Trình chiếu 2 đoạn văn trong VB Ngô Tất Tố và Tác phẩm “Tắt đèn”
? VB gồm mấy đoạn? Chúng được liên kết với nhau ntn?
Dẫn vào bài
A. Hoạt động hình thành kiến thức (17 phút)
Hoạt động của GV
Hoạt động 1: Tìm hiểu về tác dụng của việc liên kết
- Hs đọc ví dụ và trả lời các câu hỏi nhận xét.
? Hai đoạn văn ở mục I.1 có mối liên hệ gì không? Tại sao.
- Hai ĐV tuy cùng viết về một ngôi trường nhưng giữa việc tả cảnh hiện tại với cảm giác về ngôi trường ấy không có sự gắn bó với nhau.
Vì: Theo lôgic thông thường thì cảm giác ấy phải là cảm giác hiện tại khi chứng kiến cảnh tựu trường hiện tại ( vì ĐV trước đang MT cảnh hiện tại). Bởi vậy người đọc sẽ cảm thấy hẫng hụt, khó hiểu khi đọc ĐV sau.
* HS đọc 2 ĐV của nhà văn Thanh Tịnh (BT 2 Tr. 50,51).
? Hai ĐV này có gì khác 2 ĐV trước ?
? Theo em, từ “đó” có tác dụng gì ?
+ Từ “đó” tạo cho người đọc sự liên tưởng đến ĐV 1 (“ đó” thay thế cho thời gian hiện tại đang nói ở ĐV 1), -> “trước đó” sẽ là thời gian quá khứ.
* GV: Cụm từ “ trước đó mấy hôm” là phương tiện liên kết 2 đoạn văn trên.
? Vậy, em hãy cho biết làm thế nào để các ĐV liên kết đựoc với nhau ? và tác dụng của việc liên kết các đoạn văn trong văn bản là gì ?
5 trang |
Chia sẻ: thuongad72 | Lượt xem: 867 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Tiết 16: Liên kết các đoạn trong văn bản - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Diệu Linh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết 16: LIÊN KẾT CÁC ĐOẠN VĂN TRONG VĂN BẢN
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: HS hiểu được
- Sự liên kết giữa các đoạn, các phương tiện liên kết đoạn (từ liên kết và câu nối).
- Tác dụng của việc liên kết các đoạn văn trong quá trình tạo lập văn bản.
2. Kĩ năng: Nhận biết, sử dụng được các câu, các từ có chức năng, tác dụng liên kết các đoạn trong một văn bản.
3. Thái độ: Biết cách sử dụng các phương tiện để liên kết các đoạn văn , làm cho chúng liền ý, liền mạch.
4. Năng lực:
- Năng lực chung: tự duy, thẩm mĩ
- Năng lực riêng: tự học, giải quyết vấn đề
II. Chuẩn bị:
- Giáo viên: giáo án, SGV, SGK, STK
- Học sinh: học bài cũ, chuẩn bị bài mới theo câu hỏi SGK.
III. Tiến trình dạy – học:
1. Tổ chức tổ chức (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ: lồng ghép trong tiết dạy
3. Bài mới (44 phút):
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung cần đạt
Mở đầu (3 phút)
Trình chiếu 2 đoạn văn trong VB Ngô Tất Tố và Tác phẩm “Tắt đèn”
? VB gồm mấy đoạn? Chúng được liên kết với nhau ntn?
Dẫn vào bài
Trình bày
Hoạt động hình thành kiến thức (17 phút)
Hoạt động của GV
Hoạt động 1: Tìm hiểu về tác dụng của việc liên kết
- Hs đọc ví dụ và trả lời các câu hỏi nhận xét.
? Hai đoạn văn ở mục I.1 có mối liên hệ gì không? Tại sao.
- Hai ĐV tuy cùng viết về một ngôi trường nhưng giữa việc tả cảnh hiện tại với cảm giác về ngôi trường ấy không có sự gắn bó với nhau.
Vì: Theo lôgic thông thường thì cảm giác ấy phải là cảm giác hiện tại khi chứng kiến cảnh tựu trường hiện tại ( vì ĐV trước đang MT cảnh hiện tại). Bởi vậy người đọc sẽ cảm thấy hẫng hụt, khó hiểu khi đọc ĐV sau.
* HS đọc 2 ĐV của nhà văn Thanh Tịnh (BT 2 Tr. 50,51).
? Hai ĐV này có gì khác 2 ĐV trước ?
? Theo em, từ “đó” có tác dụng gì ?
+ Từ “đó” tạo cho người đọc sự liên tưởng đến ĐV 1 (“ đó” thay thế cho thời gian hiện tại đang nói ở ĐV 1), -> “trước đó” sẽ là thời gian quá khứ.
* GV: Cụm từ “ trước đó mấy hôm” là phương tiện liên kết 2 đoạn văn trên.
? Vậy, em hãy cho biết làm thế nào để các ĐV liên kết đựoc với nhau ? và tác dụng của việc liên kết các đoạn văn trong văn bản là gì ?
+ Liên kết các ĐV bằng các phương tiện liên kết.
+ Để tạo mối liên hệ ý nghĩa giữa các đoạn văn.
* GV: Vậy có những PTLKết nào để LK đoạn văn. ->
- Phương tiện liên kết là việc sử dụng từ, cụm từ, câu ... để chuyển đoạn và thể hiện quan hệ ý nghĩa của chúng.
- Hs đọc ghi nhớ 1
HĐ của trò
HS đọc VD
PB cá nhân
HS khá, giỏi
PB cá nhân
Nội dung cần đạt
I/ Tác dụng của việc liên kết các đoạn văn trong văn bản.
1/ Ví dụ.
a.
- Đoạn 1: Tả cảnh sân trường Mĩ Lý trong ngày tựu trường.
- Đoạn 2: Cảm giác nhân vật "tôi" 1 lần ghé qua thăm trường trước đây.
b.
- Đầu ĐV 2 có thêm cụm từ “Trước đó mấy hôm": có ý nghĩa bổ sung về thời gian.
2/ Nhận xét.
- Cụm từ trên đã tạo sự lk về mặt ND- HT giữa ĐV2 với ĐV1, tạo sự gắn kết chặt chẽ, liền ý, liền liền mạch cho hai đoạn văn.
-> Tạo sự liên tưởng cho người đọc với đoạn văn trước.
- Liên kết các ĐV bằng các phương tiện liên kết.
- Tác dụng: Để tạo mối liên hệ ý nghĩa giữa các đoạn văn.
3/ Ghi nhớ1
Hoạt động 2: Tìm hiểu về cách liên kết của đoạn văn
a/ HS đọc 2 ĐV.
? Hai ĐV trên liệt kê hai khâu của quá trình lĩnh hội và cảm thụ TPVH, đó là những khâu nào ?
+ Khâu tìm hiểu và khâu cảm thụ.
? Tìm những từ ngữ LK trong hai ĐV trên ?
+ bắt đầu, saulà.
? ý nghĩa của các từ ngữ trong ĐV trên ? (tác dụng? )
+ từ đó mang tính chất ( có tác dụng ) liệt kê.
? Hãy tìm thêm các từ có tính chất liệt kê ?
+ trước hết, đầu tiên, ban đầu, tiếp theo, thứ nhất, thứ nhì, sau nữa, sau cùng, cuối cùng, một mặt, mặt khác,
b/ HS đọc 2 ĐV phần b.
? Quan hệ ý nghĩa giữa hai ĐV ?
+ Sự thay đổi ( trong suy nghĩ của “tôi” ) về hình ảnh trường Mĩ Lí.
? Tìm từ ngữ LK giữa hai ĐV đó ? Từ ngữ đó thể hiện ý nghĩa gì ?
+ nhưng -> ý nghĩa đối lập.
? Thực tế còn có những từ ngữ nào có tính chất như vậy ?
- tuy vậy, dù thế, ngược lại, tuy nhiên,
c/ HS đọc lại 2 ĐV ở mục I.2 Tr. 50, 51.
? Từ “ đó” thuộc từ loại nào ? “trước đó” là khi nào ?
+ “đó” là chỉ từ. “Trước đó” là trước lúc NV “tôi” đến trường lần đầu tiên.
? Vậy tác giả đã sử dụng loại từ nào để liên kết các ĐV ?
+ Chỉ từ.
? Kể các chỉ từ, đại từ, quan hệ từ có tác dụng LK đoạn văn ?
+ này, kia, đó, nọ, vậy, thế, và,
d/ HS đọc hai ĐV phần d.
? Chỉ ra mối quan hệ giữa hai ĐV ?
+ ĐV 1 trình bày các ý. ĐV 2 tổng kết, khái quát.
? Tìm các từ ngữ LK hai ĐV đó ?
+ Nói tóm lại.
GV: Gọi đó là các từ ngữ có ý nghĩa tống kết, khái quát.
? Em hãy nêu thêm một số từ có ý nghĩa đó ?
+ tóm lại, nhìn chung, như vậy, tựu chung lại, như thế, )
? Hãy nêu các từ ngữ dùng làm phương tiện LK các ĐV ?
+HS trả lời, GV nhắc lại các phương tiện LK trên.
* HS đọc 2 ĐV.
? Tìm câu văn LK hai ĐV đó ?
- “Ái dà, lại còn chuyện đi học nữa cơ đấy !”.
? Tạo sao câu đó lại có tác dụng LK ?
- ĐV trước đề cập đến việc đi học.
- ĐV sau nối tiếp thể hiện suy nghĩ của cu Tí về việc đi học.
? Vậy người ta dùng câu văn đó để làm gì ?
- Nối tiếp ý, chuyển ý giữa hai ĐV.
* GV nhấn mạnh lại hai nội dung cơ bản của tiết học.
* HS đọc ghi nhớ / Tr. 53.
HS đọc VD
PB cá nhân
PB cá nhân
PB cá nhân
II – Cách liên kết các đoạn văn trong văn bản:
1- Dùng từ ngữ để liên kết các đoạn văn:
- Dùng từ ngữ thể hiện sự liệt kê.
(trước hết, đầu tiên, ban đầu, tiếp theo, thứ nhất, thứ nhì,)
- Dùng từ ngữ có tính chất đối lập, so sánh. ( nhưng, tuy vậy, dù thế, ngược lại, tuy nhiên, )
- Dùng chỉ từ, đại từ, quan hệ từ,
(này, kia, đó, nọ, vậy, thế, và, )
- Dùng từ ngữ có ý nghĩa tổng kết, khái quát.
( nói tóm lại, nhìn chung, như vậy, tựu chung lại, như thế, )
2 – Dùng câu nối để liên kết các đoạn văn:
- Dùng câu nối để nối ý, chuyển ý giữa các đoạn văn.
c. Kết luận: - Ghi nhớ: sgk
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (20 phút)
- Học sinh đọc bài tập 1
? Tìm các từ ngữ có tác dụng liên kết đoạn văn trong những đoạn trích và cho biết mối quan hệ ý nghĩa gì.
? Chọn các từ ngữ hoặc câu thích hợp đã cho điền vào chỗ trống để làm phương tiện liên kết đoạn văn.
? Hãy viết 1 số đoạn văn ngắn chứng minh ý kiến của Vũ Ngọc Phan: “ Cái đoạn chị Dậu đánh nhau với tên cai lệ là một đoạn tuyệt khéo”. Phân tích các phương tiện liên kết đoạn văn em sử dụng?
HS làm bài tập
cá nhân
III. Luyện tập:
Bài tập 1:
a. Nói như vậy: tổng kết
b. Thế mà: tương phản
c. Cũng: nối tiếp, liệt kê,
Tuy nhiên: tương phản
Bài tập 2:
a. Từ đó
b. Nói tóm lại
c. Tuy nhiên
d. Thật khó trả lời
Bài tập 3:
Với tên cai lệ lẻo khoẻo, chị chỉ cần một động tác “túm” lấy cổ hắn, ấn giói ra cửa, hắn đã ngã chỏng quèo trên mặt đất. Chi tiết đó cho ta thấy sức mạnh ghê gớm và tư thế ngang tàng của chị Dậu đối lập với hình ảnh, bộ dạng hết sức thảm hại, hài hước của tên tay sai bị chị ra đòn.
Tóm lại, ngòi bút của NTTố miêu tả cảnh chị Dậu đánh nhau với tên cai lệ đúng là tuyệt khéo. Ngòi bút của tác giả linh hoạt, sống động mà rất rõ nét.
- Tóm lại là phương tiện liên kết mang ý nghĩa tổng kết – khái quát.
Hoạt động vận dụng (3 phút)
Sau bài học này, em rút ra bài học nào cho bản thân về việc liên kết đoạn?
Trả lời
* Rút kinh nghiệm:
.
File đính kèm:
- giao_an_ngu_van_lop_8_tiet_16_lien_ket_cac_doan_trong_van_ba.docx