Hoạt động 1. Tìm hiểu vài nét về tác giả, tác phẩm
- Gv gọi hs đọc chú thích * sgk trang 67.
? Trình bày vài nét về tác giả.
? Em biết gì về đất nước Đan Mạch?- Chiếu ha về ĐM
? Tác phẩm viết vào năm nào.
+ 1845- không phải là truyện cổ tích mà là câu chuyện do ông sáng tạo ra.
? Nêu vị trí của văn bản ?
? Văn bản được viết theo thể loại nào.
- GV đọc cho học sinh tham khảo đoạn đầu truyện SGK trang 57-58.
- Gv h¬ướng dẫn hs cách đọc: Khi đọc phải rõ ràng, mạch lạc, thể hiện được nỗi đau đớn, sự cô đơn, buồn tủi, cũng như niềm vui trong ảo ảnh của em bé bán diêm trong đêm giao thừa.
- Gv đọc mẫu một đoạn, gọi hs đọc, có nhận xét.
- Gv yêu cầu hs tóm tắt văn bản.
? Thế nào gia sản, tiêu tán, diêm quẹt vào tường, Phuốc-sét, thịnh soạn, cây thông nô-en, chí nhân ?
? Nên phân chia đoạn trích này như thế nào? Nội dung của từng phần.
? NXét về bố cục của VB ?
+ Bố cục trình tự thời gian và sự việc (giống truyện cổ tích)
? Có thể chia phần 2 thành mấy đoạn nhỏ ? Căn cứ vào đâu để chia ?
+ Chia thành 5 đoạn nhỏ. Căn cứ vào 5 lần quẹt diêm. Mỗi lần quẹt diêm tương ứng với 1 đoạn nhỏ.
Hoạt động 2. Tìm hiểu chi tiết văn bản
* GV cho học sinh đọc đoạn 1
Từ đầu . "cứng đờ ra".
? Gia cảnh của cô bé bán diêm có gì đặc biệt?
? Em nhận xét ntn về gia cảnh đó?
? Cô bé và những bao diêm xuất hiện trong thời điểm nào ?
(Theo dõi cả phần chữ nhỏ trong ngoặc đơn).
? Thời điểm đó khiến em liên tưởng đến những gì ?
? Trong thời điểm đó, em bé được giới thiệu và miêu tả như thế nào.
? Từ “dò dẫm” là từ loại gì? Gợi cho em hình dung như thế nào về bước đi của em bé.
11 trang |
Chia sẻ: thuongad72 | Lượt xem: 459 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Tiết 21: Văn bản Cô bé bán diêm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: Ngày dạy:
Tuần 6 - Tiết 21:
Văn bản: CÔ BÉ BÁN DIÊM
(An-đec-xen)
I. Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức:
- Những hiểu biết bước đầu về người kể chuyện cổ tích An-đéc-xen.
- Nghệ thuật kể chuyện, cách tổ chức các yếu tố hiện thực và mộng tưởng trong TP.
- Lòng thương cảm của tác giả đối với em bé bất hạnh.
2. Kĩ năng:
- Đọc diễn cảm, hiểu, tóm tắt được tác phẩm.
- Phân tích được một số hình ảnh tương phản (đối lập, đặt gần nhau, làm nổi bật lẫn nhau)
- Phát biểu cảm nghĩ về một đoạn truyện.
3. Thái độ: Giáo dục học sinh lòng đồng cảm, thương yêu.
4. Năng lực:
- Năng lực chung: đọc hiểu, tự nhận thức, đánh giá
- Năng lực riêng: thẩm mĩ, giao tiếp bằng ngôn ngữ, tư duy
II. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: giáo án, SGV, SGK, STK, Tập truyện An-đec-xen, ảnh chân dung An-đec-xen, bản đồ địa lí châu Âu. Thiết kế bài giảng trên Power Point, Máy chiếu, máy vi tính.
- Học sinh: học bài cũ, chuẩn bị bài mới
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức lớp (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ: lồng ghép trong tiết dạy
3. Bài mới (44 phút)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung cần đạt
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (4 PHÚT)
Trình chiếu video bài hát Cô bé bán diêm.
? Nêu cảm nhận của em sau khi xem xong đoạn video.
quan sát
lắng nghe
trình bày cảm nhận
GV dẫn: Hôm nay cô mời các em đến thăm đất nước Đan Mạch, đất nước của "nàng tiên cá nhỏ". Đan Mạch là một đất nước nhỏ thuộc khu vực Bắc Âu, diện tích chỉ bằng một phần tám diện tích nước ta, thủ đô là Cô-pen-ha-ghen. Nơi đây có nhà văn nổi tiếng nhất ĐM và thế giới. Đó là nhà văn An- đéc- xen. Chúng ta sẽ gặp ông qua một câu chuyện thương tâm về một "Cô bé bán diêm".
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (25 PHÚT)
Hoạt động 1. Tìm hiểu vài nét về tác giả, tác phẩm
- Gv gọi hs đọc chú thích * sgk trang 67.
? Trình bày vài nét về tác giả.
? Em biết gì về đất nước Đan Mạch?- Chiếu ha về ĐM
? Tác phẩm viết vào năm nào.
+ 1845- không phải là truyện cổ tích mà là câu chuyện do ông sáng tạo ra.
? Nêu vị trí của văn bản ?
? Văn bản được viết theo thể loại nào.
- GV đọc cho học sinh tham khảo đoạn đầu truyện SGK trang 57-58.
- Gv hướng dẫn hs cách đọc: Khi đọc phải rõ ràng, mạch lạc, thể hiện được nỗi đau đớn, sự cô đơn, buồn tủi, cũng như niềm vui trong ảo ảnh của em bé bán diêm trong đêm giao thừa.
- Gv đọc mẫu một đoạn, gọi hs đọc, có nhận xét.
- Gv yêu cầu hs tóm tắt văn bản.
? Thế nào gia sản, tiêu tán, diêm quẹt vào tường, Phuốc-sét, thịnh soạn, cây thông nô-en, chí nhân ?
? Nên phân chia đoạn trích này như thế nào? Nội dung của từng phần.
? NXét về bố cục của VB ?
+ Bố cục trình tự thời gian và sự việc (giống truyện cổ tích)
? Có thể chia phần 2 thành mấy đoạn nhỏ ? Căn cứ vào đâu để chia ?
+ Chia thành 5 đoạn nhỏ. Căn cứ vào 5 lần quẹt diêm. Mỗi lần quẹt diêm tương ứng với 1 đoạn nhỏ.
Hoạt động 2. Tìm hiểu chi tiết văn bản
* GV cho học sinh đọc đoạn 1
Từ đầu .... "cứng đờ ra".
? Gia cảnh của cô bé bán diêm có gì đặc biệt?
? Em nhận xét ntn về gia cảnh đó?
? Cô bé và những bao diêm xuất hiện trong thời điểm nào ?
(Theo dõi cả phần chữ nhỏ trong ngoặc đơn).
? Thời điểm đó khiến em liên tưởng đến những gì ?
? Trong thời điểm đó, em bé được giới thiệu và miêu tả như thế nào.
? Từ “dò dẫm” là từ loại gì? Gợi cho em hình dung như thế nào về bước đi của em bé.
- Từ tượng hình: đi chậm, run rẩy, bước từng bước
? Tác giả đã sử dụng nghệ thuật gì để miêu tả ? Tác dụng ?
? Ngoài cái đói, cái rét và sự đơn côi, em bé còn phải chịu nỗi đau nào khác nữa.
? Cảm nhận của em về điều này?
? Theo em, kể ra điều này, tác giả muốn nhắn gửi tới người đọc điều gì?
+ Trong tình cảnh ấy, em đã có những mộng tưởng NTN, chúng ta sẽ tìm hiểu tiếp ở tiết 22.
Hoạt động 3. Tiểu kết
? Tác giả đã sử dụng nghệ thuật gì để miêu tả ? Tác dụng ?
? Tất cả những sự việc trên cho em cảm nhận hình ảnh cô bé bán diêm ntn
HS trình bày
HS đọc
HS chia bố cục
PB cá nhân
Thảo luận cặp đôi
HS khá, giỏi
I. Tìm hiểu chung.
1. Tác giả: (1850- 1875).
- Là nhà văn Đan Mạch- "người kể truyện cổ tích" nổi tiếng thế giới.
- Một số truyện quen thuộc: Nàng tiên cá, Bầy chim thiên nga, Chú lính chì dũng cảm, Nàng công chúa và hạt đậu...
2. Tác phẩm:
a. Hoàn cảnh ra đời:
(1845) là một trong những truyện ngắn nổi tiếng nhất của nhà văn.
* Vị trí: VB trích gần hết truyện ngắn ''Cô bé bán diêm ''.
b. Thể loại: Truyện ngắn.
c. Đọc, tóm tắt, chú thích:
* Tóm tắt:
* Chú thích: SGK.
d. Bố cục: 3 phần.
- Phần 1: Từ đầu ...cứng đờ ra: Hoàn cảnh của cô bé bán diêm.
- Phần 2: Tiếp...chầu thượng đế: Các lần quẹt diêm và những mộng tưởng.
- Phần 3: Còn lại: Cái chết của cô bé bán diêm.
+ Bố cục trình tự thời gian và sự việc-> Đây là cách kể phổ biến trong truyện cổ tích.
II. Tìm hiểu chi tiết
1. Hoàn cảnh sống của cô bé bán diêm:
- mồ côi mẹ, bà nội hiền hậu cũng mất,
- nhà nghèo, sống trong xó tối tăm,
- bố luôn chửi đánh,
- phải bán diêm kiếm sống.
-> Cô bé đáng thương, tự bươn trải kiếm sống.
- Thời điểm: đêm giao thừa.
-> Thời điểm mọi gia đình, mọi người đều xum họp đầm ấm, hạnh phúc.
Trời rét buốt
Cô bé đầu trần, chân đất.
Cửa sổ mọi nhà sáng rực
Em bé đang dò dẫm trong bóng tối.
Trong phố sực nức mùi ngỗng quay
Em bé bụng đói cả ngày chưa ăn gì
Trước ngôi nhà em xinh xắn
Giờ ở trong một xó tối tăm
+ NT: Tương phản, đối lập
=> Khắc họa tình cảnh thực tại: cô bé cô đơn, đói khổ, tội nghiệp.
* Nỗi đau tinh thần:
- mái nhà êm ấm xưa bây giờ là ngôi nhà tồi tàn.
- Lời cha mắng chửi suốt cả ngày.
- cha đánh.
-> nỗi bất hạnh đáng sợ.
=> Tình thương của cha mẹ là thiên đường tuổi thơ. Hãy biết cảm thông với nỗi khổ tâm thương đau của các bạn nhỏ bất hạnh.
III. Tiểu kết:
1. Nghệ thuật: - Tg đã sử dụng NT tương phản, đối lập để nêu bật nỗi khổ cực của cô bé và gợi niềm thương cảm cho người đọc.
2. Nội dung: Hình ảnh cô bé bán diêm nhỏ nhoi, cô đơn, đói rét, không ai đoái hoài, thật khốn khổ và đáng thương.
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (10 PHÚT)
? Qua phần tìm hiểu về hoàn cảnh cô bé bán diêm gợi cho em suy nghĩ gì?
? Ở Việt Nam, em đã từng gặp những hình ảnh như vậy chưa? Em có suy nghĩ gì về hiện tượng đó?
“Con chim non rũ cánh
Đi tìm tổ bơ vơ
Quanh nẻo rừng hiu quạnh
Lướt mướt dưới dòng mưa”
( Tố Hữu)
- Sự thương tâm, đồng cảm với 1 cô bé bất hạnh, số phận hẩm hiu
-> Đây có thể là hình ảnh thật về số phận 1 bé thơ đã từng xảy ra trên đất nước Đan Mạch, cũng có thể là do nhà văn tưởng tượng, nhưng nó rất gần gũi với sự thật.
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG (4 PHÚT)
? Trước những con người có số phận bất hạnh như cô bé bán diêm, em sẽ làm gì để giúp đỡ họ?
trả lời
HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI VÀ MỞ RỘNG (1 PHÚT)
- Tóm tắt truyện Cô bán diêm.
- Soạn tiếp phần bài còn lại qua câu hỏi phần đọc - hiểu văn bản.
tóm tắt
chuẩn bị bài
RÚT KINH NGHIỆM:
...............
Ngày soạn: Ngày dạy:
Tuần 6 - Tiết 22:
Văn bản: CÔ BÉ BÁN DIÊM (Tiết 2)
(An-dec-xen)
A. Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức:
- Những hiểu biết bước đầu về người kể chuyện cổ tích An-đéc-xen.
- Nghệ thuật kể chuyện, cách tổ chức các yếu tố hiện thực và mộng tưởng trong tác phẩm.
- Lòng thương cảm của tác giả đối với em bé bất hạnh.
2. Kĩ năng:
- Đọc diễn cảm, hiểu, tóm tắt được tác phẩm.
- Phân tích được một số hình ảnh tương phản (đối lập, đặt gần nhau, làm nổi bật lẫn nhau)
- Phát biểu cảm nghĩ về một đoạn truyện.
4. Năng lực:
- Năng lực chung: đọc hiểu, tự nhận thức, đánh giá
- Năng lực riêng: thẩm mĩ, giao tiếp bằng ngôn ngữ, tư duy
II. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: giáo án, SGV, SGK, STK, Tập truyện An-đec-xen, ảnh chân dung An-đec-xen, bản đồ địa lí châu Âu. Thiết kế bài giảng trên Power Point, Máy chiếu, máy vi tính.
- Học sinh: học bài cũ, chuẩn bị bài mới
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức lớp (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ: lồng ghép trong tiết dạy
3. Bài mới (44 phút)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung cần đạt
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (4 PHÚT)
Trình chiếu video về những số phận bất hạnh.
? Nêu cảm nhận của em sau khi xem xong đoạn video.
quan sát
lắng nghe
trình bày cảm nhận
GV dẫn: Ở tiết trước, chúng ta đã tìm hiểu hoàn cảnh sống của cô bé bán diêm. Trong đêm giao thừa, hình ảnh cô bé nhỏ nhoi, cô đơn, đói rét, không ai đoái hoài, thật khốn khổ và đáng thương. Tiết học này, cô và các em cùng nhau tìm hiểu phần tiếp theo của văn bản.
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (25 PHÚT)
Hoạt động 1. Tìm hiểu tình cảnh của EBBD trong đêm giao thừa thật đáng thương.
? Trong cái đói, cái rét cô bé có suy nghĩ gì? Tại sao em lại có suy nghĩ ấy.
- Muốn quẹt 1 que diêm - vì để: Sưởi cho đỡ rét 1 chút® Rất băn khoăn, sợ bị đánh đòn.
? Sau khi suy nghĩ cô bé đã có quyết định gì. - Quẹt 1 que diêm:
? Đó là 1 quyết định, 1 hành động như thế nào? - 1 quyết định táo bạo, 1 sự liều lĩnh
? So sánh với các nhân vật trong truyện cổ dân gian, em thấy nhân vật cô bé bán diêm được xây dựng có gì độc đáo.
+ Nhân vật có suy nghĩ, hành động (khác hẳn với truyện cổ tích dân gian: nhân vật không có nội tâm, tâm trạng)-> sự sáng tạo của nhà văn khi xây dựng nhân vật.
? Em bé mấy lần quẹt diêm? Mỗi lần quẹt diêm, điều gì xảy ra với em ?
- Cô bé đã quẹt diêm tất cả 5 lần, trong đó 4 lần đầu mỗi lần một que, lần thứ năm em quẹt hết các que diêm còn lại trong bao.
- 5 lần quẹt diêm, mỗi lần em thấy 1 cảnh khác nhau trong thế giới mộng tưởng.
– Hình minh họa Tr.65
? Lần quẹt diêm thứ nhất em thấy gì ?
+ Hiện lên lò sưởi toả ra hơi nóng dịu dàng...
? Tại sao em lại mơ đến lò sưởi?
Vì rét. Cái rét bao vây lấy em. Ý nghĩ làm sao cho đỡ rét đã nhắc em nhớ đến lò sưởi và lò sưởi đã hiện ra trong mộng tưởng ngay khi que diêm đầu tiên sáng lên -> Mơ ước của những thân phận nghèo khổ trên đời giữa mùa đông giá rét kéo dài lê thê!
? NX về cảnh tượng đó ?
+ Cảnh sáng sủa, ấm áp, đối lập với hiện thực rét buốt.
? Mộng tưởng ấy thể hiện mong ước gì của em ?- Mong ước giản dị: được sưởi ấm.
? Cảnh thực hiện lên khi que diêm tắt là gì?
+ Nghĩ đến việc bị cha mắng vì không bán được diêm-hiện thực đau khổ, phũ phàng.
? Lần quẹt diêm thứ 2 em mơ ước thấy gì ?
+ Bàn ăn đã dọn,... con ngỗng quay. Ngỗng nhảy ra khỏi đĩa... tiến về phía em.
? Qua mộng tưởng này, em đoán em bé có mơ ước gì ?
+ Được ăn món ăn quen thuộc, cổ truyền (ngỗng quay).
* GV: P.Tây hay ăn ngỗng quay, nhất là vào dịp lễ, tết. Vì đói. Sau cái rét là cái đói hành hạ nên bàn ăn thịnh soạn đã hiện ra, tiến về phía em.
? Thực tế đã thay cho mộng tưởng ntn?
+ Những bức tường dày đặc lạnh lẽo, chẳng có bàn ăn, phố xá vắng teo, tuyết phủ, gió vi vu; mấy người khách qua đường vội vàng, lãnh đạm với cảnh nghèo khổ của em.
? Lần quẹt diêm thứ ba cô bé thấy gì? Mong ước của em bé?
+ Cây thông Nô-en với hàng ngàn ngọn nến sáng rực
- Cây thông Nô-en trong đêm giáng sinh là một trong những phong tục tập quán mang đậm nét văn hoá của các nước châu Âu và người theo đạo Thiên chúa. Lúc ấy là thời khắc giao thừa, niềm khao khát có cây thông đón năm mới đã khiến em hình dung ra cây thông lộng lẫy với muôn ngàn ngọn nến sáng rực.
? Sau khi diêm tắt, em thấy gì ?
? Lần thứ 4 quẹt diêm có gì đặc biệt ?
+ Hình ảnh người bà đã mất xuất hiện mỉm cười với em.
+ Em bé reo lên, cầu xin bà cho em bé đi cùng.
? Trong câu nói của bà có nhắc tới Thượng Đế. Theo em hiểu, hình ảnh Thượng đế ở đây có ý nghĩa gì.
- Biểu tượng về 1 niềm tin thiêng liêng cao cả và tốt đẹp, giống như Tiên, Phật trong truyện cổ tích Việt Nam.
? Và khi bà hiện ra rồi, em bé đã nói gì với bà? Đọc lời nói của em bé?
- "Cháu biết diêm tắt - bà cũng biến mất
- Xin bà đừng bỏ cháu
- Cháu van bà, bà xin Thượng đế cho cháu về với bà..."
? Em có nhận xét gì về mong ước đó của em bé? Vì sao em bé lại mong ước như vậy?
+ Mong ước rất chân thành, thật lòng (muốn được yêu thương, che chở). Vì lúc này em đang bơ vơ, cô đơn.
- Vì bà là người hiền hậu độc nhất đối với em, em không thể không nghĩ đến trong giờ phút đặc biệt này.
? Điều gì xảy ra khi qua diêm thứ tư vụt tắt ?
+ Ảo ảnh rực sáng trên khuôn mặt em cũng biến mất (bà em biến mất ).
? Khi đó em đã làm gì ?
+ Em đốt tất cả những que diêm còn lại trong bao.
? Điều khác biệt trong lần đốt diêm thứ 5 so với 4 lần trước ? Tại sao lại như vậy ?
+ 4 lần trước, mỗi lần chỉ đốt 1 qua diêm. Do lần thứ 4 đốt diêm thấy bà hiện về nên em bé đã đốt nhiều diêm để mong níu kéo bà ở lại với em.
* GV chiếu bảng hoặc treo bảng phụ- HS đọc đoạn “Thế là em quẹt tất cả Họ đã về chầu thượng đế”.
? Chi tiết sau có ý nghĩa gì ?: “Bà cụ cầm lấy tay em, rồi hai bà cháu bay vụt lên cao, cao mãi, chẳng còn đói rét, đau buồn nào đe doạ họ nữa”.
+ Thể hiện ước mơ về một cuộc sống tươi đẹp, không có buồn đau của em bé. Song nó cũng thể hiện sự bế tắc trong cuộc sống (Giống như cuộc sống của chị Dậu, lão Hạc ở VNam chúng ta ).
? Nhưng thực tế nào đã xảy ra với em bé sau lần đốt diêm thứ 5 ?
* HS thảo luận :
? Em có NX gì về BPNT mà tác giả đã sử dụng? thứ tự các mộng tưởng của em bé?
+ Sắp xếp các mộng tưởng rất lô-gic, hợp lí:
- Lần 1: Đang rét -> Mơ đến lò sưởi
- Lần 2: Đang đói -> Mơ đến bàn ăn, ngỗng quay
- Lần 3: Đang giao thừa -> Mơ đến cây thông Nô-en
- Lần 4: Đang cô đơn -> Mơ đến bà
- Lần 5: Bà đã hiện về rồi lại biến mất -> Mơ tiếp về bà và mơ được cùng bà bay về chầu Thượng đế.
? Theo em, trong 5 lần mộng tưởng, những hình ảnh nào gắn với thực tế, hình ảnh nào chỉ thuần tuý là tưởng tượng ?
+ Lò sưởi, bàn ăn, cây thông (gắn với thực tế)
+ Ngỗng quay nhảy ra khỏi đĩa, 2 bà cháu nắm tay nhau bay lên trời (thuần tuý mộng tưởng).
? Tác dụng của những BPNT mà tác giả đã sử dụng khi kể về những mộng tưởng của em bé?
? Vậy hình tượng ngọn lửa diêm trong câu chuyện này có ý nghĩa gì? Đó là BP nghệ thuật nào?
* Và giấc mơ kì diệu nhất của cô bé đã đưa cô về với cõi vĩnh hằng. Đọc đoạn cuối truyện.
? Khung cảnh mùng 1 Tết được miêu tả như thế nào? NX của em về khung cảnh đó?
? Giữa khung cảnh đẹp đẽ tươi vui đó, em bé bán diêm đã chết? Cái chết ấy được thể hiện qua những chi tiết nào? Em suy nghĩ ntn về cảnh tượng đó?
? Có ý kiến: "Đó là cái chết không bi lụy. Như là em chưa chết và em không chết". Em thấy có đúng không?
? Theo em, chi tiết: đầu năm mọi người nhìn thấy thi thể em, bảo nhau “chắc nó muốn sưởi ấm” thể hiện điều gì ?
+ Khẳng định, nhấn mạnh sự lạnh lùng, vô cảm của người đời trước số phận một con người nghèo khổ, bất hạnh.
? Vậy, cái chết của EBBD có ý nghĩa gì ?
? Tác giả đã MT hình ảnh em bé khi chết NTN ? Tác dụng?
TLN- 2': ? Đọc đoạn cuối truyện, có bạn cho rằng: “Cho đến những dòng cuối cùng của truyện, nhà văn vẫn dùng những hình ảnh đối lập tương phản rất đặc sắc”. Có phải như vậy không.
Hoạt động 2. Tổng kết
? Em có suy nghĩ gì về những chi tiết này? Tác giả dùng những hình ảnh đối lập này để làm gì.
? Nêu đặc sắc NT của truyện “Cô bé bán diêm” ?
? Nội dung của truyện ?
PB cá nhân
HS phát hiện
PB cá nhân
PB cá nhân
Thảo luận cặp đôi
HS khá, giỏi
Thảo luận cặp đôi
Thảo luận
- Em bé đốt diêm 5 lần – có 5 mộng tưởng đến với em
* Lần 1: Mơ đến lò sưởi
- Mong ước: được sưởi ấm.
- Hiện thực: đau khổ, phũ phàng
* Lần 2: Mơ đến bàn ăn, ngỗng quay
- Mong ước: Được ăn món ăn quen thuộc, cổ truyền
- Hiện thực: phố xá vắng teo, tuyết phủ, gió vi vu.
* Lần 3: Mơ đến cây thông Nô-en
- Mong ước: được đón Giáng sinh
- Hiện thực: Những ngọn nến bay lên, thành ngôi sao trên trời.
* Lần 4: Mơ đến bà.
- Mong ước: được yêu thương, che chở
- Hiện thực: bà em biến mất
* Lần 5: Mơ được cùng bà bay về chầu Thượng đế.
- Mong ước: một cuộc sống tươi đẹp, không có buồn đau
- Hiện thực: Em bé đã chết cóng.
+ NT: tương phản đối lập
+ Sắp xếp các mộng tưởng lô -gic, hợp lí.
+ Yếu tố thần kì của truyện cổ tích, những ước mơ diễn ra phù hợp với quy luật tâm lí.
-> Ước mơ hạnh phúc giản dị, chính đáng và thân phận đói khổ, cô đơn của em bé.
* Hình tượng ngọn lửa diêm.
+ Nghệ thuật ẩn dụ: ngọn lửa của ước mơ tuổi thơ về mái ấm gia đình ấm no hạnh phúc, tình thương mà ông bà cha mẹ dành cho con cháu -> vẻ đẹp tâm hồn cuả cô bé- một tâm hồn trong sáng giàu ước mơ.
3- Cái chết của em bé:
- Sáng mùng 1 Tết: tuyết phủ, mặt trời lên, trong sáng, chói chang, mọi người vui vẻ.
-> Cảnh đẹp, vui, hoàn toàn đối lập với cảnh u ám của đêm hôm trước.
- 1 em gái đáng yêu: với đôi má hồng, đôi môi đang mỉm cười - đã chết vì giá rét trong đêm giao thừa, xung quanh có nhiều bao diêm; có 1 bao đốt hết nhẵn.
-> Cảnh tượng rất thương tâm.
* Ý nghĩa:
- Tố cáo XH lạnh lùng, tàn nhẫn.
- Phê phán người cha thiếu trách nhiệm, tình thương.
- Hình ảnh em bé lúc chết: “có đôi má hồng và đôi môi đang mỉm cười”.
-> Tấm lòng nhân ái, thương cảm sâu sắc với người nghèo khổ, bất hạnh của tác giả.
+ Hình ảnh đối lập:
- Xuân về hứa hẹn những mầm sống mới >< có 1 em bé chết.
- người đã chết trong đêm khuya băng giá >< hình hài vẫn đẹp tươi.
- Em bé chết vì đói rét >< mọi người dửng dưng vô tình
-> Nghịch cảnh cuộc đời. Cuộc đời vẫn nhiều nghịch cảnh đau buồn như "tuyết vẫn rơi phủ kín mặt đất". Người đời vô tình nên họ không bao giờ có thể hiểu được và thấy được những diều kì diệu của những ước mơ tuổi thơ -> ý nghĩa tố cáo xã hội.
III – Tổng kết:
1. Nghệ thuật:
+ Đối lập - tương phản
+ Đan xen giữa thực tế và ảo mộng
+ Mang đậm yếu tố cổ tích
2. Nội dung:
+ Nêu lên số phận bất hạnh của cô bé bán diêm.
+ Gián tiếp lên án xã hội đương thời.
+ Sự cảm thông sâu sắc của tác giả.
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (10 PHÚT)
? KÓ tãm t¾t VB b»ng lêi v¨n cña m×nh?
- GV cã thÓ cho HS lµm BT ViolÐt:
? C©u v¨n sau SD BPTT nµo?
" Nhưng ThÇn ChÕt ®· ®Õn cíp bµ em ®i mÊt, gia s¶n tiªu t¸n, vµ gia ®×nh em ®· ph¶i l×a ng«i nhµ xinh x¾n cã d©y trêng xu©n bao quanh, n¬i em ®· sèng nh÷ng ngµy ®Çm Êm, ®Ó ®Õn chui róc trong mét xã tèi t¨m, lu«n lu«n nghe nh÷ng lêi m¾ng nhiÕc chöi rña".
A. Nh©n ho¸ B. So s¸nh
C. Tương ph¶n D. Èn dô
HS chän ®¸p ¸n => GV chèt ®¸p ¸n: C.
Đề bài: Để diễn tả tâm trạng bối rối của bé Hồng, khi lo sợ người ngồi trên xe kéo không phải là mẹ, tg viết: "Và cái lầm đó không những làm tôi thẹn mà còn tủi cực nữa, khác gì cái ảo ảnh của một dòng nước trong suốt chảy dưới bóng râm đã hiện ra trước con mắt gần rạn nứt của người bộ hành ngã gục giữa sa mạc". Hãy phân tích ý nghĩa của ha trên?
làm bài cá nhân
chữa bài
nhận xét
IV. Luyện tập:
? Hãy tự tạo một kết thúc mới theo tưởng tượng của em cho phù hợp với nội dung câu chuyện.
- Hs có thể tạo ra nhiều kiểu kết thúc như: em bé được một bác thợ đi làm về khuya đưa vào nhà ăn Tết, hoặc bố em sực tỉnh cơn say đã đi đón em bé về ...
? Ngoài văn bản đã học, em còn biết truyện nào của nhà văn An-đéc-xen, hãy kể tóm tắt một câu chuyện mà em thích nhất.
Đề bài: Để diễn tả tâm trạng bối rối của bé Hồng, khi lo sợ người ngồi trên xe kéo không phải là mẹ, tg viết: "Và cái lầm đó không những làm tôi thẹn mà còn tủi cực nữa, khác gì cái ảo ảnh của một dòng nước trong suốt chảy dưới bóng râm đã hiện ra trước con mắt gần rạn nứt của người bộ hành ngã gục giữa sa mạc". Hãy phân tích ý nghĩa của ha trên?
Đáp án:
- Hình thức: Hs phải trình bày dưới dạng 1 đoạn văn hoặc bài văn ngắn. Diễn đạt ngắn gọn, mạch lạc, ngôn ngữ trong sáng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu
- Nội dung: Hs cần đạt được một số yêu cầu
+ Giới thiệu về tác phẩm, về nhân vật
+ Khái quát những phẩm chất của bé Hồng
+ Chọn một phẩm chất và trình bày suy nghĩ: đưa dẫn chứng phù hợp, hiệu quả
+ Đánh giá nghệ thuật xây dựng nhân vật và tài năng, thái độ của nhà văn
(Tùy mức độ bài làm của HS giáo viên cho điểm)
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG (4 PHÚT)
? Trong xã hội ngày nay, tình thương giữa con người với con có vai trò quan trọng như thế nào?
lắng nghe
trả lời
HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG (1 PHÚT)
- Nắm được nội dung và nghệ thuật của truyện; viết bài phát biểu cảm nghĩ về thái độ của tác giả.
- Chuẩn bị bài ''Trợ từ, thán từ''.
- Soạn bài: Đánh nhau với cối xay gió.
* Rút kinh nghiệm:
...........
File đính kèm:
- V8_COBEBANDIEM.docx