Giáo án Ngữ văn lớp 8 Tiết 14 Lão Hạc

I. Mục tiêu:

- Học sinh thấy được tình cảnh khốn cùng và nhân cách cao quý của nhân vật lão Hạc, qua đó hiểu thêm về số phận đáng thương và vẻ đẹp tâm hồn đáng trọng của người nông dân Việt Nam trước cách mạng tháng Tám .

- Thấy được lòng nhân đạo sâu sắc của nhà văn Nam Cao :thương cảm , trân trọng .

- Bước đầu hiểu về đặc sắc nghệ thuật truyện ngắn Nam Cao.

- Rèn kĩ năng tìm hiểu, phân tích nhân vật qua ngôn ngữ đối thoại, độc thoại , hình dáng, cử chỉ ,hành động;kĩ năng đọc diễn cảm.

- Giáo dục lòng yêu thương con người.

II. Chuẩn bị:

1- Thầy: Soạn giáo án.

 2- Trò:Soạn trước bài ở nhà.

III. Tiến trình bài dạy:

1.ổn định tổ chức lớp:

 

doc9 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2346 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn lớp 8 Tiết 14 Lão Hạc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 7/9/2013 Ngày dạy : 16/9/2013 Tiết 14: LÃO HẠC Nam Cao I. Mục tiêu: - Học sinh thấy được tình cảnh khốn cùng và nhân cách cao quý của nhân vật lão Hạc, qua đó hiểu thêm về số phận đáng thương và vẻ đẹp tâm hồn đáng trọng của người nông dân Việt Nam trước cách mạng tháng Tám . - Thấy được lòng nhân đạo sâu sắc của nhà văn Nam Cao :thương cảm , trân trọng . - Bước đầu hiểu về đặc sắc nghệ thuật truyện ngắn Nam Cao. - Rèn kĩ năng tìm hiểu, phân tích nhân vật qua ngôn ngữ đối thoại, độc thoại , hình dáng, cử chỉ ,hành động;kĩ năng đọc diễn cảm. - Giáo dục lòng yêu thương con người. II. Chuẩn bị: 1- Thầy: Soạn giáo án. 2- Trò:Soạn trước bài ở nhà. III. Tiến trình bài dạy: 1.ổn định tổ chức lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: 3.Bài mới Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức ? Sau khi kể chuyện bán chó LH đã nhờ ông giáo những việc gì? ? Nhận xét về lời nói và thái độ của LH khi nhờ ông giáo? ? Cuộc sống của lão sau khi bán chó như thế nào? ?Nam Cao tả cái chết của lão Hạc như thế nào ? ?Tại sao lão Hạc lại chọn cách chết như vậy? ?Nguyên nhân cái chết của lão Hạc ? ? Cái chết của lão Hạc có ý nghĩa gì? ? Ông giáo có vai trò như thế nào. ? Thái độ của ông giáo đối với lão Hạc như thế nào . Đoạn văn '' Chao ôi ! ....và '' Không! cuộc đời chưa hẳn... một nghĩa khác'' ? Tại sao ông giáo lại suy nghĩ như vậy. * Có lúc ông đã hiểu lầm nhưng rồi hiểu ra và càng trân trọng nhân cách lão Hạc. ? Em có đồng ý với suy nghĩ đó không? Tại sao. * Tóm lại: - Cuộc đời đáng buồn: đói nghèo làm đổi trắng thay đen. - Cái nghĩa khác: lão Hạc chết vì không còn gì để ăn - Cuộc đời chưa hằn đáng buồn: Không thể huỷ hoại nhân phẩm của người lương thiện. - Ông lão chưa từng lừa ai, lần đầu tiên là lừa con chó nên giờ đây lão cũng chọn cách chết của một con chó bị lừa ? Tại sao lão Hạc không chọn cái chết lặng lẽ êm dịu? ? Hãy nhận xét về giá trị nghệ thuật của truyện? ? Truyện phản ánh điều gì? Thái độ của tác giả? ? Em còn biết tác phẩm nào của Nam Cao viết về cuộc đời đau thương của người nghèo với lòng đồng cảm và tin yêu nhà văn? II. Đọc -hiểu văn bản 1.Nhân vật lão Hạc b. Cái chết của lão Hạc * Lão Hạc nhờ ông giáo 2 việc: + Nhờ ông giáo trông hộ mảnh vườn, gửi tiền * Cuộc sống của LH sau khi bán chó: - Kiếm được gì ăn nấy. - Không còn gì ăn lão chọn cái chết. * Cái chết của LH: -Vật vã trên giường, .... mắt long sòng sọc. - Lão tru tréo, bọt mép sùi ra, chốc chốc giật mạnh, nảy lên. NT: Sử dụng nhiều từ láy: vật vã, rũ rượi, xộc xệch, long sòng sọc, tru tréo. Gợi hình ảnh cụ thể về cái chết dữ dội,thê thảm, bất ngờ. * Nguyên nhân cái chết: + Cái chết xuất phát từ lòng thương con + Chết để giữ tấm lòng trong sạch. -Cái chết của lão Hạc giúp mọi người hiểu lão hơn, quý trọng và tin tưởng ở phẩm chất con người, căm ghét xã hội cũ thối nát, đẩy con người đến bước đường cùng. 2. Nhân vật ông giáo - Ông giáo vừa là người dẫn dắt vừa trực tiếp bày tỏ thái độ. - Ông giáo là trí thức nghèo sống ở nông thôn, giàu tình thương, giúp đỡ lão Hạc. - Có lòng tin mãnh liệt vào những phẩm chất tốt đẹp của người lao động. III. Tổng kết. 1. Nghệ thuật - Cách kể chuyện linh hoạt, hấp dẫn - Kết hợp kể, tả, biểu cảm - Miêu tả tâm lý nhân vật sâu sắc, tinh tế. b. Nội dung - Số phận đau thương của nhân dân trong xã hội cũ, phẩm chất cao quý tiềm tàng của họ - Lòng yêu thương, trân trọng của nhà văn đối với người nhân dân. * Ghi nhớ: (SGK) III. Luyện tập + Chí Phèo + Lang Rận + Một bữa no + Một đám cưới... 4. Củng cố: ?Cái chết của lão Hạc đã thể hiện phẩm chất cáo quý nào của người nông dân bàn cùng trước cách mạng tháng 8/1945. 5. Hướng dẫn học ở nhà - Nắm được nội dung, nghệ thuật của truyện -Soạn văn bản ''Cô bé bán diêm'' ======================================================= Ngày soạn: 16/9/2013 Ngày dạy: 20/9/2013 Tiết 17: Từ tượng hình, từ tựơng thanh I. Mục tiêu cần đạt - Học sinh hiểu được thế nào là từ tượng hình, tượng thanh - Có ý thức sử dụng từ tượng hình, từ tượng thanh để tăng thêm tính hình tượng, tính biểu cảm trong giao tiếp. - Rèn kỹ năng sử dụng từ tượng hình, tượng thanh. II. Chuẩn bị: 1- Giáo viên: Bảng phụ,soạn bài 2- Học sinh: Đọc trước bài ở nhà và suy nghĩ trả lời câu hỏi trong SGK III. Tiến trình bài dạy: 1. ổn đinh tổ chức lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: ? Thế nào là trường từ vựng . ? Khi sử dụng trường từ vựng cần lưu ý điều gì. 3. Bài mới : Hoạt động Nội dung - Học sinh đọc ví dụ trong SGK tr 49 ? Trong các từ in đậm trên, những từ ngữ nào gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, hành động, trạng thái của SV. ? Từ nào mô phỏng âm thanh của tự nhiên, con người. ? Tác dụng của những từ đó trong văn miêu tả và tự sự. ? Vậy thế nào là từ tượng hình, tượng thanh. ? Tác dụng của chúng. - Giáo viên treo bảng phụ, yêu cầu học sinh làm bài tập nhanh. ? Tìm từ tượng hình, tượng thanh trong đoạn văn. ? Từ đó em đi đến những kết luận gì của bài. - Cho học sinh đọc ghi nhớ. - G/v nhấn mạnh ghi nhớ. ? Tìm từ tượng hình và tượng thanh trong những câu sau.(trích ''Tắt đèn'' của Ngô Tất Tố) ? Tìm 5 tượng hình gợi tả dáng đi của người. ? Phân biệt ý nghĩa của các từ tượng thanh tả tiếng cười: cười ha hả, cười hì hì, cười hô hố, cười hơ hớ. - Học sinh thảo luận nhóm. ? Đặt câu với các từ tượng hình, tượng thanh đã cho. I. Đặc điểm, công dụng. 1. Ví dụ: 2. Nhận xét + Những từ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ: móm mém, xồng xộc, vật vã, rũ tượi, xộc sệch, sòng sọc. + Từ ngữ mô tả âm thanh của tự nhiên, của con người: hu hu, ư ử. - Tác dụng: những từ đó gợi được hình ảnh, âm thanh cụ thể, sinh động, có giá trị biểu cảm cao. BT nhanh + ĐV: Anh Dậu uốn vai ngáp dài một tiếng. Uể oải, chống tay xuống phản, anh vừa rên vừa ngỏng đầu lên. Run rẩy cất bát cháo, anh mới kề vào đến miệng, cai lệ và người nhà lý trưởng đã sầm sập tiến vào với những roi song, tay thước và dây thừng. 3. Kết luận :(Ghi nhớSGK) II. Luyện tập 1. Bài tập 1: - Soàn soạt, rón rén, bịch, bốp, lẻo khẻo, chỏng quèo. 2. Bài tập 2: - Khật khưỡng, ngất ngưởng, lom khom, dò dẫm, liêu xiêu. 3. Bài tập 3: + Cười ha hả: to, sảng khoái, đắc ý + Cười hì hì: vừa phải, thích thú, hồn nhiên + Cười hô hố: to, vô ý, thô + Cười hơ hớ: to, hơi vô duyên 4. Bài tập 4: - Học sinh thi làm nhanh giữa các nhóm và trình bày. - Học sinh nhóm khác nhận xét. 4. Củng cố: ? Nêu khái niệm từ tượng hình, tượng thanh . ? Tác dụng của từ tượng hình , tượng thanh. 5. Hướng dẫn học ở nhà - Học thuộc ghi nhớ. Ngày soạn: 16/9/2013 Ngày dạy: 19/9/2013 Tiết 18: Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội I. Mục tiêu cần đạt: - Hiểu rõ thế nào là từ ngữ địa phương, thế nào là biệt ngữ xã hội - Biết sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội đúng lúc, đúng chỗ. Tránh lạm dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội, gây khó khăn trong giao tiếp. II. Chuẩn bị: 1- Giáo viên: soạn bài 2-Học sinh sưu tầm từ địa phương và biệt ngữ xã hội. III. Tiến trình bài dạy: 1.ổn định tổ chức lớp 2. Kiểm tra bài cũ 1.Thế nào là từ tượng hình, tượng thanh? tác dụng? 3.Bài mới: Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức -Gọi học sinh đọc ví dụ , chú ý các từ in đậm. ? bắp, bẹ đều có nghĩa là ngô, nhưng từ nào được dùng phổ biến hơn ?Tại sao *Từ ''ngô'' là từ toàn dân . ? Trong ba từ trên, những từ nào được gọi là từ địa phương ? Tại sao *"Bắp'', ''bẹ'' là từ địa phương . - Giáo viên giải thích:từ ngữ toàn dân là lớp từ ngữ văn hoá, chuẩn mực, được sử dụng rộng rãi. ? Hãy lấy ví dụ về từ ngữ địa phương mà em biết ? Vậy em thấy thế nào là từ ngữ địa phương - Cho học sinh đọc ghi nhớ -Gọi học sinh đọc ví dụ trong SGK . ?Tại sao tác giả dùng hai từ mẹ và mợ để chỉ cùng một đối tượng *Sử dụng trong một tầng lớp xã hội ? Trước cách mạng tháng 8, tầng lớp xã hội nào thường dùng các từ mợ, cậu. * Không dùng rộng rãi trong toàn dân. ? Trong ví dụ 2, các từ ngữ: ngỗng, trúng tủ có nghĩa là gì. ? Tầng lớp xã hội nào thường dùng các từ ngữ này. ? Vậy em rút ra kết luận gì về biệt ngữ xã hội. - Cho học sinh đọc ghi nhớ - Nhấn mạnh ghi nhớ. ? Tìm những từ tầng lớp vua quan phong kiến thường dùng. Cho h/s thảo luận câu hỏi. ? Khi sử dụng lớp từ ngữ này cần lưu ý điều gì? Tại sao. * Khi sử dụng cần lưu ý: đối tượng giao tiếp, tình huống giao tiếp, hoàn cảnh giao tiếp. ? Trong tác phẩm văn thơ, các tác giả có thể sử dụng lớp từ này, vậy chúng có tác dụng gì. * Trong văn thơ, tác giả thường sử dụng để tô đậm sắc thái địa phương hoặc tầng lớp xuất thân, tính cách của nhân vật. ? có nên sử dụng lớp từ này 1 cách tuỳ tiện không? Tại sao. * Không nên lạm dụng ? Lấy VD những câu thơ văn, lời nói có sử dụng từ ngữ địa phương hoặc biệt ngữ xã hội mà em biết. - Cho học sinh đọc ghi nhớ SGK - Nhấn mạnh ghi nhớ ? Tìm một số từ ngữ địa phương nơi em ở hoặc ở vùng khác mà em biết, nêu từ ngữ địa phương tương ứng. - Giáo viên tổ chức cho học sinh thi giữa các đội - Các đội báo cáo kết quả. - Giáo viên đánh giá tuyên dương đội làm tốt. (Củng cố về từ địa phương) ? Tìm một số từ ngữ của tầng lớp học sinh hoặc của tầng lớp xã hội khác mà em biết và giải thích nghĩa của các từ ngữ đó. (Củng cố về biệt ngữ xã hội ) I. Từ ngữ địa phương: 1.Ví dụ : 2. Nhận xét: -Từ ngô được dùng phổ biến hơn vì nó là từ nằm trong vốn từ vựng toàn dân, có tính chuẩn mực văn hoá cao. -Hai từ ''bắp'', ''bẹ'' là từ địa phương vì nó chỉ được dùng trong phạm vi hẹp, chưa có tính chuẩn mực văn hoá. Từ toàn dân Từ địa phương lợn heo Vừng mè 3. Kết luận: *Ghi nhớ (SGK ) II. Biệt ngữ xã hội : 1.Ví dụ : 2. Nhận xét: -Tác giả dùng từ mẹ để miêu tả những suy nghĩ của nhân vật, dùng từ mợ để nhân vật xưng hô đúng với đối tượng và hoàn cảnh giao tiếp ( hai người cùng tầng lớp xã hội ) - Tầng lớp học sinh, sinh viên thường dùng : + Ngỗng: điểm 2 + Trúng tủ: đúng phần đã học thuộc lòng. 3. Kết luận: *Ghi nhớ: SGK tr57 III. Sử dụng từ ngữ địa phương, biệt ngữ xã hội. VD: Trẫm (cách xưng hô của vua); khanh (cách vua gọi các quan) long sàng (giường vua); ngự thiện (vua dùng bữa) - Cần lưu ý đến: + Đối tượng giao tiếp (Người đối thoại, người đọc); + Tình huống giao tiếp (nghiêm túc, trang trọng hay suồng sã, thân mật); + Hoàn cảnh giao tiếp (thời đại đang sống, môi trường học tập, công tác...) để đạt hiệu quả giao tiếp cao. + Tô đậm sắc thái địa phương hoặc tầng lớp xuất thân, tính cách của nhân vật. + Không nên lạm dụng vì nó dễ gây ra sự tối nghĩa, khó hiểu - Đứng bên ni đồng ngó bên tê đồng - Rứa là hết chiều ni em đi mãi Còn mong chi ngày trở lại Phước ơi - Dân chợ búa: Hôm nay tôi kiếm được 1 lít (100 000đ) đấy. - Chuyện vui: Cô gái đi xe va vào đâu (mô) đất, gẫy mấy cái sao (răng) kia (tê) cả cái mông Tránh sử dụng (sai) do hiểu sai. * Ghi nhớ: IV. Luyện tập 1. Bài tập 1 - Nghệ Tĩnh: + nhút: 1 loại dưa muối + chộ: thấy + chẻo: 1 loại nước chấm + tắc: 1 loại quả họ quít + ngái: xa - Nam Bộ: + nón: mũ, nón +vườn: vườn, miệt vườn (nông thôn) + thơm: quả dứa + chén: cái bát + ghe: thuyền + mận: quả doi + trái: quả + cá lóc: cá quả + vô: vào - Thừa Thiên - Huế: + đào: quả doi + mè: vừng + Sương: gánh + bọc: cái túi áo + tô: cái bát 2. Bài tập 2 - Sao cậu hay học gạo thế? (học thuộc lòng một cách máy móc) - Phải học đều, không nên học tủ mà nguy đấy (đoán mò 1 số bài nào đó để học thuộc lòng, không ngó ngàng gì đến các bài khác) - Nói làm gì với dân phe phẩy (mua bán bất hợp pháp) - Nó đẩy con xe ấy rồi. (bán) 3. Bài tập 3: a(+); b(-); c(-); d(-); e(-); g(-) 4.. Củng cố - Thế nào là từ địa phương và biệt ngữ xã hội? - Khi sử dụng từ địa phương và biệt ngữ xã hội cần chú ý điều gì? 5. Hướng dẫn học ở nhà - Học thuộc ghi nhớ của bài; xem trước bài ''Trợ từ, thán từ'' - Làm bài tập 4, 5 tr59 - SGK Gợi ý bài tập 4: ========================================================= Ngày soạn: 16/9/2013 Ngày dạy : 21/9/2013 Tiết 19: Tóm tắt văn bản tự sự I. Mục tiêu cần đạt - Học sinh hiểu được thế nào là tóm tắt văn bản tự sự và nắm được các thao tác tóm tắt văn bản tự sự. - Rèn luyện kỹ năng tóm tắt văn bản tự sự nói riêng và các văn bản giao tiếp nói chung. II. Chuẩn bị. - Giáo viên : Nắm chắc các khái niệm văn bản tự sự, cách tóm tắt ... để vận dụng giảng giải trong bài - Học sinh: Đọc lại các văn bản tự sự ''Sơn tinh, thuỷ tinh''...(ở lớp 6) III. Tiến trình bài dạy. 1.ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ: ? tác dụng của việc liên kết đoạn văn. ? Có mấy cách liên kết đoạn văn? Giải bài tập 3 (SGK - tr55) ? Kể ngắn gọn truyện ''Sơn tinh, thuỷ tinh'' 3.Bài mới: Giới thiệu bài :Chúng ta đang sống ở thời đại bùng nổ thông tin, trong đó sách là 1 phương tiện trao đổi thông tin quen thuộc. Số lượng sách khá lớn. để kịp thời cập nhật thông tin ta có thể đọc các văn bản tóm tắt tác phẩm để người khác có điều kiện nhanh chóng nắm bắt thông tin. Vậy bài học này sẽ giúp ta rèn luyện kỹ năng này. Hoạt động của thầy và trò Nội dung ? Em hãy kể tên các văn bản tự sự đã học. - Văn bản tự sự thường là những văn bản có cốt truyện với các mặt, chi tiết và sự kiện tiêu biểu. Bên cạnh đó là nhiều yếu tố chi tiết phụ khác sinh động. ? Hãy cho biết những yếu tố quan trọng nhất trong văn bản tự sự. ? Ngoài ra tác phẩm tự sự còn có những yếu tố nào khác. ? Khi tóm tắt cần dựa vào những yếu tố nào là chính. * Dựa vào sự việc và nhân vật chính để tóm tắt. - Yêu cầu học sinh làm bài tập mục I.2 trong SGK (tr60) - Giáo viên phân tích qua ví dụ ''Sơn tinh, Thuỷ tinh'' ? Vậy thế nào là tóm tắt văn bản tự sự. * Ghi lại một cách ngắn gọn, trung thành những nội dung chính của văn bản tự sự bằng lời văn của mình. - Cho h/s đọc ý 1 ghi nhớ ? Nội dung đoạn văn trên nói về văn bản nào. ? tại sao em biết được điều đó. ? So sánh đoạn văn trên với nguyên văn của văn bản. * Phần tóm tắt đã nêu được các nhân vật và sự việc chính. Phần tóm tắt so với truyện: + nguyên văn truyện dài hơn + Số lượng nhân vật và và các chi tiết trong truyện nhiều hơn + Lời văn trong truyện khách quan hơn ? Vậy em hãy cho biết các yêu cầu đối với 1 văn bản tóm tắt - Gọi học sinh đọc ý 2 của ghi nhớ ? Muốn viết được văn bản tóm tắt theo em phải làm những việc gì? ? Những việc ấy phải thực hiện theo trình tự nào. * Chọn sự việc và nhân vật chính * Sắp xếp cốt truyện tóm tắt tác phẩm 1 cách hợp lý * viết văn bản tóm tắt - Yêu cầu học sinh đọc ghi nhớ ( ý 3) I. Thế nào là tóm tắt văn bản tự sự . 1. Ví dụ: 2. Nhận xét: - Những yếu tố quan trọng nhất: sự việc và nhân vật chính(cốt truyện và nhân vật chính) - Những yếu tố khác: miêu tả, biểu cảm, các nhân vật phụ, các chi tiết phụ... + Đáp án : b 3. Kết luận: *Ghi nhớ(SGK) II. Cách tóm tắt văn bản tự sự 1) Yêu cầu; a. Ví dụ - Văn bản ''Sơn tinh, Thuỷ tinh'' b. Nhận xét: - Khác: + nguyên văn truyện dài hơn + Số lượng nhân vật và và các chi tiết trong truyện nhiều hơn + Lời văn trong truyện khách quan hơn - Phải trung thành với văn bản được tóm tắt, không thêm bớt chi tiết, sự việc không có trong tác phẩm , không đưa ý kiến khen chê của mình. - Phải có tính hoàn chỉnh( mở đầu, ..., kết thúc)giúp người đọc hình dung được toàn bộ câu chuyện. - Phải đảm bảo tính cân đối cho từng phần phù hợp - Đảm bảo đúng mục đích, yêu cầu cần tóm tắt 3. Kết luận *Ghi nhớ SGK 2) Các bước tóm tắt + Bước 1: đọc kỹ toàn bộ văn bản cần tóm tắt để nắm chắc nội dung của nó + Bước 2: Lựa chọn những sự việc chính và nhân vật chính + Bước 3: Sắp xếp cốt truyện tóm tắt theo 1 trình tự hợp lý + bước 4: viết bản tóm tắt bằng lời văn của mình 4. Củng cố: ? Bài học hôm nay cần nắm mấy nội dung, đó là những nội dung nào (3 ý) 5. Hướng dẫn học ở nhà: - Học thuộc 3 ý trong ghi nhớ - Chuẩn bị phần: Luyện tập tóm tắt văn bản tự sự

File đính kèm:

  • docvan 8 tuan 5 nam 20132014.doc
Giáo án liên quan