1. MỤC TIÊU:
Giúp HS.
1.1. Kiến thức:
HĐ1:
- HS biết một số khái niệm liên quan đến phần đọc - hiểu văn bản như chủ đề, đề tài, nội dung yêu nước, cảm hứng nhân văn.Hệ thống văn bản đã học, nội dung cơ bản và đặc trưng thể loại thơ ở từng văn bản.
- HS hiểu về sự đổi mới thơ Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến 1945 trên các phương diện thể loại, đề tài, chủ đề, ngôn ngữ.
HĐ2:
- HS biết sơ giản về thể loại thơ đường, thơ mới.
- HS hiểu được sự khác nhau về đặc điểm của thơ mới và thơ đường.
HĐ3:
- HS biết cảm nhận về văn bản đã học.
- HS hiểu và phân tích được nội dung, nghệ thuật của một số VB đã học.
1.2. Kĩ năng:
- HS thực hiện được:Kĩ năng khái quát, hệ thống hóa, so sánh, đối chiếu các tư liệu để nhận xét về các tác phẩm văn học trên một số phương diện cụ thể ( bằng bảng thống kê hoặc sơ đồ tư duy).
- HS thực hiện thành thạo: Kĩ năng so sánh sự khác nhau giữa đặc điểm của thơ Đường luật và thơ mới.Kĩ năng cảm thụ, phân tích những chi tiết nghệ thuật tiêu biểu của một số tác phẩm thơ hiện đại đã học.
1.3. Thái độ:
- Thói quen: Giáo dục HS thói quen tự nghiên cứu, tự ôn tập để chuẩn bị tốt cho thi HKII.
- Tính cách: Giáo dục HS tính siêng năng, sáng tạo trong ôn tập văn học.
2. NỘI DUNG HỌC TẬP:
- Nội dung chủ yếu, nghệ thuật nổi bật của một số tác phẩm thơ Đường, thơ mới.
3. CHUẨN BỊ:
3.1.GV: Sơ đồ tư duy, bảng phụ.
3.2. HS: Học bài cũ, soạn bài mới vào vở BT.
5 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1564 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn lớp 8 Tuần 33 Tiết 126 Tổng Kết Phần Văn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 33 - Tiết 126: TỔNG KẾT PHẦN VĂN
Ngày dạy: 16/04/2013
1. MỤC TIÊU:
Giúp HS.
1.1. Kiến thức:
HĐ1:
- HS biết một số khái niệm liên quan đến phần đọc - hiểu văn bản như chủ đề, đề tài, nội dung yêu nước, cảm hứng nhân văn.Hệ thống văn bản đã học, nội dung cơ bản và đặc trưng thể loại thơ ở từng văn bản.
- HS hiểu về sự đổi mới thơ Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến 1945 trên các phương diện thể loại, đề tài, chủ đề, ngôn ngữ.
HĐ2:
- HS biết sơ giản về thể loại thơ đường, thơ mới.
- HS hiểu được sự khác nhau về đặc điểm của thơ mới và thơ đường.
HĐ3:
- HS biết cảm nhận về văn bản đã học.
- HS hiểu và phân tích được nội dung, nghệ thuật của một số VB đã học.
1.2. Kĩ năng:
- HS thực hiện được:Kĩ năng khái quát, hệ thống hóa, so sánh, đối chiếu các tư liệu để nhận xét về các tác phẩm văn học trên một số phương diện cụ thể ( bằng bảng thống kê hoặc sơ đồ tư duy).
- HS thực hiện thành thạo: Kĩ năng so sánh sự khác nhau giữa đặc điểm của thơ Đường luật và thơ mới.Kĩ năng cảm thụ, phân tích những chi tiết nghệ thuật tiêu biểu của một số tác phẩm thơ hiện đại đã học.
1.3. Thái độ:
- Thói quen: Giáo dục HS thói quen tự nghiên cứu, tự ôn tập để chuẩn bị tốt cho thi HKII.
- Tính cách: Giáo dục HS tính siêng năng, sáng tạo trong ôn tập văn học.
2. NỘI DUNG HỌC TẬP:
- Nội dung chủ yếu, nghệ thuật nổi bật của một số tác phẩm thơ Đường, thơ mới.
3. CHUẨN BỊ:
3.1.GV: Sơ đồ tư duy, bảng phụ.
3.2. HS: Học bài cũ, soạn bài mới vào vở BT.
4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện:
4.2. Kiểm tra miệng:
Câu 1:Nêu những điểm đáng cười ở nhân vật ông Giuốc - đanh? (6đ)
.
* GV kiểm tra VBT của HS? (2 đ)
HS trả lời, nộp VBT. GV nhận xét, ghi điểm.
* GV kiểm tra tâm thế chuẩn bị bài mới của HS( 2đ): Em chuẩn bị được những gì cho tiết học hôm nay?
HS trả lời, GV nhận xét, ghi điểm.HS trả lời, GV nhận xét, ghi điểm.
4.3. Tiến trình bài học:
Hoạt động của GV
và HS
ND bài học
Hoạt động 1: (15phút)Lập bảng thống kê.
- GV treo bảng phụ có mẫu thống kê.
- HS kẻ mẫu thống kê vào vở, hợp tác nhóm nhỏ ( 7 phút) thực hiện yêu cầu BT.Trình bày.
- GV chốt.
- GV giới thiệu sơ đồ tư duy – hướng dẫn HS tổng hợp bằng sơ đồ tư duy cho dễ học.
Hoạt động 2:(15 phút) Hướng dẫn HS tìm hiểu sự khác nhau vè hình thức nghệ thuật giữa các văn bàn thơ ( Thơ Đường luật và Thơ mới)
- HS phát hiện điểm khác nhau cơ bản giữa thơ Đường luật và Thơ mới.
- GV chốt.
* Hoạt động 3: (5 phút)Hướng dẫn HS thực hành luyện tập.
- GV tổ chức HS trình bày cảm nhận về đoạn thơ yêu thích.
- GV chốt
- GV tổ chức HS phân tích về NT của một bài thơ yêu thích.
VD:
+ Phân tích và làm sáng tỏ NT của bài thơ “ Tức cảnh Pác Bó” của nguyễn Ái Quốc.
+ Chứng minh và làm sáng tỏ việc sử dụng nghệ thuật đối lập , điệp từ trong văn bản: “ Khi con tu hú” của Tố Hữu.
I. Lập bảng thống kê theo mẫu sau:
( Những tác phẩm thơ mới, thơ Đường - HKII)
Văn bản
Tác giả
Thể loại
Giá trị nội dung chủ yếu
Giá trị NT chủ yếu
- Nhớ rừng
- Ông đồ
- Quê hương
- Khi con tu hú
- Tức cảnh Pác Bó
- Ngắm trăng
- Đi đường
- Thế Lữ
- Vũ Đình Liên
- Tế Hanh
- Tố Hữu
- Nguyễn Ái Quốc
- Hồ Chí Minh
- Hồ Chí MInh
- Thơ tự do
- Thơ ngũ ngôn hiện đại.
- Thơ 8 chữ
- Thơ Lục bát
-TNTT
- TNTT
- TNTT
- Mượn lời con hổ trong vườn bách thú, tác giả kín đáo bộc lộ tình cảm yêu nước, niềm khao khát thoát khỏi kiếp nô lệ.
- Khắc họa hình ảnh ông đồ thời vàng son và thời tàn tạ. Tác giả thể hiện nỗi tiếc nuối cho những gá trị văn hóa cổ truyền của DT đang bị tàn phai.
- Bài thơ là lời bày tỏ của tác giả về một tình yêu tha thiết đối với quê hương làng biển.
- Thể hiện lòng yêu đời, yêu lí tưởng của người chiến sĩ cộng sản trẻ tuổi, khao khát tự do của người chiến sĩ cộng sản trẻ trong cảnh tù ngục.
- Thể hiện cốt cách, tinh thần lạc quan, tin tưởng vào sự nghiệp CM của HCM.
- Tôn vinh cái đẹp của tự nhiên, của tâm hồn con người bất chấp hoàn cảnh từ ngục.
- Từ việc đi đường gian lao, nêu lên triết lí về bài học đường đời, đường CM: vượt qua gian lao sẽ tới thắng lợi vẻ vanng.
- Bút pháp lãng man; phép TT nhân hóa, đối lập, phóng đại; từ ngữ gợi hình, giàu sức gợi cảm; giọng điệu thay đổi
- Thơ ngũ ngôn hiện đại; hình ảnh đối lập; Kết hợp BC với kể, tả; lời thơ giàu cảm xúc.
- Liên tưởng so sánh độc đáo; bài thơ bay bổng, đầy cảm xúc; thơ 8 chữ hiện đại có nhiều sáng tạo mới mẻ, phóng khoáng.
- Thơ lục bát giàu nhạc điệu, mượt mà, uyển chuyển; sử dụng điệp ngữ, liệt kê,…; lời thơ giáu cảm xúc.
- Thơ ngắn gọn, hàm xúc; vừa cổ điển, truyền thống vùa mới mẻ, hiện đại; lời thơ bình dị pha vui đùa, hóm hỉnh.
- Đối sánh, tương phản; nhân hóa điệp từ.
- Điệp từ; ẩn dụ; kết cấu chặt chẽ, lời thơ tự nhiên, bình dị, gợi hình ảnh, giàu cảm xúc.
II. Sự khác nhau về hình thức nghệ thuật giữa các văn bản thơ:
1. Thơ Đường luật:
Tính chất qui phạm số câu, số chữ, giao vần…
Hình ảnh, ngôn ngữ mang tính chất tượng trưng, ước lệ.
1. Thơ mới:
- Đổi mới vần điệu, nhịp điệu.
- Ngôn ngữ bình dị, tự nnhie6n.
- cảm xúc mới mẻ, biểu hiện trực tiếp, phóng khoáng, tự do.
III. Luyện tập:
BT1: Cảm nhận về một đoạn thơ yêu thích:
2. BT2: Phân tích, chứng minh đặc điểm nghệ thuật của một trong các văn bản thơ đã học.
4.4. Tổng kết :
Câu 1: Kể tên các bài thơ Đường luật, nêu rõ tên tác giả, thể thơ?
Đáp án:
+ Tức cảnh Pác Bó – Nguyễn Ái Quốc ( TNTT)
+ Ngắm trăng, đi đường – Hồ Chí Minh ( TNTT)
Câu 2: Kể tên những tác phẩm thuộc phong trào thơ mới, tên tác giả, thể thơ?
Đáp án:
+ Nhớ rừng - Thế Lữ ( thơ tự do)
+ Ông đồ _ Vũ Đình liên ( thơ ngũ ngôn hiện đại)
+ Quê hương _ Tế Hanh ( thơ 8 chữ)
+ Khi con tu hú – Tố Hữu ( thơ lục bát)
Câu 3: Nêu nội dung, NT nội bật của bài thơ “ Nhớ rừng” của Thế Lữ?
Đáp án:
+ Mượn lời con hổ trong vườn bách thú, tác giả kín đáo bộc lộ tình cảm yêu nước, niềm khao khát thoát khỏi kiếp nô lệ.
+ Bút pháp lãng man; phép TT nhân hóa, đối lập, phóng đại; từ ngữ gợi hình, giàu sức gợi cảm; giọng điệu thay đổi
4.5. Hướng dẫn HS tự học:
* Với bài học ở tiết này:
- Học bài : nắm vững ND – NT nổi bật của các bài thơ đã ộn tập; học thuộc lòng các bài thơ.
- Tập viết đoạn văn cảm nhận về ND – NT các bài thơ,…
* Với bài học ở tiết sau:
- Chuẩn bị giấy KT để buổi học tiếp theo của tuần này KT Tiếng việt ( 1t)
- Xem lại kiến thức liên quan đến tiết KT Văn . Tiết sau trả bài KT Văn.
5. PHỤ LỤC:
File đính kèm:
- Tiết 125.doc