I. MỤC TIÊU BÀI DẠY:
Giúp HS:
-Hiểu được đề văn và cách làm bài văn thuyết minh; Thấy được làm bài văn thuyết minh là không khó, chỉ cần HS biết qaun sát, tích luỹ tri thức và trình bày có phương pháp là được.
-Rèn kĩ năng viết văn thuyết minh.
II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG:
1.Kiến thức
- Đề văn thuyết minh.
- Yêu cầu cần đạt khi lam bài văn thuyết minh.
- Cách quan sát, tích lũy tri thức và vận dụng các phương pháp để làm baì văn thuyết minh.
2. Kĩ năng
- Xác định yêu cầu của một đề văn thuyết minh.
- Quan sát nắm được đặc điểm, cáu tạo, nguyên lí vận hành, công dụng, của đối tượng cần thuyết minh.
- Tìm ý, lập dn ý,tạo lập một văn bản thuyết minh.
III. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
- ĐDDH: Bảng phụ, phiếu học tập
- Phương án tổ chức lớp: thảo luận
- Nội dung kiến thức ôn tập, chuẩn bị ở nhà: bài soạn
IV. PHƯƠNG PHÁP:
Đặt câu hỏi, nêu vấn đề, gợi mở, thảo luận.
52 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 23/06/2022 | Lượt xem: 480 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Tuần 13-19, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết 51: DẤU NGOẶC ĐƠN-DẤU HAI CHẤM
MỤC TIÊU BÀI DẠY:
Giúp HS:
-Hiểu rõ công dụng của dấu ngoặc đơn, dấu hai chấm; Biết dùng dấu ngoặc đơn, dấu hai chấm trong khi viết; Hình thành thêm hệ thống hiểu biết dấu câu.
-Rèn luyện kĩ năng dùng dấu câu.
TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG:
Kiến thức
Cơng dụng của dấu ngoặc đơn, dấu hai chấm.
Kĩ năng
- Sử dụng dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm.
- Sửa lỗi về dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm.
CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
ĐDDH: Bảng phụ, phiếu học tập
Phương án tổ chức lớp: thảo luận
Nội dung kiến thức ôn tập, chuẩn bị ở nhà: bài soạn
PHƯƠNG PHÁP:
Đặt câu hỏi, nêu vấn đề, gợi mở...
TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY:
Ổn định tình hình lớp:
-Sĩ số.
-Chuẩn bị kiểm tra bài cũ.
Kiểm tra bài cũ:
Câu hỏi: Các vế câu thường có những mối quan hệ nào? Đặt một câu ghép mà các vế câu có quan hệ tăng tiến.
Trả lời: Những quan hệ thường gặp là: quan hệ điều kiện (giả thiết), quan hệ tương phản, quan hệ tăng tiến, quan hệ lựa chọn, quan hệ bổ sung, quan hệ tiếp nối, quan hệ đồng thời, quan hệ giải thích.
Bài mới:
Giới thiệu bài mới: GV ôn lại các dấu câu đã học. Ta tìm hiểu công dụng của hai dấu câu khác: dấu ngoặc đơn, dấu hai chấm.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Kiến thức
Hoạt động 1: Đặc điểm của câu ghép
I- Tìm hiểu:
GV treo bảng phụ ghi vd1 a, b, c sgk.
HS đọc vd
II- Bài học
s Các dấu ngoặc đơn dùng để làm gì?
4a)Đánh dấu phần giải thích, làm rõ
b)Thuyết minh về một loài động vật đã được dặt tên cho con kênh
1/ Dấu ngoặc đơn:
c) Phần bổ sung thêm về năm sinh, năm mất của Lí Bạch và cho biết thêm Miên Châu thuộc tỉnh nào.
Dùng để đánh dấu phần chú thích (giải
s Như vậy dấu ngoặc đơn thường được dùng để làm gì?
thích, thuyết minh, bổ sung thêm)
Hoạt động 2: Dấu hai chấm
b) Dấu hai chấm:
GV treo bảng phụ ghi vd2
HS đọc
s Dấu hai chấm trong các câu trên có tác dụng gì?
4a)Đặt trước lời đối thoại của Dế Mèn và Dế Choắt (dùng kèm với dấu gạch ngang)
b)Đánh dấu lời nói của người xưa (dùng với dấu ngoặc kép)
-Đánh dấu (báo trước) phần giải thích, thuyết minh cho một phần trước đó.
s Công dụng của dấu hai chấm?
c)Đánh dấu phần chú thích, lí giải sự thay đổi tâm trạng của nhân vật.
-Đánh dấu (báo trước) lời dẫn trực (dùng với dấu ngoặc
kép) hay lời đối thoại(dùng với dấu ngoặc kép)
Hoạt động 3: Luyện tập
III- Luyện tập:
Yêu cầu HS đọc và thực hiện BT 1
HS đọc và thực hiện
1/Công dụng của dấu ngoặc đơn:
a)Đánh dấu phần giải thích
b)Đánh dấu phần thuyết minh
c) Đánh dấu phần bổ sung
Yêu cầu HS đọc và thực hiện BT 2
HS đọc và thực hiện
2/Công dụng của dấu hai chấm:
a)Đánh dấu phần giải thích
b) Đánh dấu lời đối thoại
c) Đánh dấu phần thuyết minh
Yêu cầu HS đọc và thực hiện BT 3
HS đọc và thực hiện
3/-Có thể bỏ nhưng như vậy thì phần sau không được nhấn mạnh
-Đánh dấu phần thuyết minh.
Yêu cầu HS đọc và thực hiện BT 4
HS đọc và thực hiện
4/-Có thể thay đổi được
-Nếu viết lại thì không thể thay bằng dấu ngoặc đơn. Vì ý đằn sau dấu hai chấm là để giải thích cho bộ phận chứ không phải giải thích cho PN
Yêu cầu HS đọc và thực hiện BT 5
HS đọc và thực hiện
5/-Sai. Vì dấu ngoặc đơn bao giờ cũng được dùng thành cặp
-Phần đánh dấu ngoặc đơn không phải là bộ phận của câu.
Củng cố,hướng dẫn tự học:
*Bài cũ: - Hoàn tất các bài tập vào vở.
-Nắm được công dụng của hai loại dấu câu trên.
*Bài mới:Chuẩn bị cho bài:Dấu ngoặc kép.
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết 52: ĐỀ VĂN THUYẾT MINH VÀ CÁCH LÀM BÀI VĂN
THUYẾT MINH
I. MỤC TIÊU BÀI DẠY:
Giúp HS:
-Hiểu được đề văn và cách làm bài văn thuyết minh; Thấy được làm bài văn thuyết minh là không khó, chỉ cần HS biết qaun sát, tích luỹ tri thức và trình bày có phương pháp là được.
-Rèn kĩ năng viết văn thuyết minh.
II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG:
1.Kiến thức
- Đề văn thuyết minh.
- Yêu cầu cần đạt khi lam bài văn thuyết minh.
- Cách quan sát, tích lũy tri thức và vận dụng các phương pháp để làm baì văn thuyết minh.
2. Kĩ năng
- Xác định yêu cầu của một đề văn thuyết minh.
- Quan sát nắm được đặc điểm, cáu tạo, nguyên lí vận hành, cơng dụng, của đối tượng cần thuyết minh.
- Tìm ý, lập dàn ý,tạo lập một văn bản thuyết minh.
III. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
ĐDDH: Bảng phụ, phiếu học tập
Phương án tổ chức lớp: thảo luận
Nội dung kiến thức ôn tập, chuẩn bị ở nhà: bài soạn
IV. PHƯƠNG PHÁP:
Đặt câu hỏi, nêu vấn đề, gợi mở, thảo luận...
V. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY:
1/ Ổn định tình hình lớp:
-Sĩ số.
-Chuẩn bị kiểm tra bài cũ.
2/ Kiểm tra bài cũ:
Câu hỏi: Nêu các phương pháp thuyết minh thường gặp?
Trả lời: Có 6 phương pháp thuyết minh thường gặp: nêu ví dụ, định nghĩa, giải thích, lấy số liệu, so sánh, phân loại phân tích và liệt kê.
3/ Bài mới:
Giới thiệu bài mới: Làm thế nào để nhận biết và nắm được yêu cầu của một đề văn thuyết minh và thực hiện làm bài văn thuyết minh như thế nào?
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Kiến thức
Hoạt động 1: Đề văn thuyết minh
I- Tìm hiểu:
GV treo bảng phụ ghi các đề văn sgk.
HS đọc
II- Bài học:
s Các đề văn trên có đặc điểm gì chung?
4Nêu lên đối tượng cần thuyết minh.
1/ Đề văn thuyết minh:
s Đối tượng thuyết minh gồm những loại nào?
4Con người, đồ vật, con vật, thực vật, lễ hội, món ăn
s Có nhận xét gì về đối tượng cần thuyết minh?
4Đối tượng gần gũi, quen thuộc trong đời sống
s Vậy làm thế nào để nhận biết được một đề văn thuyết minh?
4Thường có giới thiệu, thuyết minh và không có các yêu cầu kể, tả, biểu cảm, nghị luận.
GV: cũng có đề không có các từ giới thiệu
s Trong các đề văn trên, đề văn nào mang tính bắt buộc, đề nào ta có thể lựa chọn.
4Đề h, i, l, n là đề được lựa chọn đối tượng thuyết minh
Nêu ra các đối tượng để người làm bài trình bày tri thức về chúng
s Đề văn thuyết minh có đặc điểm gì nổi bật?
Hoạt động 2: Cách làm bài văn thuyết minh
b) Cách làm bài văn thuyết minh:
s Nhắc lại các phương pháp thuyết minh đã học?
HS nhắc lại
Yêu cầu HS đọc Xe đạp
HS đọc
s Bài văn này thuết minh về đối tượng nào?
4Chiếc xe đạp
+Để làm bài văn thuyết minh:
s Hãy đặt đề văn cho văn bản trên?
4Thuyết minh về chiếc xe đạp
s Có người cho rằng: để thuyết minh cho đối tượng này cần nêu rõ: xe của ai, loại xe nào, màu gì, nguồn gốc của xe theo em, thuyết minh như vậy đúng hay sai?
4Sai. Đó không phải thuyết minh mà là miêu tả.
-Tìm hiểu đối tượng thuyết minh
s Theo em ta phải thuyêt minh như thế nào về đối tượng này?
4Giới thiệu những điểm chung về chiếc xe đạp gồm mấy bộ phận, cấu tạo và công dụng từng phần.
s Tìm bố cục cho bài văn trên?
4MB: giới thiệu khái quát về xe đạp
GV treo bảng phụ
TB: giới thiệu cấu tạo xe đạp và nguyên tắc hoạt động của nó
KB: vị trí của xe đạp trong đời sống và trong tương lai
-Xác định rõ phạm vi tri thức về đối tượng đó.
s Để giới thiệu về xe đạp ta đã vận dụng phương pháp nào?
4Phương pháp định nghĩa, giải thích
s Vận dụng phương pháp ấy, em thử định nghĩa khác về xe đạp?
HS trình bày
s Ở phần thân bài, tác giả đã dùng phương pháp nào?
4Phân loại, phân tích. Chia 3 bộ phận: truyền động, điều khiển, chuyên chở.
s Theo em ta có thể vận dụng phương pháp nào khác?
4Liệt kê các bộ phận hay nêu ví dụ để nói lên công dụng của xe đạp trong đời sống
-Chọn phương pháp thuyết minh cho phù hợp
s Ở phần kết bài, có gì đặc biệt trong phương thức biểu đạt?
4Kết hợp với văn biểu cảm để nêu suy nghĩ.
s Nhận xét về việc sử dụng ngôn từ?
-Ngôn từ chính xác, dễ hiểu
s Dựa vào bài văn trên hãy trình bày bố cục chung của một bài văn thuyết minh?
+Bố cục:
-MB: giới thiệu đối tượng cần thuyết minh
-TB: trình bày cấu tạo, các đặc điểm, lợi ích, của đối tượng
Hoạt động 3: Luyện tập
-KB: bày tỏ thái độ đối với đối tượng
Yêu cầu HS đọc và thực hiện BT1 theo nhóm
HS đọc và thực hiện BT1 theo nhóm
III- Luyện tập:
GV hướng dẫn HS thực hiện lập ý và lập dàn ý theo từng bước.
Nhóm trình bày dàn ý
1/ Lập và lập dàn ý cho đề bài: “Giới thiệu về chiếc nón lá Việt Nam”
GV nhận xét, sửa chữa và hướng dẫn HS tham khảo dàn ý.
4/ Củng cố, hướng dẫn tự học:
*Bài cũ: -Hoàn tất bài tập vào vở.
-Tiếp tục luyện tập lập ý và lập dàn ý cho một số đề văn thuyết minh khác trong sgk.
*Bài mới:Chuẩn bị cho bài: Luyện nói: thuyết minh về một thứ đồ dùng.
+Trả lời các câu hỏi sgk.
+Tự lập dàn ý cho đề bài “Thuyết minh về cái phích nước (bình thuỷ).
Tuần:14
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết 53: CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG PHẦN VĂN
KHÁCH ĐỊA TƯ GIA
(Ở đất khách nhớ nhà)
Nguyễn Thơng
I-MỤC TIÊU BÀI DẠY:
Giúp HS:
– Hiểu biết và tự hào về một nhà thơ, nhà chí sĩ yêu nước, một vị quan thanh liêm của quê hương Long An.
– Cảm thơng với tâm trạng da diết nhớ quê hương của tác giả khi phải lưu lạc nơi đất khách quê người.
– Nghệ thuật sử dụng ngơn từ ngắn gọn, cơ đúc trong bài thơ ngũ ngơn.
- Giáo dục về ý thức quan tâm đến truyền thống văn học địa phương.
- Rèn luyện kỹ năng thẩm bình và lựa chọn thơ.
II- TRỌNG TẬM KIẾN THỨC:
Kiến thức:
Tìm hiểu về tác giả, tác phẩm thơ của địa phương Long An.
Kĩ năng:
- Giáo dục về ý thức quan tâm đến truyền thống văn học địa phương.
- Rèn luyện kỹ năng thẩm bình và lựa chọn thơ.
III-CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
- ĐDDH: Bảng phụ, phiếu học tập
- Phương án tổ chức lớp: thảo luận
- Nội dung kiến thức ôn tập, chuẩn bị ở nhà: bài soạn
IV- PHƯƠNG PHÁP:
Đặt câu hỏi, nêu vấn đề, gợi mở, thảo luận...
V-TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY:
1/ Ổn định tình hình lớp:
- Sĩ số.
- Chuẩn bị kiểm tra bài cũ.
2/ Kiểm tra bài cũ:
3/ Bài mới:
Giới thiệu bài mới:
Long An quê hương ta luôn tự hào về truyền thống đấu tranh với những nhà thơ yêu nước. Nguyễn Thông là một trong những tên tuổi nào đã làm nên bề dày truyền thống ấy.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Kiến thức
* Hoạt động 1:
I. Đọc – tìm hiểu chú thích:
? Cho biết vài nét về Nguyễn Thông?
Nguyễn Thơng (1827 – 1884), tự là Hi Phần, hiệu là Kì Xuyên, biệt hiệu là Độn Am xuất thân trong một gia đình nhà nho nghèo ở tổng Thạnh Hội Hạ, huyện Tân Thạnh, tỉnh Gia Định, nay thuộc xã Phú Ngãi Trị, huyện Châu Thành, tỉnh Long An.
1. Tác giả:
- Nguyễn Thơng (1827 – 1884), tự là Hi Phần hiệu là Kì Xuyên, biệt hiệu là Độn Am xuất thân trong một gia đình nhà nho nghèo huyện Châu Thành, tỉnh Long An.
?Em biết thêm gì về cuộc đời và sự nghiệp của ông?
GV chốt lại và nêu thêm vài nét về Nguyễn Thông:
Sau khi đỗ Cử nhân năm 1849, Nguyễn Thơng giữ chức Huấn đạo huyện Phú Phong, An Giang. Năm 1859, hay tin Pháp đánh Gia Định, ơng từ Huế về quê xung vào đội quân của thống đốc Tơn Thất Thiệp chống Pháp. Khi Pháp chiếm Đơng Nam Bộ, Nguyễn Thơng về miền Tây làm Đốc học tỉnh Vĩnh Long ; khi Pháp chiếm miền Tây Nam Bộ, ơng ra Bình Thuận chiêu dân Nam Bộ ở đấy khai khẩn đất hoang làm ăn. Sau đĩ, Nguyễn Thơng làm Biện lí bộ Hình, rồi Bố chánh Quảng Ngãi, được dân chúng hết sức mến mộ. Năm 1873 Nguyễn Thơng cáo bệnh về hưu, lập thi xã ở Bình Thuận cùng bè bạn ngâm vịnh, gửi lịng vào những giấc mơ sum họp. Năm 1876 Nguyễn Thơng lại về Huế làm Tư nghiệp Quốc Tử Giám. Cuối đời, Nguyễn Thơng trở lại Bình Thuận làm Đốc học kiêm Phĩ sứ điền nơng. Tại đây, bên bờ sơng Phan Thiết, ơng làm ngơi nhà nhỏ đặt tên là Ngoạ du sào (Tổ nằm chơi).
HS phát biểu.
- Lắng nghe.
? Em biết gì về tác phẩm Khách địa tư gia?
HS trả lời.
2. Tác phẩm: “Khách địa tư gia” - là bài thơ Nơm nhưng tựa đề bằng chữ Hán - dịch sang tiếng Việt là “Ở đất khách nhớ nhà”.
? Em hãy giải thích từ “ Đất khách”?
Đất của tổ tiên, ơng bà; mà nay gọi là “đất khách” đối với Nguyễn Thơng thì “Quê nhà” với “đất khách” là một.
- “Đất khách”: Đất của tổ tiên, ơng bà; mà nay gọi là “đất khách” đối với Nguyễn Thơng thì “Quê nhà” với “đất khách” là một.
? Hồn cảnh sáng tác bài thơ?
GV bổ sung thêm các ý: . Nguyễn Thơng sáng tác khoảng 1873,1874. Sau khi triều đình Nguyễn ký hiệp ước năm Giáp Tuất 1874 với thực dân Pháp nhường nốt 3 tỉnh miền Tây Nam bộ. (GV giảng thêm sự kiện năm 1873,1874).
- HS trả lời dựa vào SGK.
a. Hồn cảnh sáng tác: Bài thơ Nơm duy nhất cịn sĩt lại của Nguyễn Thơng sáng tác khoảng 1873,1874.
? Cho biết thể loại bài thơ?
viết theo thể thơ ngũ ngơn
b. Thể loại: Bài thơ được viết theo thể thơ ngũ ngơn, ngơn từ cơ đúc, ngắn gọn , hàm súc.
II. Đọc – tìm hiểu văn bản:
* Hoạt động 2: Gọi HS đọc VB:
- Gọi HS đọc văn bản.
? Chủ đề của văn bản?
HS đọc văn bản.
1. Chủ đề: Tấm lịng yêu nước, thái độ sống và nỗi nhớ quê hương da diết của Nguyễn Thơng - nhà chí sĩ yêu nước - một vị quan thanh liêm.
? Bài thơ cĩ thể chia thành mấy phần?
- Chia hai phần:
+ 4 câu đầu:
+ 4 câu sau.
2. Bố cục: 2 phần:
+ 4 câu đầu: Tấm lịng yêu nước sâu nặng của Nguyễn Thơng đối với quê hương.
+ 4 câu sau: Thái độ sống và tâm trạng da diết nhớ quê hương của tác giả.
3. Nội dung:
- Tìm hiểu 4 câu thơ đầu.
? Giải thích từ “ ong ĩng”?
? Nhạn kêu “ ong ĩng” cĩ nghĩa là gì?
? “ Trời xanh” gợi một màu ý nĩi điều gì?
? Em hiểu câu thơ tiếp theo như thế nào?
à tác giả nhân hóa cây cỏ vô tri như cảm nhận được nỗi bi thương của đất nước.
- Ong óng “nhạn kêu thu” tiếng nhạn kêu gợi nỗi buồn.
- Cảnh vật nơi đất khách gợi nỗi sầu nhớ quê nhà.
- HS trả lời.
a) 4 câu đầu: “ong ĩng sầu”:
- Ong óng “nhạn kêu thu” tiếng nhạn kêu buổi thu về gợi nỗi buồn xa xứ.
- “Trời xanh một màu”: cảnh vật nơi đất khách gợi nỗi sầu nhớ quê nhà.
- “Nước non à thêm sầu”: cảnh vật quê hương giờ lạ lẫm không còn là của mình nữa (vì đã vào tay giặc Pháp),
Þ Tấm lịng yêu nước sâu nặng của Nguyễn Thơng đối với quê hương khi ở nơi đất khách.
- Tìm hiểu 4 câu thơ cuối:
b) 4 câu sau: “Một gánh nên cầu”
? “ Đồ thơ” cĩ nghĩa là gì?
HS trả lời.
- “Đồ thơ”: tức địa đồ và thư tịch, đây chỉ đất nước và nền văn hiến nĩi chung.
- “Một gánh ® đĩ”
“Ngàn trùng ® đâu?” thơ thể hiện nỗi lịng ai ốn, nỗi nhớ quê da diết
? Biện pháp tu từ?
HS trả lời.
àCâu hỏi tu từ + phép đối trong
? Em hiểu gì về chữ “ Nhàn” trong bài thơ?
Gv giải thích thêm:
- “Nhàn”: được nâng lên thành lối sống, thậm chí là triết lý sống. Đặc biệt phổ biến trong thơ văn yêu nước thời trung đại (Nguyễn Bỉnh Khiêm cĩ bài “Nhàn”; Nguyễn Trãi - “Cảnh ngày hè”.
- Chữ “nhàn”: trong “Khách địa tư gia” Nguyễn Thơng cáo bệnh về hưu - muốn về “nhàn” nhưng vẫn đau đáu trong lịng nỗi niềm “ái quốc ưu dân”.
“nhàn”: nhàn nhã, thảnh thơi
Chữ “nhàn”: nhàn nhã, thảnh thơi, phong cách ung dung tự tại, thanh cao, khơng vướng bận, khơng màng danh lợi
àĐây là thái độ sống - nâng lên thành triết lý sống, nhân cách sống của người trí thức yêu nước.
? Nghệ thuật trong bài thơ?
GV chốt ý: Thơ Nguyễn Thơng với nét bút tả thực chân phương khơng cầu kỳ, hoa mỹ nhưng rất chân tình.
? Nêu ý nghĩa của truyện?
HS trả lời.
Bài thơ ngũ ngơn với nhịp điệu, giọng điệu, ngơn từ đặc sắc của quê hương, ngịi bút trữ tình sâu lắng chứa đựng tình đẹp, ý hay, và tình cảm cao cả.
4. Nghệ thuật:
Nhịp điệu, giọng điệu, ngơn từ đặc sắc, ngịi bút trữ tình sâu lắng.
5. ý nghĩa: Cảm thơng tâm trạng nhớ quê hương da diết của tác giả khi phải lưu lạc nơi đất khách quê người.
4/ Củng cố, hướng dẫn tự học:
*Bài cũ: - Tiếp tục sưu tầm và tìm hiểu thêm về một số tác phẩm về văn học của các tác giả ở Long An.
*Bài mới: Chuẩn bị cho bài: Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác.
+ Đọc, trả lời các câu hỏi sgk.
+Tự tìm hiểu về tâm hồn khí phách của nhà chí sĩ yêu nước Phan Bội Châu thể hiện trong bài thơ này.
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết 54 : DẤU NGOẶC KÉP
I-MỤC TIÊU BÀI DẠY:
Giúp HS:
-Hiểu rõ công dụng của dấu ngoặc kép và vận dụng vào quá trình giao tiếp, khi viết.
-Rèn luyện kĩ năng dùng dấu câu.
II- TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG:
1. Kiến thức
Cơng dụng của dấu ngoặc kép.
2. Kĩ năng
- Sử dụng dấu ngoặc kép.
- Sử dụng phối hợp dấu ngoặc kép với các dấu khác.
- Sủa lỗi về dấu ngoăc kép.
III- CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
ĐDDH: Bảng phụ, phiếu học tập
Phương án tổ chức lớp: thảo luận
Nội dung kiến thức ôn tập, chuẩn bị ở nhà: bài soạn
IV-PHƯƠNG PHÁP:
- Đặt câu hỏi, nêu vấn đề, gợi mở, thảo luận...
- Đặt câu hỏi, nêu vấn đề, gợi mở, thảo luận...
V-TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY:
1/ Ổn định tình hình lớp:
-Sĩ số.
-Chuẩn bị kiểm tra bài cũ.
2/ Kiểm tra bài cũ:
Câu hỏi: Công dụng của dấu hai chấm? Đọc BT 6 và cho biết công dụng của dấu hai chấm trong đoạn văn đó.
Trả lời: Đánh dấu (báo trước) phần giải thích, thuyết minh cho một phần trước đó; Đánh dấu (báo trước) lời dẫn trực (dùng với dấu ngoặc kép) hay lời đối thoại(dùng với dấu ngoặc kép)
3/ Bài mới:
Giới thiệu bài mới: Ta tiếp tục tìm hiểu công dụng của dấu hai chấm.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Kiến thức
Hoạt động 1: Công dụng
I- Tìm hiểu:
GV treo bảng phụ ghi vd
HS đọc vd
II -Bài học
s Ở vd a, dấu ngoặc kép dùng để làm gì?
4Đánh dấu lời dẫn trực tiếp – lời nói của Găng-đi
1/Công dụng
s Công dụng của dấu ngoặc kép trong trường hợp này?
-Đánh dấu từ ngữ, câu, đoạn trực tiếp
s Từ dải lụa ở câu b, ta nên hiểu thế nào cho thích hợp?
4Theo nghĩa ẩn dụ: xem chiếc cầu như dải lụa mềm mại.
s Công dụng của dấu ngoặc kép trong trường hợp này?
-Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặt biệt hay có hàm ý mỉa mai
s Ở câu c, các từ trong dấu ngoặc kép có giá trị gì?
4Mỉa mai bọn thực dân Pháp bằng cách dùng chính lời nói của chúng để đả kích lại chính sách cai trị của chúng ở Việt Nam
s Các từ trong dấu ngoặc kép ở câu d có giá trị gì?
4Phần phân biệt các tác phẩm, văn bản
s Công dụng của dấu ngoặc kép trong trường hợp này?
- Đánh dấu tên tác phẩm, tờ báo, tập san, được dẫn
s Hãy lấy một ví dụ có sử dụng dấu ngoặc kép và chỉ ra công dụng?
HS lấy vd.
Hoạt động 2: Luyện tập
III- Luyện tập:
Yêu cầu HS đọc và thực hiện BT1
HS đọc và thực hiện
1/Công dụng của dấu ngoặc kép:
a)Đánh dấu lời dẫn trực tiếp
b)Hàm ý mỉa mai
c)Lời dẫn trực tiếp
Yêu cầu HS đọc và thực hiện BT2
HS đọc và thực hiện
2/Đặt dấu hai chấm và ngoặc kép vào chỗ thích hợp và giải thích:
a) cười bảo: ”cá tươi” “tươi” -> Lời đối thoại; Từ ngữ được dẫn trở lại.
b) chú Tiên Lê: “Cháu hãy vẽ với nhau” -> Báo trước lời dẫn trực tiếp; Lời dẫn trực tiếp.
c) bảo hắn: “Đây là đi một sào” -> Báo trước lời dẫn trực tiếp; Lời dẫn trực tiếp.
Yêu cầu HS đọc và thực hiện BT3
HS đọc và thực hiện
3/a)Đánh dấu lời dẫn trực tiếp
b)Lời dẫn gián tiếp
GV hướng dẫn HS viết đoạn văn huyết minh có dùng dấu ngoặc đơn, dấu hai chấm, dấu ngoặc kép và giải thích
4/Viết đoạn văn thuyết minh có dùng dấu ngoặc đơn, dấu hai chấm, dấu ngoặc kép và giải thích
4/ Củng cố, hướng tự học:
*Bài cũ: - Hoàn tất các bài tập vào vở.
- Nắm được công dụng của dấu ngoặc kép và thực hành với nó.
*Bài mới:Chuẩn bị cho bài: Ôn luyện về dấu câu.
+Trả lời các câu hỏi sgk
+Tự tổng kết kiến thức về dấu câu.
+Chữa các lỗi về dấu câu.
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết:55:
LUYỆN NÓI THUYẾT MINH VỀ MỘT THỨ ĐỒ DÙNG
I- MỤC TIÊU BÀI DẠY:
Giúp HS:
- Qua hình thức luyện nói để củng cố tri thức, kĩ năng về cách làm bài văn thuyết minh đã học.
- Có điều kiện cho HS mạnh dạn suy ngĩ
- Rèn kĩ năng làm văn thuyết minh.
II- TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG:
1. Kiến thức
- Cách tìm hiểu, quan sát và nắm được đặc điểm cấu tạo, cơng dụng, của những vật dụng gần gũi với bản thân.
- Cách xây dựng trình tự các nội dung cần trình bày bằng ngơn ngữ nĩi về một thứ đồ dung trước lớp.
2. Kĩ năng
- Tạo lập văn bản tuyết minh.
- Sử dụng ngơn ngữ dạng nĩi trình bày chủ động một thứ đồ dung trước tập thể lớp.
III- CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
- ĐDDH: Bảng phụ, phiếu học tập
- Phương án tổ chức lớp: thảo luận
- Nội dung kiến thức ôn tập, chuẩn bị ở nhà: bài soạn
IV-PHƯƠNG PHÁP:
Đặt câu hỏi, nêu vấn đề, gợi mở, thảo luận...
IV-TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY:
1/ Ổn định tình hình lớp:
-Sĩ số.
-Chuẩn bị kiểm tra bài cũ.
2/ Kiểm tra bài cũ:
Câu hỏi: Trình bày cách làm bài văn thuyết minh?
Trả lời: Để làm bài văn thuyết minh: Tìm hiểu đối tượng thuyết minh; Xác định rõ phạm vi tri thức về đối tượng đó; Chọn phương pháp thuyết minh cho phù hợp; Ngôn từ chính xác, dễ hiểu
3/ Bài mới:
Giới thiệu bài mới: Ta tiến hành luyện nói về một thứ đồ dùng
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Kiến thức
Hoạt động 1:
Đề:
GV ghi đề bài.
HS đọc
“Thuyết minh về cái phích nước (bình thuỷ)”
Yêu cầu HS nhắc lại các bước làm bài văn thuyết minh.
HS nhắc lại kiến thức
Yêu cầu HS thực hiện bước tìm hiểu đề.
4-Thể loại: thuyết minh
-Đối tượng: cái bình thuỷ
s Để thuyết minh cho đối tượng này, ta cần trình bày những điểm gì?
4Cấu tạo; Nguyên tắc hoạt động; Công dụng, hiệu quả sử dụng; Cách bảo quản
s Nhắc lạibố cục chungcủa một văn bản thuyết minh?
HS nhắc lại
s Từ đó hãy lập dàn ý cho bài văn này.
4HS lập dàn bài theo nhóm
MB: Giới thiệu chung về cái bình thuỷ
GV yêu cầu nhóm HS trình bày dàn bài
4Đại diện nhóm trình bày
TB: +Trình bày cấu tạo hai phần:
GV nhận xét, sửa chữa
-Phần vỏ
GV có thể treo bảng phụ ghi dàn bài mẫu.
-Phần ruột
+Hiệu quả sử dụng
+Cách bảo quản
Hoạt động 2:
Tiến hành thảo luận về bài nói. HS trong nhóm tự nói theo dàn bài mà nhóm đã thảo luận.
Nhóm luyện nói
KB: Đánh giá về đối tượng
Hoạt động 3:
GV lần lượt yêu cầu HS trình bày trước lớp bài nói của mình (có thể dựa vào dàn bài)
HS trình bày trước lớp
Yêu cầu nhóm khác nhận xét, bổ sung
HS nhận xét
GV tổng hợp nhận xét, bổ sung, sửa chữa
4/ Củng cố, hướng dẫn tự học:
*Bài cũ: -Tiếp tục luyện nói theo đề bài này
*Bài mới:Chuẩn bị cho bài: Viết bài tập làm văn số 3 – văn thuyết minh.
+Ôn tập lại toàn bộ những kiến thức về TLV phần văn thuyết minh.
+Tự luyện tập với 4 đề bài tham khảo ở sgk/Tr145.
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết: 56:
VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 3 – VĂN THUYẾT MINH
I- MỤC TIÊU BÀI DẠY:
Giúp HS:
-Thực tập viết bài văn thuyết minh hoàn chỉnh
-Rèn luyện kĩ năng diễn đạt, trình bày.
II- TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG:
1.Kiến thức
- Cách tìm hiểu, quan sát và nắm được đặc điểm cấu tạo, cơng dụng, của cây bút bi.
- Cách xây dựng trình tự các nội dung cần trình bày về cây bút bi một thứ đồ dung quen thuộc.
2. Kĩ năng
- Tạo lập văn bản tuyết minh.
- Sử dụng lời văn vào bài làm một cách sinh động theo trình tự.
III-CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
GV: đề kiểm tra, đáp án
- HS: ôn tập tất cả các kiến thức tập làm văn thuyết minh.
IV-TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY:
1/ Ổn định tình hình lớp:
- Sĩ số.
-Chuẩn bị kiểm tra .
2/ Kiểm tra bài cũ: không
3/ Bài mới: thực hiện kiểm tra. ( đề và đáp án kèm theo)
4/ Củng cố, hướng dẫn về nhà:
*Bài cũ: - Tự thực hiện lại bài kiểm tra ở nhà.
*Bài mới: Chuẩn bị cho bài: Thuyết minh về một thể loại văn học.
+ Đọc và trả lời những câu hỏi trong sgk.
+ Tự rút ra cách thuyết minh về một thể loại văn
File đính kèm:
- giao_an_ngu_van_lop_8_tuan_13_19.doc