Giáo án Ngữ văn lớp 8 tuần 14

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức

- Mối nguy hại ghê gớm toàn diện của tệ nghiện thuốc lá đối với sức khỏe con người và đạo đức xã hội.

- Tác dụng của việc kết hợp các phương thức biểu đạt lập luận và thuyết minh trong văn bản.

2. Kĩ năng

- Tích hợp với phần tập làm văn để tập viết bài văn thuyết minh một vấn đề của đời sống xã hội.

- Đọc – hiểu một văn bản nhật dụng đề cập đến một vấn đề xã hội bức thiết.

3. Thái độ.

- Giáo dục ý thức bảo vệ sức khoẻ của bản thân và cộng đồng

B. CHUẨN BỊ

1. - Giáo viên: - SGK, SGV, giáo án

2. - Học sinh: Tìm hiểu tình hình hút thuốc lá trong thôn xóm, địa phương mình.

C. PHƯƠNG PHÁP:

- Phân tích, thảo luận nhóm

- Phương pháp đàm thoại, tích hợp.

- Học theo nhóm: Thảo luận, trao đổi, phân tích tác hại của việc hút thuốc lá và việc cần làm ngay để phòng chống tệ nạn hút thuốc lá.

- Minh họa: Tranh ảnh minh họa về tác hại của việc hút thuốc lá.

D. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy – học

1. Ổn định tổ chức: 8C

2. Kiểm tra bài cũ:

? Em hiểu gì về thuốc lá khi học xong văn bản “Ôn dịch, thuốc lá”

? Chỉ ra phương pháp thuyết minh được sử dụng trong văn bản này

3. Bài mới:

* Giới thiệu bài: Qua bài “Thông tin.”, các nhà khoa học đã cảnh báo chúng ta một nguy cơ gây ô nhiễm môi trường là nạn sử dụng bao bì ni lông. Sự bùng nổ dân số cũng là vấn đề được mọi người, mọi tầng lớp xã hội quan tâm. Đến với tiết học hôm nay các em sẽ tìm hiểu bài “Bài toán dân số”

 

doc14 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1025 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn lớp 8 tuần 14, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 04/ 11/2013 TUẦN 13: TIẾT 49 bài toán dân số A. Mục tiêu CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức - Mối nguy hại ghê gớm toàn diện của tệ nghiện thuốc lá đối với sức khỏe con người và đạo đức xã hội. - Tác dụng của việc kết hợp các phương thức biểu đạt lập luận và thuyết minh trong văn bản. 2. Kĩ năng - Tích hợp với phần tập làm văn để tập viết bài văn thuyết minh một vấn đề của đời sống xã hội. - Đọc – hiểu một văn bản nhật dụng đề cập đến một vấn đề xã hội bức thiết. 3. Thái độ. - Giáo dục ý thức bảo vệ sức khoẻ của bản thân và cộng đồng B. Chuẩn bị 1. - Giáo viên: - SGK, SGV, giáo án 2. - Học sinh: Tìm hiểu tình hình hút thuốc lá trong thôn xóm, địa phương mình. C. Phương pháp: - Phân tích, thảo luận nhóm - Phương pháp đàm thoại, tích hợp. - Học theo nhóm: Thảo luận, trao đổi, phân tích tác hại của việc hút thuốc lá và việc cần làm ngay để phòng chống tệ nạn hút thuốc lá. - Minh họa: Tranh ảnh minh họa về tác hại của việc hút thuốc lá. D. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy – học 1. Ổn định tổ chức: 8C 2. Kiểm tra bài cũ: ? Em hiểu gì về thuốc lá khi học xong văn bản “Ôn dịch, thuốc lá” ? Chỉ ra phương pháp thuyết minh được sử dụng trong văn bản này 3. Bài mới: * Giới thiệu bài: Qua bài “Thông tin...”, các nhà khoa học đã cảnh báo chúng ta một nguy cơ gây ô nhiễm môi trường là nạn sử dụng bao bì ni lông. Sự bùng nổ dân số cũng là vấn đề được mọi người, mọi tầng lớp xã hội quan tâm. Đến với tiết học hôm nay các em sẽ tìm hiểu bài “Bài toán dân số” G/v hướng dẫn h/s đọc G/v giải thích thêm các từ khó I. Đọc – Hiểu văn bản 1, Đọc , chỳ thớch - Chú thích 3 - Chàng Ađam và nàng Eva : Đây là cặp vợ chồng đầu tiên trên trái đất được chúa tạo ra và sai xuống trần gian để hình thành và phát triển loài người ? Theo em có thể gọi đây là văn bản nhật dụng không? Vì sao? ? Theo em bài viết đã sử dụng phương thức biểu đạt nào? Vì sao? ? Xác định bố cục 3 phần của văn bản? Nội dung mỗi phần là gì? ? Em có nhận xét gì về bố cục của văn bản ? ? Tác giả “sáng mắt ra” về điều gì? ? Em hiểu thế naò về vấn đề dân số và KHHGĐ ? Khi nêu vấn đề này tác giả muốn điều gì ở người đọc văn bản này? ? Em có nhận xét gì về cách mở bài của tác giả? Tác dụng của nó? ? Để làm rõ vấn đề dân số và KHHGĐ, tác giả đã lập luận và thuyết minh trên các ý chính bào, tương ứng với mỗi đoạn văn nào? ? Có thể tóm tắt bài toán cổ về dân số như thế nào? ? Tại sao có thể hình dung vấn đề gia tăng dân số từ bài toán cổ này? ? Bàn về một số từ 1 bài toán cổ, có tác dụng gì? ? ở 2 đoạn tiếp theo của phần thân bài cách chứng minh của người viết có gì thay đổi ? Các tư liệu thuyết minh dân số ở đây có tác dụng gì ? ? Tác giả đã thuyết minh vấn đề gia tăng dân số từ kỷ năng sinh sản của con người như thế nào? Nhằm đạt mục đích gì G/v chiếu bảng thống kê ? Nhìn vào bảng thống kê em hãy cho biết các nước có tỷ lệ sinh con cao thuộc các Châu lục nào? ? Em có nhận xét gì về sự gia tăng dân số và sự phát triển xã hội? ? Em học tập được gì về cách lập luận của tác giả ở phần thân bài ? Em hiểu như thế nào về câu nói sau của tác giả : “Đừng để… càng dài lâu càng tốt” ? Tại sao tác giả lại cho rằng “Con đường” tồn tại hay không tồn tại của chính loài người? ? Qua đó tác giả bộc lộ quan điểm của mình như thế nào về vấn đề dân số và KHHGĐ? 2, Thể loại - Văn bản nhật dụng : Vấn đề xã hội là dân số gia tăng và những hiệu quả của nó - Phương thức biểu đạt : Lập luận + thuyết minh và biểu cảm 3. Bố cục : 3 phần - Từ đầu… sáng mắt ra : Bài toán dân số và KHHGĐ được đặt ra t ừ thời cổ - Tiếp theo… 31 bàn cờ : Làm rõ vấn đề và KHHGĐ - Đoạn còn lại : Bày tỏ tháI độ về vấn đề này * Bố cục mạch lạc, chặt chẽ, theo vấn đề. Tất cả tập chung làm nổi bật vấn đề chủ chốt : Bài toán dân số là gì? Và cách giải quyết nó như thế nào? 4. Phân tích 4.1, Nêu vấn đề dân số và KHHGĐ - Vấn đề dân số và KHHGĐ đã được đặt at ừ thời cổ đại (H/s thảo luận theo nhóm) - Bạn đọc cũng “sáng mắt ra về vấn đề KHHGĐ” => Nhẹ nhàng, giản dị, thân mật, tình cảm => gần gủi, tự nhiên, dễ thuyết phục 4.2 Làm rõ vấn đề dân số và KHHGĐ - Vấn đề được nhìn nhận từ một bài toán cổ - Bài toán dân số được tính toán trong kinh thánh - Vấn đề dân số được nhìn nhận từ thực tế sinh sản của con người * Bài toán cổ về dân số - Có một bàn cờ gồm 64 ô - Đặt một hạt thóc vào ô thứ nhất, ô thứ hai đặt hai hạt, các ô tiếp theo cứ thế nhân đôI - tổng số thóc có thể phủ khắp bề mặt tráI đất => Tương ứng với số người được sinh ra trên trái đất => 1 con số khủng khiếp => Gây hứng thú, dễ hiểu * Bài toán dân số có khởi điểm từ truyện trong kinh thánh - Nếu mỗi gia đình : 2 con đến 1995. Dân số trái đất là 5,63 tỉ xấp sỉ ô thứ 30 bàn cờ => Mật độ dân số tăng nhanh chóng trên trái đất * Vấn đề gia tăng dân số từ năng lực so sánh tự nhiên của người phụ nữ - Cảnh báo nguy cơ tiềm ẩn của gia tăng dân số - Cho thấy cái gốc của vấn đề là hạn chế dân số và sinh đẻ có kế hoạch - Châu Phi, Châu á (Việt Nam) + Đông dân nhất + Tốc độ gia tăng dân số lớn nhất + Rất nhiều nước trong tình trạng lạc hậu, nghèo nàn => Tăng dân số quá cao là kìm hãm sự phát triển của xã hội, là nguyên nhân dẫn đến đói nghèo, lạc hậu => Cách lập luận : Lí lẽ đơn giản, chứng cớ đầy đủ, kết hợp với phương pháp thuyết minh : thống kê, so sánh, phân tích, kết hợp cơ cấu câu 4.3 Thái độ của tác giả về vấn đề dân số và kế hoạch hoá gia đình - Nếu con người sinh sôi trên trái đất theo cấp số nhân của bài toán cổ thì sẽ đến lúc không còn đất sống - Muỗn có đất sống : Phải sinh đẻ có kế hoạch phait hạn chế gia tăng trên thế giới - Con người muốn sống phải có đất - Đất đai không sinh ra, con người ngày một nhiều hơn. Do đó muốn tồn tại phải biết hạn chế sự gia tăng dân số => Đây là vấn đề sống còn của nhân loại => Tác giả : Nhận thức rõ vấn đề gia tăng dân số và hiểm hoạ của nó => Có trách nhiệm với đời sống cộng đồng, chân trọng đến cuốcống tốt đẹp của con người II. Tổng kết ? Bài văn đem lại cho em hiểu biết gì về vấn đề dân số và KHHGĐ (H/s thảo luận nhóm và rút ra ghi nhớ) H/s đọc to mục ghi nh III. Luyện tập ? Đọc phần đọc thêm và cho biết. Con đường tốt nhất để hạn chế gia tăng dân số là gì ? (H/s thảo luận nhóm) - Đẩy mạch giáo dục cho phụ nữ - Việc cần đến vai trò của g/v, cha mẹ ? Vì sao việc gia tăng dân số có tầm quan trọng hết sức to lớn đối với nhân loại, đặc biệt là các nước nghèo nàn lạc hậu? - Dân số tăng, môi trường sống + đất đai bị thu hẹp - Dân số tăng => hiểm học đạo đức, kinh tế, văn hoá, kìm hãm sự phát triển của cá nhân, cộng đồng E. Hướng dẫn học ở nhà ? H/s làm bài tập 3 sgk ? Em có hiểu biết gì về sự gia tăng dân số ở địa phương em, tác động của nó tới đời sống, kinh tế, văn hoá * Chuẩn bị bài tiếp theo --------------------------------------------------------------------- Ngày soạn: 04/ 11/2013 TUẦN 13: TIẾT 50 Tiếng Việt Dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm A. Mục tiêu CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức. - Công dụng của dấu ngoặc đơn, dấu hai chấm. 2. Kĩ năng. - Sử dụng dấu ngoặc đơn, dấu hai chấm. - Sửa lỗi về dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm 3. Thái độ. - Có ý thức vận dụng vào giao tiếp, viết văn. B. Chuẩn bị 1. Giáo viên: - Bảng phụ ghi ví dụ mục I, II 2. Học sinh: - Học sinh xem trước bài C. Phương pháp: - Phân tích ngôn ngữ, rèn luyện theo mẫu.Nhóm - Phân tích các tình huống mẫu: để nhận ra, hiểu Công dụng của dấu ngoặc đơn, dấu hai chấm.Sử dụng chúng phù hợp với tình huống giao tiếp. - Động não: Suy nghĩ, phân tích các ví dụ để rút ra những bài học thiết thực về cách sử dụng dấu ngoặc đơn, dấu hai chấm phù hợp với tình huống giao tiếp. - Thực hành có hướng dẫn: Viết câu hoặc đoạn văn có sử dụng dấu ngoặc đơn, dấu hai chấm - Học theo nhóm: trao đổi, phân tích về những đặc điểm, cách dùng dấu ngoặc đơn, dấu hai chấm. D. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy – học 1. Ổn định tổ chức:8C 2. Kiểm tra bài cũ: ? Các vế của một câu ghép có mối quan hệ ý nghĩa ntn? Cách nối vế trong câu ghép? Ví dụ? Đọc bài tập 5 3. Bài mới: ? Dấu ngoặc đơn trong những đoạn trích trên được dùng để làm gì? (H/s thảo luận theo 3 nhóm) ? Nếu bỏ phần trong dấu ngoặc đơn thì ý nghĩa cơ bản của những đoạn trích trên có thay đổi không? ? Từ phân tích ví dụ trên em hãy cho biết công dụng của ví dụ trên? ? Cấu tạo của phần trong của dấu ngoặc đơn là gì? H/s đọc to ghi nhớ G/v hướng dẫn hs làm bài tập 1 sgk H/s làm theo 3 nhóm ? Dấu hai chấm trong những đoạn trích trên dùng để làm gì? H/s làm theo hai nhóm G/v sơ kết ? Nếu bỏ dấu hai chấm thì ý nghĩa trên có thay đổi không ? ? Qua phân tích em hãy cho biết công dụng của dấu hai chấm. G/v : Xét về thực chất thì đây cũng là phần thuyết minh như ở công dụng 1, nhưng ở đây lại thuyết minh bằng nguyên văn lời của người khác (đôi khi của chính người viết nhưng trong một thời điểm khác) và bắt buộc có dấu khác kèm theo (dấu “ ” hoặc dấu gạch ngang) G/v chiếu hắt bài tập 2 H/s làm theo 3 nhóm I. Dấu ngoặc đơn 1. Ví dụ – Nhận xột : - Dấu ngoặc đơn ở ví dụ dùng để : a, Đánh dấu phần giải thích để làm rõ từ “họ” à giúp hiểu rõ hơn phần chú thích, có tác dụng nhấn mạnh b, Thuyết minh về một loài động vật mà tên của nó (ba khía) được dùng để gọi tên một con kênh àgiúp hình dung rõ hơn đặc điểm của con kênh này. c, Phần bổ xung thêm thông tin về năm sinh, năm mất của nhà thơ Lí Bạch và cho người đọc biết thêm Miên Châu thuộc tỉnh Tứ Xuyên - Nếu bỏ dấu ( ) thì ý nghĩa của đoạn trích không thay đổi, vì khi đặt mộtphần nào đó trong dấu ( ) thì người viết đã coi đó là phần chú thích, nhằm cũng cố thông tin kèm thêm chứ nó không thuộc phần nghĩa cơ bản * Công dụng của dấu ngoặc đơn : - Dùng để đánh dấu phần chú thích cho một từ, một vế trong câu hoặc cho một câu, chuỗi câu trong đoạn văn - Có các trường hợp dùng dấu ngoặc đơn để chú thích + Dấu ngoặc đơn đánh phần giải thích thêm + Dấu ngoặc đơn đánh dấu phần bổ xung thêm + Dấu ngoặc đơn đánh dấu phần thuyết minh thêm - Phần trong dấu ngoặc đơn có thể là một từ ngữ, một câu, mỗi chuỗi câu, một con số hay một dấu câu như dấu hỏi, dấu chấm than àBất cứ điều gì người viết muốn chú thích Lưu ý : Trường hợp dùng dấu ngoặc đơn đối với dấu (?) tỏ ý hoài nghi, dấu (!) tỏ ý mỉa mai 2. Ghi nhớ (SGK) Bài tập 1 : a, Đánh dấu phần giải thích ý nghĩa các cụm từ tiệt nhiên, định phận tại thiên thư, hành than thủ bại hư b, Đánh dấu phần thuyết minh nhằm giúp cho người đọc hiểu rõ trong 2290m chiều dài của cầu có tính cả phần cầu dẫn c, - Dấu ngoặc đơn ở vị trí 1 đánh dấu phần bổ xung, phần này có quan hệ lựa chọn với phần quan hệ của chú thích (có phần này thì không có phần kia) : Người tạo lập văn bnả hoặc người viết, hoặc là người nói - ở vị trí 2, dấu ngoặc đơn đánh dấu phần thuyết minh để làm những phương tiện ngôn ngữ ở đây là gì II. Dấu hai chấm 1. Ví dụ – Nhận xột: Dấu 2 chấm dùng để đánh dấu (báo thức) a, Lời đối thoại (của Dế Mèn với Dế Choắt và ngược lại) b, Lời dẫn tiếp (Thép mới dẫn lại lời của người xưa) c, Phần giải thích lí do thay đổi tâm trạng của tác giả trong ngày đầu tiên đi học à Nếu bỏ dấu 2 chấm, câu văn hoặc đoạn văn không chỉ mất đi một phần nghiã cơ bản mà còn trở nên không hoàn chỉnh về nghĩa và bị coi là sai. Như vậy trong trường hợp này được người viết cho là thuộc nội dung ngiã cơ bản của câu hay của đoạn ố Đây cũng là điểm khác biệt đối với dấu ngoặc đơn *Công dụng của hai dấu chấm : - Dấu hai chấm dùng để : + Đánh dấu (báo thức) phần giải thích, thuyết minh cho một phần trước đó + Đánh dấu (báo thức) lời dẫn trực tiếp (dùng với dấu ngoặc kép) hay lời đối thoại (dùng với dấu gạch ngang) 2. Ghi nhớ (SGK) H/s đọc to phần ghi nhớ 2 * Bài tập 2 : Công dụng của dấu hai chấm a, Đánh dấu (báo thức) phần giải thích cho ý : Họ thách nặng quá b, Đánh dấu (báo thức) lời đối thoại (của Dế Choắt nói với Mèn) và phần thuyết minh nội dung mà Dế Choắt khuyên Dế Mèn c, Đánh dấu (báo thức) phần thuyết minh cho ý : Đủ màu là những màu nào III. Luyện tập Bài 4 : - Được những ngiã của câu cơ bản không thay đổi nhưng người viết coi phần trong dấu ngoặc đơn chỉ có tác dụng kèm thêm chứ không thuộc phần nghĩa cơ bản của câu như phần này đặt ra - Nếu viết lại “Phong Nha gồm : Động… nước ” thì không thể thay dấu : bằng ( ), vì trong câu này vế “Động… nước” không thể côi là thuộc phần chú thích Chú ý : Chỉ trong trường hợp bỏ phần cho dấu : đánh dấu mà phần còn lại vẫn có sự hoàn chỉnh về nghĩa thì dấu : mới có thể thay đổi bằng dấu ( ) Bài 3 : Được những nghĩa của phần đặt sau dấu. Không được nhấn mạnh bằng Bài 5 : Sai vì dấu ( ) cũng như dấu “ ” bao giờ cũng được dùng thành cặp G/v yêu cầu h/s sửa thêm một dấu ( ) - Phần được đánh dấu bằng dấu ( ) không phải là bộ phận của câu Như vậy : Phần chú thích có thể là bộ phận của câu, nhưng cũng có thể bằng một hoặc nhiều câu E.Hướng dẫn học bài ở nhà: -Học thuộc ghi nhớ -Hoàn thành bài tập SGK -Đọc và trả lời câu hỏi: “Đề văn thuyết minh…” ------------------------------------------------------------------ Ngày soạn: 04/ 11/2013 TUẦN 13: TIẾT 51 Tập làm văn đề văn thuyết minh và cách làm bài văn thuyết minh A. Mục tiêu CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức. - Đề văn thuyết minh - Yêu cầu cần đạt khi làm một bài văn thuyết minh. - Cách quan sát, tích lũy tri thức và vận dụng các phương pháp để làm bài văn thuyết minh. 2. Kĩ năng. - Xác định yêu cầu của một đề văn thuyết minh. - Quan sát nắm được đặc điểm, cấu tạo, nguyên lí vận hành, công dụng… của đối tượng cần thuyết minh. - Tìm ý, lập dàn ý, tạo lập một văn bản thuyết minh. 3. Thái độ. - Giáo dục ý thức tìm hiểu các đặc điểm, phương pháp kiểu văn bản TM B. Chuẩn bị 1. - Giáo viên: - Giáo án, cỏc bài tập bổ trợ. 2. - Học sinh: Xem trước bài ở nhà C. Phương pháp: - Phân tích ngôn ngữ, rèn luyện theo mẫu, Thảo luận… - Phương pháp đàm thoại, tích hợp. - Quy nạp, vấn đáp, trao đổi, hđ nhóm, cá nhân, thực hành D. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy – học 1. Ổn định tổ chức: 8C 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới H/s đọc đề bài ? Đề nêu lên điều gì ? ? Đối tượng thuyết minh có thể gồm những loại nào? ? Làm sao em biết đó là vấn đề văn thuyết minh? ? vậy từ đó em có nhận xét gì về đề văn thuyết minh? G/v lưu ý cho h/s Đề văn thuyết minh rất đa dạng, phong phú Đặc điểm chung nhất và điểm khác biệt ngữa đề văn thuyết minh với các loại đề văn khác, là các đề văn thuyết minh thường được diễn đạt bằng một câu văn, hoặc một câu đặc biệt H/s đọc bài văn ở sgk ? Đọc đề bài trên và cho biết đề nêu lên đối tượng gì? Yêu cầu gì? ? Tại sao em biết đây là đề thuyết minh về chiếc xe đạp? ? Thuyết minh chiếc xe đạp là phương pháp nêu lên được đặc điểm tiêu biểu của chiếc xe đạp. Theo em đặc điểm của chiếc xe đạp là gì? * Quan sát, đọc thầm văn bản sgk ? Bài văn này gồm mấy phần ? Nội dung từng phần ? Có cách mở bài khác không ? ? ở phần thân bài tác giả sử dụng những phương pháp thuyết minh nào ? ở đây tác giả đã chia chiếc xe đạp ra mấy phần để trình bày ? ? Nếu sử dụng phương pháp liệt kê ở phần thân bài có được không? (Vì không nói được cơ chế của hoạt động của chiếc xe đạp) ? Nếu văn bản này chỉ miêu tả màu sắc kiểu dáng, vẻ đẹp của chiếc xe đạp thì có được không? ? Văn bản sgk có yếu tố miêu tả không? Qua văn bản : Xe đạp ở sgk, em có nhận xét : (H/s thảo luận) ? Bài làm có thực hiện đề bài đã cho như thế nào? ? Phương pháp thuyết minh như vậy có phù hợp không? ? Diễn đạt có dễ hiểu không? I. Tìm hiểu đề văn thuyết minh * Tìm hiểu 12 đề ở (sgk) - Đề nêu lên đối tượng thuyết minh - Đối tượng thuyết minh : Con người, đồ vật, di tích, con vật, thực vật, món ăn, đồ chơi, lễ hội… - Vì các đề không yêu cầu kể chuyện, miêu tả, biểu cảm tức là yêu cầu giới thiệu thuyết minh, giải thích * Ghi nhớ : H/s đọc to ghi nhớ * Đề văn thuyết minh gồm có hai đoạn - Dạng đề có cấu trúc đầy đủ(thể loại và đối tượng cần thuyết minh ) VD: Thuyết minh về lọ hoa em cắm để tặng mẹ nhân ngày 8 – 3 - Dạng đề có cấu trúc không đầy đủ, thường chỉ đề cập tới đối tượng thuyết minh VD: 12 đề sgk II. Cách làm bài văn thuyết minh Đề bài : Chiếc xe đạp 1, Tìm hiểu đề : - Đối tượng : Chiếc xe đạp - Yêu cầu : Thuyết minh 2, Tìm hiểu tính chất của đề - Nếu là miêu tả thì phải miêu tả một chiếc xe đạp cụ thể (của me, em…) - Thuyết minh đặc điểm của chiếc xe đạp : Là một phương tiện giao thông phổ biến àtrình bày cấu tạo, tác dụng của xe đạp 3, Xây dung bố cục và nội dung a, Mở bài : Giải thích khái quát về phương tiện xe đạp b, Thân bài : Đây là phần trọng tâm * Giới thiệu về cấu tạo của xe đạp và nguyên tắc hoạt động của nó * Phương pháp phân tích (kết hợp liệt kê, giải thích) - Hệ thống chuyển động gồm + Khung, bàn đạp, trục… + Đĩa răng cưa… + ổ líp + Bánh xe - Hệ thống điều khiển + Ghi đông… + Bộ phanh… - Hệ thống chuyên chở gồm : + Yên xe + Giá đèo hàng, giỏ đựng đồ - Các bộ phận phụ : Chắn bùn, chắn xích, đèn… - Không, vì lại sang miêu tả chiếc xe đạp - Không, vì mục đích của văn bản này là giúp cho người đọc hiểu về cấu tạo, nguyên lí vận hành của chiếc xe đạp c, Kết bài : Nêu lên tác dụng cảu xe đạp và tương lai của nó H/s đọc to ghi nhớ III. Luyện tập Đề bài : Giới thiệu về chiếc nón lá Việt Nam Bước 1 : Xác định yêu cầu của đề (g/v hướng dẫn h/s) - Đối tượng thuyết minh : Chiếc nón lá Việt Nam - Đặc điểm tiêu biểu của chiếc nón lá Việt Nam + Nguồn gốc, chất liệu, cấu tạo, hình dáng, sắc màu… + Vai trò, tác dụng của chiếc nón lá trong đời sống, sinh hoạt của người Việt Nam Bước 2 : Xác định ý và xây dung bố cục : (G/v hướng dẫn h/s) * Mở bài : Chiếc nón lá Việt Nam là một vật thể không thể thiếu trong cuộc sống của người phụ nữ Việt Nam xưa. Đó là kỷ vật hữu nghị đặc sắc đối với bạn bè khắp thế giới khi đến thăm Việt Nam * Thân bài - Hình dáng chiếc nón - Vật liệu làm nón : Mo nang làm cốt, dây móc, lá nón, khuôn nón, vòng nón bằng tre, rợi guộc - Quy trình làm nón : Lá nón sau khi phơi 2 đến 3 nắng sẽ ngã từ màu xanh chuyển sang màu trắng, được rãi trên nền đất cho mềm, rồi người ta sẽ cho rộng bản. Sau đó đó đặt lá lên lưỡi cày nung nóng để là cho phẳng. Vòng nón được chốt tròn đều đặn, chổ nối cũng không có vết gợn. Cuối cùng là khâu khi lá đã đặt lên lớp vành khuôn. Sợi móc len theo mũi kim qua 6 lớp vòng bằng cột tre để hoàn chỉnh sản phẩm. Nói hơ song còn được hơ trên diêm sinh cho thêm trắng và tránh bị mốc - ở Việt Nam có các vùng nổi tiếng về nghề nón : Huế, Quảng Bình, làng Chuông (Hà Tây)… - Chiếc nón lá rất gần gũi với đời sống sinh hoạt của người Việt Nam. Nó che mưa, che nắng. Nó làm thêm phần duyên dáng cho các thiếu nữ Việt Nam trong những dịp hội hè - Chiếc nón đã trở thành biểu tượng của người phụ nữ Việt Nam * Kết bài : Cảm nghĩ về chiếc nón : Ngày nay cuộc sống hiện đại, chiếc nón không còn có vị trí và vai trò như trước. Dần dần những chiếc mũ xinh xắn, có nhiều tiện dụng đã thay thế chiếc nón xưa. Mặc dù vậy trong ý thức của mỗi người dân Việt Nam, hình ảnh chiếc nón luôn là biểu tượng của người phụ nữ dịu dàng, duyên dáng. Đó là một nết văn hoá của người Việt Nam, cần được giữ gìn và lưu truyền E. Hướng dẫn học ở nhà - H/s dựa vào phần gợi ý và dàn ý, viết thành bài văn hoàn chỉnh : Giới thiệu về chiếc nón lá Việt Nam - H/s thuộc ghi nhớ - Chuẩn bị bài tiếp theo: Chương trỡnh địa phương. ----------------------------------------------------------------- Ngày soạn: 04/ 11/2013 TUẦN 13: TIẾT 52 Chương trình địa phương phần Văn A. Mục tiêu CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức. - Cách tìm hiểu về các nhà văn, nhà thơ ở địa phương. - Cách tìm hiểu về tác phẩm văn, thơ viết về địa phương. 2. Kĩ năng. - Sưu tầm, tuyển chọn tài liệu văn thơ viết về địa phương. - Đọc hiểu thẩm bình thơ văn viết về địa phương. - Biết cách thống kê tài liệu, thơ văn viết về địa phương. 3. Thái độ. - Qua việc chọn ghép một bài thơ…ở địa phương củng cố tình cảm quê hương. B.Chuẩn bị 1. Giáo viên: - Giáo án, sưu tầm văn học địa phương 2.Học sinh: Chuẩn bị trước bài ở nhà C. Phương pháp: - Phân tích ngôn ngữ, rèn luyện theo mẫu, Thảo luận… - Phương pháp đàm thoại, tích hợp. - Quy nạp, vấn đáp, trao đổi, hđ nhóm, cá nhân, thực hành D. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy – học 1. Ổn định tổ chức: 8C 2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra 15 phỳt Đề kiểm tra: Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước nhận định đúng nhất trong các câu sau. Câu 1: Ngô Tất Tố đã khắc nhoạ bản chất nhân vật trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ thông qua: Ngôn ngữ độc thoại nội tâm nhân vật. Ngôn ngữ đối thoại và ngôn ngữ miêu tả hành động nhân vật. Ngôn ngữ miêu tả ngoại hình nhân vật là chính. Dùng ngôn ngữ kể linh hoạt kết hợp với ngôi kể phù hợp. Câu 2: Một trong những giá trị nội dung nổi bật của truyện ngắn “Chiếc lá cuối cùng” là: A. Phê phán bọn nhà giàu sống không có lương tâm. B. Ca ngợi tinh thần đoàn kết. C. Ca ngợi lòng nhân ái, sự đùm bọc của con ngừơi với con người. D. Lên án tội ác bọn thống trị. Câu 3: Nhân vật bà cô trong đoạn trích “ Trong lòng mẹ” của Nguyên Hồng là con người: A. Hiền từ, nhân hậu, thương cháu; B. Bề ngoài tỏ ra thân mật, quan tâm cháu nhưng bản chất độc ác, thâm hiểm. C. Ngay thẳng, đoan chính. D. Tráo trở, mưu mô. Câu 4: Nên hiểu việc Đôn Ky-hô-tê đánh nhau với cối xay gió trong “Đánh nhau với cối xay gió” ( trích “ Đôn Ky-hô-tê” của Xéc-văng- tét) là: Hành động nghĩa hiệp, đáng ca ngợi. Hành động của những con người thông thái. Hành động chín chắn, tỉnh táo. Hành động mù quáng, nực cười, điên rồ. Câu 5: (6 đ) Nhân vật lão Hạc trong truyện ngắn “Lão Hạc” của Nam Cao có những phẩm chất nào đẹp ? Em hểu như thế nào về tình cảm của lão với con trai ? Trình bày suy nghĩ về tình cảm đó thành một hoặc hai đoạn văn. Hướng dẫn chấm: A.TNKQ: Mỗi câu đúng cho 1đ Đáp án đúng: 1 – B; 2 – C; 3 – B; 4 – D. Tự luận: Câu 5: (6đ) HS viết được một đến hai đoạn văn nêu suy nghĩ, cảm nhận của mình về tình cảm lão Hạc dành cho con. Có hai ý lớn: Nêu – kể tên được các phẩm chất của lão Hạc: yêu thương và có trách nhiệm với con; sống trong sạch và tự trọng; tỉ mỉ, chu đáo, cẩn trọng; nhân hậu, nghĩa tìnhv, thuỷ chung. (Mỗi phẩm chất tính 0.25 đ, tổng1đ) Phân tích và chứng minh được tình yêu thương và tinh thần trách nhiệm cao của lão với con: Lão đau đớn và bất lực khi không giữ được con chỉ vì nghèo khổ (con rai lão bỏ đi đòn điền cao su): lý lẽ và dẫn chứng. (1đ) Lão dồn tình yêu thương và nỗi nhớ thương, ngóng đợi con vào tình cảm với con chó, lão đối xử với Cậu Vàng như với dứa cháu thân yêu. Lão dành dụm mọi thứ bòn mót được cho con.: lý lẽ và dẫn chứng(1đ) Lão chết dữ dội, đau đớn cũng là một phần vì muốn dành mọi thứ cho con: lý lẽ, dẫn chứng. (2đ) Đánh giá tình phụ tử của lão: sâu sắc, thiêng liêng, cao quý và bất tử. Đánh giá nghệ thuật khắc hoạ nhân vật tài tình của NC thông qua phân tích tâm lý nhân vật; nghệ thuật dựng truyện độc đáo. (2đ) (Tuỳ mức độ thiếu sót nội dung và mắc lỗi trình báy, diễn đạt mà GV linh hoạt trừ điểm. Khuyến khích HS sáng tạo cách trình bày và viết có cảm xúc 3. Bài mới I.Tỏc giả Trần Đăng Khoa - Sinh ngày 24 thỏng 4 năm 1958, quờ làng Trực Trỡ, xó Quốc Tuấn, huyện Nam Sỏch, tỉnh Hải Dương, - Là một nhà thơ, nhà bỏo, biờn tập viờn Tạp chớ Văn nghệ Quõn đội, hội viờn của Hội Nhà văn Việt Nam. - Từ nhỏ, ụng đó được nhiều người cho là thần đồng thơ văn. Lờn 8 tuổi, ụng đó cú thơ được đăng bỏo. Năm 1968, khi mới 10 tuổi, tập thơ đầu tiờn của ụng Từ gúc sõn nhà em (tập thơ tiếp theo là Gúc sõn và khoảng trời) được nhà xuất bản Kim Đồng xuất bản. Cú lẽ tỏc phẩm nhiều người biết đến nhất của ụng là bài thơ "Hạt gạo làng ta", sỏng tỏc năm 1968, được thi sĩ Xuõn Diệu hiệu đớnh, sau được nhạc sĩ Trần Viết Bớnhphổ nhạc (1971). ễng cũng được biết đến nhiều với cõu truyện khi mới hơn 10 tuổi đó đề nghị đổi cõu thơ "Đường ta đi rộng thờnh thang tỏm thước" thành "Đường ta rộng thờnh thang ta bước" trong bài thơ Ta đi tới của nhà thơ nổi tiếng thời bấy giờ là Tố Hữu. Trần Đăng Khoa nhập ngũ ngày 26 thỏng 2 năm 1975 khi đang học lớp 10/10 tại trường phổ thụng cấp 3 Nam Sỏch, quõn số tại Tiểu đoàn 691 Trung đoàn 2 Quõn tăng cường Hải Hưng. Sau khi thống nhất, việc bổ sung quõn cho chiến trường khụng cũn cần thiết nữa, ụng được bổ sung về quõn chủng hải quõn. Sau đú ụng theo học Trường Viết văn Nguyễn Du và được cử sang học tại Viện Văn học Thế giới M. Gorki thuộc Viện Hàn lõm Khoa học Xó hội Nga. Khi trở về nước ụng làm biờn tập viờn Văn nghệ quõn đội. Từ thỏng 6 năm 2004, khi đó mang quõn hàm thượng tỏ Quõn đội nhõn dõn Việt Nam, ụng chuyển sang cụng tỏc tại Đài tiếng núi Việt Nam, giữ chức Phú Trưởng Ban Văn học Nghệ thuật, sau đú là Trưởng Ban Văn học Nghệ thuật Đài Tiếng núi Việt Nam. Năm 2008, khi Đài tiếng núi Việt Nam thành lập Hệ phỏt thanh cú hỡnh VOV, ụng được phõn cụng làm Giỏm đốc đầu tiờn của hệ này. Đến khoảng giữa năm 2

File đính kèm:

  • docVAN 8 TUAN 13 CHUAN KTKN.doc
Giáo án liên quan