I. MỤC TIÊU: Giúp HS:
· Vận dụng được kiến thức về trật tự từ trong câu để phân tích hiệu quả diễn đạt của trật tự từ trong một số câu trích từ các tác phẩm văn học, chủ yếu là những tác phẩm đã học
· Viết được một đoạn văn ngắn thể hiện khả năng sắp xếp trật tự từ hợp lý.
II. CHUẨN BỊ:
1/ Thầy: Giáo án.
2/ Trò: Sgk, viết, vở ghi.
III.TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC:
1. Ổn định lớp:
2.Kiểm tra bài :
- Thế nào là lựa chọn trật tự từ trong câu ?
- Tác dụng của việc sắp xếp trật tự từ trong câu ?
3. Dạy bài mới:
7 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 3895 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn lớp 8 Tiết 119 Luyện tập lựa chọn trật tự từ trong câu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾT 119:
LUYỆN TẬP LỰA CHỌN TRẬT TỰ TỪ TRONG CÂU
I. MỤC TIÊU: Giúp HS:
Vận dụng được kiến thức về trật tự từ trong câu để phân tích hiệu quả diễn đạt của trật tự từ trong một số câu trích từ các tác phẩm văn học, chủ yếu là những tác phẩm đã học
Viết được một đoạn văn ngắn thể hiện khả năng sắp xếp trật tự từ hợp lý.
II. CHUẨN BỊ:
1/ Thầy: Giáo án.
2/ Trò: Sgk, viết, vở ghi...
III.TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC:
1. Ổn định lớp:
2.Kiểm tra bài :
- Thế nào là lựa chọn trật tự từ trong câu ?
- Tác dụng của việc sắp xếp trật tự từ trong câu ?
3. Dạy bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung ghi bảng
* Hoạt động 1:
-GV: Giới thiệu bài một cách ngắn gọn.
(HS: Lắng nghe, ghi chép).
* Hoạt động 2: LUYỆN TẬP (Hướng dẫn trả lời câu hỏi và bài tập trong SGK)
- HS lần lượt giải các bài tập theo thứ tự trong SGK. HS giỏi có thể giải hết tại lớp, các HS khác sẽ làm thêm ở nhà khi có điều kiện
- HS làm việc độc lập, sau đó trình bày kết quả trước lớp.
-GV: Hướng dẫn, nhận xét, kết luận.
- BT cho cả lớp
- Có thể trả lời và trao đổi miệng không cần viết vào vở hay viết bảng
- HS làm bài vào vở hay giấy theo nhóm --> GV cho HS trình bày, xem và sửa.
-GV: a) Khi đề cập đến lợi ích của việc đi bộ đội đối với sức khoẻ, có thể liệt kê các tác dụng của việc đi bộ đội đối với sức khoẻ như: giúp cho tinh thần sảng khoái, thư giãn, tiêu hao năng lượng, gân cốt săn chắc, có sức khoẻ để lao động và học tập tốt hơn … Tùy thuộc vào từng HS quan niệm lợi ích nào là quan trọng nhất nhì thì có thể xếp lên trước, các lợi ích khác xếp theo thứ tự ít quan trọng hơn.
b) Có thể làm đề bài này tượng tự như ở phần (a).
Tiết 119:
LUYỆN TẬP LỰA CHỌN TRẬT TỰ TỪ TRONG CÂU
* LUYỆN TẬP:
- Bài tập 1:
a) Trật tự từ trong câu thể hiện diễn biến của các khâu trong công tác vận động quần chúng, khâu này nối tiếp khâu kia: đầu tiên là phải giải thích cho quần chúng hiểu -> tuyên truyền cho quần chúng hưởng ứng -> tổ chức cho quần chúng làm -> lãnh đạo để làm cho đúng kết quả
b) Các hoạt động được sắp xếp theo thứ bậc: việc chính diễn ra hàng ngày của bà mẹ là đi bán bóng đèn; còn việc bán vàng hương chỉ là việc làm thêm trong những phiên chợ chính.
- Bài tập 2:
Các từ được nhắc lại và đặt ở đầu câu sau có tác dụng đảm bảo sự liên kết của câu với các câu khác trong văn bản.
- Bài tập 3:
a) Cách sắp xếp trật tự bằng cách đảo trật tự thông thường nhằm mục đích tạo điểm nhấn, nhấn mạnh điều người viết (nói) muốn diễn tả. Ở đây Bà huyện Thanh Quan nhấn mạnh hơn, làm rõ hơn hình ảnh tiêu điều, vắng vẻ của cảnh Đèo Ngang lúc chiều tà
b) Câu thơ đảo trật tự từ nhằm nhấn mạnh vẻ đẹp của anh bộ đội với bóng dài đổ trên đỉnh dốc cheo leo, tư thế hiên ngang đi tới, lá ngụy trang reo vui trong gió
- Bài tập 4:
Trong câu (b) từ trịnh trọng được đảo lên trên nhằm nhấn mạnh vẻ làm bộ làm tịch của nhân vật Bọ Ngựa.
Đối chiếu với văn cảnh câu (b) là câu thích hợp để đưa vào chỗ trống.
- Bài tập 5:
Các từ xanh, nhã nhặn, ngay thẳng, thủy chung, can đảm là những tính từ chỉ những phẩm chất của cây tre Việt Nam, không theo thứ bậc hay thứ tự trước sau, vì thế có rất nhiều cách sắp xếp trật tự từ. Nhưng cách sắp xếp của nhà văn Thép Mới là hợp lý nhất vì nó đúc kết được những phẩm chất đáng qúy của cây tre theo đúng trình tự miêu tả trong bài văn.
- Bài tập 6:
4. Củng cố:
-GV chốt lại tầm quan trọng của việc lựa chọc trật tự từ trong câu để tăng hiệu quả diễn đạt.
5. Hướng dẫn về nhà:
Về nhà làm bài tập 6 tr124, Soạn luyện đưa...nghị luận tr 124.
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
@?@?@?@?&@?@?@?@?
Tiết 120:
TẬP ĐƯA CÁC YẾU TỐ TỰ SỰ VÀ MIÊU TẢ VÀO BÀI VĂN NGHỊ LUẬN
I. MỤC TIÊU: Giúp HS:
Củng cố những hiểu biết về các yếu tố tự sự và miêu tả trong văn nghị luận.
Tập đưa các yếu tố tự sự và miêu tả vào một đoạn, một bài văn nghị luận có đề tài gần gũi, quen thuộc.
II. CHUẨN BỊ:
1/ Thầy: Sgk, giáo án.
2/ Trò: Sgk, vở ghi, viết, HS Chuẩn bị bài dựa vào 3 yêu cầu của SGK.
III.TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC:
1/- Ổn định lớp:
2/- Kiểm tra bài cũ:
Yếu tố tự sự và miêu tả có vai trò như thế nào trong bài văn nghị luận ?
Ta cần chú ý gì khi đưa các yếu tố tự sự và miêu tả vào bài văn nghị luận ?
3/- Bài mới :
* Hoạt động 1:
-GV: Trong các bài văn nghị luận cần đưa yếu tố miêu tả và tự sự. Vậy các yếu tố này giúp cho sự nghị luận như thế nào ? Bài luyện tập hôm nay giúp cho chúng ta hiểu rõ điều đó.
(HS: Lắng nghe, ghi tựa bài).
* Hoạt động 2:
GV nêu đề bài trong SGK
1 HS đọc lại đề bài
1 HS tìm hiểu đề bài.
Em sẽ làm thế nào, nếu gặp phải một đề bài như vậy ?
HS: Thảo luận các câu hỏi trong SGK.
Câu 1 : Chọn luận điểm nào có nội dung phù hợp với yêu cầu đề bài ?
GV gọi 1 HS đọc lại các luận điểm.
Câu 2 : HS sắp xếp các luận điểm của bài thành bố cục rành mạch, hợp lí, chặt chẽ.
Gọi 1 HS lên chọn luận điểm và sắp xếp các luận điểm trên. Sau đó, 1 HS nhận xét, đánh giá.
GV chốt lại.
-GV: Tập cho HS đưa yếu tố tự sự và miêu tả vào một đoạn văn nghị luận.
Tiết 120:
TẬP ĐƯA CÁC YẾU TỐ TỰ SỰ VÀ MIÊU TẢ VÀO BÀI VĂN NGHỊ LUẬN
I- LUYỆN TẬP TRÊN LỚP :
ĐỀ : “Một số bạn em đang đua đòi theo những lối ăn mặc không lành mạnh, không phù hợp với lứa tuổi học sinh, với truyền thống văn hóa của dân tộc và hoàn cảnh của gia đình, em hãy viết bài nghị luận để thuyết phục các bạn đó thay đổi cách ăn mặc cho đúng đắn hơn”.
1/- Các luận điểm
a – b – c – d – đ – e – g – kết bài.
2/- Sắp xếp các luận điểm
a – c – đ – b – KB
3/- Đưa yếu tố tự sự và miêu tả vào một đoạn văn nghị luận :
* GV cho HS kết hợp yếu tố miêu tả với nghị luận khi trình bày luận điểm a
* Yêu cầu HS thực hiện bài tập này vào giấy. Sau đó chỉ định HS đọc lại bài viết và nhận xét.
* Gọi 1 HS đọc lại đoạn văn a
* HS trả lời các câu hỏi sau :
Đoạn văn trên trình bày luận điểm nào ?
Những yếu tố miêu tả nào được đưa vào đoạn văn ?
Theo em, có yếu tố nào không phù hợp với luận điểm ? (lại có bạn quên cả việc học tập, suốt ngày dán mắt vào màn hình máy vi tính để đắm đuối vào các trò chơi điện tử).
Những yếu tố miêu tả ấy có giúp sự nghị luận rõ ràng, sinh động hơn không? (các yếu tố miêu tả giúp cho sự nghị luận rõ ràng, cụ thể, sinh động)
* Học sinh đọc đoạn văn b
Đoạn văn trên trình bày luận điểm nào ?
Những yếu tố tự sự nào đưa vào đoạn văn ?
GV: Đưa ra 2 luận điểm đ & b và yêu cầu HS viết thành bài văn.
Cho HS viết và gọi một vài em trình bày trước lớp đoạn văn đã viết. HS khác nhận xét, góp ý, rút kinh nghiệm.
GV:Tổng kết tiết luyện tập.
* Hoạt động 3:
-GV: Hướng dẫn HS luyện tập.
* GV nhận xét ưu và nhược điểm trong giờ luyện tập.
a/- Đọc đoạn văn trong điểm 3a
Luận điểm : a
Các yếu tố miêu tả :
Một chiếc áo phông lòe loẹt.
Chiếc quần bò xé gấu và thủng gối.
Chiếc áo đen ngắn ngủn bó chặt lấy thân mình.
Chiếc quần trắng ống rộng lùng thùng.
b/- Đọc đoạn văn trong điểm 3b
Luận điểm : c
Yếu tố tự sự :
Kể lại lớp kịch ông Giuôc-đanh mặc lễ phục.
4/- Tập đưa yếu tố miêu tả và tự sự vào đoạn văn nghị luận
Luận điểm : đ và b
III/- LUYỆN TẬP Ở NHÀ :
Viết tất cả các luận điểm của đề bài trên thành một bài văn hoàn chỉnh.
4/- Củng cố :
Việc đưa yếu tố miêu tả, tự sự vào đoạn văn, làm văn nghị luận có tác dụng gì ?
5/- Dặn dò:
Làm bài tập.
Chuẩn bị bài: Lối diễn đạt.
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
@?@?@?@?&@?@?@?@?
Tiết 121:
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG (PHẦN VĂN)
I. MỤC TIÊU: Giúp HS:
- Biết tận dụng những kiến thức về các chủ đề của văn bản nhật dụng ở lớp 8 để khảo sát, phân tích những vấn đề tương ứng ở địa phương.
- Từ đó học sinh biết bày tỏ thái độ, cảm nghĩ của mình trước một số vấn đề của cuộc sống bằng một văn bản ngắn.
II. CHUẨN BỊ:
1/ Thầy: Giáo án.
2/ Trò: Vở ghi, viết.
III.TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC:
Ổn định.
Kiểm tra bài cũ.
Bài mới:
* Hoạt động 1:
-GV: Giới thiệu bài.
(HS: Lắng nghe, ghi chép).
* Hoạt động 2:
-GV: Kiểm tra sự chuẩn bị ở ở nhà của HS.
* Hoạt động 3:
? VBND là gì? Kể tên những VBND mà em đã học ở lớp 8? Những vấn đề thời sự nào được đặt ra trong những VB này?
- Môi trường (thông tin về ngày trái đất năm 2000).
- Tệ nạn thuốc lá (ôn dịch, thuốc lá).
? Địa phương em đang sống có xảy ra những tình trạng trên hay không?
-> Đấy là ý kiến riêng của mỗi chúng ta nhưng chưa thật cụ thể, rõ ràng, vì vậy cô muốn biết rõ về tình hình bài viết của các tổ (nhóm).
-GV nhận xét:
+ Ưu điểm từng bài.
+ Khuyết điềm từng bài.
+ Chọn bài hay để biên tập thành một tờ báo tường nhỏ cho lớp.
+ Chọn học sinh chữ viết đẹp trang trí cho tờ báo.
+ Định ngày cho ra mắt tờ báo.
Tiết 121:
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG (PHẦN VĂN)
I.Chuẩn bị ở nhà:
1. Học sinh thực hiện 4 yêu cầu của phần I trang 47.
2. Chia theo tổ (nhóm), cử đại diện trình bày.
II. Hoạt đông lên lớp:
1. VBND là gì?
2. Đại diện tổ (nhóm) đánh giá tình hình bài viết của tổ (nhóm).
3. Đọc bài hay đã được tổ (nhóm) chọn lựa:
Tổ 1: tệ nạn cờ bạc.
Tổ 2: tiêm chích ma tuý.
Tổ 3: văn hoá phẩm không lành mạnh.
Tổ 4: HIV – AIDS
(Đây có thể là phần gợi ý giao việc cho HS từ trước)
4. Trao đổi ý kiến giữa các tổ (nhóm) về từng bài.
+ Về nội dung bài viết
+ Về cách trình bày của bạn
4. Củng cố:
- Những bài viết của bạn giúp em nhận thức được điều gì trong cuộc sống?
5. Hướng dẫn về nhà:
- Đọc trước bài: “Chữa lỗi diễn đạt (lỗi lôgic)”.
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
@?@?@?@?&@?@?@?@?
File đính kèm:
- tuan 31(1).doc