Giáo án ngữ văn 8 Tiếng Việt 8: Câu hỏi tu từ

A. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

 1. Giúp học sinh hiểu thế nào là câu hỏi tu từ, biết phân biệt câu hỏi tu từ với câu hỏi thông thường;

 hiểu giá trị tu từ và bước đầu sử dụng được câu hỏi tu từ.

 2. Rèn luyện kĩ năng nhận biết và sử dụng phép tu từ: câu hỏi tu từ.

 3. Giáo dục học sinh có ý thức tu dưỡng về ngôn ngữ tiếng Việt giàu và đẹp. Đồng thời có ý thức sử

 dụng câu hỏi tu từ trong khi nói và khi viết văn.

B. TRỌNG TÂM: - Khái niệm về câu hỏi tu từ.

 - Nhận diện được câu hỏi tu từ.

C. PHƯƠNG PHÁP: Quy nạp.

D. CHUẨN BỊ:

 1. Giáo viên: - Tìm hiểu bài và soạn bài giảng.

 - Lựa chọn hệ thống ví dụ phù hợp với nội dung bài.

 - Xây dựng hệ thống câu hỏi.

 - Thiết kế hướng giải bài tập, tìm thêm một số bài tập mở rộng.

 2. Học sinh: - Đọc, tìm hiểu trước nội dung bài học.

 - Nắm sơ qua khái niệm về câu hỏi tu từ.

 - Tìm trong các bài văn, thơ đã học những ví dụ mà theo em là câu hỏi tu từ.

 - Tập giải quyết trước những bài tập trang 64.

E. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:

 1. Ổn định lớp:

 2. Kiểm tra bài cũ:

 - Thế nào phép liệt kê? Cho ví dụ minh hoạ?

 

doc6 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 25177 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án ngữ văn 8 Tiếng Việt 8: Câu hỏi tu từ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 21, Tiết 83 Tiếng Việt 8: NS: 14/02/2004 A. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: 1. Giúp học sinh hiểu thế nào là câu hỏi tu từ, biết phân biệt câu hỏi tu từ với câu hỏi thông thường; hiểu giá trị tu từ và bước đầu sử dụng được câu hỏi tu từ. 2. Rèn luyện kĩ năng nhận biết và sử dụng phép tu từ: câu hỏi tu từ. 3. Giáo dục học sinh có ý thức tu dưỡng về ngôn ngữ tiếng Việt giàu và đẹp. Đồng thời có ý thức sử dụng câu hỏi tu từ trong khi nói và khi viết văn. B. TRỌNG TÂM: - Khái niệm về câu hỏi tu từ. - Nhận diện được câu hỏi tu từ. C. PHƯƠNG PHÁP: Quy nạp. D. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: - Tìm hiểu bài và soạn bài giảng. - Lựa chọn hệ thống ví dụ phù hợp với nội dung bài. - Xây dựng hệ thống câu hỏi. - Thiết kế hướng giải bài tập, tìm thêm một số bài tập mở rộng. 2. Học sinh: - Đọc, tìm hiểu trước nội dung bài học. - Nắm sơ qua khái niệm về câu hỏi tu từ. - Tìm trong các bài văn, thơ đã học những ví dụ mà theo em là câu hỏi tu từ. - Tập giải quyết trước những bài tập trang 64. E. CÁC BƯỚC LÊN LỚP: 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: - Thế nào phép liệt kê? Cho ví dụ minh hoạ? Đáp: Liệt kê là biện pháp sắp đặt nhiều từ hay cụm từ theo quan hệ đẳng lập (cùng giữ một chức vụ cú pháp) để diễn tả đầy đủ hơn những khía cạnh khác nhau của một ý tưởng, một tình cảm. Ví dụ: Sống, chiến đấu, lao động và học tập theo gương Bác Hồ vĩ đại. 3. Bài mới: (Có thể phần bài cũ kết hợp trong giới thiệu bài mới) + Cho HS nhắc lại khái niệm phép liệt kê. + Vận dụng kiến thức đã học, hãy xác định phép liệt kê trong ví dụ sau: GV ghi ví dụ ở bảng phụ: “ … Tre cụ, tre ông, tre bà, tre cha, tre mẹ, tre con, tre cháu, chút chít chồng chéo bằng ngọn bằng tán, bằng cách ấy khiến con sẻ bay cũng không lọt … Dưới gốc tre, tua tủa những mầm măng. Măng trồi lên nhọn hoắt như một mũi gai khổng lồ xuyên qua đất luỹ mà trỗi dậy, bẹ măng bọc kín thân cây non, ủ kĩ như áo mẹ trùm lần trong lần ngoài cho đứa con non nớt. Ai dám bảo thảo mộc tự nhiên không có tình mẫu tử? …” (Trích trong Luỹ Làng của Ngô Văn Phú). + Bên cạnh phép liệt kê, theo em, đoạn văn trên còn có những biện pháp tu từ nào nữa? - So sánh. - Nhân hoá. (Cách gọi cây tre) - Câu hỏi tu từ. (Ai dám bảo thảo mộc tự nhiên không có tình mẫu tử?) Làm thế nào mà ta xác định đấy là câu hỏi tu từ? Vậy câu hỏi tu từ là gì? Căn cứ vào đâu mà ta có thể nhận diện được nó? Để giải đáp được vấn đề này, chúng ta đi vào tìm hiểu nội dung bài học hôm nay. (GV ghi tên bài học lên bảng). HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG GHI BẢNG * Ví dụ ghi ở bảng phụ: Người con trai đưa cho bác lái xe một gói nhỏ: - Cái gì thế này? – Bác lái xe hỏi. - Củ tam thất cháu vừa đào thấy. Cháu gởi bác gái ngâm rượu uống. Hôm nọ bác chẳng bảo bác gái vừa ốm dậy là gì? Bác lái xe cũng rút từ túi cửa xe ra một gói giấy: - Còn đây là sách tôi mua hộ anh. ? Dựa vào dấu hiệu hình thức của dấu câu, hãy cho biết đoạn văn trên có mấy câu hỏi? g Có hai câu hỏi : - Cái gì thế này? - Hôm nọ bác chẳng bảo bác gái vừa ốm dậy là gì? ? Em hãy tìm câu trả lời cho câu hỏi “Cái gì thế này?”? g Củ tam thất cháu vừa đào thấy. (GV kết hợp ghi bảng) ? Hãy tìm câu trả lời cho câu hỏi thứ hai: “Hôm nọ bác chẳng bảo bác gái vừa ốm dậy là gì?”? g Câu hỏi này không có câu trả lời. ? Tại sao câu hỏi này không cần có câu trả lời? g Vì nội dung của nó đã bao hàm ý trả lời : “Bác gái vừa ốm dậy” và giải thích nguyên nhân vì sao mình biếu củ tam thất. (GV kết hợp ghi bảng) ? Việc biếu củ tam thất của anh con trai, dựa vào lời nói và hình thức biểu hiện bên ngoài (biếu bác gái), theo em sự quan tâm của anh ta hướng đến đối tượng nào (bác trai hay bác gái)? g Dựa vào lời nói và hình thức biểu hiện bên ngoài, sự quan tâm của anh ta hướng đến bác gái. ? Thế nhưng, gián tiếp qua việc biếu củ tam thất cho bác gái, anh ta muốn bày tỏ sự quan tâm, và thông cảm của mình đến bác lái xe. Em có nhận xét gì về cách bộc lộ tình cảm của anh con trai với bác lái xe? g Tình cảm của anh ta được biểu hiện rất là kín đáo. (GV kết hợp ghi bảng) ? Dạng câu hỏi thứ nhất là câu hỏi thông thường. Còn dạng câu hỏi thứ hai là câu hỏi tu từ. Vậy em hiểu thế nào là câu hỏi tu từ? Chúng ta sang phần II. Bài học. ( GV ghi đề mục xong, cho HS hình thành khái niệm về câu hỏi tu từ) ? Dựa vào phần tìm hiểu bài, hãy cho biết thế nào là câu hỏi tu từ? (Gọi 1-2 học sinh hình thành khái niệm, sau đó GV chốt kiến thức) g Câu hỏi tu từ là loại câu hỏi mà nội dung của nó đã bao hàm ý trả lời và biểu thị một cách tế nhị cảm xúc của người phát ngôn. (Cuối cùng gọi 2 học sinh nhắc lại khái niệm vừa hình thành) ? Hãy so sánh sự khác nhau giữa câu hỏi tu từ với câu hỏi thông thường? g - Câu hỏi thông thường thường phải có câu trả lời. - Còn câu hỏi tu từ không cần có câu trả lời vì nội dung của nó đã bao hàm ý trả lời và biểu thị một cách tế nhị cảm xúc của người phát ngôn. ? Xác định câu hỏi tu từ với câu hỏi thông thường trong hai ví dụ sau: (Ví dụ ghi riêng ở bảng phụ) a. Đất nước là gì? Đất nước là nơi dân mình đoàn tụ … Đất nước là máu xương của mình … b. Đất nước là gì, nếu không phải nơi đây mình đoàn tụ, là máu xương của mình? u (a) : Câu hỏi thông thường. (b) : Câu hỏi tu từ. u GV chuyển ý: Câu hỏi tu từ là loại câu hỏi mà nội dung của nó đã bao hàm ý trả lời . Vậy hàm ý trả lời trong câu hỏi tu từ là những hàm ý như thế nào? Chúng ta tìm hiểu nội dung thứ hai của bài học. (GV ghi ví dụ ra bảng phụ, cho HS phân tích, sau đó kết luận lại nội dung kiến thức. Mỗi ví dụ đưa ra tương ứng với một nội dung tìm hiểu) Ví dụ: Văn thơ ta ngày xưa nói lên cái đẹp của đất nước cũng có những câu rất hay nhưng chưa nhiều. Phải chăng vì người lao động thì quá tất bật với cuộc sống gay go, còn nhà nho thì lại vướng vì cái nhìn sách vở? (Hoài Thanh) ? Xác định câu hỏi tu từ trong ví dụ trên? Nội dung ý nghĩa của câu hỏi tu từ đó là gì? g Câu 2 là câu hỏi tu từ. Quan hệ giữa 2 câu, câu 2 giải thích nguyên nhân cho câu 1. + Nội dung trong câu 2 là xác nhận nguyên nhân cho câu 1 “…vì sao có những câu rất hay nhưng chưa nhiều”, đó là vì “người lao động thì quá tất bật với cuộc sống gay go, còn nhà nho thì lại vướng vì cái nhìn sách vở”. ? Vậy hàm ý trả lời trong câu hỏi tu từ này là gì? g Xác nhận một điều có tính chất khẳng định. (GV kết hợp ghi bảng) u Hướng HS chú ý vào ví dụ tiếp theo: Ví dụ: Người đâu gặp gỡ làm chi Trăm năm biết có duyên gì hay không? (Nguyễn Du) ? Xác định câu hỏi tu từ trong ví dụ trên? Nội dung ý nghĩa của câu hỏi tu từ đó là gì? g Câu hỏi tu từ: Trăm năm biết có duyên gì hay không? Nội dung ý nghĩa của câu hỏi tu từ đó là: Xác nhận một điều là: “ Không có duyên gì với nhau.” ? Vậy hàm ý trả lời trong câu hỏi tu từ này là gì? g Xác nhận một điều có tính chất phủ định. (GV kết hợp ghi bảng) u Hướng HS chú ý vào ví dụ tiếp theo: Ví dụ: Các vị La Hán chùa Tây Phương Tôi đến thăm về lòng vấn vương Há chẳng phải đây là xứ Phật Mà sao ai nấy mặt đau thương? (Huy Cận) ? Xác định câu hỏi tu từ trong ví dụ trên? Nội dung ý nghĩa của câu hỏi tu từ đó là gì? g Câu hỏi tu từ: Mà sao ai nấy mặt đau thương? Nội dung ý nghĩa của câu hỏi tu từ đó là: Khi nói đến Phật, ta thường nghĩ đến nét mặt hiền từ. Nhưng ở nơi gọi là xứ Phật, tại sao lại có nét mặt đau thương? Câu hỏi tu từ này nó gợi cho ta nhiều suy nghĩ và liên tưởng. ? Vậy hàm ý trả lời trong câu hỏi tu từ này là gì? g Gợi lên một suy tưởng. ? Như vậy, hàm ý trả lời trong câu hỏi tu từ bao gồm những hàm ý nào? g Cho HS khái quát lại nội dung kiến thức 2. u GV chuyển ý: Bên cạnh hàm ý trả lời thì câu hỏi tu từ còn mang sắc thái tu từ. Nghĩa là nó biểu thị một cách tế nhị cảm xúc của người phát ngôn. Tuy nhiên chúng ta cần lưu ý: (GV ghi mục 3) g GV đưa ví dụ ra và cho học sinh phân tích. Ví dụ: Khi sao phong gấm rủ là, Giờ sao tan tác như hoa giữa đường? Mặt sao dày gió dạn sương, Thân sao bướm chán ong chường bấy thân? (Nguyễn Du) ? Hãy xác định câu hỏi tu từ có trong ví dụ trên? g - Giờ sao tan tác như hoa giữa đường? - Thân sao bướm chán ong chường bấy thân? ? Qua câu hỏi tu từ này, Nguyễn Du muốn bộc lộ tình cảm gì đối với Thuý Kiều? g Biểu hiện một nỗi tiếc thương. u Tình cảm trong câu hỏi tu từ thường được bộc lộ kín đáo, tế nhị, thế nhưng trong câu hỏi tu từ này, tình cảm bộc lộ rõ hơn, cảm xúc mạnh mẽ hơn. Trong trường hợp như thế thì câu hỏi tu từ mang tính chất một loại câu cảm. u Để nắm vững hơn nội dung kiến thức, chúng ta đi vào phần luyện tập. ? Hãy cho biết có mấy dạng bài tập ở phần luyện tập? g 3 dạng : - Phân tích tác dụng của câu hỏi tu từ. - Tìm ví dụ trong văn, thơ có câu hỏi tu từ. - Viết đoạn văn. Chúng ta sẽ lần lượt giải quyết từng phần một. Bài 1 Cho HS đọc to 2 đoạn văn và đoạn thơ. Sau đó hướng dẫn học sinh làm tại lớp đoạn văn. * Hướng dẫn học sinh: Muốn phân tích tác dụng của câu hỏi tu từ trong phần trích, chúng ta phải căn cứ vào hàm ý trả lời trong câu hỏi tu từ đó. Đồng thời phải tìm các sắc thái tình cảm, ý định của người nói kèm theo trong đó. - Bước 1: Xác định câu hỏi tu từ. - Bước 2: Phân tích tác dụng của câu hỏi tu từ: + Mày tưởng người ta không thể mua đâu được chó đấy chắc? " Câu này có hàm ý trả lời: Chó mua đâu mà chẳng được. g Xác nhận một điều có tính chất khẳng định. " Sắc thái tu từ: thái độ nạt nộ, hoạnh hoẹ, mỉa mai của Nghị Quế. (mỉa mai : đâu phải chỉ có mỗi chó nhà mày) + Hay là chó của nhà mày bằng vàng? " Hàm ý trả lời: không phải bằng vàng g Xác nhận một điều có tính chất phủ định. " Sắc thái tu từ: thái độ nạt nộ, hoạnh hoẹ, mỉa mai, xỏ xiên của Nghị Quế. (mỉa mai, xỏ xiên: chó nhà mày thì quý hoá gì?) + Bằng lòng không? " Đây là câu hỏi tu từ. Nghị Quế hỏi nhưng không cần trả lời, vì biết rằng chị Dậu không thể trả lời nổi, không còn con đường nào khác. Mụ hỏi để ép buộc, chứ không phải để bàn luận, mặc cả. " Nếu không xét nét nghĩa trên, thì đây là câu hỏi thông thường. ? Tương tự như trên, hướng dẫn học sinh về tự làm, tự phân tích đoạn thơ của Tố Hữu. u GV gợi ý: Trong đoạn thơ của Tố Hữu, tác giả đã dùng một loạt các câu hỏi tu từ với dụng ý so sánh nhằm diễn tả tinh thần dũng cảm của chị Lý trước sự tra tấn dã man của kẻ thù. Hỏi nhưng không cần trả lời, hỏi để so sánh, để nhấn mạnh vẻ đẹp của hình tượng văn học. Tình cảm của tác giả thể hiện trong các câu hỏi này là sự khâm phục, mến yêu, ca ngợi phẩm chất anh hùng của chị Lý. Bài 2: Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập 2: Tìm 2 đoạn văn, thơ trong đó có dùng câu hỏi tu từ. * Gợi ý làm bài: Tìm câu hỏi tu từ cũng tức là tìm các sắc thái tình cảm, ý định người nói kèm theo trong đó. * Hình thức: + Cách 1: Cho học sinh tự do tìm. + Cách 2: Phát phiếu học tập cho học sinh và yêu cầu làm theo nhóm, trình bày theo yêu cầu trong phiếu học tập. CÂU HỎI TU TỪ HÀM Ý TRẢ LỜI 1. Bài thơ: Nhớ rừng (Thế Lữ) 2. Truyện ngắn: Gió lạnh đầu mùa – Thạch Lam. 3. Bài thơ: Ông Đồ (Vũ Đình Liên) Ví dụ: CÂU HỎI TU TỪ HÀM Ý TRẢ LỜI 1. Bài thơ: Nhớ rừng (Thế Lữ) Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan? Nào đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn Ta lặng ngắm giang san ta đổi mới? Xác nhận một điều có tính chất phủ định. (Không còn những đêm trăng vàng … những ngày mưa … ) 2. Truyện ngắn: Gió lạnh đầu mùa – Thạch Lam. Khi bác Hiên bước ra khỏi cửa, mẹ Sơn vẫy hai con lại gần, rồi âu yếm ôm vào lòng và bảo: - Hai con tôi quý quá, dám tự do lấy áo đem cho người ta không sợ mẹ mắng ư? Xác nhận một điều có tính chất khẳng định (Tự do lấy áo sợ mẹ mắng) 3. Bài thơ: Ông Đồ (Vũ Đình Liên) Nhưng mỗi năm mỗi vắng Người thuê viết nay đâu? Giấy đỏ buồn không thấm Mực động trong nghiên sầu. Xác nhận một điều có tính chất phủ định. (Không còn người thuê viết) Ví dụ: * Tôi mãi mê nhìn, tôi mãi nghe Múa reo theo gió những thân kè. Tóc xanh xoã bóng hàng chân trắng, Có phải tiên nga dự hội hè? (Từ Cu Ba – Tố Hữu) g Gợi ra một suy tưởng. * Thuở còn thơ ngày hai buổi đến trường. Yêu quê hương qua từng trang sách nhỏ “Ai bảo chăn trâu là khổ?” Tôi mơ màng nghe chim hót trên cao. (Quê hương – Giang Nam) g “Ai bảo chăn trâu là khổ?” : Xác nhận một điều có tính chất phủ định. * Lượm ơi, còn không? g Câu hỏi tu từ bộc lộ một cảm xúc mạnh mẽ. * Khi bác Hiên bước ra khỏi cửa, mẹ Sơn vẫy hai con lại gần, rồi âu yếm ôm vào lòng và bảo: - Hai con tôi quý quá, dám tự do lấy áo đem cho người ta không sợ mẹ mắng ư? (Gió lạnh đầu mùa – Thạch Lam) Bài 3: Trước khi thực hành viết đoạn, chúng ta hãy thực hành tạo lập câu hỏi tu từ. u Cho từ “Tổ quốc” và hãy nói về sự giàu đẹp của Tổ Quốc; đặt thành 2 câu, một câu hỏi thông thường và một câu hỏi tu từ. g GV gợi ý làm bài tập : Để có thể tạo được câu hỏi tu từ, ta cần chú ý : chúng ta phải căn cứ vào hàm ý trả lời trong câu hỏi tu từ đó. Đồng thời phải kèm theo các sắc thái tình cảm, ý định của người nói. Tương tự như ví dụ ở phần bài học, mục 1: Thế nào là câu hỏi tu từ. Quan sát ví dụ đó để xây dựng câu hỏi tu từ - từ một từ cho sẵn. Hình thức: Hai bàn liền kề nhau, trao đổi và đặt câu về câu hỏi tu từ, câu hỏi thông thường. GV giám sát và gọi đại diện 2 nhóm lên bảng. Căn cứ vào việc trình bày trên bảng, GV sửa bài. Sau đó, GV thu bài của các nhóm còn lại và nêu nhận xét. Ị - Câu hỏi thông thường: Tổ quốc ta có giàu đẹp không? - Câu hỏi tu từ: Tổ quốc ta có giàu đẹp không với rừng vàng biển bạc, ruộng đồng thẳng cánh cò bay? Viết đoạn văn: Mẫu 1: Quê hương là gì, phải chăng là hình ảnh chiếc cầu tre, là chùm quả khế chín trong vườn … như lời của một bài hát? Quê hương - hai tiếng rất đỗi thân thiết - là nguồn động viên cho tôi trong cuộc sống. Quê hương - nơi ấy có người mẹ hiền đang dõi mắt theo tôi … Tôi còn nhớ lời của một bài hát: “… Quê hương, nếu ai không nhớ Sẽ không lớn nỗi thành người.” Đúng vậy. Nơi ta sinh ra và lớn lên, nơi da thịt ta thấm đẫm lời ru của mẹ, nơi ta thuộc lòng từng góc ruộng bờ ao … ai có thể quên được điều đó? …. Mẫu 2: Aát tự nhiên bỏ học. Thầy giáo đến tận nhà thăm và bảo: - Em nghĩ học tự do như thế không sợ bị phê bình ư? Không tiếc công sức của bố mẹ lo lắng cho mình sao? … Chỉ vì thích câu cá mà Aát đã bỏ hai buổi học. Qua lời răn dạy của thầy, Aát cảm thấy ân hận quá. (…) I. Tìm hiểu bài: Ví dụ: sgk/61. * - Cái gì thế này? - Củ tam thất…" câu trả lời. Ê Câu hỏi thông thường. * - Hôm nọ bác chẳng bảo bác gái vừa ốm dậy là gì? " + Nội dung đã bao hàm ý trả lời. + Tình cảm của người nói biểu hiện kín đáo. Ê Câu hỏi tu từ. II. Bài học: 1. Thế nào là câu hỏi tu từ? ( sgk / 63 ) Ví dụ: a. Đất nước là gì? Đất nước là nơi dân mình đoàn tụ … Đất nước là máu xương của mình … g Câu hỏi thông thường. b. Đất nước là gì, nếu không phải nơi đây mình đoàn tụ, là máu xương của mình? g Câu hỏi tu từ. 2. Hàm ý trả lời trong câu hỏi tu từ: (Tác dụng) a. Xác nhận một điều có tính chất khẳng định: Ví dụ: (ở bảng phụ) b. Xác nhận một điều có tính chất phủ định. Ví dụ: (ở bảng phụ) c. Gợi lên một suy tưởng: Ví dụ: (ở bảng phụ) 3. Lưu ý: Ví dụ: ………… Mặt sao dày gió dạn sương, Thân sao bướm chán ong chường bấy thân? Ê Biểu hiện một nỗi tiếc thương. [ Bộc lộ cảm xúc mạnh g mang tính chất một loại câu cảm. III. Luyện tập: Bài 1: a. + Mày tưởng người ta không thể mua đâu được chó đấy chắc? " Hàm ý trả lời: Chó mua đâu mà chẳng được g Xác nhận một điều có tính chất khẳng định. " Sắc thái tu từ: thái độ nạt nộ, hoạnh hoẹ, mỉa mai … + Hay là chó của nhà mày bằng vàng? " Hàm ý trả lời: không phải bằng vàng g Xác nhận một điều có tính chất phủ định. " Sắc thái tu từ: thái độ nạt nộ, hoạnh hoẹ, mỉa mai, xỏ xiên …. b. Bài 2: - Tôi mãi mê nhìn, tôi mãi nghe Múa reo theo gió những thân kè. Tóc xanh xoã bóng hàng chân trắng, Có phải tiên nga dự hội hè? g Gợi ra một suy tưởng. - Thuở còn thơ ngày hai buổi đến trường. Yêu quê hương qua từng trang sách nhỏ “Ai bảo chăn trâu là khổ?” Tôi mơ màng nghe chim hót trên cao. g “Ai bảo chăn trâu là khổ?” : Xác nhận một điều có tính chất phủ định. Bài 3: Mẫu: Quê hương là gì, phải chăng là hình ảnh chiếc cầu tre, là chùm quả khế chín trong vườn … như lời của một bài hát? Quê hương - hai tiếng rất đỗi thân thiết - là nguồn động viên cho tôi trong cuộc sống. Quê hương - nơi ấy có người mẹ hiền đang dõi mắt theo tôi. Tôi còn nhớ lời của một bài hát: “Quê hương, nếu ai không nhớ Sẽ không lớn nỗi thành người.” Đúng vậy. Nơi ta sinh ra và lớn lên, nơi da thịt ta thấm đẫm lời ru của mẹ, nơi ta thuộc lòng từng góc ruộng bờ ao … ai có thể quên được điều đó? …. Hoặc: Aát tự nhiên bỏ học. Thầy giáo đến tận nhà thăm và bảo: - Em nghĩ học tự do như thế không sợ bị phê bình ư? Không tiếc công sức của bố mẹ lo lắng cho mình sao? … Chỉ vì thích câu cá mà Aát đã bỏ hai buổi học. Qua lời răn dạy của thầy, Aát cảm thấy ân hận quá. (…) 4. Củng cố: - Thế nào là câu hỏi tu từ? - Câu hỏi tu từ khác với câu hỏi thông thường như thế nào? - Câu hỏi tu từ mang hàm ý trả lời gì? 5. Dặn dò: - Học thuộc ghi nhớ sgk/63. - Hoàn thành các bài tập còn lại. - Chuẩn bị bài mới: Luyện tập Tiếng Việt. + Ôn lại kiến thức về đối ngữ, liệt kê, câu hỏi tu từ, đổi trật tự cú pháp, và một số biện pháp tu từ đã học.. + Giải quyết ở nhà các yêu cầu ở bài luyện tập. + Chú ý về kĩ năng phân tích các biện pháp tu từ. _____________________________________________

File đính kèm:

  • docCau phu dinh.doc
Giáo án liên quan