I/. Mục tiêu cần đạt: HS
Nắm được vai trò của các yếu tố tự sự và miêu tả trong văn nghị luận và cách đưa các yếu tố đó vào bài văn nghị luận.
II/. Chuẩn bị:
-GV: Giáo án, SGK, SGV.
-HS: Bài soạn, SGK.
III/. Tiến trình tổ chức các hoạt động:
1/. Kiểm tra: Kiểm tra bài soạn hs
2/. Bài mới: GV giới thiệu bài
2 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 5341 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn lớp 8 Tiết: 116 Tìm hiểu yếu tố tự sự và miêu tả trong văn nghị luận, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết: 116 BÀI 28
Ngày soạn: 30/03/2007
TÌM HIỂU YẾU TỐ TỰ SỰ VÀ MIÊU TẢ TRONG VĂN NGHỊ LUẬN
I/. Mục tiêu cần đạt: HS
Nắm được vai trò của các yếu tố tự sự và miêu tả trong văn nghị luận và cách đưa các yếu tố đó vào bài văn nghị luận.
II/. Chuẩn bị:
-GV: Giáo án, SGK, SGV.
-HS: Bài soạn, SGK.
III/. Tiến trình tổ chức các hoạt động:1/. Kiểm tra: Kiểm tra bài soạn hs
2/. Bài mới: GV giới thiệu bài
Hoạt động của thầy và trò
Bài học sinh ghi
Hoạt động 1:
HS: đọc đoạn trích a, b.
GV: Vì sao đoạn trích a có yếu tố tự sự nhưng không phải là văn tự sự còn đoạn b có yếu tố miêu tả nhưng không phải là văn miêu tả?
HS: Vì mục đích của 2 đoạn trích là vạch trần sự tàn bạo và giả dối của thực dân Pháp về “mmọ lính tình nguyện”.
GV: Gọi hs trả lời câu tiếp theo (SGK. 114)
HS: Không
GV: Hãy nhận xét vai trò của các yếu tố tự sự và miêu tả trong văn nghị luận?
HS: Trả lời ý thứ nhất trong ghi nhớ. (SGK. 116)
HS đọc văn bản câu 2
GV:tìm những yếu tố tự sự, miêu tả trong văn bản và cho biết tác dụng của chúng?
I/. Yếu tố tự sự và miêu tả trong văn nghị luận:
Các yếu tố tự sự, miêu tả trong chuyện “Chàng Trăng”
Các yếu tố tự sự, miêu tả trong chuyện “Nàng Han”
Tác dụng
Kể chuyện thụ thai, mẹ bỏ lên rừng. Chàng không nói, không cười, cưỡi ngựa đá đi giết bạo chúa rồi biến vào mặt trăng, đêm đêm soi dòng thác bạc Pông-gơ-nhi
Nàng Han liên kết với người kinh, theo cờ lệnh bằng chăn dệt ngũ sắc, đánh giặc ngoại xâm. Thắng trận, nàng hóa thành tiên bay lên trời. Trên dáy núi Pu-keo vẫn còn những vũng, ao chi chít – những vết chân voi của nàng Han và người kinh.
Làm rõ luận điểm “sự gần gũi, giống nhau giữa các truyện anh hùng đẹp của các dân tộc VN”
GV: Vì sao tác giả văn bản trên đã không kể lại đầy đủ và kặn kẽ toàn bộ hai chuyện “Chàng Trăng” và “Nàng Han”, mà chỉ tả cụ thể một số hình ảnh và kể kĩ một số chi tiết trong những câu chuyện ấy?
HS: Vì các hình ảnh ấy có lợi cho việc làm sáng tỏ luận điểm mới được tác giả miêu tả kĩ.
GV: Từ việc tìm hiểu trên, hãy cho biết: khi đưa yếu tố tự sụ vàmiêu tả vào bài văn nghị luận cần chú ý những gì?HS: Trả lời phần còn lại của ghi nhớ (SGK. 116)
Hoạt động 2:
HS thảo luận 10 phút
Ghi nhớ (SGK. 116)
II/. Luyện tập:
Câu 1:
Các yếu tố tự sự
Các yếu tố miêu tả
Tác dụng
-Sắp trung thu
-Đên trước rằm đầu tiên từ ngày bị giam giữ.
-Mười mấy ngày qua, trừ cái bực mình ban đầu khi bị bắt vô cớ, chỉ là một xâu những vật lỉnh kỉnh, lích kích đáng lạ, đáng cười, đáng ghét của bộ mặt nhà giam.
-Phải đi ra với đêm, phải đắm mình trong nguyệt, phải vui, phải làm thơ.
-Trời xứ Bắc hẳn trong, trăng hẳn tròn và sáng.
-Bỗng đêm ngay trăng sáng quá chừng.
-Trong suốt, bao la, huyền ảo, vỗ về. Ngay trong cửa sổ, lồng trong bóng cây…
-Đêm nay rất đẹp, rạo rực bao nỗi niềm, cầm lòng không đậu, người tù phải thốt lên …
-Nó ăm ắp tình tứ, nó rạo rực, nó muốn yêu, muốn thưởng thức, muốn chan hòa, muốn giãi bày, bộc lộ…
(Có thể nói, trong đoạn văn nghị luận này, yếu tố tự sự và miêu tả, đặc biệt là miêu tả rất dồi dào, phong phú. Nhưng đây vẫn hoàn toàn không phải là đoạn văn tả cảnh đêm trăng và tâm trạng người tù trong đêm trăng ấy mà mục đích chủ yếu muốn làm rõ là khắc họa cụ thể hoàn cảnh sáng tác của bài thơ Vọng nguyệt và tâm trạng của người tù được thể hiện trong bài thơ). Nó làm cho đoạn bình giảng, phân tích có sự đồng cảm ở chiều sâu cảm xúc, nó gợi thêm sự đồng cảm và tưởng tượng của người đọc
Câu 2: Rất cần vânk dụng các yếu tố miêu tả và tự sự vì phải gợi lên vẻ đẹp của sen trong đầm, một vài kĩ niệm về ngắm sen (nếu có)
3/. Củng cố:
-Đọc bài đọc thêm
-Nhắc lại ghi nhớ.
4/. Hướng dẫn chuẩn bị bài mới:
Soạn bài: “Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục”
Trả lời các câu hỏi: 1, 2, 3, 4 (SGK.121)
File đính kèm:
- (T116)Tim-hieu-yeu-to-tu-su-trong-van-NL.doc