Giáo án Ngữ văn lớp 8 Tiết 79 Câu nghi vấn ( tiếp theo)

I/. Mục tiêu cần đạt: HS

 Hiểu rõ câu nghi vấn không chỉ dùng để hỏi mà còn dùng để cầu khiến, khẳng định, phủ định, đe dọa, bộc lộ tình cảm, cảm xúc

II/. Chuẩn bị:

-GV: Giáo án, SGK, SGV, bảng phụ.

-HS: Bài soạn, SGK.

III/. Tiến trình tổ chức các hoạt động:

1/. Kiểm tra:

a/. Hãy trình bày đặc điểm hình thức và chức năng chính của câu nghi vấn?

b/. Đặt các câu nghi vấn với các từ sau: Làm sao, cái gì, thế nào.

2/. Bài mới: GV giới thiệu bài

 

doc2 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 11502 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn lớp 8 Tiết 79 Câu nghi vấn ( tiếp theo), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 20 BÀI 19 Tiết 79 CÂU NGHI VẤN (Tiếp theo) I/. Mục tiêu cần đạt: HS Hiểu rõ câu nghi vấn không chỉ dùng để hỏi mà còn dùng để cầu khiến, khẳng định, phủ định, đe dọa, bộc lộ tình cảm, cảm xúc … II/. Chuẩn bị: -GV: Giáo án, SGK, SGV, bảng phụ. -HS: Bài soạn, SGK. III/. Tiến trình tổ chức các hoạt động: 1/. Kiểm tra: a/. Hãy trình bày đặc điểm hình thức và chức năng chính của câu nghi vấn? b/. Đặt các câu nghi vấn với các từ sau: Làm sao, cái gì, thế nào. 2/. Bài mới: GV giới thiệu bài Hoạt động của thầy và trò Bài học sinh ghi Hoạt động I: HS: Đọc các đoạn trích (SGK.21) GV: Câu nào là câu nghi vấn? HS: Xác định câu nghi vấn GV: Các câu trên có phải dùng dể hỏi không? Dùng để làm gì? HS: Không, xác định chức năng của các câu vừa tìm GV: Câu nghi vấn còn có những chức năng nào khác? HS: Trả lời phần ghi nhớ (SGK. 22) Hoạt động II: I/. Những chức năng khác: 1/.Ví dụ: -Những người muôn năm cũ Hồn ở đâu bây giờ? →Bộc lộ tình cảm (sự buồn tiếc) -Mày định nói cho cha mày nghe đấy à? →Đe dọa -Có biết không? … lính đâu? … nữa à? →Đe dọa -Câu d →Khẳng định -Con gái tôi vẻ đây ư? →Ngạc nhiên (bộc lộ cảm xúc) 2/. Ghi nhớ :(SGK. 22) II/. Luyện tập: HS: Thảo luận nhóm 15 phút làm phần luyện tập Câu1: a/. Con người đáng kính ấy bây giờ cũng theo gót Binh Tư để có ăn ư? → Bộc lộ cảm xúc (ngạc nhiên) b/. Cả khổ thở (trừ câu “Than ôi!” → Bộc lộ cảm xúc (thái độ bất bình) c/. Sao không ngắm sự biệt li theo tâm hồn một chiếc lá nhẹ nhàng rơi? → Bộc lộ cảm xúc (cầu khiến) d/. Ôi, nếu thế thì còn đâu là quả bóng bay? → Bộc lộ cảm xúc (phủ định) Câu 2: a/. -Sao cụ lo xa thế? -Tội gì bây giờ nhịn đói mà tiền để lại -Ăn mãi hêt đi thì đén lúc chết lấy gì mà lo liệu? → Có ý phủ định b/. Cả đàn bò giao cho thằng bé không ra người không ra ngơm ấy chăn dắt làm sao? → Băn khoăn, ngần ngại c/. Ai dám bảo thảo mộc không có tình mẫu tử? →Khẳng định d/. -Thằng bé kia, mày có việc gì? -Sao lại đến đây mà khóc? →Dùng để hỏi. Câu 3: a/. Bạn có thể kể lại cho mình nghe nội dung bộ phim “Biệt động Sài Gòn được không”? b/. Sao cuộc đời chị Dậu khổ đến thế? 3/. Củng cố: -Hãy nêu những chức năng khác của câu nghi vấn? Học phần ghi nhớ 4/. Hướng dẫn chuẩn bị bài mới: Soạn bài: Thuyết minh về một phương pháp (cách làm) -Trả lời phần I (SGK. 24-25) -Làm câu 1 (II) SGK.26

File đính kèm:

  • doc(T79)Cau-nghi-van.doc