*Chuyển giao nhiệm vụ
-> Xuất phát từ tình huống có vấn đề
- Giáo viên yêu cầu:
? Kể tên một bài thơ em đã được học trong chương trình Ngữ văn THCS của tác giả Tố Hữu?
? Nêu ngắn gọn cảm nhận của em về hoàn cảnh sáng tác, nội dung và nghệ thuật của bài thơ ấy?
- Học sinh tiếp nhận
*Thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh: Trả lời theo suy nghĩ của bản thân
- Giáo viên: gợi dẫn
- Dự kiến sản phẩm:
+ Bài thơ “Lượm” trong Ngữ văn 6
+ Bài thơ được sáng tác năm 1949 khi cuộc kháng chiến chống Mĩ đang diễn ra ác liệt.
Bằng sự kết hợp giữa tự sự và biểu cảm, tác giả đã khác họa hình ảnh chú bé Lượm hồn nhiên, vui tươi.
*Báo cáo kết quả
*Đánh giá kết quả
- Giáo viên nhận xét.
->Giáo viên dẫn vào bài: Tố Hữu là nhà thơ hàng đầu trong phong trào thơ ca Cách Mạng Việt Nam. Mỗi chặng đường Cách mạng, chặng đường đời của tác giả đều đi song song với chặng đường thơ. Hôm nay, cô trò ta sẽ cùng tìm hiểu một sáng tác trong thời kì đầu hoạt động Cách mạng của nhà thơ khi ông còn rất để hiểu về tâm tư, tình cảm cũng như tài năng thơ ca đặc sắc của Tố Hữu.
13 trang |
Chia sẻ: thuongad72 | Lượt xem: 416 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Tiết 75: Văn bản Khi con tu hú - Năm học 2020-2021, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Bài: 19- Tiết: 75
Văn bản
KHI CON TU HÚ
- Tố Hữu-
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Cảm nhận được lòng yêu sự sống, niềm khát khao tự do cháy bỏng của người chiến sĩ cách mạng trẻ đang bị giam cầm trong tù ngục được thể hiện bằng những hình ảnh gợi cảm và thể thơ lục bát giản dị thiết tha.
-Thấy được những đặc sắc nghệ thuật của nhà thơ.
2. Năng lực:
-Rèn cho HS có năng đọc, phân tích thơ. Năng lực cảm thụ văn học.
3.Phẩm chất:
-HS biết yêu sự sống, bồi dưỡng tình cảm yêu quê hương, đất nước cho HS.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Kế hoạch bài học
Học liệu: Bảng phụ, tranh ảnh, tư liệu về Tố Hữu và bài thơ “Khi con tu hú”.
2. Chuẩn bị của học sinh:
- Học bài “Quê hương”.
Chuẩn bị bài: trả lời câu hỏi phần đọc hiểu văn bản sgk.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU (3 phút)
1. Mục tiêu:
- Tạo tâm thế hứng thú cho HS.
- Kích thích HS tìm hiểu về tâm tư, tình cảm của người chiến sĩ trẻ đang hoạt động cách mạng sôi nổi bị bắt giam..
2. Phương thức thực hiện:
- Hoạt động cá nhân
3. Sản phẩm hoạt động
- Trình bày miệng
4. Phương án kiểm tra, đánh giá
- Giáo viên đánh giá.
5. Tiến trình hoạt động:
*Chuyển giao nhiệm vụ
-> Xuất phát từ tình huống có vấn đề
- Giáo viên yêu cầu:
? Kể tên một bài thơ em đã được học trong chương trình Ngữ văn THCS của tác giả Tố Hữu?
? Nêu ngắn gọn cảm nhận của em về hoàn cảnh sáng tác, nội dung và nghệ thuật của bài thơ ấy?
- Học sinh tiếp nhận
*Thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh: Trả lời theo suy nghĩ của bản thân
- Giáo viên: gợi dẫn
- Dự kiến sản phẩm:
+ Bài thơ “Lượm” trong Ngữ văn 6
+ Bài thơ được sáng tác năm 1949 khi cuộc kháng chiến chống Mĩ đang diễn ra ác liệt.
Bằng sự kết hợp giữa tự sự và biểu cảm, tác giả đã khác họa hình ảnh chú bé Lượm hồn nhiên, vui tươi...
*Báo cáo kết quả
*Đánh giá kết quả
- Giáo viên nhận xét.
->Giáo viên dẫn vào bài: Tố Hữu là nhà thơ hàng đầu trong phong trào thơ ca Cách Mạng Việt Nam. Mỗi chặng đường Cách mạng, chặng đường đời của tác giả đều đi song song với chặng đường thơ. Hôm nay, cô trò ta sẽ cùng tìm hiểu một sáng tác trong thời kì đầu hoạt động Cách mạng của nhà thơ khi ông còn rất để hiểu về tâm tư, tình cảm cũng như tài năng thơ ca đặc sắc của Tố Hữu.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
I. Giới thiệu chung (10 phút)
1. Mục tiêu: Giúp HS nắm được những nét cơ bản về tác giả Tố Hữu và văn bản “Khi con tu hú”.
2. Phương thức thực hiện: trình bày dự án, hoạt động chung, hoạt động nhóm.
3. Sản phẩm hoạt động: Kết quả của nhóm bằng phiếu học tập, câu trả lời của HS.
4. Phương án kiểm tra, đánh giá
- Học sinh tự đánh giá.
- Học sinh đánh giá lẫn nhau.
- Giáo viên đánh giá.
5. Tiến trình hoạt động
*Chuyển giao nhiệm vụ
- Giáo viên yêu cầu: Trình bày dự án tác giả Tố Hữu.
- Học sinh tiếp nhận.
*Thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh: Đại diện nhóm trả lời, đại diện các nhóm khác nhận xét.
- Giáo viên: nhận xét
- Dự kiến sản phẩm:
- Tố Hữu (1920- 2002) tên thật là Nguyễn Kim Thành quờ ở Thừa Thiên-Huế.
- Ông được giác ngộ cách mạng trong phong trào học sinh, sinh viên.
- Với nguồn cảm hứng lớn là lí tưởng cách mạng, thơ Tố Hữu trở thành lá cờ đầu của thơ ca cách mạng VN.
*Báo cáo kết quả: trình bày theo nhóm.
*Đánh giá kết quả
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá
- Giáo viên nhận xét, đánh giá
->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng.
Gv bổ sung: Sinh ra trong một gia đình nhà Nho nghèo, từ nhỏ Tố Hữu đã học và tập làm thơ. Giác ngộ cách mạng và trở thành người lãnh đạo Đoàn thanh niên dân chủ ở Huế. Những bài thơ đầu tiên được sáng tác từ những năm1937-1938. Tháng 4-1939, ông bị thực dân Pháp bắt, giam giữ ở các nhà lao miền Trung và Tây Nguyên. Tháng 3- 1942, vượt ngục Đắc Lay, tiếp tục hoạt động cách mạng. Hoạt động bí mật đến 1945, làm Chủ tịch uỷ ban khởi nghĩa Thừa Thiên- Huế. Hiện nay, ông là đặc phái viên trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam. Hội viên sáng lập Hội Nhà văn Việt Nam (1957).
Tác phẩm chính: Từ ấy (thơ,1946); Việt Bắc (thơ, 1954); gió lộng (thơ 1961); Ra trận (thơ, 1972); Máu và hoa (thơ, 1977); Một tiếng đờn (thơ, 1992)
- Giải thưởng văn học: Giải nhất giải thưởng văn học hội văn nghệ việt nam 1954-1955; Giải thưởng văn học ASEAN(1996). Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học- nghệ thuật (đợt 1,1996).
? Nêu những hiểu biết về văn bản? (Hoàn cảnh sáng tác, xuất xứ, thể loại)
1 HS trả lời.
Dự kiến TL:
- Xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ được sáng tác ở nhà lao Thừa Phủ, được in trong tập “Từ ấy”- tập thơ đầu tiên của Tố Hữu.
- Thể loại: thơ lục bát
Gv: hướng dẫn đọc
- Giọng thiết tha cuối bài cú nghẹn ngào uất ức, chú ý các câu ngắt nhịp 6/2, 3/3.
- Gọi HS đọc văn bản.
- Gọi HS nhận xét.
- Gv nhận xét, đọc mẫu.
- Gọi HS đọc.
HS: - Đọc.
- Nhận xét.
- Chú ý các chú thích 1,4.
? Bài thơ được chia làm mấy đoạn?
? Nội dung của từng đoạn?
2 phần:
- 6 câu đầu: Tiếng tu hú thức dậy mùa hè rực rỡ trong lòng người tù cách mạng- nhà thơ.
- 4 câu cuối: Tiếng chim tu hú bừng dậy khát vọng tự do trong lòng người tù.
II. Đọc- hiểu văn bản: (21’)
1. Tìm hiểu chung:
1. Mục tiêu: giúp học sinh tìm hiểu về nhan đề và hình ảnh mở đầu bài thơ.
2. Phương thức thực hiện: nhóm.
3. Sản phẩm hoạt động: câu trả lời của nhóm học sinh.
4. Phương án kiểm tra, đánh giá:
- Học sinh tự đánh giá.
- Học sinh đánh giá lẫn nhau.
- Giáo viên đánh giá.
5. Tiến trình hoạt động:
* Chuyển giao nhiệm vụ
- Giáo viên:
? Em hiểu gì về nhan đề của bài thơ? Hãy viết một câu văn ngắn gọn có 4 chữ đầu “Khi con tú hú” để tóm tắt nội dụng bài thơ?
? Vì sao tiếng chim tu hú lại tác động mạnh đến tâm hồn nhà thơ?
- Học sinh tiếp nhận.
* Thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh: trả lời cá nhân- nhận xét.
- Giáo viên: nhận xét.
- Dự kiến sản phẩm:
- Nhan đề bài thơ chỉ là một vế phụ của một câu văn trọn ý -> Khi con tu hú gọi bầy là khi mùa hè đến, người tù cách mạng càng cảm thấy ngột ngạt trong phòng giam chật chội; càng thèm khát cháy bảng cuộc sống tự do tưng bừng ở bên ngoài.
-Vì:
+ Nhà thơ - người chiến sĩ CM mới 19 tuổi – vào tù.
+ Vì đó là tín hiệu của mựa hè rực rỡ, sự sống tưng bừng, là tín hiệu gợi bầu trời cao lồng lộng của tự do.
*Báo cáo kết quả
*Đánh giá kết quả
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá
- Giáo viên nhận xét, đánh giá
->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng
2. Bức tranh mùa hè:
1. Mục tiêu: giúp học sinh cảm nhận bức tranh mùa hè rực rỡ qua cảm nhận của người tù cách mạng.
2. Phương thức thực hiện: cá nhân, hoạt động nhóm.
3. Sản phẩm hoạt động: Kết quả của nhóm bằng phiếu học tập, câu trả lời của HS.
4. Phương án kiểm tra, đánh giá:
- Học sinh tự đánh giá.
- Học sinh đánh giá lẫn nhau.
- Giáo viên đánh giá.
5. Tiến trình hoạt động:
* Chuyển giao nhiệm vụ
- Giáo viên:
? Đọc khổ thơ đầu?
THẢO LUẬN NHÓM BẰNG KĨ THUẬT KHĂN PHỦ BÀN (5 phút)
? Tiếng chim tu hú đã gợi lên trong lòng người tù cách mạng những gì?
? Nhận xét về cách sử dụng từ ngữ và tác dụng của nó trong khổ thơ trên?
- Học sinh tiếp nhận.
* Thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh: thảo luận nhóm, đại diện nhóm trả lời - nhận xét.
- Giáo viên: nhận xét.
- Dự kiến sản phẩm:
- Tiếng chim tu hú đã gợi lên trong lòng người tù cách mạng:
+ Hình ảnh: lúa chín, trái cây ngọt dần, vườn râm, tiếng ve, nắng đào, trời xanh, diều sáo.
+ Âm thanh tiếng chim tu hú, tiếng ve ngân, tiếng sáo diều.
+ Màu sắc: màu vàng (bắp rây), màu đỏ (trái chín), màu hồng (nắng đào), màu xanh (trời xanh).
- Cách sử dụng từ ngữ: sử dụng nhiều danh từ động từ, tính từ:
+ DT: con tu hú, lúa chiêm, trái cây, vườn râm, ve, bắp, sân, nắng, trời, diều sáo...
+ ĐT: gọi, ngân, lộn nhào...
+ TT: đầy, chín, ngọt, râm, rộng, cao...
=> Cảnh mùa hè rộn rã âm thanh, rực rỡ sắc màu, ngọt ngào hương vị. Mọi vật sống động, mạnh mẽ.
? Cảnh sắc mùa hè có phải là cảnh tác giả nhận thấy trực tiếp hay không? Qua đó giúp em hiểu gì về nhà thơ Tố Hữu?
- Điều đó cho thấy tác giả có sức cảm nhận mãnh liệt, tinh tế của một tâm hồn trẻ trung, yêu đời, nhưng đang mất tự do và khao khát tự do đến cháy ruột cháy lòng
GV: Tố Hữu sáng tác bài thơ khi bị bắt giam trong tù. Bức tranh thiên nhiên mùa hè ấy là sản phẩm của trí tưởng tượng phong phú và sự cảm nhận tinh tế mãnh liệt của một tâm hồn trẻ trung, yêu đời -> Qua đó ta thấy tác giả là người yêu cuộc sống tha thiết, luôn khao khát tự do.
*Báo cáo kết quả
*Đánh giá kết quả
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá
- Giáo viên nhận xét, đánh giá
->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng
3. Tâm trạng người tù cách mạng:
1. Mục tiêu: giúp học cảm nhận được tâm trạng của người tù cách mạng.
2. Phương thức thực hiện: cặp đôi, cá nhân.
3. Sản phẩm hoạt động: phiếu học tập của nhóm cặp đôi, câu trả lời của học sinh.
4. Phương án kiểm tra, đánh giá:
- Học sinh tự đánh giá.
- Học sinh đánh giá lẫn nhau.
- Giáo viên đánh giá.
5. Tiến trình hoạt động:
* Chuyển giao nhiệm vụ
- Giáo viên:
? Đọc 4 câu thơ cuối.
- hs đọc
? Tâm trạng của người tù được thể hiện ở những dòng thơ nào?
Ta nghe hè dậy.
Mà chân muốn đạp..
? Nhận xét nhịp thơ có sự thay đổi ntn so với khổ 1, cách sử dụng từ ngữ của tác giả?
- Cách ngắt nhịp bất thường 6/2 ( câu 8 ); 3/3 ( câu 9 ).
- Sử dụng các động từ mạnh: (đập tan phòng, chết uất), những từ ngữ cảm thán (ôi, thôi, làm sao), câu cảm thán (câu 8 và câu 10).
? Qua cách ngắt nhịp và sử dụng từ ngữ đó em hiểu gì về tâm trạng của người tù?
- Cảm giác ngột ngạt và uất ức cao độ -> niềm khao khát cháy bỏng muốn thoát khỏi cảnh tù ngục để trở về với cuộc sống tự do của người chiến sĩ cách mạng.
Ở đây là cứ kêu chứ không phải gọi bầy, tiếng chim tu hú bên ngoài làm cho người tù dâng lên niềm cảm xúc mạnh.
THẢO LUẬN CẶP ĐÔI
- Gv:? Mở đầu và kết thúc bài thơ đều có tiếng tu hú kêu nhưng tâm trạng người tù khi nghe tiếng tu hú có sự khác nhau ? Vì sao?
- Học sinh tiếp nhận.
* Thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh: trả lời cá nhân, nhóm cặp đôi- nhận xét.
- Giáo viên: nhận xét.
- Dự kiến sản phẩm:
- Ở câu thơ đầu tiếng tu hú gợi ra cảnh trời đất bao la, tưng bừng sự sống lúc vào hè, tâm trạng người tù hoà hợp với sự sống, say mê cuộc sống.
- Ở câu thơ cuối, tiếng tu hú gơi cảm xúc khác hẳn: u uất, nôn nóng, khắc khoải, tâm trạng của kẻ mất tự do, bị tách rời cuộc sống.
Gv bổ sung: Tiếng chim tu hú là tiếng gọi thiết tha của tự do, của thế giới sự sống đầy quyến rũ đối với người tù- nhà thơ.
*Báo cáo kết quả
*Đánh giá kết quả
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá
- Giáo viên nhận xét, đánh giá
->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng
III. Tổng kết:
1. Mục tiêu: Giúp học sinh khái quát được những nét đặc sắc về nghệ thuật và nội dung của văn bản.
2. Phương thức thực hiện: cá nhân.
3. Sản phẩm hoạt động: câu trả lời của học sinh.
4. Phương án kiểm tra, đánh giá:
- Học sinh tự đánh giá.
- Học sinh đánh giá lẫn nhau.
- Giáo viên đánh giá.
5. Tiến trình hoạt động:
* Chuyển giao nhiệm vụ
- Giáo viên:
? Khái quát nghệ thuật và nội dung chính của văn bản?
- Học sinh tiếp nhận.
* Thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh: trả lời cá nhân- nhận xét.
- Giáo viên: nhận xét.
- Dự kiến sản phẩm:
+ NT:
- Viết theo thể thơ lục bát, giàu nhạc điệu, mượt mà, uyển chuyển.
- Lựa chọn lời thơ đầy ấn tượng để biểu lộ cảm xúc khi thiết tha, khi lại sôi nổi, mạnh mẽ.
- Sử dụng biện pháp tư từ: điệp ngữ, liệt kê, đối lập+ + ND:
- Lòng yêu cuộc sống.
- Niềm khao khát tự do cháy bỏng của người tù cách mạng.
Gọi HS đọc ghi nhớ
HS: đọc
*Báo cáo kết quả
*Đánh giá kết quả
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá
- Giáo viên nhận xét, đánh giá
HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP(2’)
1. Mục tiêu: Giúp học sinh vận dụng những kiến thức đã học về văn bản để làm bài tập.
2. Phương thức thực hiện: nhóm.
3. Sản phẩm hoạt động: câu trả lời của nhóm học sinh.
4. Phương án kiểm tra, đánh giá:
- Học sinh tự đánh giá.
- Học sinh đánh giá lẫn nhau.
- Giáo viên đánh giá.
5. Tiến trình hoạt động:
* Chuyển giao nhiệm vụ
- Giáo viên:
? Thơ là tiếng nơi tâm hồn của nhà thơ. Bài thơ “Khi con tu hú” cho ta thấy gì về tâm hồn thơ Tố Hữu?
- Học sinh tiếp nhận.
* Thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh: đại diện nhóm trả lời - nhận xét.
- Giáo viên: nhận xét.
- Dự kiến sản phẩm:
- Hồn thơ nhạy cảm với mọi biểu hiện của sự sống.
- Hồn thơ yêu cuộc sống mãnh liệt, quyết tranh đấu cho tự do
*Báo cáo kết quả
*Đánh giá kết quả
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá
- Giáo viên nhận xét, đánh giá
->Giáo viên chốt kiến thức .
I. Giới thiệu chung:
1. Tác giả:
- Tố Hữu (1920- 2002) tên thật là Nguyễn Kim Thành quờ ở Thừa Thiên-Huế.
- Ông được giác ngộ cách mạng trong phong trào học sinh, sinh viên.
- Với nguồn cảm hứng lớn là lí tưởng cách mạng, thơ Tố Hữu trở thành lá cờ đầu của thơ ca cách mạng VN.
2. Văn bản:
a, Hoàn cảnh sáng tác, xuất xứ, thể loại:
- Hoàn cảnh sáng tác, xuất xứ: Bài thơ được sáng tác ở nhà lao Thừa Phủ, được in trong tập “Từ ấy”- tập thơ đầu tiên của Tố Hữu.
- Thể loại: thơ lục bát
b, Đọc, chú thích, bố cục:
- Đọc:
- Chú thích:
- Bố cục:
II. Đọc- hiểu văn bản:
1. Tìm hiểu chung:
- Hoán dụ: tiếng chim tu hú gợi liên tưởng, tác động đến tâm hồn nhà thơ.
2. Bức tranh mùa hè:
- Sự cảm nhận mãnh liệt, tinh tế, sử dụng những DT, ĐT, TT
-> Bức tranh mùa hè sinh động với rộn ró õm thanh và rực rỡ màu, bầu trời khoáng đạt, tự do.
3. Tâm trạng người tù cách mạng:
- NT: nhịp thơ thay đổi bất thường, sử dụng những động từ mạnh, câu và từ ngữ cảm thán
-> Cảm giác ngột ngạt và uất ức cao độ
-> niềm khao khát
III. Tổng kết:
1. Nghệ thuật:
- Viết theo...
- Lựa chọn ...
- Sử dụng...
2. Nội dung:
- Lòng yêu cuộc sống.
- Niềm khao khát tự do...
* Ghi nhớ: sgk/20
IV. Luyện tập:
HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG(2’)
1. Mục tiêu: học sinh biết vận dụng hiểu biết của mình về văn bản vào việc giải quyết tình huống thực tế.
2. Phương thức thực hiện: cá nhân.
3. Sản phẩm hoạt động: bài viết của học sinh.
4. Phương án kiểm tra, đánh giá:
- Học sinh tự đánh giá.
- Học sinh đánh giá lẫn nhau.
- Giáo viên đánh giá.
5. Tiến trình hoạt động
* Chuyển giao nhiệm vụ
- Giáo viên:
? Viết một đoạn văn tả cảnh mùa hè ở quê hương em?
- Học sinh tiếp nhận.
* Thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh: trả lời cá nhân- nhận xét.
- Giáo viên: nhận xét.
- Dự kiến sản phẩm:
Yêu cầu: đúng hình thức, nội dung đoạn văn.
- Không gian, màu sắc của mùa hè.
- Cảnh vật mùa hè.
*Báo cáo kết quả
*Đánh giá kết quả
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá
- Giáo viên nhận xét, đánh giá
->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
..........................................................................................................................................................................................................................................................................
File đính kèm:
- giao_an_ngu_van_lop_8_tiet_75_van_ban_khi_con_tu_hu_nam_hoc.doc