I. Mục tiêu:
1.Kiến thức.
-Đặc điểm của văn bản thuyết minh
-Ý nghĩa, phạm vi sử dụng của văn bản thuyết minh.
-Yêu cầu của bài văn thuyết minh
2. Kỹ năng :
-Nhận biết văn bản thuyết minh, phân biệt vanư bản thuyết minh và các kiểu văn
bản đã học
-Trình bày các tri thức có tính chất khách quan, khoa học thông qua những tri
thức của môn Ngữ văn và các môn học khác.
3. Thái độ : Có thái độ tích cực chủ động trong việc phân tích tìm hiểu các văn bản thuyết minh đã học, các ví dụ mẫu để rút ra kết luận bài học
II. Chuẩn bị:
GV: Giáo án,nghiên cứu tài liệu.
HS: chuẩn bị bài.
III. Phương pháp
Nêu vấn đề, hỏi đáp, thảo luận, thực hành luyện tập
IV. Tiến trình giờ dạy-giáo dục
1. ổn định tổ chức (1’)
2. Kiểm tra bài cũ
3- Bài mới :
10 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 994 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn lớp 8 từ tuần 12 đến tuần 14, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần :12
Tiết thứ: 44 (theo PPCT)
Ngày dạy /11/2013 Lớp dạy : 8.1,2,
TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN BẢN THUYẾT MINH
I. Mục tiêu:
1.Kiến thức.
-Đặc điểm của văn bản thuyết minh
-Ý nghĩa, phạm vi sử dụng của văn bản thuyết minh.
-Yêu cầu của bài văn thuyết minh
2. Kỹ năng :
-Nhận biết văn bản thuyết minh, phân biệt vanư bản thuyết minh và các kiểu văn
bản đã học
-Trình bày các tri thức có tính chất khách quan, khoa học thông qua những tri
thức của môn Ngữ văn và các môn học khác.
3. Thái độ : Có thái độ tích cực chủ động trong việc phân tích tìm hiểu các văn bản thuyết minh đã học, các ví dụ mẫu để rút ra kết luận bài học
II. Chuẩn bị:
GV: Giáo án,nghiên cứu tài liệu.
HS: chuẩn bị bài.
III. Phương pháp
Nêu vấn đề, hỏi đáp, thảo luận, thực hành luyện tập
IV. Tiến trình giờ dạy-giáo dục
1. ổn định tổ chức (1’)
2. Kiểm tra bài cũ
3- Bài mới :
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Hđ1 I / Vai trò và đặc điểm của văn bản thuyết minh. (30p)
-GV : gọi 3 HS đọc 3 văn bản (SGK)
-HS: Đọc
- Mỗi văn bản đang trình bày vấn đề gì? (vấn đề chính)
HS: Trình bày
VB1 : Đặc điểm và lợi ích của cây dừa.
VB2 : Giải thích về tác dụng của chất diệp lục làm cho ta thấy là cây có màu xanh.
VB3 : Giới thiệu Huế như là 1 trung tâm văn hoá nghệ thuật lớn của Việt Nam với những đặc điểm tiêu biểu riêng của Huế.
-Các loại văn bản trên thường được sử dụng ở đâu?
HS : Trong đời sống hàng ngày.
- Hãy kể tên các văn bản cùng loại khác mà em biết?
HS: Giới thiệu phong cảnh Phong Nha ,Kẻ Bàng;
- Giới thiệu về rừng Cúc Phương.
- Gíơí thiệu núi Ngũ Hành; sân chim Minh Hải.
-Các văn bản trên nêu lên những gì về đối tượng? Đối tượng ở đây là gì?
HS : - Nêu lên đặc điểm, tính chất, tác dụng…
- Đối tượng : Sự vật, hiện tượng…
- Các đặc điểm, tính chất, tác dụng ấy được trình bày bằng phương thức nào?
HS : Phương thức trình bày, giới thiệu, giải thích…
GV Chốt : Các văn bản trên gọi là văn bản thuyết minh.
-Vậy thế nào là văn bản thuyết minh?
HS: Trình bày
GV : Cho HS thảo luận mỗi nhóm – mỗi câu :
C1-N1 : Các văn bản trên vì sao không phải là văn bản tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận? Chúng khác văn bản ấy ở điểm nào?
HS : -Tự sự : Kể việc, người.
- Miêu tả : Cảnh sắc, con người, cảm xúc.
- Biểu cảm : Thể hiện tình cảm, cảm xúc.
- Nghị luận : Lí lẽ, dẫn chứng làm sáng tỏ những những nhận định, quan điểm.
Gv:Chốt: Ở đây văn bản này chỉ là những tri thức về đặc điểm, tính chất tác dụng của sự vật, hiện tượng.
C2-N2 : Các văn bản trên có tính chất gì? Để chúng trở thành 1 kiểu văn bản riêng?
-HS : Cung cấp thông tin giúp người đọc, nghe hiểu rõ về đối tượng là sự vật, hiện tượng.
C2-N3 : Ngôn ngữ của các văn bản trên có đặc điểm gì? Các văn bản ấy giúp gì cho con người?
HS : Ngôn ngữ : rõ ràng, chặt chẽ, cảm xúc.
-> Giúp con người có thái độ, hành động, cách sử dụng, bảo quản đúng đắn đối với những sự vật, hiện tượng xung quanh mình.
GV chốt : Các văn bản thuyết minh không có yếu tố hư cấu, tưởng tượng, tránh bộc lộ cảm xúc chủ quan, phải tôn trọng sự thật, không vì yêu ghét mà thêm thắt cho đối tượng.
1. Đọc – tìm hiểu các văn bản (SGK)
2 . Đặc diểm của văn bản thuyết minh :
a. Khái niệm :
Văn bản thuyêt minh : Là kiểu văn bản thông dụng trong mọi lĩnh vực của đời sống
-> cung cấp tri thức về đặc điểm, tính chất, tác dụng, nguyên nhân… của các hiện tượng , sự vật trong thiên nhiên, xã hội bằng phương thức trình bày, giới thiệu, giải thích.
b. Đặc điểm :
- Cung cấp tri thức khách quan, chính xác, thuyết phục.
- Trình bày chính xác, rõ ràng, chặt chẽ, thuyết phục
Hđ2 II. Luyện tập (12p)
HS đọc bài tập 1,2 – trang 25 SGK – đứng tại chỗ thực hiện bài tập.
BT1
a. Cung cấp kiến thức về lịch sử.
b. Cung cấp kiến thức sinh học.
BT2
- Văn bản… là 1 bài văn nghị luận.
- Sử dựng yếu tố thuyết minh : Nói rõ tác hại của bao bì ni lông -> sức thuyết phục.
4. Củng cố: (1p ) Hệ thống kiến thức cơ bản toàn bài.
5.Dặn dò (1’)
- Học bài, Chuẩn bị bài tiếp theo.
V. Rút kinh nghiệm:
.........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tuần 12 Ngày dạy: …-11-2013
Tiết thứ:45(theoPPCT) Lớp dạy: 8.1,2
ÔN DỊCH, THUỐC LÁ
(Theo Nguyễn Khắc Viện)
I.Mục tiêu
1. Kiến thức:
- Mối nguy hại ghê gớm toàn diện của tệ nghiện thuốc lá đối với sức khoẻ con người và đạo đức xã hội.
- Tác dụng của việc kết hợp các phương thức biểu đạt lập luận và thuyết minh trong văn bản.
2. Kĩ năng:
- Đọc – hiểu một văn bản nhật dụng đề cập đến một vấn đề xã hội bức thiết.
- Tích hợp với phần TLV để tập viết bài văn thuyết minh một vấn đề của đời sống xã hội.
3. Thái độ:
- Có ý thức xây dựng cuộc sống lành mạnh không thuốc lá, tuyên truyền để mọi người biết về tác hại của thuốc lá
II. Chuẩn bị:
GV: Giáo án,nghiên cứu tài liệu.
HS: chuẩn bị bài.
III. Phương pháp
Nêu vấn đề ,hỏi đáp, quy nạp, thuyết trình, thảo luận
IV. Tiến trình giờ dạy-giáo dục
1. ổn định tổ chức (1’)
2. Kiểm tra bài cũ
3. Bài mới : Thuốc lá là một chủ đề thường xuyên được đề cập trên các phương diện thông tin đại chúng . Ngày càng có nhiều công trình nghiên cứu phân tích tác hại ghê gớm , toàn diện của tệ nghiện thuốc lá và khói thuốc lá đối với đời sống con người . Vậy nó ảnh hưởng như thế nào ? Hôm nay, thầy và các em cùng tìm hiểu văn bản “ Ôn dịch,thuốc lá”.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Hđ1 I.Đọc và tìm hiểu chung.12p
-Hướng dẫn đọc (đọc chậm rãi, to, rõ, giọng thuyết minh,lưu ý dừng lại lâu hơn ở cuối mỗi phần)
-Dựa vào việc soạn bài ở nhà, văn bản này thuộc thể loại văn bản gì?
-HS: Thuyết minh về một vấn đề xã hội.
GV: Văn bản được chia mấy phần? Ý mỗi phần?
HS: 3 phần:
-Phần 1: “Từ đầu... năng hơn cả AIDS”
à Nêu vấn đề
-Phần 2: “Ngày trước... con đường phạm pháp”
à Tác hại của thuốc lá .
-Phần 3: Còn lại
à Lời kêu gọi và biện pháp ngắn ngừa ôn dịch thuốc lá.
1.Đọc.
2.Thể loại:
-Nhật dụng thuyết minh.
3. Bố cục.
+Phần I : T đầu -> ... còn nặng hơn cả AIDS => Thông báo về nạn dịch thuc lá.
+ Phần II : Tiếp theo -> …. Con đường phạm pháp => Tác hại của thuốc lá.
+Phần III:Còn lại => Kiến nghị chống thuốc lá.
Hđ2 II. Phân tích.25P
- Những tin tức nào được thông báo trong phần đầu?
HS trả lời:
- Có những ôn dịch mới xuất hiện vào cuối thế kỉ này , đặc biệt là nạn AIDS và ôn dịch thuốc lá
- Trong đó , thông tin nào đựơc nêu thành chủ đề cho văn bản này ?
HS trả lời:
- Ôn dịch thuốc lá đang đe doạ sức khoẻ và tính mạng loài người.
Tác giả dùng phương pháp gì để thông báo?
-Hs: PP so sánh.
-Nhận xét về đặc điểm lời văn thuyết minh trong các thông tin này. Tác dụng ?
GV gợi ý:
-Thông báo ngắn gọn , chính xác nạn dịch thuốc lá . Nhấn mạnh hiểm hoạ to lớn của dịch này
* Gọi hs đọc phần 2
-Gv:Tác hại của thuốc lá được thuyết minh trên hai phương diện sức khỏe và đạo đức. . GV-:Em xác định các đoạn thuyết minh cho từng phương diện đó ?
-HS trả lời:
- Từ ngày trước… cho đến quả là một tội ác là thuyết minh cho thuốc lá có hại cho sức khoẻ.
- Còn lại thuyết minh cho thuốc lá có hại cho lối sống đạo đức của con người.
-GV:Trước khi phân tích tác hại của thuốc lá tác giá lại dẫn lời Trần Hưng Đạo bàn về đánh giặc vì trong đánh giặc: Cái chết dễ nhận biết.
Thuốc lá: Cái chết gặm nhấm từ từ, không dễ kịp nhận biết, tác hại nhiều mặt đối với cuộc sống gia đình và xã hội.
GV-: Qua cách nói của Trần Hưng Đạo, tằm và dâu được ví với những gì?
-HS: Dâu: sức khỏe con người
Tằm: khói thuốc lá, thuốc lá.
GV:Cách ví này gây ấn tượng mạnh, dùng lối so sánh của vị thiện tài quân sự để thuyết phục người nghe.
- GV: Thuốc lá, khói thuốc lá gây tác hại trực tiếp đối với người hút như thế nào?
-HS: Viêm phế quản, ung thư, nhồi máu cơ tim, nêu gương xấu.
-GV: Ngoài tác hại trực tiếp đối với người hút, thuốc lá, khói thuốc lá còn có tác hại như thế nào đối với người xung quanh?
-HS thảo luận: Nhiễm độc, đau tim mạch, viêm phế quản, ung thư, thai nhi bị nhiễm độc
-Gv: Theo em, tác giả dùng pp gì để thuyết minh?
-Hs: ( So sánh, phân tích, liệt kê)
-Em có nhận gì về tác hại của thuốc lá đối với sức khỏe của con người?
-Hs: Tự nhân xét.
* Theo dõi đoạn văn thuyết minh về ảnh hưởng xấu của thuốc lá đến đạo đức của con người hãy cho biết:
-Những thông tin nổi bật của đoạn này là gì ?
-Tác giả dùng pp gì để thuyết minh?
- Điều đó cho thấy mức độ tác hại của thuốc lá đến cuộc sống đạo đức của con người ntn?
-Gv: Liên hệ với phần môi trường.
Gợi ý: Theo em, hút thuốc còn tác hại nào khác ngoài hai tác hại vùa phân tích.
Hs: Môi trường :Khói, tàng thuốc…..
-GV: Thấy được tác hại của thuốc lá, người ta đã làm gì để chống lại nạn ôn dịch này?
HS: –Phạt nặng đối với người hút
–Chiến dịch chống lại tệ hút thuốc lá.
– Có biện pháp ngắn ngừa, hạn chế quyết liệt trong và ngoài nước.
-Tác giả bày tỏ điều gì qua lời kiến nghị?
-GV: Ngày 31-5 , Ngày thế gới không thuốc lá.
-Qua phần phân tích, em nêu ý nghĩa của văn bản? (Gợi ý: Tác giả chỉ ra điều gì, phê phán điều gì..?)
- Hs : Tự trả lời.
1.Thông báo về nạn dịch thuốc lá.
- Ôn dịch thuốc lá đe dọa sức khỏe và tính mạng loài người còn nặng hơn cả AIDS.
(So sánh, Thuật ngữ )
Nhấn mạnh hiểm hoạ to lớn của nạn dịch thuốc lá.
2. Tác hại của thuốc lá .
a. Về phương diện sức khoẻ.
-Đối với người hút: Viêm phế quản, ung thư, huyết áp cao, nhồi máu cơ tim, sức khỏe giảm sút…
-Đối với người xung quanh:
Nhiễm độc, đau tim, viêm phế quản, thai nhi bị nhiễm độc….
(So sánh, phân tích,liệt kê)
Huỷ hoại nghiêm trọng sức khoẻ con người .
b.Về phương diện đạo đức .
-Hút thuốc sinh ra trộm cắp .
-Hút thuốc dẫn đến ma tuý .
(So sánh, nêu số liệu...)
Huỷ hoại lối sống nhân cách của con người VN, nhất là thanh thiếu niên.
3.Kiến nghị chống thuốc lá.
- Phạt nặng đối với người hút thuốc lá.
- Chiến dịch chống thuốc lá.
- Chống lại, ngăn ngừa nạn ôn dịch thuốc lá.
(Nêu ví dụ, số liệu)
Cổ vũ cho chiến dịch chống thuốc lá .
4.Ý nghĩa văn bản.
-Tác giả chỉ ra tác hại của thuốc lá đối với đời sống con người, từ đó phê phán và kêu gọi mọi người ngăn ngừa tệ nạn hút thuốc lá.
Hđ3 III. Tổng kết: 5p
-Gọi hs đọc phần ghi nhớ sgk.
-Hs: Thực hiện.
(Ghi nhớ sgk)
4. Củng cố: (1p ) Hệ thống kiến thức cơ bản toàn bài.
5.Dặn dò (1’)
-Sưu tầm tranh ảnh, tài liệu về tác hại của tệ nghiện thuốc lá và khói thuốc lá đối với sức khoẻ con người và cộng đồng.
-Học phần ghi nhớ , Làm phần luyện tập
-Soạn bài “Bài toán dân số”
V. Rút kinh nghiệm:
.........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tuần 12 Ngày dạy : -11-2013
Tiết thứ:46(theo PPCT) Lớp dạy: 8.1,2
CÂU GHÉP
(Tiếp theo)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Mối quan hệ về ý nghĩa giữa các vế câu ghép.
- Cách thể hiện quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu ghép.
2. Kĩ năng:
- Xác định quan hệ ý nghĩa giữa các vế của câu ghép dựa vào văn cảnh hoặc hoàn cảnh giao tiếp.
- Tạo lập tương đối thành thạo câu ghép phù hợp với yêu cầu giao tiếp.
3. Thái độ:
- Có ý thức sử dụng câu đúng ngữ pháp, đúng ý nghĩa.
II. Chuẩn bị:
-Gv:Đọc CKTKN….
-Hs: Soạn bài…
III. Phương pháp
- Nêu vấn đề, quy nạp, thực hành
IV. Tiến trình giờ dạy-giáo dục
1. ổn định tổ chức (1’)
2. Kiểm tra bài cũ 5’
- Thế nào là câu ghép ? Cho vd
- Có mấy cách nối câu ghép ?
3. Bài mới :
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
HĐ1I/ Quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu:22’
- Yêu cầu HS đọc ví dụ ở SGK
- Yêu cầu học sinh phân tích cấu tạo của từng ví dụ và chỉ ra quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu.
GV nhận xét – cho điểm.
Yêu cầu học sinh làm bài tập (sgk – I) để củng cố.
GV:Từ những ví dụ trên, em rút ra được điều gì trong mối quan hệ của từng vế?
HS: Trình bày
1. Những quan hệ thường gặp:
VD1: Vì trời mưa nên đường ngập nước.
à Quan hệ nguyên nhân.
VD2: Nếu trời mưa to thì khu phố này chắc chắn sẽ bị ngập nước.
à Quan hệ điều kiện ( giả thiết)
VD3 : Nó học giỏi còn tôi học kém.
à Quan hệ tương phản
VD4: Trời càng mưa to, đường càng ngập nước.
à Quan hệ tăng tiến
VD5: Mình đọc hay tôi đọc?
à Quan hệ lựa chọn
VD6: Nó không những học giỏi mà nó còn hát hay.
à Quan hệ bổ sung
VD7: Tôi ăn cơm xong, rồi tôi đi học.
à Quan hệ nối tiếp
VD8: Trong khi chị nấu cơm thì em rửa bát.
à Quan hệ đồng thời
VD9: Mọi người im lặng : chủ toạ bắt đầu phát biểu.
à Quan hệ giải thích
2. Lưu ý:
- Mỗi quan hệ thường được đánh dấu bằng những quan hệ từ, cặp quan hệ từ hoặc cặp từ hô ứng nhất định.
- Để nhận biết chính xác quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu
-> Phải dựa vào văn cảnh, hoàn cảnh giao tiếp.
HĐ2 II/ Luyện tập :15’
BT1
- HS xác định yêu cầu của bài tập
- Đứng tại chỗ thực hiện bài tập.
- GV nhận xét và chốt ý.
BT 2
- Hs xác định yêu cầu của bài tập.
- Lên bảng thực hiện bài tập .
- HS Nhận xét – GV chỉnh sửa
1BT1: .
Quan hệ nguyên nhân - kết quả, giải thích.
Quan hệ điều kiện (giả thiết)– kết quả.
Quan hệ tăng tiến.
Quan hệ tương phản.
Quan hệ nhân – quả.
2BT2 :Tìm câu ghép.
Trời xanh thẳm…chắc nịnh.
Trời rải mây…hơi sương.
Trời âm u…nặng nề.
Trời ầm ầm…giận dữ.
Buổi sớm…mới quang.
Buổi chiều…mặt biển.
4. Củng cố: (1p ) Hệ thống kiến thức cơ bản toàn bài.
5.Dặn dò (1’)
- Học bài, Chuẩn bị bài tiếp theo.
V. Rút kinh nghiệm:
.........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tuần 12 Ngày dạy : -11-2013
TIết thứ: 47(theoPPCT) Lớp dạy: 8.1,2
PHƯƠNG PHÁP THUYẾT MINH
I.Mục tiêu
1. Kiến thức:
- Kiến thức về vb thuyết minh.
- Đặc điểm, tác dụng của các pp thuyết minh.
2. Kĩ năng:
- Nhận biết và vận dụng các pp thuyết minh thông dụng.
- Rèn luyện khả năng quan sát để nắm bắt được bản chất của sự vật.
- Tích luỹ và nâng cao tri thức đời sống.
- Phối hợp sử dụng các pp thuyết minh để tạo lập vb thuyết minh theo yêu cầu.
- Lựa chọn pp phù hợp như định nghĩa, so sánh, phân tích, liệt kê để thuyết minh về nguồn gốc, đặc điểm, công dụng của đối tượng.
3. Thái độ:
Có ý thức tìm hiểu và thuyết minh các vấn đề trong cuộc sống..
II. Chuẩn bị:
-Gv:Đọc CKTKN….
-Hs: Soạn bài…
III. Phương pháp
- Nêu vấn đề, quy nạp, thực hành
IV. Tiến trình giờ dạy-giáo dục
1. ổn định tổ chức (1’)
2. Kiểm tra bài cũ 5’
- Thế nào là vb thuyết minh ?
- Nêu đặc điểm chung của văn bản thuyết minh ?
3. Bài mới (37P)
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
HĐ1I/ Tìm hiểu các phương pháp thuyết minh.(27p)
GV : gọi HS đọc các văn bản ở bài Tìm hiểu chung về văn thuyết minh (SGK)
- Mỗi văn bản đang trình bày vấn đề gì? (vấn đề chính)
-Các văn bản ấy đã sử dụng những loại tri thức gì?
HS : - Tri thức trong đời sống ( cây dừa)
-Khoa học ( lá cây…diệp lục, con giun đất)
-Lịch sử ( khởi nghĩa NVV)
-Văn hoá ( Huế)
- Để có những tri thức này, người viết cần phải có những kĩ năng nào?
HS: Quan sát, học tập, tích luỹ tri thức.
- Thế nào là: quan sát, học tập, tích luỹ?
HS: - Quan sát: nhìn, xem xét sự vật hiện tượng…
-Học tập: Tìm tòi, nghiên cứu sự vật, hiện tượng qua sách báo…
-Tích luỹ: Ghi chép, chọn lọc, góp nhặt những tri thức…
- Theo em, các tri thức thuyết minh cần phải đạt những yêu cầu gì? Tại sao?
HS: Tri thức trong bài văn thuyết minh phải khách quan, xác thực, khoa học, không hư cấu, không tưởng tượng…
-Qua đó, ta có thể rút ra kết luận gì về những yêu cầu đối với một bài văn thuyết minh.
GVChốt : Muốn làm tốt bài văn thuyết minh phải có tri thức -> tri thức phải chính xác, khoa học….
Chuyển ý:
- Yêu cầu học sinh đọc VD 2a.
- Trong các câu trên, ta thường gặp từ gì?
HS: Từ là -> biểu thị ý nghĩa của sự giải thích.
- Sau từ là người ta thường cung cấp kiến thức về phương diện nào của đối tượng?
HS: Cung cấp về đặc điểm, công dụng, nguồn gốc, thân thế của đối tượng.
- Kiểu câu này giúp cho người đọc hiểu được điều gì trong văn bản thuyết minh? Nó thuộc kiểu câu gì?
HS: Giúp người đọc hiểu đối tượng rõ ràng, cụ thể -> kiểu câu định nghĩa.
-Ở đoạn văn này đã dùng phương pháp để TM gì?
-Vị trí của câu định nghĩa thường được sử dụng ở vị trí nào của bài văn thuyết minh? Tác dụng?
HS: Thường đứng đầu văn bản -> giới thiệu đối tượng.
- Yêu cầu học sinh đọc VD 2b (sgk)
- Đoạn văn này sử dụng phương pháp gì?
HS: Trả lời
- Cho biết phương pháp liệt kê đã được sử dụng như thế nào? Tác dụng của nó trong văn thuyết minh?
-HS: Kể ra lần lượt các đặc điểm tính chất của sự vật -> giúp người đọc hiểu sâu sắc, toàn diện và có ấn tượng về nội dung được thuyết minh.
-GV trình bày VD 2c
-Xác định trong đoạn văn ấy những chi tiết nào có tính chất thuyết phục người đọc, khiến người đọc tin điều người viết cung cấp?
Yêu cầu học sinh đọc ví dụ 2d ( sgk)
- Đoạn văn trên cung cấp những số liệu nào? Nếu không có số liệu, có thể làm sáng tỏ vai trò của cỏ trong thành phố không?
HS: Dưỡng khí chiếm 20% thể tích…. -> làm sáng tỏ vai trò của cỏ trong thành phố.
* Yêu cầu học sinh đọc VD 2e ( sgk )
Đoạn văn trên đã sử dụng phương pháp gì?
HS: Trình bày
- Chỉ ra phương pháp ấy và cho biết tác dụng?
HS: So sánh TBD với các ĐD khác -> dễ dàng hình dung được bề mặt trái đất.
* Yêu cầu học sinh đọc VD 2g ( sgk )
-Hãy cho biết Huế đã được trình bày các đặc điểm theo những mặt nào?
HS: - Huế: kết hợp hài hoà núi, sông, biển.
-Huế: công trình kiến trúc.
-Huế: sản phẩm đặc biệt.
-Huế: thành phố đấu tranh kiên cường.
- Cách trình bày trên có tác dụng gì?
HS: Giúp người đọc hiểu biết về Huế tường tận hơn.
- Cách trình bày trên là phương pháp gì?
HS: Trả lời
I/ Tìm hiểu các phương pháp thuyết minh.
1/ Quan sát, học tập, tích luỹ tri thức để làm bài văn thuyết minh.
* Muốn có tri thức để làm bài văn thuyết minh:
- Phải quan sát, tìm hiểu sự vật hiện tượng cần thuyết minh.
- Nắm bắt được bản chất, đặc trưng của sự vật, hiện tượng.
2/ Phương pháp thuyết minh:
a. Phương pháp nêu định nghĩa, giải thích : chỉ ra bản chất của đối tượng thuyết minh..
b. Phương pháp liệt kê:lần lượt chỉ ra các đặc điểm,tính chất của đối tượng thuyêt minh.
c. Phương pháp nêu ví dụ
d. Phương pháp dùng số liệu( con số): đưa ra các con số cụ thể để thuyêt minh.
e. Phương pháp so sánh: Đối chiếu 2 hoặc hơn 2 sự vật để làm nổi bât t/c của đt TM
g.Phương pháp phân loại, phân tích.
HĐ2II. Luyện tập(10p)
HS đọc bài tập 1,2 – trang 25 SGK – đứng tại chỗ thực hiện bài tập. BT2 Phương pháp thuyết minh;
- So sánh, đối chiếu
- Phân tích, nêu số liệu.
BT1 Phạm vi tìm hiểu vấn đề:
-Kiến thức về y học.
-Kiến thức về đời sống xã hội.
4 Củng cố: Hệ thống kiến thức.(1p)
5.Dặn dò. Chuẩn bị bài tt .(1p)
V. Rút kinh nghiệm:
.........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tuần 12
TPPCT: 44-47
Ngày / /2013
Châu Thanh Gương
.
File đính kèm:
- tuan12 1314.doc