Giáo án Ngữ văn lớp 8 Tuần 19 Bài 18 Tiết 73, 74 Nhớ rừng

A:Mục tiêu cần đạt: giúp học sinh

 1.Kiến thức: cảm nhận được niềm khát khao tự do mãnh liệt,nỗi chán ghét sâu sắc thực tại tù túng, tầm thường ,giả dối được thể hiện trong bài thơ qua lời con hổ bị nhốt ở vườn bách thú.

 2.Kĩ năng: thấy được bút pháp lãng mạn đầy truyền cảm của nhà thơ

 3Thái độ: yêu tự do,yêu dân tộc.

B:Chuẩn bị :

 GV: soạn giáo án,dự kiến thảo luận chung câu hỏi 4 sgk,hoạt động nhóm phần tổng kết.

 HS: chuẩn bị theo câu hỏi sgk.

C: Tiến trình tổ chức các hoạt động:

Hoạt động1: Cuối học kì một với nhà thơ Tản Đà cô đã giới thiệu với các em có một trào lưu văn học mới đang manh nha mà người đầu tiên khởi xướng là Tản Đà. Đến năm 1930 phong trào ấy phát triển rầm rộ với những tên tuổi đi vào lịch sử văn học như:Thế lữ,Lưu Trọng Lư,Xuân Diệu mục đích của các nhà thơ này là đấu tranh loại bỏ thơ cũ,sau đó đi vào thể hiện cái tôi tự do ,caí tôi đầy bản ngã rồi lại bế tắc,rồi lại thất bại và chấm dứt vào năm 1945.Góp phần vào thắng lợi cho phong trào thơ này,người đầu tiên phải kể đến làThế Lữ với bài thơ Nhớ rừng .mời các em lật sgk trang 3.(1’)

 

doc6 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1887 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn lớp 8 Tuần 19 Bài 18 Tiết 73, 74 Nhớ rừng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tuần 19 từ ngày 14…/1 đến ngày19…/1năm 2008 Bài :18 NHỚ RỪNG CÂU NGHI VẤN VIẾT ĐOẠN VĂN TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH Tiết 73,74:NHỚ RỪNG (Thế Lữ) ngày giảng14…/1/08 A:Mục tiêu cần đạt: giúp học sinh 1.Kiến thức: cảm nhận được niềm khát khao tự do mãnh liệt,nỗi chán ghét sâu sắc thực tại tù túng, tầm thường ,giả dối được thể hiện trong bài thơ qua lời con hổ bị nhốt ở vườn bách thú. 2.Kĩ năng: thấy được bút pháp lãng mạn đầy truyền cảm của nhà thơ 3Thái độ: yêu tự do,yêu dân tộc. B:Chuẩn bị : GV: soạn giáo án,dự kiến thảo luận chung câu hỏi 4 sgk,hoạt động nhóm phần tổng kết. HS: chuẩn bị theo câu hỏi sgk. C: Tiến trình tổ chức các hoạt động: Hoạt động1: Cuối học kì một với nhà thơ Tản Đà cô đã giới thiệu với các em có một trào lưu văn học mới đang manh nha mà người đầu tiên khởi xướng là Tản Đà. Đến năm 1930 phong trào ấy phát triển rầm rộ với những tên tuổi đi vào lịch sử văn học như:Thế lữ,Lưu Trọng Lư,Xuân Diệu…mục đích của các nhà thơ này là đấu tranh loại bỏ thơ cũ,sau đó đi vào thể hiện cái tôi tự do ,caí tôi đầy bản ngã rồi lại bế tắc,rồi lại thất bại và chấm dứt vào năm 1945.Góp phần vào thắng lợi cho phong trào thơ này,người đầu tiên phải kể đến làThế Lữ với bài thơ Nhớ rừng ….mời các em lật sgk trang 3.(1’) Hoạt động2:hướng dẫn học sinh tìm hiểu chung: (10’) Cho h/s đọc chú thích *,nêu hiểu biết về tác giả,tác phẩm. Cho h/s nhận diện thể thơ Cho h/s tìm bố cục,nêu ý chính Hoạt đông 3:hướng dẫn học sinh đọc hiểu văn bản.(63’) hướng dẫn h/s đọc:truyền cảm,chú ý ngữ điệu những câu có dấu hỏi và dấu chấm than. Cùng h/s đọc,cho h/s tham gia nhận xét,sửa cho học sinh đọc . Cho h/s đoc thầm 4 khổ thơ đầu. ? Trong bài thơ có hai cảnh được miêu tả đầy ấn tượng, đó là những cảnh nào? h/s:cảnh vườn bách thú và cảnh núi rừng. cho h/s tìm từ ngữ ghi trên bảng nháp. ?cảm nhận của em về vườn bách thú qua con mắt của con hổ? H/s:cảm nhận ý đúng :tầm thường ,giả dối không bí hiểm. ?cảm nhận của em về cảnh núi rừng,nơi con hổ sống những ngày xưa? H/s: ý đúng: núi rừng đại ngàn,hoang sơ ,hùng vĩ,bí hiểm. Đọc đoạn thơ thứ3 ? Đoạn thơ thứ 3 miêu tả những vẻ đẹp nào ở núi rừng? H/s:vẻ đẹp của những đêm trăng bên sưối;vẻ đẹp của rừng vào ngững đêm mưa;vẻ đẹp tinh khôi của buổi sáng sớm;vẻ đẹp hùng vĩ của những buổi chiều . ?trong những cảnh đẹp đó,ai là nhân vật trung tâm?Em hãy diễn xuôi đoạn thơ trên thành một đoạn văn tả cảnh. tuỳ khả năng của h/s. ? Đoạn thơ này từ ngữ nào được lặp đi lặp lại? phân tích giá trị biện pháp tu từ này? Ý đúng: điệp ngữ,khẳng định tất cả đã thuộc về dĩ vãng. Cho h/s đọc diễn cảm 4 khổ đầu ?Bốn khổ thơ đầu đã thể hiện tâm trạng con hổ ở vườn bách thú như thế nào? Ý đúng:chán ghét thực tại;nhớ thương da diết những tháng ngày huy hoàng xưa cũ. ? Để thể hiện tâm trạng đó tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Ý đúng: đối lập,so sánh, điệp ngữ,câu cảm thán… Khái quát ghi bảng ? ở đầu bài thơ,dưới đề bài thơ là câu”lời con hổ ở vườn bách thú”. Em hiểu câu này như thế nào?(mượn lời con hổ để thể hiện tâm trạng nhà thơ) ?Qua tâm trạng con hổ ở vườn bách thú,em cảm nhận được tâm trạng tác giả như thế nào,tâm trạng đó có gì giống với tâm trạng người dân việt nam đương thời? h/s trả lời đúng ghi nhận ,giảng kết hợp ghi bảng Hoat động 4:hướng dẫn h/s tổng kết (14’) Cho h/s thảo luận nhóm: ?nghệ thuật đặc sắc?gợi ý-nhận xét về mạch cảm xúc. -hình ảnh con hổ bị nhốt gợi cho em những liên tưởng gì. -nhận xét về ngôn ngữ ,nhạc điệu. ?nội dung chính? h/s trình bày kết quả,khái quát ghi bảng Hoạt động 5:hướng dẫn học bài:(2’) 1.Htl bài thơ,nắm nội dung đọc hiểu. 2.chuẩn bị tiết tiếp câu cảm thán: đọc trước ví dụ,trả lời,làm bài tập theo hướng dẫn của nhóm trưởng. Đem theo bảng nhóm để làm bài tập. Rút kinh nghiệm: I,Tìm hiểu chung: 1.Tác giả,tác phẩm: -Thế lữ(chơi chữ) người lữ khách trên trần thế,chỉ biết đi tìm cái đẹp. -nhớ rừng là bài thơ tiêu biểu của ông. 2.Thể thơ:tự do. 3.Bố cục: -4 khổ thơ đầu:tâm trạng con hổ ở vườn bách thú. -khổ5:khát vọng của con hổ. II, Đọc-hiểu văn bản: 1. Tâm trạng con hổ ở vườn bách thú Hình ảnh đối lập kết hợp từ ngữ giàu sức biểu cảm bốn khổ thơ đầu khắc hoạ tâm trạng chán ghét thực tại và nỗi nhớ thương da diết những tháng ngày huy hoàng xưa cũ của con hổ ở vườn bách thú. Qua đó ta cảm nhận được khát vọng tự do mãnh liệt của nó. 2.Tâm trạng tác giả: Bất hoà sâu sắc với thực tại,khao khát tự do. Đây là tâm trạng chung của người dân mất nước khi đó. III.Tổng kết: Bút pháp lãng mạn đầy truyền cảm,bài thơ đã ngầm thể hiện niềm khao khát tự do mãnh liệt và khơi gợi lòng yêu nước thầm kín của người dân mất nước thuở ấy. Tiết 75 : CÂU NGHI VẤN Ngày giảng:…./1/08 A.mục tiêu cần đạt: 1.Kiến thức: hiểu rõ đặc điểm,hình thức của câu nghi vấn.Phân biệt câu nghi vấn với các kiểu câu khác.Nắm vững chức năng của câu nghi vấn. 2.Kĩ năng: nhận diện. 3.Thái độ:sử dụng đúng câu nghi vấn. B.Chuẩn bị: Gv:soạn giáo án,bảng phụ ghi vd,phấn màu. Hs:chuẩn bị theo yêu cầu,bảng nhóm để học nhóm. C.Tiến trình tổ chức các hoạt động: Hoạt động 1:?kể tên các kiểu câu đã học (h/s kể) vào bài mới.Mời h/s lật sgk trang11(1’). Hoạt động 2:hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài:(10’) Treo bảng phụ ghi vd,cho h/s đọc ?Trong đoạn trích trên câu nào là câu nghi vấn? (câu2,5,6 ) Cho h/s lên bảng dùng phấn màu gạch. ?Dựa vào đặc điểm hình thức nào mà em biết? (dấu câu,từ nghi vấn: có…không;làm sao;hay là ) ?Những câu nghi vấn trên dùng để làm gì? (để hỏi ) Hoạt động 3:khái quát kiến thức:(7’) ?Câu nghi vấn là câu như thế nào? h/s trả lời ghi bài học Hoạt động 4:hướng dẫn học sinh luyện tập(25’). Bài tập 1:cho 2h/s lên bảng làm. Bài tập 2:cho học sinh làm nhóm. Bài tập 3:gọi 1h/sđứng tại chỗ trả lời. Bài tập 4:cho h/s làm nhóm. Bài tập 5:tương tự,về nhà h/s tự làm. Bài tập 6:cho h/s suy nghĩ xung phong trả lời. Hoạt động 5:dặn dò (2’) 1.Nắm vững bài học,làm bài tập. 2.chuẩn bị tiết 76:viết đoạn văn trong văn bản thuyết minh: đọc các đoạn văn mẫu,trả lời theo câu hỏi sgk;Sửa đoạn văn chưa chuẩn đọc ghi nhớ,làm bài tập theo hướng dẫn của nhóm trưởng học tập. Rút kinh nghiệm: I.Tìm hiểu bài: Vd:sgk/11 II.Bài học:Câu nghi vấn Hình thức: chứa từ nghi vấn hoặc từ có ý nghĩa lựa chọn”hay”;Khi viết ,kết thúc câu bằng dấu hỏi. Chức năng:dùng để hỏi. III.Luyện tập: Bài 1:nhận diện câu nghi vấn a.câu1 b.câu1 c.câu1,3 d.câu thoại 1,2,4,6. Bài 2:xét và trả lời câu hỏi Căn cứ: hình thức:.chứa “hay”,dấu câu Thay “hay”=”hoặc”:không được.Vìcâu sẽ sai ngữ pháp,hoặc thành câu trần thuật. Bài 3:không.Vì không phải là câu nghi vấn. Bài 4:phân biệt Hình thức: câu nghi vấn,khác a”có”,b” đã”. Trả lời:-vẫn bình thường. -Tôi đã khoẻ rồi. Bài tập6: a. đúng ;b.sai. Tiết 76: VIẾT ĐOẠN VĂN TRONG VĂN BẢNTHUYẾT MINH A.Mục tiêu cần đạt: giúp học sinh 1.Kĩ năng:viết đoạn văn trong văn bản thuyết minh;biết cách sắp xếp ý trong đoạn văn thuyết minh cho hợp lí. 2.Thái độ :nghiêm túc thực hiện mục tiêu bài học. B.Chuẩn bị: Gv:soạn giáo án.Dự kiến hoạt động nhóm phần 2. H/s:chuẩn bị theo yêu cầu,bảng nhóm để hoạt động nhóm. C.Tiến trình tổ chức các hoạt động: Hoạt động1(1’) Muốn làm tốt và hay một văn bản thuyết minh, đòi hỏi người viết có nhiều yếu tố, trong đó một kĩ năng đóng vai trò quyết định làm nên một bài văn hay là kĩ năng viết đoạn văn .Vậyđể rèn luyện …..mời h/s mở sgk trang 13. Hoạt động 2: hướng dẫn h/s nhận dạng các đoạn văn trong văn bản thuyết minh (15’) Cho h/s đọc đoạn văn a sgk/13 ? Đoạn văn gồm mấy câu?Câu chủ đề? ?Nội dung các câu 2…5 nói về cái gì và có quan hệ với câu1 như thế nào ? ? Đoạn văn trên,nội dung được trình bày theo cách nào? (diễn dịch) Cho h/s đọc đoạn văn b,cho h/s làm nhóm theo yêu cầu tương tự đoạn văn a Cho h/s chuyển đoạn văn a sang đoạn quy nạp Hoạt đông 3:hướng dẫn h/s sửa đoạn văn(10’) Cho h/s nhận xét cách viết của 2 đoạn văn ,phân nhóm cho h/s viết .Gợi ý: _Xác định mục đích viết đoạn. _Sắp xếp ý cho phù hợp. Cho đại diện nhóm đọc, sửa Hoạt động 4:khái quát kiến thức(5’) ?Một bài văn thuyết minh thường gồm nhiều đoạn,mỗi đoạn thường trình bày một ý.Khi viết đoạn văn thuyết minh,cần chú ý điều gì? h/s trả lời,ghi nhận,cho h/s đọc ghi nhớ,dặn về nhà htl. Hoạt động 5 :hướng dẫn luyện tập và dặn dò (15’) +luyện tập: cho h/s chọn 1đề viết , đề còn lại cho h/s xung phong đọc. +dặn dò:1.htl ghi nhớ,làm các đề còn lại. 2.chuẩn bị bài 19 với 2 văn bản: Quê hương ,khi con tu hú: đọc văn bản,nhận diện thể thơ,trả lời câu hỏi của sgk theo hướng dẫn của nhóm trưởng. Rút kinh nghiệm: I.Tìm hiểu bài: 1.Nhận diện Đoạn văn a: 5câu; Câu chủ đề:câu1. Câu 2:cung cấp thông tin về lượng nước ngọt ít ỏi;Câu 3:cho biết lượng nước ấy đang bị ô nhiễm ;Câu 4:các nước thứ ba đang phải dùng nước bị ô nhiễm;Câu 5:dự báo 2025 thì 2/3 dân số thiếu nước. Mối liên hệ: bổ sung làm rõ thông tin cho câu1. Đoạn văn b: 3câu; Câu 1chứa từ ngữ chủ đề. Câu2,3:liệt kê. 2.Sửa đoạn văn: A,ví dụ Bút bi khác bút mực chính là ở cấu tạo.Cấu tạo bút bi đa dạng nhưng chủ yếu có hai phần chính đó là vỏ bút và ruột bút.Ruột bút bi là quan trọng nhất.Nó gồm ngòi bút bi và ống mực,loại mực đặc biệt chỉ khi di chuyển ngòi bút thì mực mới chảy ra.Phần vỏ bút bi được cấu tạo bằng nhựa hoặc sắt để bọc ruột và làm cán bút.Ngoài ra bút bi còn nắp bút,lò xo chuyển động ruột bút. B,Tương tự II .Bài học:(ghi nhớ sgk) III.Luyện tập: Bài tập1:viết đoạn văn. Vdụ -mở bài:Trường T.h.c.s Nghĩa Hà là một trường lớn đã đạt chuẩn Quốc gia trong đợt đầu năm 2000 của huyện Tư Nghĩa. Đây là nơi thích hợp đào tạo những tiềm năng nhân tài cho đất nước trong tương lai. -kết bài:dù có đi xa nơi đâu, ở bất cứ nơi nào hình ảnh ngôi trường luôn là điểm tựa vững chắc trong trái tim,thúc đẩy ý chí phấn đấu cho mỗi thế hệ học sinh.

File đính kèm:

  • doctu t 18.doc