giới thiệu bài. Hồi đầu năm lớp 7, học bài "Cổng trường mở ra", hẳn các em không quên tấm lòng người mẹ biết bao hồi hộp, xao xuyến trong ngày đầu dẫn con đi học. Thế còn tâm trạng những em bé lần đầu đi học thì sao? Cô mời các em cùng đọc truyện ngắn đậm chất hồi ký "Tôi đi học" của nhà văn Thanh Tịnh để cùng sống lại những kỷ niệm mơn man, trong trẻo của buổi tựu trường đầu tiên. *Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc, tìm hiểu chung văn bản Hs đọc chú thích sgk/ 8 ? Em hãy nêu vài nét về tác giả và tác phẩm? HS trả lời, GV nhấn mạnh mục II/SGK . - Giaựo vieõn coự theồ giụựi thieọu theõm veà taực giaỷ Thanh Tũnh. (Thanh Tũnh 1911-1988, teõn thaọt laứ Traàn Vaờn Ninh, leõn 6 tuoồi ủoồi teõn laứ Traàn Thanh Tũnh. OÂng hoùc tieồu hoùc vaứ trung hoùc ụỷ Hueỏ, tửứ naờm 1933 baột ủaàu ủi laứm roài vaứo ngheà daùy hoùc. Trong sửù nghieọp saựng taực cuỷa mỡnh, oõng coự maởt treõn nhieàu lúnh vửùc saựng taực: truyeọn ngaộn, truyeọn daứi, thụ ca, buựt kyự vaờn hoùc… Nhửng oõng thaứnh coõng nhaỏt laứ lúnh vửùc truyeọn ngaộn(Queõ meù) vaứ thụ. Nhửừng truyeọn ngaộn hay nhaỏt cuỷa TT nhỡn chung toaựt leõn moọt tỡnh caỷm eõm dũu, trong treỷo. Vaờn oõng nheù nhaứng maứ thaỏm saõu, mang dử vũ vửứa man maực buoàn thửụng, ngoùt ngaứo quyeỏn luyeỏn. Toõi ủi hoùc laứ moọt trửụứng hụùp tieõu bieồu). ? Văn bản Tôi đi học được trích từ tác phẩm nào ? * Gv hướng dẫn học sinh đọc văn bản: Chú ý đọc giọng chậm, dịu, hơi buồn và lắng sâu; cố gắng diễn tả được sự thay đổi tâm trạng của nhân vật " tôi ". ở những lời thoại cần đọc giọng phù hợp. - GV đọc mẫu, HS đọc, nhận xét. * Gv hửụựng daón HS giải thích caực chuự thớch: ? “Bất giác” có nghĩa là gì? ? “Lạm nhận” có phải là nhận bừa nhận vơ không? ? “Lớp 5” ở dây có phải là lớp năm em học cách đây 3 năm? ? Xét về thể loại văn học VB “Tụi đi học” đươc viết theo thể loại nào ?Thuộc kiểu VB nào?PTBĐ là gỡ? Gợi ý: ?Vbaỷn ủửụùc vieỏt theo doứng hoài tửụỷng hay hieọn taùi ? ? Vaờn baỷn ủửụùc sửỷ duùng ngheọ thuaọt gỡ ? - Văn bản biểu cảm - thể hiện cảm xúc, tâm trạng.Mạch truyện được kể theo dòng hồi tưởng của nhân vật " Tôi ", theo trình tự thời gian của buổi tựu trường đầu tiên. ? Em hãy cho biết nhân vật chính của văn bản này là ai? (Nhân vật " Tôi ") ? Vì sao em biết đó là nhân vật chính? ? Truyện được kể theo ngôi thứ mấy?(Ngôi thứ nhất). ? Dựa theo ttrình tự của truyện cho biết truyện có thể được chia làm mấy phần? Nội dung từng phần? *Hoạt động 3: Hướng dẫn hs đọc, tìm hiểu văn bản. GV: "Tôi đi học" không thuộc loại truyện ngắn nhiều sự kiện, nhân vật, xung đột...toàn bộ tác phẩm là những kỷ niệm mơn man của buổi tựu trường qua hồi tưởng của nhân vật tôi. -Hs đọc lại đoạn văn đầu ? Những kỷ niệm của buổi tựu trường đầu tiên trong đời được nhân vật tôi được khơi nguồn từ thời điểm nào? - Thời điểm gợi nhớ: cuối thu thời điểm khai trường. ?Tại sao lại được khơi nguồn từ thời điểm đó? Hình ảnh nào gợi lên kỷ niệm đó? - Hàng năm: cuối thu, lá rụng nhiều, mây bàng bạc... -> Đó là thời điểm hs đến trường. Khi ấy tác giả là người lớn không nhớ hết các buổi tựu trường ngày xưa. - Hình ảnh mấy em nhỏ rụt rè.....là hình ảnh cụ thể khiến kỷ niệm ùa về như một lẽ tự nhiên ? Tại sao những h/a trên lại trở thành KN trong tõm trớ của tác giả? - Đú là thời điểm, nơi chốn quen thuộc gần gủi, gắn liền với tuổi thơ của tỏc giả ở quờ hương. Đú là lần đầu tiờn được cắp sỏch tới trường. Gv: Như vậy, từ hình ảnh hiện tại, nhà văn nhớ về dĩ vãng. ? Những kỷ niệm ấy được tác giả nhớ lại với tình cảm như thế nào? (lòng tôi lại nao nức...tưng bừng, rộn rã) ? Tìm những hình ảnh cho ta biết về ấn tượng của kỷ niệm trong lòng nhân vật tôi? (kỉ niệm mơn man, cảm giác trong sáng như mấy cành hoa tươi) ? Em hiểu những kỷ niệm mơn man là ntnào? (Cảm giác của da thịt về sự dịu dàng, dễ chịu) ? Em hãy nhận xét hình ảnh so sánh? (Cảm giác được so sánh bằng hình ảnh cụ thể của thiên nhiên ->trong sáng, hồn nhiên ->so sánh tinh tế) ? Em có cảm nhận gì về những kỷ niệm của buổi tựu trường đầu tiên trong lòng nhân vật tôi? (Những kỷ niệm khắc sâu: tôi quên thế nào được... được gợi nhớ với những tình cảm trong sáng, trân trọng, náo nức...) ? Đọc toàn bộ truyện ngắn em thấy những kỷ niệm này được diễn tả theo trình tự ntnào? Gv: Trọng tâm của câu chuyện là tâm trạng và cảm giác của cậu học trò nhỏ ngày đầu tiên tới trường trong lòng nảy nở biết bao ý nghĩ, tình cảm xao xuyến, mới lạ, suốt đời không thể quên. Những cảm xúc ấy như thế nào giờ sau tìm hiểu. * Hoạt động 4: Hướng dẫn HS luyện tập Gv hướng dẫn hs đọc kĩ một số đoạn văn hay. I. Tìm hiểu chung: 1. Tác giả, tác phẩm: a.Tác giả: Thanh Tịnh 1911-1988 b.Tác phẩm: in trong tập "Quê mẹ" xuất bản 1941. 2. Đọc, tìm hiểu chú thích, bố cục: a.Đọc hiểu chú thích -Bất giác - Lạm nhận...... * Bố cục: 3 phần P1: Trên đường tới trường (buổi mai...ngọn núi) P2: ở sân trường (trước sân...cả ngày nữa) P3: Trong lớp học (còn lại) II. Tìm hiểu văn bản 1. Khơi dòng kỷ niệm và trình tự diễn tả kỷ niệm. - Giọng văn mượt mà, hình ảnh so sáng tinh tế, nên thơ - Những kỷ niệm được diễn tả theo trình tự thời gian và không gian của buổi tựu trường -> bộc lộ tâm trạng của nhận vật * Luyện tập: -Đọc diễn cảm một số đoạn văn hay. 4. Củng cố: Gv khái quát lại nội dung bài: tác giả, trình tự diễn tả kỷ niệm, ấn tượng về kỷ niệm 5. Hướng dẫn về nhà: Tóm tắt văn bản. Soạn tiếp bài. Ngày dạy: 28/8/2012 Tiết 2. Tôi đi học (tiếp) - Thanh Tịnh - A. Mục tiêu bài học: - Tiếp tục đọc, thấy được giá trị của văn bản. - Cảm nhận được tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật tôi trong buổi tựu trừơng đầu tiên. - Thấy được ngòi bút văn xuôi giàu chất thơ,gợi dư vị trữ tình man mác của ThanhTịnh. - Giáo dục tình yêu trường, lớp, thầy cô, bạn bè, quê hương, trân trọng những kỷ niệm thơ ấu của mỗi người. B. Đồ dùng - phương tiện: -Tranh ảnh lễ khai giảng năm học. C. Tiến trình tổ chức các hoạt động: 1. ổn định: Kiểm tra sĩ số. 2. Kiểm tra bài cũ: H? Em có nhận xét gì về trình tự diễn tả những kỷ niệm về buổi tựu trường đầu tiên trong đời của nhân vật "tôi"? Tình cảm của nhân vật khi nghĩ về những kỷ niệm đó? (Trình tự: thời gian và không gian của 1 buổi tựu trường -> bộc lộ tâm trạng của nhận vật. Tình cảm: Xao xuyến, suốt đời không quên...) 3.Bài mới Hoạt động của GV và HS Yêu cầu cần đạt *Hoạt động 1: Giới thiệu bài: -Với những tình cảm ấy, nhân vật tôi đã nhớ lại cụ thể buổi đầu đi học của mình như thế nào? Hôm nay chúng ta cùng nhau tìm hiểu. *Hoạt động 2: Hướng dẫn hs đọc, tìm hiểu văn bản (tiếp) GV yêu cầu HS nhắc lại trình tự diễn tả kỷ niệm gắn với thời gian và không gian cụ thể - Thời gian: buổi sáng cuối thu. - Không gian: Trên con đường dài và hẹp... HS đọc phần 1 ? Trên con đường cùng mẹ tới trường cậu bé ấy đã nhìn thấy những gì? (cảnh vật xung quanh) Cảm giác của cậu? (Thời gian: buổi sáng, không gian: con đường dài và hẹp, (cảnh vật xung quanh vốn rất quen thuộc nay thấy lạ) ? Tại sao đi trên con đường quen mà cậu bé lại thấy lạ? - Đó là dấu hiệu đổi khác trong tình cảm và trong nhận thức của 1 cậu bé ngày đầu đến trường: tự thấy mình như đã lớn lên, con đường làng như cũng thay đổi khi lần đầu tiên mình đến trường. ? Chi tiết "Tôi không lội qua sông thả diều như thằng Quý và không đi ra đồng nô đùa như thằng Sơn nữa" có ý nghĩa gì? - Báo hiệu sự thay đổi trong nhận thức của bản thân -> tự thấy mình đã lớn. -> Có ý thức nghiêm túc đối với việc đi học. GV: Việc đi học của cậu bé còn được gắn với những hình ảnh về trang phục, bút thước. ? Em hãy tìm những hình ảnh ấy, cho biết thái độ của cậu bé với chúng? -Trong bộ quần áo mới, vở mới nhân vật thấy thế nào? (trang trọng) -Với 2 quyển vở thì sao? ( cẩn thận, nâng niu với vẻ lúng túng) ? Em có cảm nhận gì về nhân vật qua chi tiết "xin mẹ được cầm bút, thước như các bạn khác"? - Muốn thử sức, muốn khẳng định mình - chững chạc như những bạn khác, không thua kém bạn. ? Khi nghĩ lại ý nghĩ "chỉ có người thạo mới cầm nổi bút thước" tác giả đã viết như thế nào? - ý nghĩ ấy thoáng qua trong tâm trí tôi nhẹ nhàng như một làn mây lướt ngang trên ngọn núi. ? Nhận xét về hình ảnh này? (hình ảnh so sánh đẹp) ? Qua những lời văn ấy em hình dung như thế nào về tâm trạng, cảm giác của nhân vật trên đường cùng mẹ tới trường? ? Tâm trạng, cảm giác ấy do đâu mà có? ? Tâm trạng, cảm giác của nhân vật tôi có giống với tâm trạng và cảm giác của em trong buổi đầu tới trường không? - Hs tự bộc lộ Hs quan sát phần 2 của văn bản ? Cảnh trước sân trường làng Mỹ Lý trong quan sát của nhân vật tôi có gì nổi bật? - Sân trường: dày đặc người, sạch sẽ, tươi vui, sáng sủa ? Cũng vẫn là ngôi trường làng Mỹ Lý thân quen nhưng cảm nhận của nhân vật tôi khi chưa đi học và trong lần đầu tiên tới trường có gì khác nhau? - Trường xinh xắn oai nghiêm như đình làng rộng lớn. ? Em hiểu ý nghĩa của hình ảnh so sánh này ntnào? - Thể hiện cảm xúc trang nghiêm về mái trường. ? Cảm nhận ấy làm nảy sinh tâm trạng trong tôi lúc này như thế nào? - Cảm thấy mình bé nhỏ, sợ ? ở sân trường cậu bé đã quan sát và miêu tả những bạn lần đầu tiên đến trường ntnào? - Bạn bè: như con chim non...muốn bay nhưng còn ngập ngừng, e sợ. ? Hình ảnh so sánh gợi liên tưởng gì? - Mái trường như tổ ấm gia đình... Gv: Khi hồi trống vang lên, những người học trò cũ sắp hàng đi vào lớp thì cái cảm giác chơ vơ ập đến. ? Cảm giác ấy cùng nỗi lo sợ vẩn vơ khiến cậu trò nhỏ có tâm trạng ntnào khi đó và khi nghe ông Đốc gọi tên mình? - Tim ngừng đập - Quên cả mẹ đứng sau. - Cảm thấy chơ vơ, vụng về, lúng túng. - Hồi hộp chờ nghe tên mình. ? Cảm giác lúng túng, vụng về có phải là cảm giác của riêng cậu bé không? Theo dõi đoạn văn 6 - 7, em hãy tìm chi tiết chứng minh? ( Đoạn văn 6) ? Nhà văn đã dùng rất nhiều động từ để đặc tả tâm trạng nhận vật lúc này. Hãy tìm? Từ nào được dùng nhiều nhất? Tác dụng? - Ngập ngừng, e sợ, run run, lúng túng (4 lần)...-> Diễn tả chính xác cử chỉ, ánh mắt, ý nghĩ, cảm giác của các học trò trong buổi tựu trường đầu tiên Gv: Đỉnh cao của tâm trạng lúng túng là khi các học trò rời bàn tay mẹ để đi vào lớp. ? Vừa nãy là ý muốn tỏ ra là mình đã lớn, hãnh diện khi nhiều người chú ý vậy mà giờ đây các cậu lại khóc. Em có cảm nhận gì về những tiếng khóc ấy? - Lo sợ trước những thách thức đang đón đợi khi xa vòng tay mẹ ? Thử lý giải vì sao nhân vật tôi có cảm giác "Có nhiều hôm đi chơi...trong thời thơ ấu chưa ần nào tôi thấy xa mẹ như lần này"? - HS tự bộc lộ Hs quan sát phần 3 ? Khi vào lớp học chú bé đã khám phá lớp học với cảm giác ntnào? Cách nhìn có gì khác? - Mùi hương lạ... - Không thấy xa lại với bạn... ? Đọc những câu văn cuối truyện em thấy nhân vật tôi có gì thay đổi so với thời điểm trước? Trước: Lúng túng, Nay: tự tin, chủ động rụt rè, lo sợ, chơ vơ ? Qua dòng hồi tưởng của nhà văn em có cảm nhận gì về tâm trạng, cảm giác của nhân vật tôi trong buổi đầu tiên đi học? - tâm trạng hồi hộp, cảm giác ngỡ ngàng và trang trọng của nhân vật tôi trong buổi đầu tiên đi học. ? Ngoài nhân vật tôi truyện còn đề cập đến những nhân vật nào? ? Em có nhận xét gì về cử chỉ, thái độ của những người lớn đối với các em bé lần đầu tiên đi học? Tìm chi tiết chứng minh? - Mẹ (phụ huynh): âu yếm nắm tay, dịu dàng, vuốt tóc... - Ông Đốc: nhìn các em hiền từ, lời nói khẽ khàng... - Thầy giáo trẻ: tươi cười đón ở cửa lớp... *Hoạt động 3: Hướng dẫn HS tổng kết. ? Nhận xét đặc sắc nghệ thuật của truyện? ? Em có cảm nhận gì về những kỷ niệm mơn man trong buổi đầu đến trường của nhân vật tôi? Hs đọc Ghi nhớ: sgk *Hoạt động 4: Hướng dẫn hs luyện tập. Đề bài: Phát biểu cảm nghĩ về ngày đầu tiên đi học của em? Gv hướng dẫn: Kỷ niệm về ngày đầu tiên đi học của bản thân? có cảm giác, tâm trạng. Chú ý gắn với văn bản vừa học II. Tìm hiểu văn bản 2. Tâm trạng và cảm xúc của nhân vật tôi trong buổi tựu trường đầu tiên. a. Trên đường cùng mẹ tới trường - Hình ảnh so sánh đẹp, câu văn gợi cảm. - Hôm nay tôi đi học là một sự kiện quan trọng làm nảy sinh những cảm giác mới lạ, ngỡ ngàng -> thay đổi nhận thức của nhân vật tôi. b. Lúc ở sân trường * Khi nhìn ngôi trường, mọi người, các bạn - Hình ảnh so sánh tinh tế -> Tâm trạng bỡ ngỡ, khát vọng bay bổng của người học trò lần đầu tới lớp * Khi nghe ông đốc gọi tên Lúng túng, hồi hộp * Khi phải rời bàn tay mẹ để vào lớp Lo sợ, cảm thấy mình bước vào một thế giới khác. c. Khi ngồi trong lớp đón giờ học đầu tiên Cảm thấy tự tin, nghiêm trang bước vào giờ học đầu tiên 3. Hình ảnh những người lớn Những con người đầy trách nhiệm, tình yêu thương con trẻ. III. Tổng kết 1. Nghệ thuật Chất trữ tình thiết tha êm dịu. 2. Nội dung Kỷ niệm và tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật tôi trong buổi tựu trừơng đầu tiên. * Ghi nhớ: Sgk IV. Luyện tập Đề bài: Phát biểu cảm nghĩ về ngày đầu tiên đi học của em? 4. Củng cố : Gv khái quát lại nội dung bài Hs đọc lại Ghi nhớ 5. Hướng dẫn về nhà: Học bài, học Ghi nhớ Hoàn thành BT trên ,Soạn "Trong lòng mẹ". -------------------------------------------- Ngày dạy: 30/8/2012 Tiết 3: Tự học có hướng dẫn: Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ A. Mục tiêu bài học * Hướng dẫn học sinh: - Hiểu được cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ và mối quan hệ về cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ - Thông qua bài học giúp học sinh rèn tư duy trong việc nhận thức mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng B. Đồ dùng - phương tiện -Bảng phụ , phiếu hoạt động nhóm C. Tiến trình tổ chức các hoạt động 1. ổn định: sĩ số. 2. Kiểm tra bài cũ: ? Nghĩa của từ là gì? Đ.A: Là nội dung - sự vật, tính chất, hoạt động, quan hệ... - mà từ biểu thị 3. Bài mới Hoạt động của Gv và HS Yêu cầu cần đạt Hoạt động 1: Hướng dẫn hs tìm hiểu mục I Gv: Nghĩa của từ bao giờ cũng là sự khái quát những đặc điểm, những nét chung của sự vật, hiện tượng và loại bỏ những nét ngẫu nhiên, phi bản chất của sự vật hiện tượng đó. Nghĩa của từ có tính chất khái quát nhưng trong một ngôn ngữ, phạm vi khái quát nghĩa của từ không giống nhau. Gv treo bảng phụ (sơ đồ) Động vật thú chim cá voi, hươu... tu hú, sáo... cá rô, cá chép Gv: cho học sinh thảo luận theo câu hỏi sau: ? Nghĩa của từ "động vật" rộng hơn hay hẹp hơn nghĩa của từ "thú", "chim", "cá"? vì sao? - Động vật là sinh vật có cảm giác và tự vận động được -> thú, chim, cá đều là động vật -> Phạm vi nghĩa của từ "động vật" bao hàm nghĩa của các từ "thú", "chim", "cá" ? Nghĩa của từ "thú" rộng hơn hay hẹp hơn nghĩa của từ "voi", "hươi"? vì sao? ? Nghĩa của từ "chim" rộng hơn hay hẹp hơn nghĩa của từ "tu hú", "sáo"? vì sao? ? Nghĩa của từ "cá" rộng hơn hay hẹp hơn nghĩa của từ "cá rô", "cá chép"? vì sao? ? Nghĩa của từ "thú", "chim", "cá" rộng hơn nghĩa của những từ nào? Hẹp hơn nghĩa của những từ nào? Gv: các từ ngữ ở ví dụ trên có mối quan hệ bao hàm ? Hãy biểu diễn mối quan hệ này bằng sơ đồ vòng tròn ? động vật thú chim voi sáo... cá cá rô ? Em có nhận xét gì về cấp độ khái quát nghĩa của từ? Hs đọc Ghi nhớ (sgk) *Hoạt động 2: Hướng dẫn hs luyện tập Hs đọc, xác định yêu cầu bài tập Gv chia nhóm thực hiện, báo cáo ? Lập sơ đồ thể hiện cấp độ khái quát nghĩa từ ngữ trong mỗi nhóm từ ngữ B2: Tìm từ ngữ nghĩa rộng hơn so với nghĩa của các từ ngữ ở mỗi nhóm Hs làm bài tập theo nhóm, cử đại diện trả lời, nhóm khác bổ sung, GV kết luận, cho điểm B3: Gv hướng dẫn, hs về nhà làm Hs tìm hiểu nghĩa của từ trong từng ví dụ rồi tìm từ theo yêu cầu. I. Từ ngữ nghĩa rộng, từ ngữ nghĩa hẹp 1. Ví dụ Động vật thú chim cá voi, hươu... tu hú, cá rô, sáo.. cá chép * Nhận xét: - Nghĩa của từ "động vật" rộng hơn nghĩa của từ "thú", "chim", "cá" - Nghĩa của từ "thú" rộng hơn nghĩa của từ "voi", "hươi". - Nghĩa của từ "chim" rộng hơn nghĩa của từ "tu hú", "sáo". - Nghĩa của từ "cá" rộng hơn nghĩa của từ "cá rô", "cá chép". 2. Bài học: Ghi nhớ (sgk) II. Luyện tập Bài 1: Vẽ sơ đồ thể hiện cấp độ khái quát nghĩa từ. Y phục quần áo quần đùi, áo dài, quần dài áo sơ mi Vũ khí Bom súng Bom 3 càng súng trường bom bi súng đại bác Bài 2: Từ ngữ nghĩa rộng a. Chất đốt d. Nhìn b. Nghệ thuật e. Đánh c. Thức ăn 4. Củng cố: - Hs nhắc lại Ghi nhớ 5. Hướng dẫn về nhà Học bài Làm bài tập Soạn bài "Trường từ vựng" ------------------------------------------- Ngày dạy: 30/8/2012 Tiết 4 Tính thống nhất về chủ đề của văn bản A. Mục tiêu bài học * Giúp học sinh: - Nắm được chủ đề của văn bản, tính thống nhất về chủ đề của văn bản. - Biết viết 1 văn bản đảm bảo tính thống nhất về chủ đề, biết xác định và duy trì đối tượng trình bày, chọn lựa sắp xếp các phần sao cho văn bản tập trung nêu bật ý kiến, cảm xúc. B. Đồ dùng - phương tiện - Một số đoạn văn bài tập C. Tiến trình tổ chức các hoạt động 1. ổn định: sĩ số 2. Kiểm tra bài cũ: Gv kiểm tra sự chuẩn bị bài của hs 3. Bài mới Hoạt động của GV và HS Yêu cầu cần đạt *Hoạt động 1: Hướng dẫn hs tìm hiểu chủ đề của vb. Hs đọc lại văn bản "Tôi đi học" (Thanh Tịnh) ? Tác giả nhắc lại những kỷ niệm sâu sắc nào trong thời thơ ấu của mình? (Mẹ dẫn đi học, đến trường, ông Đốc gọi tên, xếp hàng vào lớp, bài học đầu tiên) ? Sự hồi tưởng ấy gợi lên những ấn tượng gì trong lòng tác giả? (Thấy mình là người lớn, lo sợ, rụt rè, lạ, bỡ ngỡ...-> ấn tượng đẹp, thiêng liêng về ngày đầu tiên đến trường) Gv: Nội dung các câuảtả lời trên đây chính là chủ đề của văn bản. ? Vậy cho biết chủ đề của văn bản này là gì? Hs trả lời ? Từ các nhận xét trên hãy cho biết chủ đề của văn bản là gì? (chủ đề là đối tượng và vấn đề chính mà văn bản biểu đạt) Hs đọc Ghi nhớ (sgk) *Hoạt động 2: Hướng dẫn hs tìm hiểu mục tính thống nhất về chủ đề của vb. HS quan sát văn bản "Tôi đi học" ? Căn cứ vào đâu em biết văn bản "Tôi đi học" nói lên những kỷ niệm của tác giả về buổi tựu trường đầu tiên? - GV gợi ý: chú ý nhan đề, các từ ngữ và các câu trong văn bản viết về những kỷ niệm buổi tựu trường đầu tiên. - Hs tìm các câu văn đó trong bài (hôm nay tôi đi học..., hàng năm cứ..., tôi quên thế nào..., tôi bặm tay...) ? Hãy tìm các từ ngữ chứng tỏ tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ in sâu trong lòng nhân vật suốt cuộc đời? ? Các từ ngữ nào cho thấy sự thay đổi tâm trạng của nhân vật ở những không gian, thời gian khác nhau? (Trên đường đi, trên sân trường, khi ông Đốc gọi tên, trong lớp học...) HS tìm trong văn bản GV: Những thay đổi ấy cho thấy cảm giác trong sáng nảy nở trong lòng nhân vật "tôi" ở buổi tựu trường đầu tiên. Các chi tiết, các phương tiện ngôn từ trong văn bản đều tập trung khắc hoạ, tô đậm cảm giác này. -> Nghĩa là tạo nên tính thống nhất trong văn bản ? Từ sự phân tích trên hãy cho biết thế nào là sự thống nhất về chủ đề của văn bản? ? Tính thống nhất về chủ đề thể hiện ở những phương diện nào trong văn bản? ? Làm thế nào để có thể viết 1 văn bản đảm bảo tính thống nhất về chủ đề? Hs đọc Ghi nhớ (sgk) Hoạt động 3: Hướng dẫn hs luyện tập Hs đọc văn bản "Rừng cọ quê tôi" ? Văn bản trên viết về đối tượng nào và vấn đề gì? ? Các đoạn văn đã trình bày đối tượng và vấn đề theo một thứ tự ntnào? ? Theo em có thể thay đổi trật tự sắp xếp này được không? vì sao? (Đây là thứ tự hợp lý, không thay đổi được vì phải biết rừng cọ ntnào thì mới thấy được sự gắn bó) ? Nêu chủ đề của văn bản? ? Chủ đề ấy được thể hiện trong văn bản trên, từ việc miêu tả rừng cọ -> cuộc sống người dân. Hãy chứng minh? ? Tìm các từ ngữ, các câu tiêu biểu thể hiện chủ đề của văn bản? Bài 2: Gv tổ chức hs hoạt động nhóm, cử đại diện trình bày, gv kết luận ? Tìm ý lạc chủ đề, giải thích tại sao? Bài 3: Gv tổ chức hs hoạt động nhóm, cử đại diện trình bày, gv kết luận I. Chủ đề của văn bản 1. Ví dụ: Văn bản "Tôi đi học" * Nhận xét: Chủ đề: Nhớ và kể lại những kỷ niệm của nhân vật tôi trong buổi tựu trường đầu tiên thời thơ ấu thật cao đẹp, sâu sắc và qua những ấn tượng này nhà văn đã đề cao ý nghĩa của sự học đối với con người 2. Bài học: Ghi nhớ (sgk) II. Tính thống nhất về chủ đề của văn bản 1.Ví dụ: Văn bản "Tôi đi học" * Nhận xét: - Sự thể hiện tính thống nhất về chủ đề ở văn bản "Tôi đi học" + Nhan đề, các từ ngữ và các câu trong văn bản đều viết về những kỷ niệm buổi tựu trường đầu tiên. - Biểu hiện tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật "tôi" 2. Bài học: Ghi nhớ (sgk) II. Luyện tập Bài 1: Tính thống nhất về chủ đề của văn bản "Rừng cọ quê tôi" - Đối tượng: rừng cọ quê tôi - Vấn đề: Sự gắn bó giữa người dân Sông Thao với rừng cọ - Chủ đề: Rừng cọ quê tôi và sự gắn bó giữa người dân Sông Thao với rừng cọ - Chủ đề được thể hiện trong văn bản. - Từ ngữ thể hiện chủ đề: rừng cọ, cây cọ, lán cọ...gắn bó, nhớ cơm nắm lá cọ, người Sông Thao... - Câu thể hiện chủ đề: + Cuộc sống quê tôi gắn bó với cây cọ + Người Sông Thao đi đâu...quê mình Bài 2: Bài 3: - ý lạc đề: c, g - ý hợp chủ đề nhưng diễn đạt chưa tốt,thiếu tập trung vào chủ đề: b, e 4. Củng cố: Hs nhắc lại Ghi nhớ 5. Hướng dẫn về nhà: Học bài, Làm bài tập Soạn bài "Bố cục của văn bản" -----------------------------------------------------------------

File đính kèm:

  • docVan 8 tuan 1.doc