I/. Mục tiêu cần đạt: HS
-Củng cố, nâng cao kiến thức về câu nghi vấn đã học ở tiểu học.
-Nắm vững đặc điểm hình thức và chức năng chính của câu nghi vấn.
II/. Chuẩn bị:
-GV: Giáo án, SGK, SGV, bảng phụ.
HS: Bài soạn, SGK.
III/. Tiến trình tổ chức các hoạt động:
1/. Kiể tra: Kiểm tra bài soạn hs.
2/. Bài mới: GV giới thiệu bài.
2 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 6776 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn lớp 8 Tiết 75 Câu nghi vấn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 19
Tiết: 75
CÂU NGHI VẤN
I/. Mục tiêu cần đạt: HS
-Củng cố, nâng cao kiến thức về câu nghi vấn đã học ở tiểu học.
-Nắm vững đặc điểm hình thức và chức năng chính của câu nghi vấn.
II/. Chuẩn bị:
-GV: Giáo án, SGK, SGV, bảng phụ.
HS: Bài soạn, SGK.
III/. Tiến trình tổ chức các hoạt động:
1/. Kiể tra: Kiểm tra bài soạn hs.
2/. Bài mới: GV giới thiệu bài.
Hoạt động của thầy và trò
Bài học sinh ghi
Hoạt động I:
HS: Đọc đoạn trích trong SGK.11
GV: Trong đsọn trích trên, câu nào là câu nghi vấn?
HS: Trả lời phần bài hs ghi
GV:Dựa vào đâu chúng ta biết được chúng là những câu nghi vấn?
HS: Dấu chấm hỏi(?), Cá từ ngữ dùng để hỏi: có…không, làm sao, hay…
GV: Câu nghi vấn trong đoạn trích trên dùng để làm gì?
HS: Dùng để hỏi
GV: Thế nào là câu nghi vấn? Khi viết câu nghi vấn cần phải chú ý điều gì?
HS: Trả lời phần ghi nhớ (SGK.11)
Hoạt động II:
HS: Chia nhóm làn bài tập
I/. Đặc điểm hình thức và chức năng chính:
1/.Ví dụ:
-Sáng ngày người ta đấm u có đau lắm không?
-Thế làm sao u cứ khóc mãi mà không ăn khoai?
-Hay là u thương chúng con đói quá?
→ Dùng để hỏi
2/. Ghi nhớ: (SGK.11)
II/. Luyện tập:
Câu1: Các câu nghi vấn:
a/. Chị khất tiền sưu đến chiều mai phải không?
b/. Tại sao con người lại phải khiêm tốn như thế?
c/.
- Văn là gì?
- Chương là gì?
d/.
- Chú mình muốn cùng tớ đùa vui không?
- Đùa trò gì?
- Cái gì thế?
- Chị cốc béo xù đứng trước củă nhà ta ấy hả?
Câu 2: Dựa vào từ “hay” và dấu chấm hỏi.
Câu 3: Không. Vì những câu ấy không phải là câu hỏi.
Câu 4:
a/. Không có giả định
b/. Có tiền giả định (có vấn đề về sức khỏe?
Câu 5:
-Về hình thức: Chữ “bao giờ” đứng ở hai vị trí khác nhau (đầu và cuối)
-Về ý nghĩa: Một câu hỏi về tương lai, một câu hỏi về quá khứ.
Câu 6: ađúng, b sai. (HS giải thích)
3/. Củng cố:
HS nhắc lại ghi nhớ
Đặt một số câu nghi vấn.
Học thuộc lòng ghi nhớ.
4/. Hướng dẫn chuẩn bịi bài mới:
Soạn bài: “VIẾT ĐOẠN VĂN TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH”
- Trả lời phần I (SGK. 13-14)
- Khi làm văn thuyết minh ta cần phải làm gì?
File đính kèm:
- (T75)Cau-nghi-van.doc