A. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU (5’)
- Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý
- Phương pháp: vấn đáp, thuyết trình.
- Thời gian: 5 phút
Thi kể tên và nêu nội dung của các văn bản nhật dung đã học.
Chia 2 đội, đội nào không trả lời được đội đó thua
- 1 tổ kể tên văn bản
- 1 đội nêu nội dung
Gợi ý:
- Thông tin về ngày trái đất năm 2000, Bài toán dân số, Ôn dịch thuốc lá
-> Những VB đó đề cập đến những vấn đề như: Bảo vệ môi trường, phòng tránh các tệ nạn xã hội. sự bùng nổ dân sô.
Nếu như các VB nhật dụng giúp chúng ta có kiến thức hiểu biết về xã hội , từ đó có kĩ năng cần thiết để vận dụng vào cuộc sống thì đến với những tác phẩm văn học yêu nước những năm đầu thế kỉ XX, các em không chỉ hiểu thêm về những trang sử hào hùng của dân tộc mà còn thấy được vẻ đẹp và nhân các lớn của các chí sĩ cách mạng. Nhà thơ Phan Châu Trinh đã thể hiện tinh thần và ý chí đó như thế nào, cô và các em sẽ đi tìm hiểu trong tiết học hôm nay.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
- Mục tiêu :
+ Nắm được kiến thức chung về văn bản
+ Bước đầu biết kết hợp làm việc cá nhân và hợp tác qua kĩ thuật động não.
- Thời gian dự kiến : 25 phút
- Ph¬ương pháp : Đọc diễn cảm, vấn đáp, thuyết trình.
12 trang |
Chia sẻ: thuongad72 | Lượt xem: 452 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Tiết 57+58: Văn bản Đập đá ở Côn Lôn (Phan Châu Trinh) - Năm học 2020-2021, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết 57, 58
Văn bản: ĐẬP ĐÁ Ở CÔN LÔN.
(Phan Châu Trinh)
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức:
- Sự mở rộng kiến thức về văn học Cách mạng đầu thế kỉ XX.
- Chí khí lẫm liệt, phong thái ung dung đàng hoàng của nhà chí sĩ yêu nước Phan Châu Trinh.
- Cảm hứng hào hùng, lãng mạn được thể hiện trong bài thơ.
2.Kỹ năng:
- Đọc- hiểu văn bản thơ văn yêu nước viết theo thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật.
- Phân tích được vẻ đẹp hình tượng nhân vật trữ tình trong bài thơ.
- Cảm nhận được giọng điệu, hình ảnh trong bài thơ.
3. Thái độ:
- Giáo dục lòng yêu nước, tự hào về truyền thống yêu nước của dân tộc.
- Liên hệ với bản lĩnh người chiến sĩ cách mạng Hồ Chí Minh trong thời gian bị tù đày trong nhà ngục của Tưởng Giới Thạch.
4. Năng lực :
- Năng lực chung : Hợp tác; Tự quản lí; Giao tiếp; Đọc hiểu văn bản; Giải quyết vấn đề; Thu thập và xử lí thông tin.
- Năng lực chuyên biệt: Sử dụng tranh ảnh, videoclip, thuyết trình
B. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ:
1. Giáo viên: Sgk, sgv, giáo án, ảnh tác giả Phan Châu Trinh.
2. Học sinh: Soạn bài theo câu hỏi(SGK).
C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
1. Ổn định tổ chức: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: Trong quá trình học bài mới
3. Bài mới:
A. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU (5’)
- Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý
- Phương pháp: vấn đáp, thuyết trình.
- Thời gian: 5 phút
Thi kể tên và nêu nội dung của các văn bản nhật dung đã học.
Chia 2 đội, đội nào không trả lời được đội đó thua
- 1 tổ kể tên văn bản
- 1 đội nêu nội dung
Gợi ý:
- Thông tin về ngày trái đất năm 2000, Bài toán dân số, Ôn dịch thuốc lá
-> Những VB đó đề cập đến những vấn đề như: Bảo vệ môi trường, phòng tránh các tệ nạn xã hội. sự bùng nổ dân sô...
Nếu như các VB nhật dụng giúp chúng ta có kiến thức hiểu biết về xã hội , từ đó có kĩ năng cần thiết để vận dụng vào cuộc sống thì đến với những tác phẩm văn học yêu nước những năm đầu thế kỉ XX, các em không chỉ hiểu thêm về những trang sử hào hùng của dân tộc mà còn thấy được vẻ đẹp và nhân các lớn của các chí sĩ cách mạng. Nhà thơ Phan Châu Trinh đã thể hiện tinh thần và ý chí đó như thế nào, cô và các em sẽ đi tìm hiểu trong tiết học hôm nay.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
- Mục tiêu :
+ Nắm được kiến thức chung về văn bản
+ Bước đầu biết kết hợp làm việc cá nhân và hợp tác qua kĩ thuật động não.
- Thời gian dự kiến : 25 phút
- Phương pháp : Đọc diễn cảm, vấn đáp, thuyết trình.
? Dựa vào chú thích Sgk, hãy trình bày những nét chính về tgiả- tác phẩm
- PCT (1872- 1926)
- Hiệu là Tây Hồ, biệt hiệu là Hi Mã
- Quê: Quảng Nam
- Là nhà nho yêu nước, nhà cách mạng lớn của dân tộc đồng thời làcây bút tiêu biểu của văn học yêu nước đầu thế kỉ XX.
- Ông vốn xuất thân nhà nho nhưng đã vượt xa khỏi giáo lí thánh hiền xưa để tiếp cận những tư tưởng dân quyền mới; nuôi khát vọng càn khôn, đánh đuổi giặc thù.
-> Với những đóng góp to lớn của ông trong sự nghiệp cứu nước. Khi ông mất, nhân dân cả nước để tang. Đám tang của PChâu Trinh là sự kiện chính trị nổi bật nhất và trở thành cuộc vận động yêu nướcrầm rộ khắp 3 miền Bắc- Trung - Nam.
* Về sự nghiệp văn học: các sáng tác của Phan Châu Trinh thấm đẫm cảm hứng yêu nước và tinh thần dân chủ; ông đã để lại một số tác phẩm tiêu biểu như: ( M/c)
+ Tây Hồ thi tập.
+ Tỉnh quốc hồn ca.
+ Xăng -tê thi tập.
? Em hãy cho biết, bài thơ ra đời trong hoàn cảnh nào?
- GV cho HS xem một số hình ảnh:
+ Đây là hệ thống nhà tù hay còn gọi là chuồng cop.
+ Hình ảnh những người tù bị gông cùm, xiềng xích, bị đánh đập tra tấn và bị bắt lao động khổ sai.
-> Năm 1908, nhân dân Trung Kì nổi dậy chống sưu thuế. Phan Châu Trinh bị bắt và đày ra Côn Đảo. Vài tháng sau, nhiều thân sĩ yêu nước khắp Bắc- Trung Kì cũng bị đày ra đây. Ngày đầu tiên, Phan Châu Trinh đã ném một mảnh giấy vào trong khám để động viên, an ủi họ. "Đây là trường học thiên nhiên, mùi cay đắng trong ấy, làm trai giữa thế kỉ XX này, không thể không nếm cho biết"
- Bài thơ được làm trong lúc ông cùng các tù nhân khác bị bắt lao động khổ sai và sau này được khắc trên đá tại nhà tù Côn Đảo
- Các em quan sát vào bài thơ, cho biết:
? Bài thơ được sáng tác theo thể thơ nào?
? Hãy nêu đặc điểm của thể thơ này? (số câu, số chữ; cách gieo vần; kết cấu; ...)
* GV: Đây là thể thơ có nguồn gốc từ đời Đường ở Trung Quốc; có quy định rất chặt chẽ về số câu, số chữ; cách gieo vần; kết cấu; niêm luật; phép đối....
- Bài thơ gồm 8 câu, mỗi câu 7 chữ.
- Gieo vần ở tiếng cuối của các câu 1,2,4,6,8.
- Về kết cấu: gồm 4 phần: Đề- Thực - Luận- kết tương ứng với 4 cặp câu thơ.
- Đặc biệt trong hai câu thực và luận bắt buộc phải sử dụng phép đối.
? Trong chương trình NV lớp 7, em đã học bài thơ nào cũng sáng tác theo thể thơ này?
- Qua Đèo Ngang- Bà Huyện Thanh Quan
- Bạn đến chơi nhà - N Khuyến
-> Các em cần nắm chắc đặc điểm của thể thơ này để tiết 63 chúng ta sẽ học bài: Thuyết minh về một thể loại văn học.
PB cá nhân
HS nhớ lại
I. Giới thiệu chung
1. Tác giả: (1872- 1926)
- Hiệu là Tây Hồ, biệt hiệu là Hi Mã
- Quê: Quảng Nam
- Là nhà nho yêu nước, nhà cách mạng lớn của dân tộc; đồng thời là cây bút tiêu biểu của văn học yêu nước đầu thế kỉ XX.
2. Tác phẩm:
a) Hoàn cảnh sáng tác:
- Năm 1908, khi ông bị bắt và đày ra Côn Đảo.
b) Thể thơ:
- Thất ngôn bát cú Đường luật.
* GV: Bài thơ này, các em cần đọc với giọng hào hùng, mạnh mẽ thể hiện khẩu khí ngang tàng của người tù. Chú ý cách ngắt nhịp 4/3; 2/2/3;
- GV đọc- HS đọc
Các em lưu ý khi đọc bài thơ chú ý cách ngắt nhịp và đọng đúng giọng điệu của bài thơ. Khi các em đọc đúng là các em đã cảm nhận được một phần nội dung tư tưởng của tác phẩm.
* Gv: Trong bài thơ có một số từ khó, các em cần tìm hiểu.
? Dựa vào chú thích Sgk, hãy giới thiệu về địa danh Côn Lôn?
- Các em xem một số bức ảnh chụp về địa danh này.
- Côn Lôn là một hòn đảo lớn nhất trong 16 hòn đảo thuộc huyện Côn Đảo. Nơighi dấu bao tội ác bạo tàn của thực dân Pháp, bao đau thương chết chóc của những lớp tù nhân:
Roi đế quốc báng súng trường quất xé
Thịt hy sinh của những kiếp đi đày (Tố Hữu)
Ở đây có những hầm giam, chuồng cọp bằng đá kiên cố giam hãm người tù yêu nước, được xây nên bởi chính bàn tay họ với bao xương máu, dưới đòn roi của kẻ thù.
?Tiêu đề bài thơ đã nói đến công việc đập đá, lại ở 1 địa danh là Côn Lôn.Điều đó gợi suy nghĩ gì?
+ Đập đá: Công việc khổ sai nặng nhọc đòi hỏi nhiều sức lực. Ở Côn Lôn lại càng cực nhọc vì nơi đây là hòn đảo trơ trụi, nắng gió biển khơi dữ dội và chế độ nhà tù khắc nghiệt. Người tù phải lao động khổ sai đến kiệt sức.
? Bài thơ TNBCĐL, có kết cấu 4 phần: Đề- Thực- Luận- Kết. Nhưng dựa vào nội dung, em có thể chia bài thơ làm mấy phần? Nêu nội dung chính từng phần.
Thảo luận cặp đôi
c) Đọc- chú thích
d. Bố cục: 2 phần
+ 4 câu thơ đầu đầu: Công việc đập đá
+ 4 câu thơ sau: Cảm nghĩ về việc đập đá.
- HS đọc 4 câu thơ đầu
? Mở đầu bài thơ, tác giả đề cập đến quan niệm gì? - chí làm trai
? Em biết bài ca dao hay câu thơ nào nói về chí làm trai?
- Trong ca dao, cha ông ta quan niệm:
+ Làm trai cho đáng nên trai
Phú Xuân cũng trải, Đồng Nai đã từng.
- Nói về chí làm trai, đầu TK XIX, Nguyễn Công Trứ cho rằng:
+ Chí làm trai Nam, Bắc, Tây, Đông
Cho phỉ sức vẫy vừng trong bốn bể.
- Cùng thời với Phan Châu Trinh, PBC lại quan niệm:
+ Làm trai phải lại ở trên đời
Há để càn khôn tự chuyển rời.
? Từ đó, em hiểu gì về chi làm trai?
- Theo quan niệm truyền thống của cha ông: làm trai phải có lòng kiêu hãnh, dẹp yêu thiên hạ.
- Chí làm trai với Nguyễn Công Trứ là ý chí, khát vọng hành động mãnh liệt.
- Còn với Phan Bội Châu, chí làm trai phải xoay chuyển trời đất chứ không để trời đất chuyển vần
-> Làm trai: là một quan niệm nhân sinh truyền thống, thể hiện lòng kiêu hãnh, ý chí tự khẳng định mình, là khát vọng hành động mãnh liệt.
? Với PCT, chí làm trai được đặt trong hoàn cảnh cụ thể nào ? - đất Côn Lôn
? Cụm từ "đất Côn Lôn" gợi ra một không gian ntn? -> không gian rộng lớn, mênh mông.
? Đặt mình giữa không gian mênh mông ấy kết hợp với cụm từ "đứng giữa", em hình dung ntn về tư thế của người làm trai?
- Tư thế hiên ngang bất khuất giữa biển rộng non cao, đội trời đạp đất, đối mặt với kẻ thù, ở ngay nơi mà kẻ thù giam cầm đầy đoạ.
* Côn Lôn được nhắc đến với nỗi ghê sợ hãi hùng-là nơi một đi không trở lại- là lao động khổ sai đến kiệt sức, là cùm gông, đánh đập, tra tấn dã man, là bắn giết, thủ tiêu Đứng giữa CL- đứng giữa những nơi ấy- và đứng vững đã là anh hùng rồi. "Đứng giữa Côn Lôn"-> đứng giữa sóng gió của biển cả, non cao, là cái thế "đội trời, đạp đất", hiên ngang sừng sững đạp lên mọi gian khổ, vượt lên cả cái chết, không hề một chút sợ hãi.
PB cá nhân
Thảo luận cặp đôi
II. Tìm hiểu chi tiết
a) Bốn câu thơ đầu
Làm trai đứng giữa đất Côn Lôn
- Làm trai: là 1 quan niệm nhân sinh truyền thống: Đó là lòng kiêu hãnh, ý chí tự khẳng định mình, là khát vọng hành động mãnh liệt.
-> tư thế hiên ngang, sừng sững.
- Các em đọc thầm 3 câu thơ tiếp
? H/a người tù được miêu tả gắn liền với công việc nào? - Công việc đập đá
? Từ ngữ, chi tiết nào tập trung miêu tả công việc này?
? Nhận xét cách sử dụng từ ngữ, BPNT của tgiả trong câu thơ?
? Dựa vào chú thích Sgk, giải thích nghĩa của từ "lừng lẫy"?
+ là ngạo nghễ, lẫm liệthay chỉ sự vang dội, vang lừng khắp nơi ai cũng biết.
? Theo em, thực chất của việc làm "Lở núi non" là gì?
- Là công việc dùng búa và sức người để khai thác đá từ những hòn núi ngoài Côn Đảo. Không phải đá bình thường mà là đá núi – sự khó khăn ở mức độ cao
? Cụm từ này còn gợi cho em liên tưởng đến hình ảnh nào?
- Hình ảnh của các vị thần với hành động phi thường đang xẻ núi, khơi sông, sắp xếp lại núi non, làm cho long trời lở đất.
? Cách sử dụng từ ngữ gợi tả và NT nói quá, giúp em hiểu gì về vẻ đẹp của người tù?
HS khá, giỏi
PB cá nhân
Lừng lẫy làm cho lở núi non
+ từ láy gợi tả, nói quá (hay bút pháp phóng đại, khoa trương)
-> Khí thế hiên ngang như bước vào trận chiến đấu quyết liệt.
-> Tư thế chủ động tấn công của con người.
=>Vẻ đẹp hùng tráng, sức mạnh phi thường.
* GV: Vẻ đẹp ấy còn được thể hiện ntn, các em theo dõi vào hai câu thơ tiếp
? Nhận xét giọng điệu của hai câu thơ?
? Trong bài thơ TNBCĐL, 2 câu thực thường sử dụng BPNT nào?
? Hãy chỉ ra phép đối trong 2 câu thơ ?
* GV: trong hai câu thơ, NT đối được sử dụng rất cân xứng, hài hòa: xách búa đối với ra tay; đánh tan- đập bể; năm bẩy đống- mấy trăm hòn làm cho câu thơ đăng đối, nhịp nhàng.
? Cách sử dụng từ ngữ có gì đặc biệt?
- các từ như: "xách", "đánh", "ra", "đập" thuộc từ loại nào?- đtừ mạnh
- thế còn năm, bẩy, trăm thì sao?...thuộc từ loại nào?- số từ tăng cấp.
? Việc sử dụng liên tiếp những động từ mạnh, số từ tăng cấp góp phần thể hiện hành động của người tù ntn?
- Đằng sau những " năm, bảy đống; mấy trăm hòn ấy" là những thử thách, gian nan mà người tù phải trải qua.
? Bên cạnh NT đối, nhà thơ còn sử dụng BPNT nào nữa? Chỉ ra tác dụng của bút pháp NT đó?
- chú ý cụm từ: "đánh tan năm bẩy đống"; "đập bể mấy trăm hòn".
- Nói quá ( hay phóng đại, khoa trương)
* Gv: Đập đá là một công việc rất nặng nhọc, nhưng dường như qua cách nói của tác giả, công việc đó lại được thực hiện rất dễ dàng qua hành động hết sức dứt khoát, quả quyết mà nhẹ nhàng của người tù cách mạng. Đó chính là bút pháp lãng mạn, khoa trương được sử dụng trong 2 câu thơ.
?Qua việc sử dụng các BPNT, giúp em hình dung ntn về công việc đập đá của người tù? Qua đó cho ta hiểu gì về khí phách của người tù?
? Từ công việc đập đá vất vả, nặng nhọc ấy, người tù muốn thể hiện điều gì?
? Trong 4 câu đầu, tác giả nói đến “đá” ở Côn Lôn bằng những cách khác nhau, đó là những cách nào? Nói như vậy có tác dụng gì?
? Qua phân tích 4 câu thơ đầu, em thấy hình ảnh người tù được khắc họa ntn?
- GV: Như vậy, 2 câu thơ không chỉ tả thực công việc đập đá vất vả, nặng nhọc mà còn cho thấy khí phách hiên ngang, ý chí, quyết tâm phá tan ngục tù của người chí sĩ cách mạng.
PB cá nhân
HS khá, giỏi
Xách búa đánh tan năm bảy đống,
Ra tay đập bể mấy trăm hòn.
+ giọng điệu hào hùng
+ NT đối,
+ động từ mạnh, số từ tăng cấp
-> Diễn tả hành động mạnh mẽ, quả quyết, dứt khoát, phi thường.
+ bút pháp lãng mạn, khoa trương: sức mạnh ghê gớm, thần kì của người tù cách mạng.
-> Tả thực công việc nặng nhọc, vất vả;khí phách hiên ngang, ngạo nghễ, lẫm liệt
=> Ý chí, quyết tâm phá tan ngục tù của người chí sĩ cách mạng.
- Đá, núi non, đống, hòn: hình ảnh thể hiện sự đày đoạ áp bức của kẻ thù, nhưng sức mạnh ý chí của người tù khổ sai đã chiến thắng tất cả.
* Bức tượng đài uy nghi về người anh hùng lẫm liệt với khí phách hiên ngang- làm chủ giữa đất trời Côn Đảo.
* Gv bình: Với giọng thơ hào hùng kết hợp bút pháp lãng mạn, khoa trương hình ảnh thơ đa nghĩa, bốn câu thơ đầu đã khắc họa hình ảnh người tù thật ấn tượng trong tư thế hiên ngang, lẫm liệt. Biến công việc lao động khổ sai thành một cuộc chinh phục thiên nhiên dũng mãnh của một con người có sức mạnh lớn lao.
Chuyển: Công việc lao động khổ sai ấy đã gợi lên ở người tù cách mạng cảm nghĩ gì? Cô và các em tiếp tục tìm hiểu 4 câu thơ cuối.
b) Cảm nghĩ về việc đập đá.
-HS đọc hai câu luận
? So với 4 câu thơ đầu: nhịp thơ, giọng điệu của 2 câu này có gì khác?
? Cách ngắt nhịp và giọng điệu như thế gợi lên trong em cảm xúc gì?
* GV: Nếu4 câu thơ đầu giọng điệu hào hùng, mạnh mẽ thì 2 câu thơ sau: nhịp thơ chậm lại, giọng thơ trầm lắng, suy tư tạo sự sâu lắng của cảm xúc, tâm hồn.
? Có ý kiến cho rằng: ở hai câu thơ này, tgiả tiếp tục sử dụng NT đối. Ý kiến em thế nào? Hãy chỉ ra phép đối trong 2 câu thơ?
* GV: Câu trên: "tháng ngày" đối "mưa nắng"; bao quản- càng bền; thân sành sỏi - dạ sắt son.
-> NT đối tiếp tục được sử dụng rất chỉnh, cân xứng, nhịp nhàng.
? Dựa vào chú thích Sgk, giải thích nghĩa cụm từ "thân sành sỏi", "dạ sắt son"
+ thân sành sỏi: ý nói thân dày dạn, phong trần, sẵn sàng chấp nhận mọi gian khổ.
+ Dạ sắt son: ý nói tinh thần cứng cỏi, trung kiên, không sờn lòng, đổi chí.
? Các cụm từ "tháng ngày", "mưa nắng" có ý nghĩa gì?
+ tháng ngày: chỉ (t) bị cầm tù
+mưa nắng: tượng trưng cho những gian khổ mà người tù phải chịu đựng không phải chỉ một sớm một chiều mà dài dằng dặc qua nhiều năm tháng.
? Như vậy, Ngoài Nt đối, 2 câu thơ còn sử dụng nghệ thuật nào khác?
* GV: Ngoài NT đối, hai câu thơ còn sử dụng những hình ảnh ẩn dụ: đó là tấm thân dạn dày phong trần, tinh thần cứng cỏi, trung kiên sẵn sàng chấp nhận mọi gian khổ.
? Thái độ của người tù trước những gian khổ, khó khăn ấy được thể hiện rõ nhất qua những từ ngữ nào?
- Bao quản, càng bền
? Em hiểu ý nghĩa của các từ ngữ "bao quản, càng bền" ntn?
- GV: Bao quản nghĩa là không quản ngại; càng khó khăn, gian khổ, càng tôi luyện bản lĩnh, ý chí, không làm lung lay, thay đổi niềm tin của người tù vào con đường cứu nước, sự nghiệp lớn lao mà mình đã lựa chọn.
? Hai câu thơ cho em cảm nhận gì về phẩm chất của người tù cách mạng?
Thảo luận cặp đôi
PB cá nhân
Tháng ngày bao quản thân sành sỏi,
Mưa nắng càng bền dạ sắt son.
+ nhịp chậm, giọng thơ trầm lắng. Lời tự bạch như 1 lời thề nguyện.
+ NT: đối,
+ ẩn dụ
-> Gian khổ càng tôi luyện sức chịu đựng dẻo dai và ý chí chiến đấu sắt son của người tù.
-> niềm tin vào cuộc chiến đấu vì ngày mai của người tù.
-> bất khuất trước gian nguy, trung thành với lí tưởng cách mạng.
GV: Tinh thần ấy, ta cũng bắt gặp trong " NKTT" của Chủ tịch HCM:
Nghĩ mình trong bước gian truân
Tai ương rèn luyện tinh thần thêm hăng.
=> Với những người tù cách mạng, gian nan, thử thách như càng tôi luyện thêm ý chí, tinh thần của họ.
- HS đọc hai câu thơ cuối.
? Hình ảnh "những kẻ vá trời" gợi cho em nhớ đến nhân vật nào trong truyền thuyết của Trung Quốc?
- Hình ảnh bà Nữ Oa đội đá vá trời,ở đây ngụ ý mưu đồ những công việc hết sức lớn lao.
? Với ý nghĩa đó, hình ảnh thơ này khiến em liên tưởng đến ai ?
- Người chí sĩ cách mạng mưu đồ sự nghiệp cứu nước.
? Lấy hình ảnh "những kẻ vá trời" để chỉ những người mưu đồ sự nghiệp cứu nước, đó là đặc trưng của Bpnt nào?
? Em hiểu "lỡ bước" ở đây nghĩa là gì?
- là người tù bị bắt, bị giam cầm, phải lao động khổ sai.
- Đọc đến câu thơ thứ 2, ta bắt gặp hình ảnh "việc con con"
? Em hiểu thế nào là "việc con con"?
- Việc nhỏ bé, không có gì đáng nói.
? Nhà thơ muốn nói "việc con con" ở đây nghĩa là gì?
- Người chí sĩ cách mạng bị bắt, bị tù đày, phải lao động khổ sai... Tất cả chỉ là "lỡ bước"; "việc con con", là bước dừng chân tạm nghỉ trên con đường mưu đồ sự nghiệp cứu nước. Đây chính là trường học thiên nhiên để tôi rèn ý chí và phẩm chất cao đẹp của người tù.
? Em có nhận xét gì về mqh giữa 2 hình ảnh thơ này?
? Bằng việc sử dụng hình ảnh ẩn dụ kết hợp hình ảnh thơ đối lập, hai câu thơ giúp em hiểu thêm vẻ đẹp nào của người tù cách mạng?
? Qua việc phân tích 4 câu thơ cuối, em thấy cảm nghĩ nào của người tù về công việc đập đá được bộc lộ?
- Đó là niềm tin mãnh liệt của người tù vào sự nghiệp cứu nước. Đây chính là một biểu hiện cụ thể của một tình cảm rất đỗi thiêng liêng: Đó chính là lòng yêu nước.
PB cá nhân
Những kẻ vá trời khi lỡ bước
Gian nan chi kể việc con con.
+ Ẩn dụ: Những kẻ vá trời: Chí lớn của con người dám mưu đồ sự nghiệp cứu nước những năm đầu thế kỉ XX – công việc không phải ai cũng tin sức người làm được.
+ Hình ảnh thơ đối lập
-> Coi thường nguy hiểm, theo đuổi sự nghiệp đến cùng. Phong thái ung dung, tinh thần lạc quan, tin tưởng vào sự nghiệp cứu nước.
* Hình ảnh người anh hùng cứu nước dù gặp nguy nan nhưng vẫn không sờn lòng đổi chí.
- GV khái quát bài học bằng sơ đồ tư duy
III. Tổng kết
? Trước hết, một em hãy khái quát lại những đặc sắc NT của bài thơ?
? Những đặc sắc NT đó góp phần thể hiện nội dung gì của bài thơ?
- 1 HS đọc
1. Nghệ thuật: Bút pháp lãng mạn, khoa trương, giọng điệu hào hùng, hình tượng kì vĩ, giàu chất sử thi gây ấn tượng manh mẽ.
2. Nội dung: Phản ánh tư thế hiên ngang, bất khuất của người chiến sĩ cách mạng trong chốn lao tù.
* GN: SGK
* Giáo dục KNS:
? Qua tìm hiểu bài thơ, em cảm nhận được những vẻ đẹp nào của các nhà nho yêu nước và cách mạng đầu TK XX.
- Đó là ý chí kiên cường; nghị lực phi thường và niềm tin sắt son vào lí tưởng cách mạng.
? Từ vẻ đẹp cao quý ấy, em thấy mình cần phải có những suy nghĩ và hành động ntn?
- Khâm phục, tự hào, ngưỡng mộ lớp cha anh đi trước.
- Rèn luyện ý chí, quyết tâm vượt khó, sống lạc quan và có ước mơ tốt đẹp.
HS suy nghĩ, trả lời
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
- Mục tiêu:
+ Giúp HS áp dụng thực hành và đặt câu viết đoạn.
+ Bước đầu biết kết hợp làm việc cá nhân và hợp tác qua kĩ thuật động não.
- Thời gian: 10 phút.
- Phương pháp:vấn đáp, thuyết trình
-. GV chiếu bài tập. Để làm bài tập này, cô chia lớp thành 3 nhóm, mỗi nhóm là 1 dãy bàn. GV phát phiếu học tập cho mỗi nhóm.
- Thời gian thảo luận của các em là 2 phút
- GV nhận xét bài nhóm chiếu-> đối chiếu bảng chuẩn
=> Như vậy, bài thơ "Đập đá ở Côn Lôn" đã giúp ta cảm nhận hình tượng người tù cách mạng. Qua công việc lao động khổ sai nặng nhọc, người tù ấy hiện lên với tư thế hiên ngang, sừng sững. Và cũng qua công việc đập đá, người tù bộc lộ cảm nghĩ của mình, với niềm tin mãnh liệt vào sự nghiệp cứu nước dù gặp bước gian nguy không sờn lòng, đổi chí. Đó là tinh thần yêu nước cao đẹp đã trở thành nguồn cảm hứng xuyên suốt trong các tác phẩm thi ca cách mạng sau này.
* Bây giờ, cô mời các em đến với Côn Đảo qua Clip sau:
Các em ạ, Hiện nay Côn Đảo là điểm đến của rất nhiều du khách với những di tích lịch sử và bãi biển hoang sơ tuyệt đẹp. Nếu có dịp, các em hãy đến thăm Côn Đảo để hiểu thêm về địa danh này.
HS làm việc theo nhóm lớn
IV. Luyện tập
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
- Mục tiêu:
+ Học sinh vận dụng kiến thức để làm bài tập vận dụng, liên hệ thực tiễn
+ Định hướng phát triển năng lực tự học, hợp tác.
+ Phương pháp: Nêu vấn đề,
+ Thời gian: 2 phút
Tìm hiểu về những anh hùng tham gia vào cuộc kháng chiến của dân tộc
-> trân trọng, cố gắng, ...
3: Giao bài và hướng dẫn học bài , chuẩn bị bài về nhà. (2P)
a. Bài cũ
+ Nắm đươc phần kiến thức cần đạt của văn bản
b. Bài mới
- Tìm hiểu về các thể loại văn học đã học trong chương trình
* Rút kinh nghiệm:
File đính kèm:
- giao_an_ngu_van_lop_8_tiet_5758_van_ban_dap_da_o_con_lon_pha.doc