I. Mục tiêu cần đạt:
- Học sinh hiểu cách sử dụng các phương tiện để liên kết các đoạn văn ,khiến chúng liền ý, liền mạch.
-Viết được các đoạn văn liên kết mạch lạc, chặt chẽ.
-Rèn kỹ năng dùng phương tiện liên kết để tạo liên kết hình thức và liên kết nội dung
II. Chuẩn bị:
1- Giáo viên: soạn bài
2- Học sinh: học bài cũ chuẩn bị bài mới
III.Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học:
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ: ? Thế nào là đoạn văn? Từ ngữ chủ đề? Câu chủ đề.
? Có mấy cách trình bày nội dung trong một đoạn văn ? Nêu đặc điểm từng cách.
3. Bài mới.
5 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 3645 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn lớp 8 Tiết 12 Liên kết các đoạn văn trong văn bản, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 7/9/2013
Ngày dạy : 9/9/2013
Tiết 12 : LIÊN KẾT CÁC ĐOẠN VĂN TRONG VĂN BẢN
I. Mục tiêu cần đạt:
- Học sinh hiểu cách sử dụng các phương tiện để liên kết các đoạn văn ,khiến chúng liền ý, liền mạch.
-Viết được các đoạn văn liên kết mạch lạc, chặt chẽ.
-Rèn kỹ năng dùng phương tiện liên kết để tạo liên kết hình thức và liên kết nội dung
II. Chuẩn bị:
1- Giáo viên: soạn bài
2- Học sinh: học bài cũ chuẩn bị bài mới
III.Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học:
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ: ? Thế nào là đoạn văn? Từ ngữ chủ đề? Câu chủ đề.
? Có mấy cách trình bày nội dung trong một đoạn văn ? Nêu đặc điểm từng cách.
3. Bài mới.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
- Học sinh đọc 2 ví dụ SGK tr50; 51
? Hai đoạn văn ở mục I.1 có mối liên hệ gì không? Tại sao?
? Hai đoạn văn ở mục I.2 có đặc điểm khác gì với 2 đoạn mục I?
* ''Trước đó mấy hôm'' bổ sung ý nghĩa về mặt thời gian phát biểu cảm nghĩ cho đoạn văn.
? Cụm từ đó có tác dụng gì?
* Tạo ra sự liên kết chặt chẽ các từ
'' trước đó mấy hôm'' là phương tiện liên kết 2 đoạn văn.
? Vậy em hãy cho biết tác dụng của việc liên kết đoạn văn?
? Xác định các phương tiện liên kết đoạn văn trong 3 ví dụ a, b, d ?
? Cho biết mối quan hệ về ý nghĩa giữa các đoạn văn trong từng ví dụ?
? Kể thêm các phương tiện liên kết đoạn văn trong mỗi ví dụ?
* Dùng từ ngữ để liên kết :
+ Từ ngữ chỉ quan hệ liệt kê
+ Từ ngữ chỉ quan hệ tương phản, đối lập
+ Từ ngữ chỉ ý tổng kết, khái quát.
+ Dùng đại từ, chỉ từ...
? Từ ''đó'' thuộc từ loại nào?
? Kể thêm một số từ cùng từ loại với từ đó?
? Trước đó là thời điểm nào?
? Tác dụng của từ đó?
? Tìm câu liên kết giữa 2 đoạn văn?
? Tại sao câu đó lại có tác dụng liên kết?
* Câu có tác dụng nối hai đoạn văn
? Từ đó em rút ra kết luận gì?
- Gọi học sinh đọc ghi nhớ
? Bài cần nắm những nội dung gì?
- Cho học sinh đọc ghi nhớ SGK
- Học sinh đọc bài tập 1
? Tìm các từ ngữ có tác dụng liên kết đoạn văn trong những đoạn trích và cho biết mối quan hệ ý nghĩa gì?
? Chọn các từ ngữ hoặc câu thích hợp đã cho điền vào chỗ trống để làm phương tiện liên kết đoạn văn?
I. Tác dụng của việc liên kết các đoạn văn trong văn bản
1. Ví dụ: SGK
2. Nhận xét:
- Thêm cụm từ ''Trước đó mấy hôm''
Bổ sung ý ngĩa về mặt thời gian. Tạo sự liên tưởng cho người đọc với đoạn văn trước.
- Td: tạo lên sự gắn kết chặt chẽ giữa 2 đoạn văn với nhau, làm cho 2 đoạn văn liền ý liền mạch.
3. Kết luận - Ghi nhớ chấm 1
II. Cách liên kết các đoạn văn trong văn bản
1. Dùng từ ngữ để liên kết các đoạn văn
a. Ví dụ:
b. Nhận xét:
- Ví dụ a: Bắt đầu…sau khâu tìm hiểu
quan hệ liệt kê (trước hết, đầu tiên, cuối cùng, sau nữa, sau hết, trở lên, mặt khác...)
- Vd b: nhưngquan hệ tương phản, đối lập (nhưng, trái lại, tuy vậy, tuy nhiên, ngược lại, thế mà, vậ.)
- Vd c: đó quan hệ liên tưởng (ấy, nọ, kia…)
- Vd d: nói tóm lại quan hệ tổng kết, khái quát (tóm lại, nhìn chung, nói tóm lại, tổng kết lại, ..)
2. Dùng câu nối để liên kết các đoạn văn
a. Ví dụ:
b. Nhận xét:
- Câu: ái dà, lại còn chuyện đi học nữa cơ đấy.
- Câu đó nối tiếp và phát triển ý ở cụm từ ''bố đóng sách cho mà đi học'' trong đoạn văn trên.
c. Kết luận:* Ghi nhớ(Sgk)
III. Luyện tập
1. Bài tập 1:
a. Nói như vậy: tổng kết
b. Thế mà: tương phản
c. Cũng: nối tiếp, liệt kê,
Tuy nhiên: tương phản
2. Bài tập 2:
a. Từ đó
b. Nói tóm lại
c. Tuy nhiên
d. Thật khó trả lời
4. Củng cố: ? Nhắc lại các ý chính của bài.
5. Hướng dẫn học ở nhà:
- Học thuộc ghi nhớ; làm bài tập 3 (tr55- SGK)
Xem trước bài ''Tóm tắt văn bản tự sự''
================================================================
Ngày soạn:7/9/2013
Ngày dạy:13/9/2013
Tiết 15,16: Vết bài số 1- văn tự sư
I. Mục tiêu cần đạt .
- Học sinh ôn lại kiểu bài tự sự đã học ở lớp 6, có kết hợp với kiểu bài biểu cảm đã học ở lớp 7: chú ý tả người, kể việc, kể những cảm xúc của tâm hồn mình .
-Học sinh luyện tập viết bài văn và đoạn văn
II. Chuẩn bị.
1 Thày: soạn đề
2 Trò: Ôn lại kiểu bài tự sự , biểu cảm.
III. Tiến trình tiết kiểm tra:
1.ổn định tổ chức lớp:
2. Kiểm tra việc chuẩn bị của học sinh
3. Bài mới
A Đề bài : Em hãy kể lại những kỉ niệm ngày đầu tiên đi học của mình .
B Yêu cầu cần đạt :
a. Mở bài :
- Nêu lí do nhớ lại ngày tựu trường đầu tiên.
- ấn tượng sâu đậm về buổi tựu trường.
b. Thân bài :
-Những kỉ niệm có thể kể lại( Những cảm xúc của bản thân khi chuẩn bị đi; Khi đi trên đường đến trường; Khi đứng trên sân trường; Khi xếp hàng cùng các bạn; Khi nhận thày giáo chủ nhiệm; Khi vào lớp; Khi ngồi vào ghế trong lớp học bài đầu tiên.)
-Những kỉ niệm có thể được kể theo trình tự:
+ Thời gian, không gian.
+ Diễn biến tâm trạng.
+ Mỗi kỉ niệm để lại ấn tượng cảm xúc sâu đậm được trình bày thành một đoạn.
c. Kết bài :
-Kết thúc những kỉ niệm bằng dòng cảm xúc của bản thân về ngày đầu đi học.
3. Biểu điểm.
- Điểm 9-10: Bài viết đúng thể loại tự sự có kết hợp yếu tố miêu tả, biểu cảm nhuần nhuyễn, khéo léo, giàu cảm xúc, văn viết mạch lạc .
-Điểm 7-8: Đảm bảo đúng thể loại, có cảm xúc, diễn đạt có chỗ chưa mạch lạc, sai một số lỗi
-Điểm 5-6: Đúng thể loại ,ít yếu tố cảm xúc, sai nhiều lỗi diễn đạt và chính tả
-Điểm 3-4: Bài làm vụng về, diễn đạt yếu , sai quá nhiều lỗi chính tả
-Điểm 1-2: Không có nội dung
4.Củng cố: Gv thu bài -Rút kinh nghiệm ý thức làm bài
-Củng cố về kiểu bài tự sự có vận dụng yếu tố biểu cảm.
5.Hướng dẫn về nhà:Ôn lại kiểu bài tự sự , xem lại các bài ''Tôi đi học'', ''Trong lòng mẹ'' ,''Tức nước vỡ bờ'' để học tập cách kể , tả.
===================================================================
Ngày soạn: 7/9/2013
Ngày dạy: 14/9/2013
Tiết 13 : LÃO HẠC
Nam Cao
I. Mục tiêu cần đạt:
- Học sinh thấy được tình cảnh khốn cùng và nhân cách cao quý của nhân vật lão Hạc, qua đó hiểu thêm về số phận đáng thương và vẻ đẹp tâm hồn đáng trọng của người nông dân Việt Nam trước cách mạng tháng Tám .
- Thấy được lòng nhân đạo sâu sắc của nhà văn Nam Cao :thương cảm , trân trọng .
- Bước đầu hiểu về đặc sắc nghệ thuật truyện ngắn Nam Cao.
- Rèn kĩ năng tìm hiểu, phân tích nhân vật qua ngôn ngữ đối thoại, độc thoại , hình dáng, cử chỉ ,hành động;kĩ năng đọc diễn cảm.
- Giáo dục lòng yêu thương con người.
II. Chuẩn bị:
1 - Thầy: soạn bài, chuẩn bị bài
2- Trò: tóm tắt truyện ngắn ''Lão Hạc'',soạn trước bài ở nhà.
III. Tiến trình tổ chức các hoạt động:
1.ổn định tổ chức lớp
2. Kiểm tra bài cũ - 3. Em hiểu gì về nhan đề ''Tức nước vỡ bờ''?
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
Đọc với giọng biến hoá đa dạng ,chú ý ngôn ngữ độc thoại, đối thoại phù hợp với từng nhân vật.
?Giải thích từ''bòn'',''ầng ậng''.
Gọi học sinh đọc chú thích * trong SGK
? Nêu vài nét về tiểu sử của nhà văn Nam Cao?
?Vị trí của ông trong dòng văn học hiện thực?
?Sự nghiệp sáng tác của ông?
?Nêu đôi nét về văn bản “Lão Hạc”?
?Nếu tách thành hai phần theo dấu cách trong SGK thì nội dung mỗi phần là gì ?
? Nêu h/c của Lão Hạc? Vì sao lão Hạc rất yêu thương cậu Vàng mà vẫn phải đành lòng bán cậu
?Hãy tìm những từ ngữ , hình ảnh miêu tả thái độ, tâm trạng của lão khi lão kể
chuyện bán cậu Vàng với ông giáo
? Câu ''Những vết nhăn xô lại ... ép cho nước mắt chảy ra'' có sức gợi tả như thế nào?
?Cái hay của cách miêu tả ở đoạn văn trên của tác giả là gì?
? Qua đó em có thể hình dung lão Hạc là người như thế nào?
?Sâu xa hơn, đằng sau sự đau đớn của việc bán cậu Vàng, ta còn hiểu gì về lão Hạc?
? Ta còn hiểu thêm được gì ở lão Hạc qua lời phân trần của lão với ông giáo và ngược lại: không nên hoãn sự sung sướng lại, chuyện hoá kiếp...?
I.Đọc, hiểu văn bản :
1. Đọc :
2. Chú thích:
a. Tác giả:
-Nam Cao(1915-1951)(SGKt45)
-Ông là nhà văn hiện thực xuất sắc viết về người nông dân và trí thức nghèo trong xã hội cũ.
b. Tác phẩm :
-Là truyện ngắn xuất sắc viết về người nông dân(1943)
3. Bố cục:
-Phần 1: Những việc làm của lão Hạc trước khi chết.
- Phần 2: Cái chết của lão Hạc .
II. Đọc - hiểu văn bản
1.Nhân vật lão Hạc :
a.Tâm trạng của lão Hạc sau khi bán cậu Vàng :
* Hoàn cảnh của LH: Nghèo khổ, cô đơn, vợ lão chết, con trai bỏ đi làm ăn xa, lão chỉ có con chó làm bạn
* Lí do bán chó: vì lão nghèo , yếu sau trận ốm, không ai giúp đỡ. Cậu Vàng ăn rất khoẻ, lão không nuôi nổi.
* Tâm trạng LH sau khi bán chó:
- Lão cười như mếu, đôi mắt ầng ậng nước.
- Mặt lão đột nhiên co rúm lại , vết nhăn xô lại , ép cho nước mắt chảy ra,
- Đầu ngoẹo sang một bên, miệng mếu máo như con nít...hu hu khóc.
NT: từ láy gợi tả
Sự đau đớn , hối hận, xót xa, thương tiếc dâng trào, đang vỡ oà trong lão.
Lão Hạc là người thật thà, nhân hậu, giàu lòng yêu thương loài vật.
4. Củng cố: ? Kể tóm tắt truyện ''Lão Hạc''.
? Nêu và phân tích những nét tâm trạng chính của lão Hạc sau khi bán con chó.
5. Hướng dẫn học ở nhà: - Đọc và kể tóm tắt lại truyện “lão Hạc”.
- Soạn tiếp phần bài còn lại
File đính kèm:
- van 8 tuan 4 nam 20132014.doc