Giáo án Ngữ văn lớp 8 Tiết 85 Ngắm Trăng

Văn: Giúp HS:

-Cảm nhận được tình yêu thiên nhiên thắm thiết và phong thái ung dung của Bác Hồ dù trong hoàn cảnh tù ngục.

-Thấy được sức hấp dẫn nghệ thuật của bài thơ

-Bài “ Đi đường “ hiểu được ý nghĩa tư tưởng : Từ việc đi đường núi mà gợi ra bài học đường đời

Tiếng Việt

Củng cố và nâng cao kiến thức về câu cảm thán và câu trần thuật đã học ở Tiểu học, nắm vững đặc điểm hình thức và chức năng của hai kiểu câu này.

Làm Văn

Vận dụng kiến thức về văn bản thuyết minh để làm tốt bài tập làm văn số 5

 

doc8 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 11814 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn lớp 8 Tiết 85 Ngắm Trăng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN NGỮ VĂN 8 (HKII) Tuần 22 BÀI 21: Tiết 85: Ngắm trăng, Đi đường. Tiết 86: Câu cảm thán. Tiết 87+88: Viết bài tập làm văn số 4. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT Văn: Giúp HS: -Cảm nhận được tình yêu thiên nhiên thắm thiết và phong thái ung dung của Bác Hồ dù trong hoàn cảnh tù ngục. -Thấy được sức hấp dẫn nghệ thuật của bài thơ -Bài “ Đi đường “ hiểu được ý nghĩa tư tưởng : Từ việc đi đường núi mà gợi ra bài học đường đời Tiếng Việt Củng cố và nâng cao kiến thức về câu cảm thán và câu trần thuật đã học ở Tiểu học, nắm vững đặc điểm hình thức và chức năng của hai kiểu câu này. Làm Văn Vận dụng kiến thức về văn bản thuyết minh để làm tốt bài tập làm văn số 5 Tiết 85: Ngắm Trăng I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: II.TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY: Oån định lớp Kiểm tra bài cũ -Đọc thuộc lòng bài thơ “ Tức cảnh Pắc Pó “ -Phân tích giá trị nội dung và nghệ thuật bài thơ trên 3. Giới thiệu bài : Năm lớp 7 các em đã học một số bài thơ của Bác viết về trăng như: “ Cảnh khuya, Rằm tháng giêng “.Tình yêu thiên nhiên, phong thái ung dung, lạc quan luôn là vẻ đẹp trong tâm hồn Bác. Trăng với Bác luôn là bạn tri âm tri kỷ. Các em sẽ hiểu rõ hơn qua bài học ngày hôm nay: “ Ngắm Trăng “. Họat đông của giáo viên Hoạt động của học sinh Ghi bảng Hoạt động 1: Giới thiệu tập “ Nhật ký trong tù “ của Hồ Chí Minh -Em hãy nêu hòan cảnh sáng tác bài thơ ? -Giáo viên đọc một lần và hướng dẫn đọc -Gọi học sinh đọc văn bản phiên âm, dịch nghĩa dịch thơ Hoạt động 2 -Tìm hiểu nghĩa chữ Hán Nại nhược hà /khó hững hờ Câu hỏi tu từ : nại nhược hà ? (Biết làm thế nào ? ) đó là sự xốn xang, bối rối của một tâm hồn nghệ sĩ rất nhạy cảm trước vẻ đẹp của thiên nhiên - Dịch là “ Khó hững hờ “ ta lại hiểu : nhân vật trữ tình quá bình thản, có phần hững hờ chứ không rung cảm như trong câu thơ chữ Hán -Hai câu thơ sau có kết cấu đăng đối : đối trong từng câu và đối hai câu với nhau. Bản dịch đã làm mất đi cấu trúc đăng đối làm giảm đi sức truyền cảm của bài thơ. Hoạt động 3: Tìm hiểu văn bản -Bác đã ngắm trăng trong hoàn cảnh như thế nào? -Tại sao Bác lại viết:Trong tù không rượu cũng không hoa ? Trăng,hoa,thơ,rượu là những thú vui tinh thần cao quí của các tao nhân mặc khách ngày xưa.Trước ánh trăng đẹp họ thường uống rượu,ngắm hoa,ngâm thơ thì sự thưởng thức trăng đó mới thú vị,mĩ mãn. -Điệp từ “không” nhấn mạnh cái thiếu của người tù-một chiến sĩ có tâm hồn nghệ sĩ trước vẻ đẹp của thiên nhiên. -Gvcho HS đọc câu 2 -Em hiểu tâm trạng của Bác ra sao trước vẻ đẹp ánh trăng? -Bác cảm thấy bối rối ,xốn xang trong lòng. +Hai câu thơ đầu thể hiện nét đẹp gì trong tâm hồn Bác trước cảnh trăng đẹp? Trước cảnh đẹp như thế dù đang là người tù Bác vẫn là người yêu thiên nhiên một cách say mê quên cả những gian nan, cực khổ chốn lao tù .-HOẠT ĐỘNG 4 : -Gọi Hs đọc 2 câu cuối Gvcho HS quan sát đối chiếu bản phiên âm với bản dịch thơ -Em hãy nhận xét về sự sắp xếp vị trí các từ? -Việc sử dụng nghệ thuật đối có hiệu quả như thế nào về ý nghĩa ? -Cấu trúc đối thể hiện mối giao hòa giữa người và trăng… +Qua đó em thấy bài thơ toát lên vẻ đẹp gì ở Bác ? Một sức mạnh tinh thần kì diệu.Bài thơ giúp ta có cái nhìn hai phía.Phía này là nhà tù đen tối,là hiện thực tàn bạo còn ngoài kia là vầng trăng thơ mộng , là thế giới của cái đẹp, bầu trời tự do. Ở giữa là song sắt nhà tù nhưng song sắt nhà tù trở nên bất lực,vô nghĩa người tù đã biến mất mà chỉ có nhà thơ và ánh trăng. Hai tâm hồn tri âm tri kỷ tìm đến với nhau. Ta hiểu được tình yêu thiên nhiên,một tinh thần “thép”, một phong thái ung dung vượt lên mọi hoàn cảnh ở Bác. Thân thể ở trong lao Tinh thần ở ngoài lao… HOẠT ĐỘNG 5 Câu hỏi thảo luận: Câu 5* (Sgk tr 38) Rằm tháng giêng Cảnh khuya Trung thu …. Ở mỗi bài Bác sáng tác trong từng hoàn cảnh khác nhau nhưng tất cả đều thể hiện 1 tâm hồn nghệ sĩ luôn mở ra giao hòa với ánh trăng. HOẠT ĐỘNG 6 -Em hãy nêu giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ ? -Bài thơ tiêu biểu cho phong cách của Bác mang đậm màu sắc cổ điển nhưng rất hiện đại.Thể thơ tứ tuyệt giản dị mà hàm súc cùng với phép đối,nhân hóa ta hiểu được tâm hồn nghệ sĩ của người chiến sĩ vĩ đại. Học sinh đọc phần chú thích ( Sgk tr 37,38) -Bác ngắm trăng trong hoàn cảnh bị tù đày. - 3 HS đọc -Hsgiải thích: Khó hững hờ -Khó quên cảnh đêm nay -Nhà thơ không thể hờ hững được. -Bác ngắm trăng trong hoàn cảnh bị tù đày. -Trong hoàn cảnh bị giam cầm nhà tù làm gì có rượu ,hoa cho tù nhân. ( Hs có thể có ý kiến khác) -Tâm trạng bối rối,xốn xang.Bác không thể hững hờ được trước vẻ đẹp của đêm trăng sáng. -Một con người yêu thiên nhiên . -Một phong thái ung dung ,lạc quan yêu đời. -HS đọc thơ -Nhận xét:Bản phiên âm có cấu trúc đối Nhân-nguyệt Nguyệt-thi gia Chữ song đứng giữa câu tạo sự cân xứng trong từng câu và cả cặp câu. -Bản dịch :khó thấy rõ phép đối -Người tù đang thả tâm hồn vượt ra ngoài song sắt để ngắm trăng sáng.Trăng cũng như một ngưới bạn vượt qua chắn song nhà tù tìm đến ngắm nhà thơ. -Bác không chỉ là nhà Cách mạng mà còn là nhà thơ, một tâm hồn nghệ sĩ với tình yêu thiên nhiên, phong thái ung dung tự tại. Các nhóm HS thảo luận : -đọc những bài thơ có trăng -Nhận xét trăng trong thơ Bác -Thể thơ tứ tuyệt Sử dụng phép đối, nhân hóa -Tình yêu thiên nhiên,phong thái ung dung của Bác bất chấp hoàn cảnh ngục tù. Đọc –hiểu chú thích : 1. Tác giả: Hồ Chí Minh 2.Tác phẩm: a) Xuất xứ: Trích trong tập”Nhật ký trong tù”.Tập thơ viết bằng chữ Hán gồm 133 bài. -Bài thơ được sáng tác trong khoảng thời gian Bác bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam ở Quảng Tây (Trung Quốc) (8/1942-9/1943) b) Thể loại : thất ngôn tứ tuyệt. II. Đọc hiểu văn bản -Khai đề : Trong tù không rượu cũng không hoa Điệp từ “ không “ nhấn mạnh cái thiếu trong thú vui tinh thần của thi nhân . -Thừa đề : Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ Tâm hồn rung động mãnh liệt của người tù trước cảnh trăng đẹp . -Chuyển - hợp : Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ ( Đối, nhân hóa ) Sự giao hòa gắn bó giữa người và trăng, bạn tri âm tri kỷ. Tình yêu thiên nhiên, phong thái ung dung tự tại, bản lĩnh phi thường của người chiến sĩ – nghệ sĩ III. Tổng kết Ghi nhớ SGK Tr38 4.Củng cố:Nêu giá trị nội dung và nghệ thuật bài thơ trên . 5.Dặn dò:Học thuộc lòng 2 bài thơ. @?@?@?@?&@?@?@?@? Đi đường (Tự học có hướng dẫn) Họat động của giáo viên Hoạt động của học sinh Ghi bảng Hoạt động 1: Huớng dẫn đọc văn bản Phiên âm ,dịch nghĩa, dịch thơ. Hoạt động 2 Giải nghĩa một số từ ngữ Hán Việt (SGK /Tr 39)ø. Hoạt động 3: Tìm hiểu văn bản -Giới thiệu hoàn cảnh sáng tác bài thơ: -Trích trong tập “Nhật kí trong tù” -Những khó khăn vất vả trong thời gian Bác bị giam cầm . +Hai câu thơ đầu nói lên nỗi vất vả của người đi đường, đó là những vất vả nào? +Các điệp từ :tẩu lộ,trùng san nhằm nhấn mạnh điều gì? -Trên đường đi gặp hết lớp núi này sang lớp núi khác. Khó khăn chồng chất khó khăn, gian lao nối tiếp gian lao. à Bác suy ngẫm về nỗi gian lao triền miên của việc đi đường núi cũng như con đường cách mạng,con đường đời. -Mọi gian lao đều kết thúc khi người đi đường lên tới đỉnh cao chót. +Bài thơ gợi cho em suy nghĩ gì về thái độ con người trước con đường đời đầy khó khăn thử thách? -Đuờng đi càng khó khăn thì việc đến đích là niềm vui sướng của người chiến thắng. Con người ung dung ngắm cảnh từ trên đỉnh núi cao . +Hai câu thơ này, ngoài ý nghĩa miêu tả còn ngụ ý gì nữa không? +Bài thơ có 2 lớp nghĩa: -Nghĩa đen:việc đi đường núi -Nghĩa bóng:Con đường Cách mạng lâu dài và gian khổ,nếu kiên trì bền chí nhất định sẽ thắng lợi. Học sinh đọc văn bản Hs đọc chú thích -Nhận xét bài thơ dịch: Có sự thay đổi sang thơ lục bát nhưng vẫn giữ được ý sát với nguyên tác. -Chân tay bị cùm trói -Dầm mưa ,dãi nắng -Trèo hết núi này qua núi khác -đường đồi núi trập trùng, hiểm trở,người đi đường gặp nhiều vất vả. -Con đường Cách mạng cũng lắm chông gai, thử thách. Hai câu chuyển, hợp: Núi có cao bao nhiêu thì cũng tới đỉnh tận cùng. Trèo lên tới đỉnh là lúc khó khăn kết thúc. Con đường Cách mạng càng gian khổ con người càng được tôi luyện. -Phong thái ung dung tự tại của Bác. -Con người cần kiên trì bền chí. - I.Đọc –Hiểu chú thích: II.Đọc_Hiểu văn bản: 1)Xuất xứ:Trích”Nhật kí trong tù”. 2)Thể loại:Thất ngôn tứ tuyệt. Bản dịch:Thơ lục bát. III.Ghi nhớ: SGK /Tr 40 4.Củng cố:Nêu giá trị nội dung và nghệ thuật bài thơ trên . 5.Học thuộc lòng bài thơ. @?@?@?@?&@?@?@?@? Tiết 86: CÂU CẢM THÁN I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: II.TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY: Ổn định lớp : Kiểm tra bài cũ: -Thế nào là câu cầu khiến ? Cho VD . -Nêu đặc điểm và chức năng của câu cầu khiến . 3. Giới thiệu bài: Giáo viên đọc một đọan thơ có câu cảm thán. Bài học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về câu cảm thán Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Ghi bảng HOẠT ĐỘNG 1: -Gọi hs đọc các VD trong SGK -Treo bảng phụ : có ghi các đọan trích a và b Em hãy xác định câu cảm thán trong các VD trên +Dấu hiệu, hình thức nào cho em biết đó là câu cảm thán ? (có những từ ngữ cảm thán như : than ôi, hỡi ơi…) (Khi viết thường được kết thúc bằng dấu chấm than (Tuy nhiên không phải tất cả các câu cảm thán đều kết thúc bằng dấu chấm than). VD: Đau đớn thay phận đàn bà . +HS cho VD HOẠT ĐỘNG 2 : +Trong đọan trích a tác giả mở đầu bằng câu: Hỡi ơi Lão Hạc ! nhằm thể hiện điều gì ? -Như vậy câu cảm thán là câu có những từ ngữ cảm thán và dùng để bộc lộ trực tiếp cảm xúc của người nói người viết. -Các em đã học câu nghi vấn, cầu khiến cũng có chức năng bộc lộ cảm xúc. Vậy muốn phân biệt câu cảm thán ta dựa vào đâu ? -Biểu thị bằng phương tiện đặc thù từ ngữ cảm thán : ôi, than ôi, hỡi ơi, thay, biết bao Hs cho VD ,GV gợi tình huống BT3 /tr 45 HOẠT ĐỘNG 3: -Khi viết đơn từ, biên bản hợp đồng hay trình bày kết quả 1 bài toán, em có dùng câu cảm thán không ? -Sử dụng ngôn ngữ tư duy logic, thuật ngữ khoa học, không biểu lộ cảm xúc nên không dùng câu cảm thán +Câu cảm thán thường sử dụng ở những lọai văn bản nào ? -HS đọc to các đọan trích a b trang 43 +Câu cảm thán: Hỡi ơi Lão Hạc ! Than ôi ! +Có những từ ngữ cảm thán: hỡi ơi, than ôi, ôi… -Câu cảm thán dùng để bộc lộtrực tiếp cảm xúc của người nói, người viết (2,3 hs nhắc lại) -Dựa vào những từ ngữ cảm thán VD: Đêm thu buồn lắm chị Hằng ơi ! -Tình yêu mẹ dành cho con thật thiêng liêng biết bao! -Ôi một mặt trời đỏ rực! -Không dùng vì đó là những loại văn bản hành chính, khoa học, không sử dụng ngôn ngữ biểu lộ cảm xúc -Trong ngôn ngữ nói hằng ngày, trong các tác phẩm văn chương -HS đọc lại phần ghi nhớ trang 44. I.ĐẶC ĐIỂM VÀ CHỨC NĂNG: Ví dụ: a)Hỡi ơi lão Hạc!..... b)Than ôi!Thời oanh liệt nay còn đâu? àLà những câu cảm thán. -Thể hiện bằng các từ ngữ cảm thán:ôi, than ôi, chao(ôi), trời ơi…. -Bộc lộ trực tiếp cảm xúc của người nói/ viết. II. GHI NHỚ:SGK /TR 44 III. LUYỆN TẬP : 1. Chỉ có những câu cảm thán sau : a) Than ôi! Lo thay! Nguy thay! b) Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi ! c) Chao ôi …mình thôi. Vì có những từ ngữ cảm thán và bộc lộ trực tiếp cảm xúc của người nói 2.Câu hỏi tu từ mang tính chất của câu cảm thán vì nó cũng bộc lộ cảm xúc a) Lời thở than b) Tâm sự của người chinh phụ c) Tâm trạng bế tắc… d) Sự ân hận 3.Về nhà làm (GV đã hướng dẫn ) 4.Củng cố: Thế nào là câu cảm thán? Nêu đặc điểm hình thức và chức năng. 5.Dặn dò:Học và làm bài .Soạn câu trần thuật. @?@?@?@?&@?@?@?@? Tiết 87+88: VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 4 VĂN THUYẾT MINH Gv chọn 1 trong các đề bài ở mục II.2 SGK /tr 36 ĐỀ 1: Giới thiệu một đồ dùng trong học tập hoặc trong sinh hoạt. @?@?@?@?&@?@?@?@?

File đính kèm:

  • docBai (21).doc
Giáo án liên quan