Giáo án Ngữ văn lớp 8 Tiết 105, 106 Thuế máu

I/. Mục tiêu cần đạt: HS

 -Hiểu được bản chất độc ác, bộ mặt giả nhân, giả nghĩa của thực dân Pháp qua việc dùng người dân bản xứ thuộc địa làm vật hi sinh cho quyền lợi của mình trong các cuộc chiến tranh tàn khốc.

 -Hình dung ra số phận bi thảm của những người bị bốc lột “Thuế máu” theo trình tự miêu tả của tác giả

 -Thấy rõ ngòi bút lập luận sắc bén, trào phúng sau cay của Nguyễn Ái Quốc trong văn chính luận.

II/. Chuẩn bị:

 -GV: Giáo án. SGK, SGV

 -HS: Bài soạn, SGK.

III/. Tiến trình tổ chức các hoạt động:

1/. Kiểm tra:

 a). Hãy nêu ý nghĩa văn bản “Bàn luận về phép học”? Cho biết tên tác giả?

 b). Trong bài tấu tác giả đã bàn về phép học, đó là những phép học nào? Hãy nêu tác dụng và ý nghĩa của những phép học ấy?

2/. Bài mới: GV giới thiệu bài

 

doc3 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 3291 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn lớp 8 Tiết 105, 106 Thuế máu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 27 BÀI 26 Tiết 105-106 Ngày soạn: 13/03/2007 THUẾ MÁU (Trích “Bản án chế độ thực dân Pháp) Nguyễn Ái Quốc I/. Mục tiêu cần đạt: HS -Hiểu được bản chất độc ác, bộ mặt giả nhân, giả nghĩa của thực dân Pháp qua việc dùng người dân bản xứ thuộc địa làm vật hi sinh cho quyền lợi của mình trong các cuộc chiến tranh tàn khốc. -Hình dung ra số phận bi thảm của những người bị bốc lột “Thuế máu” theo trình tự miêu tả của tác giả -Thấy rõ ngòi bút lập luận sắc bén, trào phúng sau cay của Nguyễn Ái Quốc trong văn chính luận. II/. Chuẩn bị: -GV: Giáo án. SGK, SGV -HS: Bài soạn, SGK. III/. Tiến trình tổ chức các hoạt động: 1/. Kiểm tra: a). Hãy nêu ý nghĩa văn bản “Bàn luận về phép học”? Cho biết tên tác giả? b). Trong bài tấu tác giả đã bàn về phép học, đó là những phép học nào? Hãy nêu tác dụng và ý nghĩa của những phép học ấy? 2/. Bài mới: GV giới thiệu bài Hoạt động của thầy và trò Bài học sinh ghi Hoạt động 1: HS: đọc chú thích (SGK.90) Hoạt động 2: GV: Đọc mẫu một đoạn. HS: đọc tiếp đến hết GV: Văn bản này thuộc phương thức biểu đạt nào? Vì sao? HS: Nghị luận. Vì người viết chủ yếu dùng lí lẽ và dẫn chứng để làm rõ vấn đề thuế máu trong chế độ thực dân, từ đó thuyết phục bạn đọc. GV: Vậy thì, văn bản có mấy luận điểm? Đó là những luận điểm nào? HS: Có 3 luận điểm -Chiến tranh và “người bản xứ” -Chế độ lính tình nguyện -Kết quả và sự hi sinh. GV: So sánh thái độ của các quan chức cai trị thực dân đối với người dân thuộc địa ở thời điểm: trước và khi chiến tranh xảy ra? HS: -Trước khi chiến tranh, họ bị xm là giống người hạ đẳng, bị đối xử đánh đập như xúc vật. -Khi chiến tranh bùng nổ, họ được các quan cai trị tâng bốc, vỗ về, được phong cho những danh hiệu cao quý. GV: Số phận thảm thương của người dân thuộc địa trong các cuộc chiến tranh phi nghĩa được miêu tả như thế nào? HS: Trả lời phần bài học sinh ghi GV: Người dân thực địa có thật sự “tình nguyện” hiến dân xương máu của mình cho bọn thực dân không? HS: Không. Ngược lại chúng đã dùng những thủ đoạn, mánh khóe để bắt lính. GV: Đó là những thủ đoạn gì? HS: Trả lời phần bài học sinh ghi. GV: Bác đã nhận định như thế nào về chế độ lính tình nguyện? HS: “Chế độ lính tình nguyện” đã gây ra những vụ nhũng lạm hết sức trắng trơn. GV: Tại sao Bác lại nhận định như thế? HS: Vì -Ăn tiền công khai từ việc tuyển quân -Tự do làm tiền, không cần luật lệ. GV: Từ đó cho ta thấy thực trạng chế độ lính tình nguyện như thế nào? HS: Trả lời phần bài hs ghi. GV: “Lính tình nguyện” có phản ứng như thế nào? HS: Trả lời phần bài hs ghi GV: Người dân thuộc địa đã có kết quả như thế nào trong các cuộc chiến tranh? HS: Trả lời phần bài hs ghi. GV: Hãy chỉ ra các câu nghi vấn có trong bài? HS: -Chẳng phải người ta đã lột hết tất cả của cải của họ, … trước khi đưa họ đến Mác-xây xuống tàu về nước đó sao? -Chẳng phải người ta đã giao cho bọn súc sinh … đánh đập họ vô cớ đó sao? -Chẳng phải người ta đã cho họ ăn … thiếu không khí đó sao? -Chẳng phải họ đã được một quan cai trị biết ơn đón chào nồng nhiệt bằng một bài diễn văn … đó sao? GV: Các câu nghi vấn ấy dùng để hỏi hay khẳng định, bộc lộ tình cảm cảm xúc của người viết? HS: Khẳng định, bộc lộ tình cảm cảm xúc. GV: Từ đó, sự thật nào được phơi bày? HS: Trả lời phần bài hs ghi. GV: Qua đó, tác giả bộc lộ thái độ gì đối với chế độ thực dân tại Việt Nam? HS: Mỉa mai, châm biếm, tố cáo quyết liệt chế độ thực dân Pháp tại Việt Nam. GV: Hãy nêu nội dung và nghệ thuật của văn bản? HS: Trả lời phần ghi nhớ (SGK.92) I/. Giới thiệu: 1/. Tác giả: Nguyễn Ái Quốc là một trong những tên gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong thời kì hoạt động cách mạng trước năm 1945. 2/. Tác phẩm: Đoạn trích “Thuế máu” nằm trong chương 1 của “Bản án chế độ thực dân Pháp” II/. Tìm hiểu văn bản: 1/. Chiến tranh và người bản xứ: -Phải đột ngột xa lìa gia đình, quê hương vì mụch đích vô nghĩa, đem mạng sống mà đánh đổi lấy những vinh dự hão huyền. -Bị biến thành vật hi sinh cho lợi ích, danh ldự của những kẻ cầm quyền. -Những người làm công việc chế tạo vũ khí, phục vụ chiến tranh cũng chịu bệnh tật, cái chết đau đớn. -Người bản xứ bỏ mạng trên đất Pháp rất đông (trong chiến tranh thế giới thứ nhất). 2/. Chế độ lính tình nguyện: a). Thủ đoạn, mánh khóe bắt lính của bọn thực dân: -Tiến hành lùng ráp, vây bắt và cưỡng bức người ta phải đi lính. -Lợi dụng chuyện bắt lính mà dọa nạt, xoay sở kiếm tiền đối với nhà giàu -Sẵn sàng trói xích, nhốt người ta như nhốt súc vật, sẵn sàng đàn áp dã man nếu như có chống đối. Là cơ hội làm giàu của bon quan chức trên tính mệnh người dân bản xứ. Là cơ hội củng cố địa vị, thăng quan tiến chức, tỏ lòng trung thành. b). Phản ứng của “lính tình nguyện”: -Người dân thuộc địa hoặc trốn tránh hoặc “xì tiền ra” -Tìm cách tự làm cho mình mhiễm các bệnh nặng nhất để khỏi đi lính. Tìm mọi cơ hội để trốn tránh. 3/. Kết quả của sự hi sinh: -Những người từng hi sinh bao xương máu, từng được tân bốc trước đây mặc nhiên trở lại “giống người hèn hạ” -Tước đoạt hết của cải mà lính thuộc địa mua sắm được. Tay không trở về với chế độ bản xứ. -Đánh đập họ vô cớ, đối xử với họ thô bỉ như đối với súc vật. -“Đầu độc cả dân tộc để vơ vét cho đầy túi” khi cấp môn bài bàn lẽ thuốc phiện cho thương binh và vợ con của tử sĩ người Pháp. Sự bỉ ổi, vô nhân đạo của thực dân Pháp. Cái giá của “thuế máu” mà người lính Việt Nam được trả. Mỉa mai, châm biếm, tố cáo quyết liệt chế độ thực dân Pháp tại Việt Nam. III/. Tổng kết: Ghi nhớ (SGK.92) 3/. Củng cố: GV: Chương “Thuế máu” được sắp xếp theo trình tự nào? HS: Thời gian: trước, trong và sau khi xảy ra cuộc chiến tranh. GV: Hãy phân tích nghệ thuật châm biếm, đả kích sắc sảo, tài tình của tác giả thể hiện qua cách xây dựng hình ảnh, qua giọng điệu? HS: -Xây dựng một hệ thống hình ảnh sinh động, giàu tính biểu cảm và sức mạnh tố cáo. -Ngôn từ mang màu sắc trào phúng, châm biếm. 4/. Hướng dẫn chuẩn bị bài mới: Soạn bài: Hội thoại Trả lời phần I (SGK. 92-93)

File đính kèm:

  • doc(T105-106)Thue-mau.doc