I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
Giúp HS củng cố thêm kiến thức văn học ở HK II.
II/ CHUẨN BỊ:
1. GV: Bài kiểm tra HS, đáp án.
2. HS: Xem lại kiến thức văn học.
III/ LÊN LỚP:
1. Ổn định: (1’)
2. Kiểm tra: (2’)
GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
3. Tiến hành: (38’)
Hoạt động 1: Sửa bài kiểm tra.
- GV gọi 1 HS đọc lại đề 1.
- Tuần tự gọi các HS chỉnh sử từng phần trong đề một.
- Tiếp tục GV gọi HS đọc đề 2 và tiến hành sửa chữa.
Hoạt động 2: Đánh giá ưu khuyết điểm:
- GV đánh gia ưu khuyết điểm của bài làm HS, trong quá trình nhận xét GV nêu điển hình vài em.
* Ưu điểm:
- Đa số làm đúng yêu cầu thời gian (45’).
- Trật tự làm bài, không trao đổi.
- Phần trắc nghiệm đa số làm đạt yêu cầu.
- Phần tự luận đa số có học bài nên chép được thuộc lòng thơ.
- Xác định được nội dung chính của câu 2 - tự luận.
* Khuyết điểm:
- Còn một vài em chưa chịu học bài nên làm không tốt phần trắc nghiệm.
- Một số chưa chịu học các tác phẩm thơ (GV dặn trước) nên không chép được thuộc lòng thơ.
- Đa số nói được câu 2 - phần Tự luận nhưng lời văn còn dông dài.
- Vài em chưa bám sát vào 3 tác phẩm mà bình luận chung về Bác theo hiểu biết cá nhân.
- Bài làm chưa sạch sẽ, còn viết sai chính tả.
11 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1397 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn lớp 8 Tuần 33 Tiết 129 Bài 32 Trả bài kiểm tra văn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 32 – Văn bản Tuần 33 - Tiết 129
TRẢ BÀI KIỂM TRA VĂN
I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
Giúp HS củng cố thêm kiến thức văn học ở HK II.
II/ CHUẨN BỊ:
1. GV: Bài kiểm tra HS, đáp án.
2. HS: Xem lại kiến thức văn học.
III/ LÊN LỚP:
1. Ổn định: (1’)
2. Kiểm tra: (2’)
GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
3. Tiến hành: (38’)
Hoạt động 1: Sửa bài kiểm tra.
- GV gọi 1 HS đọc lại đề 1.
- Tuần tự gọi các HS chỉnh sử từng phần trong đề một.
- Tiếp tục GV gọi HS đọc đề 2 và tiến hành sửa chữa.
Hoạt động 2: Đánh giá ưu khuyết điểm:
- GV đánh gia ưu khuyết điểm của bài làm HS, trong quá trình nhận xét GV nêu điển hình vài em.
* Ưu điểm:
- Đa số làm đúng yêu cầu thời gian (45’).
- Trật tự làm bài, không trao đổi.
- Phần trắc nghiệm đa số làm đạt yêu cầu.
- Phần tự luận đa số có học bài nên chép được thuộc lòng thơ.
- Xác định được nội dung chính của câu 2 - tự luận.
* Khuyết điểm:
- Còn một vài em chưa chịu học bài nên làm không tốt phần trắc nghiệm.
- Một số chưa chịu học các tác phẩm thơ (GV dặn trước) nên không chép được thuộc lòng thơ.
- Đa số nói được câu 2 - phần Tự luận nhưng lời văn còn dông dài.
- Vài em chưa bám sát vào 3 tác phẩm mà bình luận chung về Bác theo hiểu biết cá nhân.
- Bài làm chưa sạch sẽ, còn viết sai chính tả.
Hoạt động 3: Phát bài.
- GV gọi 2 HS lên phát bài cho các bạn.
- HS đánh giá bài làm của mình, có thắc mắc về điểm số hoặc bài kiểm tra thì ý kiến với GV.
- GV giải trình các ý kiến.
4. Thu bài: (1’)
- GV thu bài kiểm tra của HS lại để cất vào kho.
5. Dặn dò: (3’)
- Xem lại các kiến thức về Văn học để nắm vững.
- Học bài TV ở HKII, chuẩn bị kiểm tra 1 tiết môn TV.
Ngày soạn:
Ngày kiểm tra: 8A4:
8A5:
8A6:
Bài 32 - Tiếng việt Tuần 33 - Tiết 130
KIỂM TRA TIẾNG VIỆT
I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
Giúp HS:
- Nắm vững hơn các kiểu câu đã học ở HKII.
- Hiểu được các kiểu hành động nói.
- Hiểu được lựa chọn trật tự từ và tác dụng của nó.
II/ CHUẨN BỊ:
1. GV: Đề, đáp án.
2. HS: Viết, giấy, học bài.
III/ LÊN LỚP:
1. Ổn định: GV kiểm tra sỉ số.
2. Kiểm tra: GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
3. Phát đề:
à GV nhắc các yêu cầu trong quá trình kiểm tra: trật tự, không trao đổi, không xem tài liệu.
à GV giải quyết thắc mắc của HS trong giới hạn cho phép.
à Tiến hành phát đề và quan sát HS làm bài.
KIỂM TRA 1 TIẾT
Môn: Tiếng việt
Thời gian: 45’
(Không được sử dụng tài liệu)
I/ Phần trắc nghiệm ( 2đ)
F Đọc và khoanh tròn đáp án đúng nhất.
1. Câu chia theo mục đích nói gồm có mấy kiểu câu?
a. 2 b. 3 c. 4 d. 5
2. Câu “Cuộc đời cách mạng thật là sang” là kiểu câu :
a. Câu nghi vấn b. Câu cầu khiến
c. Câu cảm thán d. Câu trần thuật
3. Câu “Xin chớ bỏ qua” là kiểu câu :
a. Câu nghi vấn b. Câu cầu khiến
c. Câu cảm thán d. Câu trần thuật
4. Câu cầu khiến dùng để :
a. Hỏi b. Ra lệnh, yêu cầu, đề nghị.
c. Bộc lộ cảm xúc d. Tất cả đều đúng.
II/ Phần tự luận (4đ)
1. Nêu đặc điểm hình thức của câu nghi vấn và chức năng chính của câu nghi vấn? (2đ)
2. Hành động nói là gì? Nêu một số kiểu hành động nói thường gặp? (2đ)
III/ Phần bài tập:
1. Hãy xác định kiểu câu nghi vấn, cầu khiến, cảm thán, trần thuật trong số các câu sau : (2đ)
a. U nó không được thế !
b. Người ta đánh mình thì không sao, mình đánh người ta thì mình phải tù, phải tội
c. Chị Cốc béo xù đứng trước cửa nhà ta ấy hả ?
d. Này, em không để chúng nó được yên à ?
2. Bốn câu sau đây thể hiện các hành động nói: khuyên, bộc lộ cảm xúc, khẳng định, đe dọa. Hãy cho biết câu nào thể hiện kiểu hành động nói nào? (2đ)
a. Đẹp vô cùng Tổ quốc ta ơi !
b. Các em cố gắng học để thầy mẹ được vui lòng và để thầy dạy các em được sung sướng.
c. Nếu không có tiền nộp sưu cho ông bây giờ, thì ông dỡ cả nhà mày đi, chửi mắng thôi à!
d. Xem khắp đất Việt ta, chỉ nơi đây là thắng địa.
3. Hãy viết lại câu sau đây bằng cách chuyển cụm từ in đậm vào vị trí khác mà không thay đổi nghĩa của câu (Viết lại thành 2 câu) (2đ)
Hoảng quá, anh Dậu vội để bát cháo xuống phản và lăn đùng ra đó, không nói được câu gì. (Ngô Tất Tố)
óóóó☼óóóó
I/ Phần trắc nghiệm ( 2đ)
F Đọc và khoanh tròn đáp án đúng nhất.
1. Câu “Hồn ở đâu bây giờ?” là câu:
a. Câu trần thuật b. Câu nghi vấn
c. Câu cầu khiến d. Câu cảm thán.
2. Câu “Choắt không dậy được nữa, nằm thoi thóp” là:
a. Câu phủ định bác bỏ b. Câu phủ định miêu tả
c. Cả a, b đúng d. Cả a, b sai.
3. Câu “Trước năm 1914, họ chỉ là những tên da đen bẩn thỉu …” là:
a. Câu trần thuật b. Câu nghi vấn
c. Câu cầu khiến d. Câu cảm thán.
4. Trong câu “Cậu Vàng đi đời rồi, ông giáo ạ!” là:
a. Hành động nói hứa hẹn b. Hành động nói điều khiển
c. Hành động nói bộc lộ cảm xúc d. Hành động nói trình bày.
II/ Phần tự luận (4đ)
1. Nêu đặc điểm hình thức của câu cảm thán và chức năng của câu cảm thán? (2đ)
2. Hành động nói là gì? Nêu một số kiểu hành động nói thường gặp? (2đ)
III/ Phần bài tập:
1. Hãy xác định kiểu câu nghi vấn, cầu khiến, cảm thán, trần thuật trong số các câu sau : (2đ)
a. Các em đừng khóc.
b. Hỡi ơi lão Hạc !
c. Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới
d. Này u ăn đi !
2. Bốn câu sau đây thể hiện các hành động nói: khuyên, bộc lộ cảm xúc, khẳng định,đe dọa. Hãy cho biết câu nào thể hiện kiểu hành động nói nào ? (2đ)
a. Đẹp vô cùng Tổ quốc ta ơi !
b. Các em cố gắng học để thầy mẹ được vui lòng và để thầy dạy các em được sung sướng.
c. Nếu không có tiền nộp sưu cho ông bây giờ, thì ông dỡ cả nhà mày đi, chửi mắng thôi à!
d. Xem khắp đất Việt ta, chỉ nơi đây là thắng địa.
3. Hãy viết lại câu sau đây bằng cách chuyển cụm từ in đậm vào vị trí khác mà không thay đổi nghĩa của câu (Viết lại thành 2 câu) (2đ)
Chị Dậu rón rén bưng một bát cháo lớn đến chỗ chồng nằm.
óóóó☼óóóó
ĐÁP ÁN ĐỀ 1
I/ Phần trắc nghiệm:
1.a 2.d 3.b 4.b
II/ Phần tự luận:
1. Câu nghi vấn là câu:
- Có những từ nghi vấn ai, gì, nào, sao, tại sao … hoặc từ hay (nối các vế có quan hệ lực chọn.
- Có chức năng chính là dùng để hỏi.
Khi viết câu nghi vấn thường kết thúc bằng dấu chấm hỏi.
2. (Giống câu 2 - Tự luận - Đề 2)
III/ Phần bài tập:
1. Xác định kiểu câu:
a. Câu cầu khiến.
b. Câu trần thuật.
c. Câu nghi vấn.
d. Câu nghi vấn.
2. (Giống câu 2 – Bài tập - Đề 2 )
3. Chuyển đổi trật tự từ:
- Anh Dậu hoảng quá vội để bát cháo xuống phản và lăn đùng ra đó, không nói được câu gì.
- Anh Dậu vội để bát cháo xuống phản và lăn đùng ra đó, hoảng quá không nói được câu gì.
******
ĐÁP ÁN ĐỀ 2
I/ Phần trắc nghiệm:
1.b 2.b 3.a 4.c
II/ Phần tự luận:
1. Câu cảm thán là câu có từ ngữ cảm thán: ôi, than ôi, hỡi ơi … dùng để bộc lộ trực tiếp cảm xúc của người nói (viết); xuất hiện chủ yếu trong ngôn ngữ nói hàng ngày hay ngôn ngữ văn chương.
Khi viết câu cảm thán thường kết thúc bằng dấu chấm than.
2. Hành động nói là hành động bằng lời nói nhằm mục đích nhất định.
Một số kiểu hành động nói thường gặp là hỏi, trình bày (báo tin, kể, tả, nêu ý kiến, dự đoán …), điều khiển (cầu khiến, đe dọa, thách thức …), hứa hẹn, bộc lộ cảm xúc.
III/ Phần bài tập:
1. Xác định kiểu câu:
a. Câu cầu khiến.
b. Câu cảm thán.
c. Câu trần thuật.
d. Câu cầu khiến.
2. Xác định hành động nói:
a. Bộc lộ cảm xúc.
b. Khuyên.
c. Đe dọa.
d. Khẳng định.
3. Chuyển trật tự từ:
- Rón rén, chị Dậu bưng một bát cháo lớn đến chỗ chồng nằm.
- Chị Dậu bưng một bát cháo lớn rón rén đến chỗ chồng nằm.
4. Thu bài:
GV thu bài và nhận xét tiết kiểm tra, phê sổ đầu bài.
5. Dặn dò:
- Về xem lại bài làm của mình bước đầu.
- Xem lại kiến thức văn nghị luận để chuẩn bị Trả bài viết số 7.
Ngày soạn:
Ngày dạy: 8A4:
8A5:
8A6:
Bài 32 - Tập làm văn Tuần 33 – Tiết 131
TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 7
I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
Giúp HS:
- Củng cố lại những kiến thức và kĩ năng đã học về các phép lập luận chứng minh và giải thích, về cách sử dụng, đặt câu … và đặc biệt là về cách đưa các yếu tố biểu cảm, tự sự và miêu tả vào bài văn nghị luận.
- Có thể đánh giá được chất lượng bài làm của mình, trình độ tập làm văn của bản thân mình so với các yêu cầu của đề bài so với các bạn cùng lớp; nhờ đó có những kinh nghiệm và quyết tâm cần thiết để làm tốt hơn bài sau.
II/ CHUẨN BỊ:
1. GV: Đề, bài kiểm tra của HS.
2. HS: Xem lại trước kiến thức về văn nghị luận.
III/ LÊN LỚP:
1. Ổn định: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: (2’)
GV thông qua.
3. Tiến hành:
- HS kiểm tra lẫn nhau theo từng nhóm tổ.
- GV kiểm tra sát suất 1 vài em. Nhận xét kết quả kiểm tra.
a.
GV gọi 1 HS nhắc lại đề bài.
Đề: Tuổi trẻ và tương lai đất nước. (Gợi ý: Trong thư gửi HS nhân ngày khai trường đầu tiên của nước VN độc lập , Bác Hồ thiết tha căn dặn: “Non sông VN có trở nên vẻ vang hay không, dân tộc Việt Nam có trở được vẻ vang sánh vai các cường quốc năm châu hay không chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các cháu.” Lời dạy của Bác giúp em hiểu đề bài trên nó như thế nào? Từ đó em có em có suy nghĩ gì về trách nhiệm của bản thân khi còn ngồi trên ghế nhà trường)
GV gọi HS về yêu cầu thể loại và đối tượng.
Yêu cầu: Văn nghị luận.
Đối tượng: Tuổi trẻ và tương lai đất nước.
GV định hướng HS lập dàn bài (Có trong đáp án).
Cho HS ghi dàn bài vào vỡ.
b. GV tiến hành nhận xét ưu, nhược điểm.
Ưu điểm: (20’)
* Mở bài:
- Đa số làm tốt mở bài, đưa vào phần MB được luận điểm chính và khẳng định tính đúng đắn của nó.
* Thân bài: Tiến hành lập luận.
- Đa số đều sử dụng được luận cứ để bảo vệ cho luận điểm chính.
- Đa số đã sử dụng được luận chứng để bài văn hay hơn.
- Chữ viết sạch đẹp, có ý thức sửa sai chính tả.
- Làm đúng theo yêu cầu thời gian.
* Kết bài:
Khẳng định, nhấn mạnh được luận điểm.
Nhược điểm:
* Mở bài:
- Một vài em không làm mở bài.
- Vài em làm mở bài nhưng chưa đạt yêu cầu vì chưa xác định luận điểm chính cho bài viết.
* Thân bài:
- Nhiều em chưa sử dụng được luận chứng.
- Vài em còn xác định hướng viết còn khó khăn nên khi lập luận thì lời văn lúng túng.
- Việc chuyển đoạn của các em chưa mạch lạc.
- Các ý còn lỗi lặp, trùng lắp.
- Còn vài em lười suy nghĩ, viết chỉ vài hàng với tính cách đối phó (1 điểm)
* Kết bài:
Vài em bỏ qua phần kết bài.
Còn chép phần mở bài thành kết bài.
c. Trong quá trình nêu nhận xét. GV nêu điển hình một vài em.
d. Cuối cùng GV nhận xét ưu nhược điểm chung: (10’)
Ưu điểm:
- Làm bài đúng yêu cầu, thời gian qui định.
- Xác định đúng yêu cầu của bài và làm bài tốt.
- Đa số sử dụng câu tương đối mạch lạc.
- Bài làm sạch sẽ.
Nhược điểm:
- Vài em còn viết sai chính tả, sử dụng dấu câu chưa chính xác hoặc
- Dùng nhiều câu tối nghĩa, chữ viết ẩu.
- Một vài em chưa đầu tư tốt, bài viết mang tính chất đối phó.
e. GV công bố số điểm khá.
4. Củng cố: (3’)
GV củng cố lại ý chính của bài.
5. Dặn dò: (2’)
- Xem lại bài sửa để chuẩn bị cho bài viết nghị luận tốt hơn.
- Soạn bài TLV tt “Văn bản thông báo”
. Đọc các văn bản và yêu cầu trong SGK.
. Trả lời các câu hỏi trong sách.
Ngày soạn:
Ngày dạy: 8A4:
8A5:
8A6:
Bài 32 - Tập làm văn ần 33 - Tiết 132
VĂN BẢN THÔNG BÁO
I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
Giúp HS:
- Hiểu được những trường hợp cần viết văn bản thông báo.
- Nắm được đặc điểm của văn bản thông báo.
- Biết cách làm một văn bản thông báo đúng quy cách.
II/ CHUẨN BỊ:
1. GV: Giáo án. SGK, SGV, bảng phụ …
2. HS: SGK, bài soạn ở nhà.
III/ LÊN LỚP:
1. Ổn định: (1’)
2. Kiểm tra: (1’)
GV kiểm tra bài soạn của HS.
3. Bài mới:
Tg
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
1’
8Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới.
Ở lớp 6 các em đã học về Đơn từ, lớp 7 cũng đã tìm hiểu ít nhiều về thể loại văn hành chính, tiết trước ta cùng tìm hiểu thêm một văn bản hành chính là văn bản tường trình, hôm nay ta sẽ tìm hiểu thêm một văn bản mới đó là văn bản thông báo.
15’
16’
8Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu đặc diểm của văn bản thông báo.
à GV gọi 2 HS đọc lại 2 văn bản trong SGK.
(?)1. Trong các văn bản trên, ai là người thông báo, ai là người nhận thông báo? Mục đích của thông báo là gì?
- HS tìm hiểu trả lời. GV kết luậncho ghi bài.
(?) Vậy qua tìm hiểu em hãy cho biết văn bản thông báo là gì?
- HS trả lời.
(?)2. Nội dung thông báo thường là gì?
(?) Nhận xét về thể thức của văn bản thông báo?
- HS suy nghĩ trả lời. GV nhận xét.
(?)3. Hãy dẫn ra một số trường hợp cần viết thông báo trong học tập và sinh hoạt ở trường?
- HS suy nghĩ trả lời. HS khác nhận xét.
- GV bổ sung, kết luận.
8Hoạt động 3: Hướng dẫn HS cách làm văn bản thông báo:
Bước 1: Tình huống cần làm văn bản thông báo:
à GV gọi HS đọc các tình huống trong SGK.
(?) Câu hỏi thảo luận: Trong các tình huống đã đọc, tình huống nào cần viết thông báo, ai thông báo và thông báo cho ai?
- HS thảo luận nhóm 4’. Đại diện trả lời.
- Nhóm khác nhận xét. GV kết luận.
HS: Trong 3 tình huống SGK nêu, tình huống a phải viết tường trình, hai tình huống b và c cần viết thông báo.
- Tình huống b: Nhà trường thông báo và thông báo cho GV, cán bộ và HS trong toàn trường.
- Tình huống c: Ban chỉ huy liên đội thông báo và thông báo cho các BCH đội trong nhà trường.
Bước 2: Tìm hiểu cách làm thông báo.
(?) Nhắc lại cách làm văn bản hành chính có mấy phần?
HS: Có 3 phần: Thể thức mở đầu, nội dung và thể thức kết thúc.
à Tiếp tục GV treo bảng phụ mẫu một văn bản thông báo và hỏi:
(?) Hãy cho biết cách làm văn bản thông báo phải ntn?
- HS trả lời. GV nhận xét.
(?) Qua tìm hiểu em hãy cho biết cách làm văn bản thông báo cần phải đạt yêu cầu gì?
- HS trả lời (phần ghi nhớ)
Bước 3: Lưu ý:
à GV cho HS đọc lại phần lưu ý. Qua đó GV nhấn mạnh 1 lần nữa.
I/ Đặc điểm của văn bản thông báo:
Xét văn bản 1, 2 – SGK140, 141
1.
- Văn bản 1:
+ Người thông báo: Hiệu trưởng.
+ Người nhận: Các GV chủ nhiệm và lớp trưởng.
+ Mục đích: Về kế hoạch duyệt các tiết mục văn nghệ.
- Văn bản 2:
+ Người thông báo: Liên đội trưởng.
+ Người nhận: Các chi đội TNTP HCM.
+ Mục đích: Về kế hoạch Đại hội đại biểu liên đội TNTP HCM.
* Ghi nhớ1 – SGK143
2. Nội dung và thể thức:
- Nội dung: Thường là những thông tin về công việc phải làm để những người dưới quyền biết và thực hiện.
- Thể thức: Viết theo đúng những mẫu đã quy định.
- Một số trường hợp cần viết thông báo: sắp thi HK, thi HS giỏi, đợt ủng hộ người nghèo …
II/ Cách làm văn bản thông báo:
1. Tình huống cần làm văn bản thông báo:
Xét các tình huống SGK142
Tình huống b, c cần viết thông báo.
2. Cách làm văn bản thông báo:
Tham khảo – SGK142, 143
Ghi nhớ2, 3 – SGK143
3. Lưu ý: (SGK143)
4. Củng cố: (3’)
à GV gọi HS đọc lại phần ghi nhớ.
5. Dặn dò: (2’)
- Xem lại nội dung bài. Đọc kĩ lại phần ghi nhớ.
- Soạn tiếp phần văn bản tt “Tổng kết phần văn”
. Đọc các câu hỏi trong SGK.
. Trả lời các câu hỏi theo yêu cầu trong sách.
Ngày soạn:
Ngày dạy: 8A4:
8A5:
8A6:
File đính kèm:
- Van 8 HKII Tuan 33 NHan.doc